Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 15 đến 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã

học.

2. Kĩ năng: Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu

báo tường trang trí sổ tay, văn bản.

3. Thái độ: HS yêu quý vẻ đẹp của các kiểu chữ trong cuộc sống.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,

năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm.

b. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực

thực hành, sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị một số khẩu hiệu được trình bày đẹp, sách báo có chữ trang trí.

- Một số kiểu chữ khác ngoài những kiểu chữ thông thường đã học

2. Học sinh :

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, thước kẻ, tẩt, màu tự chọn, vở mĩ

thuật.

- Sưu tầm những kiểu chữ đẹp trong sách, báo,.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống.

- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hỏi - đáp, dạy học đặt và giải quyết vấn đề,

kĩ thuật phòng tranh.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (3')

- Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS

3. Bài mới:

1. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

- Giới thiệu bài: (1')

Chúng ta thường thấy trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng

hoá đều có nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau, trong những trường hợp đó chữ

không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét, cách trang

trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của

người đọc. Vậy chữ trang trí dùng như thế nào, làm cách nào để tạo ra chữ trang

trí thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu qua bài 13.

pdf31 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 15 đến 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày dạy: 12/11/2019 TIẾT 15: BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ: CHỮ TRANG TRÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học. 2. Kĩ năng: Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu báo tường trang trí sổ tay, văn bản.... 3. Thái độ: HS yêu quý vẻ đẹp của các kiểu chữ trong cuộc sống. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số khẩu hiệu được trình bày đẹp, sách báo có chữ trang trí. - Một số kiểu chữ khác ngoài những kiểu chữ thông thường đã học 2. Học sinh : - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, thước kẻ, tẩt, màu tự chọn, vở mĩ thuật. - Sưu tầm những kiểu chữ đẹp trong sách, báo,.. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hỏi - đáp, dạy học đặt và giải quyết vấn đề, kĩ thuật phòng tranh. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS 3. Bài mới: 1. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Giới thiệu bài: (1') Chúng ta thường thấy trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng hoá đều có nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau, trong những trường hợp đó chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét, cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người đọc. Vậy chữ trang trí dùng như thế nào, làm cách nào để tạo ra chữ trang trí thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu qua bài 13. 2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, I. Quan sát, nhận xét: nhận xét: * HĐ nhóm bàn: (2p) - GV cho HS quan sát các chữ cái hoặc chữ trang trí. H: Hình dáng của các chữ như thế nào ? el N * HĐ cá nhân: H: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa chữ viết và chữ trang trí ? H: nét chữ trang trí so với nét chữ cơ bản có gì khác nhau ? H: Chữ trang trí dùng để làm gì ? - HS trả lời. - GV nhận xét, ghi bảng. - HS ghi bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách sử dụng chữ trang trí * HĐ cá nhân: Nêu cách kẻ chữ trang trí ? - HS trả lời. - GV nhận xét, ghi bảng. - HS ghi bài - GV đưa ra hình minh họa cách tạo một chữ cái - HS theo dõi. + Trước tiên vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu + Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm, bớt nét và chi tiết hoặc lồng ghép các h́ình ảnh theo ý định riêng. + Tô màu tùy theo ý thích, tùy cảm hứng. Có thể dựa vào mục đích tạo dáng chữ để tô màu cho phù hợp. - VD: Chữ ở sách thiếu nhi phải dễ đọc, màu sắc đẹp, ngộ nghĩnh, - Hình dáng: phong phú đa dạng, dựa trên các kiểu chữ thông thường. - Giống: Đều là chữ viết Việt Nam. - Khác: - Chữ thường viết theo kiểu thông thường. - Chữ trang trí được cách điệu, thay đổi một số nét để nó đẹp hơn, ngộ nghĩnh hơn. - Trang trí đầu báo tường, kẻ chữ đầu sổ, tên bài hát, bài thơ II. Cách sử dụng chữ trang trí - B1: Vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu - B2: Tạo dáng cho chữ. - B3: Vẽ màu cho chữ. Chữ dùng trong nghệ thuật thì cần có tính cách điệu cao, màu sắc mới lạ, độc đáo. - GV yêu cầu 1 HS lên bảng cách điệu một chữ cái theo ý thích. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Vẽ một mẫu chữ cái trang trí theo ý định riêng từng cá nhân. - GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng học sinh. - HS làm bài cá nhân. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV tổ chức cho HS tự nhận xét bài vẽ của nhau. - Nhận xét về cáh sắp xếp chữ và màu vẽ ? - HS tương tác, GV nhẫn xét, động viên HS. 5. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Làm thiếp chúc mừng sinh nhật, sử dụng chữ trang trí sao cho phù hợp. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Sưu tầm một số kiểu chữ trang trí, mẫu chữ đẹp. - Có thể kẻ một số chữ theo kiểu chữ sáng tạo của bản thân. - Chuẩn bị cho bài 15-16 kiểm tra học kỳ 1, sưu tầm tranh về các đề tài đã học - Chuẩn bị giấy, đồ dùng học tập. Ngày soạn: 25/11/2019 Ngày dạy: 27/11/2019 Tiết 16 + Tiết 17: Bài 15-16: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (Kiểm tra học kỳ I) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Đây là bài kiểm tra cuối học kỳ nhằm đánh giá về khả năng nhận thức và thể hiện bài vẽ của HS. 2. Kĩ năng: Đánh giá những kiễn thức đã tiếp thu được của HS, những biểu hiện tình cảm, sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và màu sắc 3. Thái độ: Làm được bài trong thời gian nhất định. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành. b. Năng lực đặc thù: HS phát triển năng lực thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phương tiện: Chuẩn bị biểu điểm, nội dung đề bài. 2. Học sinh : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, nội dung đề tài. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Kĩ thuật dạy học: đặt vấn đề và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV nêu mục tiêu bài học: Rèn kĩ năng vẽ tranh cho HS, nhằm đánh giá kết quả học tập của HS. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới - GV nêu yêu cầu của tiết học: Kiểm tra học kỳ - Đề bài: Vẽ tranh: đề tài tự chọn: phong cảnh, sinh hoạt, lễ hội, vui chơi, chân dung + Biểu điểm: Loại Đạt: ( 5-10 đ) - Nội dung đề tài có sự tìm tòi sáng tạo, rõ nội dung, tranh phản ánh được: Vẽ hoạt động gì, hình ảnh cần thể hiện. - Biết sắp xếp hình ảnh trong bài sao cho có chính, phụ, xa, gần, có bố cục khá tốt. - Hình ảnh sinh động, hồn nhiên, không sao chép. - Màu sắc nổi bật trọng tâm, có sự phối hợp màu sắc hài hòa, tươi sáng. (Màu có thể hoàn thành hoặc chưa hoàn thành) Loại Chưa đạt : (Dưới 5 đ) - Không tìm được nội dung đề tài theo yêu cầu. - Bài chưa có bố cục hoặc bố cục quá rời rạc. - Chưa vẽ hình hoặc hình không rõ ràng, chưa biết cách sắp xếp hình ảnh hợp lí. - Chưa vẽ được màu. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - HS vẽ bài cá nhân - GV quan sát, động viên HS vẽ bài HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV cho HS nhận xét bài của các bạn trong lớp. - Nhận xét quá trình kiểm tra. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Xé dán giấy một bức tranh đề tài mà em yêu thích. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị cho bài 17: Vẽ trang trí: "Trang trí lịch treo tường": Giấy A3, tranh ảnh trong sách báo, keo dán giấy. Ngày soạn: /12/2019 Ngày dạy: /12/2019 TIẾT 18: BÀI 17: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết cách trang trí bìa lịch treo tường. 2. Kĩ năng: Trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tết. 3. Thái độ: HS hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám phá. b. Năng lực đặc thù: Năng lực thực hành, cảm nhận thẩm mĩ, tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số bìa lịch treo tường. - Hình minh họa cách phác thảo một bài trang trí bìa lịch. - Một số bài trang trí bìa lịch của HS. 2. Học sinh: - Chuẩn bị dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu tự chọn, vở mĩ thuật. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hỏi đáp, dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phòng tranh. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Nhận xét chung về chất lượng bài kiểm tra học kì. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: (1') Treo lịch trong nhà là nếp sống văn hoá phổ biến của nhân dân ta. Ngoài mục đích để biết thời gian, lịch còn để trang trí cho căn phòng thêm đẹp. Có nhiều loại lịch: lịch tờ theo ngày, lịch theo tháng, theo tuần. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách trang trí bìa lịch treo tường qua bài 17. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: (7') Huớng dẫn quan sát, nhận xét: * HĐ nhóm bàn: - GV treo một số bìa lịch đã chuẩn bị và yêu cầu HS trả lời: Dãy 1: H: Lịch dùng để làm gì ? H: Em hãy kể tên một số loại lịch mà em biết ? H: Hình dáng chung của bìa lịch treo tường ? H: Nội dung của bìa lịch treo tường vẽ về chủ đề gì ? Dãy 2: H: Các hình ảnh trên bìa lịch như thế nào ? H: Nhận xét về cách sắp xếp các dòng chữ và các hình ảnh trên bìa lịch ? H: Bố cục của bìa lich gồm có mấy phần ? H: Em có nhận xét gì về màu sắc của tờ lịch ? * GV kết luận: Bìa lịch treo tường có công dụng rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách trang trí bìa lịch: * HĐ cá nhân: - GV treo hình minh họa. H: Nêu các bước trang trí bìa lịch ? - Hs trả lời cá nhân - GV chốt kiến thức I. Quan sát nhận xét: - Lịch treo trong nhà để biết thời gian, lịch còn trang trí cho căn phòng, nhà, nơi làm việc thêm đẹp. - Có nhiều loại lịch: lịch treo tường, lịch làm việc để trên bàn, lịch bỏ túi... - Bìa lịch có nhiều hình dáng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. - Bìa lịch được trang trí theo nhiều chủ để khác nhau: thông thường là chủ đề mùa xuân và các hình ảnh về thiên nhiên và các hoạt động của con người trong dịp xuân... - Sinh động hấp dẫn. - Cách sắp xếp các hình ảnh không theo một nguyên tắc nhất định. - Bố cục gồm 3 phần: Hình ảnh, Chữ, Lịch ghi ngày tháng. - Màu sắc phù hợp với mục đích của người sử dụng. II. Cách trang trí bìa lịch: - B1: Chọn nội dung trang trí bìa lịch. - B2: Xác định khuôn khổ bìa lịch, chia các phần trên bìa lịch sao cho hài hòa. - B3: Trình bày bìa lịch - B4: Vẽ màu. Hoạt động 3: Luyện tập * HĐ nhóm lớn (6 nhóm) - Trang trí một bìa lịch treo tường theo ý thích, có thể kết hợp xé dán hình. - GV quan sát, theo dõi, động viên, khuyến khích những em có ý tưởng mới. - Nên phân chia thời gian cho việc tìm hình ảnh và vẽ màu sao cho hợp lý. Hoạt động 4: Vận dụng - GV yêu cầu các nhóm treo tranh lên tường lớp, theo vị trí đã sắp xếp, GV cho HS các nhóm quan sát bài của các nhóm khác. - Các nhóm nhận xét, bổ sung bài cho nhau. - GV tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt. Động viên bài vẽ chưa tốt. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Sưu tầm bìa lịch có trên sách báo, tạp chí. Trang trí bìa lịch mà em yêu thích V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị cho bài 18: Vẽ theo mẫu: "Kí họa", đọc trước bài trong SGK HỌC KỲ II Ngày soạn: 30/12/2019 Ngày dạy: 31/12 /2019 TIẾT 19: BÀI 18: VẼ THEO MẪU: KÍ HỌA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết thế nào là kí họa và cách kí họa. 2. Kĩ năng: Kí họa được một số đồ vật, cây, hoa, con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc). 3. Thái độ: Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, học sinh có cảm nhận thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: Chuẩn bị một số kí họa chân dung, kí họa cảnh, cây cối, hoa.. - Hình minh họa cách kí họa. 2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, chọn một số mẫu hoa, lá để kí họa... III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Kĩ thuật dạy học: hỏi - đáp, thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Nhận xét chung về chất lượng bài kiểm tra học kì. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - Giới thiệu bài: Khi xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, các họa sĩ chủ yếu dựa vào các bức kí hoạ nhanh của mình. Vậy kí họa là gì, cách kí họa như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ học cách kí họa qua bài 18. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí họa: * HĐ cá nhân: - GV giới thiệu một số kí họa đã chuẩn bị sẵn và quan sát tranh kí họa ở các trang 119, 120, 121 trong SGK. GV hỏi - HS trả lời H: Thế nào là kí họa ? H: Mục đích của kí họa là gì ? H: Kí họa và vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau ? H: Có thể dùng những chất liệu gì để kí hoạ ? H: Vì sao người ta thường sử dụng các chất liệu đó để kí họa ? - GV đưa ra các bài kí họa bằng các chất liệu khác nhau cho HS quan sát. * GV kết luận: Kí họa là một dạng mới với nhiều chất liệu khác nhau làm tư liệu cho các tác phẩm. - GV giới thiệu: đối với kí họa có thể dùng bất cứ chất liệu nào để kí hoạ: chì, mực, than, phấn, màu nước, bột màu... I. Khái niệm kí họa, đặc điểm của kí họa: - Kí họa là hình thức ghi chép nhanh sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên hoặc những hoạt động của con người trong thời gian ngắn. - Kí họa nhằm mục đích lưu giữ hình ảnh phục vụ cho việc vẽ tranh đề tài, sắp xếp bố cục. * Giống nhau: Đều phải quan sát mẫu Phải luôn luôn so sánh ước lượng tỉ lệ vẽ từ bao quát đến chi tiết. * Khác nhau: Vẽ theo mẫu cần thời gian lâu hơn để nghiên cứu kĩ hơn. Vẽ theo mẫu phải nhìn kĩ mẫu để vẽ, vẽ xong phải so sánh với mẫu, chỉnh hình nhiều lần cho giống với mẫu. Kí họa: vẽ hình ảnh trong khoảng thời gian ngắn nên hình chỉ là khái quát, người vẽ phải lưu giữ hình ảnh sau đó vẽ lại theo trí nhớ nếu mẫu không còn ở vị trí, tư thế đó nữa. Kí họa nhằm bổ sung, bổ trợ cho bài vẽ theo mẫu. Vẽ nhanh, lược bỏ những chi tiết đơn giản. - Bút chì, bút dạ, bút sắt, than, phấn... - Mực nho, màu nước, màu bột... - Các chất liệu dùng để kí họa rất thông dụng, dễ sử dụng, vận chuyển và dễ bảo quản. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách kí họa: * HĐ nhóm bàn: - GV cho HS quan sát hình minh họa các bước vẽ kí họa. H: Vẽ kí họa như thế nào ? HS thảo luận nhóm bàn (2p), các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt kiến thức: + Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu để kí hoạ. Đó là những hình dáng thể hiện rõ sự vật, sự việc hay 1 hành động nào đó. Phải chọn tư thế đẹp nhất để dễ kí họa. + So sánh tỉ lệ các bộ phận của mẫu, quy mẫu về những hình cơ bản nhất để khi vẽ có thể vẽ dễ dàng hơn. + Vẽ nét bao quát, nét chính của đối tượng đó. Những nét này phải thể hiện được một cách khái quát về hình dáng, hành động của đối tượng. + Vẽ chi tiết hình dáng và tư thế của mẫu. Có thể vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho sinh động. Có thể điểm màu nếu muốn. II. Cách kí họa: - B1: Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu - B2: So sánh tỉ lệ các bộ phận - B3: Vẽ nét bao quát, nét chính - B4: Vẽ nét chi tiết, quan sát mẫu và điều chỉnh hình cho giống. Hoạt động 3: Luyện tập - GV cho HS quan sát một số bài kí họa của HS năm trước, HS quan sát, nhẫn xét ưu điểm, nhược điểm của bài vẽ. - GV cho HS lên làm mẫu, tư thế đứng, đi, HS dưới lớp tập kí họa dáng người. (hoạt động cá nhân), GV quan sát hướng dẫn. Hoạt động 4: Vận dụng - GV chọn một số bài kí họa tiêu biểu, gợi ý nhận xét và rút kinh nghiệm. - HS phát biểu ý kiến của mình về hình vẽ, bố cục... - GV bổ sung và yêu cầu HS tự xếp loại bài vẽ của mình. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các bài vẽ kí họa của họa sĩ, học sinh (về nhà) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Tiếp tục chuẩn bị tranh, ảnh (phong cảnh) để tiết sau học bài 19: Vẽ theo mẫu: "Kí hoạ ngoài trời". Chuẩn bị bút chì, giấy vẽ, bìa cứng, kẹp giấy, nắm vững các bước vẽ kí họa Ngày soạn: 5/1/2020 Ngày dạy: 7/1/ 2020 TIẾT 20: BÀI 19: VẼ THEO MẪU: KÍ HỌA NGOÀI TRỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết cách quan sát mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng. 2. Kĩ năng: Kí họa được một vài dáng cây, dáng người, và con vật. 3. Thái độ: Thêm yêu mến thiên nhiên và con người. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: Chuẩn bị một vài kí họa đẹp về người, phong cảnh, con vật... - Một số kí họa của học sinh các lớp trước. 2. Học sinh: - Tự sưu tầm kí họa, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, bút dạ, bút kim, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật.. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, hỏi- đáp, dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Thế nào là kí họa ? HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét, GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã học về đặc điểm vẽ kí họa, chất liệu và cách vẽ kí họa, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành vẽ kí họa ngoài trời. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: * HĐ cá nhân: GV: Nhắc lại thế nào là vẽ kí họạ ? * HĐ nhóm: GV cho HS thảo luận (4 nhóm), thời gian 3p. - GV cho HS quan sát một số bức tranh kí họa đã chuẩn bị. * Nhóm 1+2: H: Trong tranh kí họa về cái gì ? H: Khi chọn cảnh kí họa có thể kí họa những phong cảnh nào ? H: Cách chọn và cắt cảnh ra sao ? * Nhóm 3+4: H: Nhận xét về những hoạt động của con người trong tranh ? H: Hình dáng của những con người như thế nào? - Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách kí họa: - GV cho HS quan sát hình minh họa các bước vẽ kí họa. Cho HS thảo luận nhóm đôi. - Nhắc lại các bước vẽ kí họa ? - Các nhóm thảo luận, nhóm khác bổ sung. I. Quan sát, nhận xét: - Kí họa là hình thức ghi chép nhanh sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên hoặc những hoạt động của con người trong thời gian ngắn. - Kí họa phong cảnh sinh hoạt, vui chơi của HS... - Núi non, sông nước, làng quê, lũy tre... - Chọn góc cảnh đẹp, màu sắc tươi sáng. - Hoạt động của con người phong phú đa dạng : cấy cày, họp chợ, mua bỏn ... - Dáng khom, dáng thẳng, dáng ngồi nghỉ.. II. Cách kí họa: - B1: Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu - B2: So sánh tỉ lệ các bộ phận - B3: Vẽ nét bao quát, nét chính - B4: Vẽ nột chi tiết, quan sỏt mẫu và điều chỉnh hình cho giống mẫu. Hoạt động 3: Luyện tập - GV cho HS ra sân trường kí họa (cây, hoa, lá, nhà, phong cảnh...), HS kí họa cá nhân - GV chọn một số kí hoạ của một số HS trong lớp và hướng dẫn HS nhận xét. Yêu cầu HS khác trong lớp nhận xét qua bài, hình vẽ đảm bảo được tỉ lệ, tương quan về bố cục chưa ? - GV nhận xét về kết qủa học tập qua tiết kí họa, ý thức học tập của HS, tuyên dương nhân có kết quả tốt. Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức cho HS vận dụng trải nghiệm quan sát ruộng bậc thang ở Bản Nà Khương Tập kí họa phong cảnh quê hương. - Sưu tầm các bài vẽ kí họa của họa sĩ, học sinh. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tướng sáng tạo: - Tập kí hoạ bất cứ hình ảnh nào dù tĩnh hay động. Kí họa ít nhất là 5 dáng người, 5 dáng cây, hoặc phong cảnh nếu muốn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc bài 14 trong SGK, Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thể kỷ XIX đến năm 1954 - Trả lời các câu hỏi cuối bài. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 21: Bài 14: Thường thức mĩ thuật: MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS được củng cố thêm về kiến thức lịch sử, thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hóa dân tộc. 2. Kĩ năng: Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quí các tác phẩm hội họa phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng. 3. Thái độ: HS yêu quý nền mĩ thuật của Việt Nam. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến 1954. - Những tác phẩm được giới thiệu trong Sgk 2. Học sinh: - HS đọc và sưu tầm tranh, ảnh có liên quan tới bài học. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV giới thiệu bài: Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 là giai đoạn mở đầu cho nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại. Phát triển qua các giai đoạn, mỗi một giai đoạn có những đặc điểm khác nhau. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các giai đoạn phát triển và đặc điểm của mĩ thuật Việt Nam qua từng giai đoạn. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát vài nét về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn này: - GV yêu cầu HS đọc sgk, nghiên cứu và thảo luận cặp đôi (2p) H: Cuối thế kỉ XIX xảy ra sự kiện gì ở nước ta ? H: Tình hình kinh tế, chính trị xã hội như thế nào ? - TD Pháp quay trở lại xâm lược nước ta các họa sĩ đã làm gì ? Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số hoạt động mĩ thuật * HĐ nhóm lớn Nhóm 1: Giai đoạn 1: Từ cuối TK 19  1930. * Nhóm 2: Giai đoạn 2: Từ 1930  1945. Nhóm 3: Giai đoạn 3: Từ 1945  1954 I. Vài nét về bối cảnh xã hội: - Năm 1958 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước. - Đời sống nhân dân lầm than khổ cực dưới hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến. - Năm 1925 trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương ra đời. - Năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời - Năm 1945: Cách mạng tháng 8 thành công. - Các họa sĩ cùng với nhân dân cả nước đã lên đường chiến đấu, sáng tác, để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm có giá trị. II. Một số hoạt động của mĩ thuật: 1. Giai đoạn 1: Từ cuối TK 19  1930. - Năm 1925 Trường CĐMT Đông Dương ra đời - Tác phẩm: Bình Văn, chân dung cụ Tú Mền (Lê Văn Miến) * Họa sĩ tiêu biểu như: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn 2. Giai đoạn 2: Từ 1930  1945. - Đảng CSVN ra đời, lãnh đạo CMVN thành công - Kết hợp với chất liệu và nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật nước ngoài. - Tác phẩm tiêu biểu như: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé (Tô Ngọc Vân), Chơi ô ăn quan, rửa rau cầu ao (Nguyễn Phan Chánh) 3. Giai đoạn 3: Từ 1945  1954. - Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đó mở ra hướng đi mới cho giới MT Việt Nam. Các nhóm thảo luận GV nhận xét, bổ sung. - Trường CĐMT Việt Nam được thành lập tháng 10 năm 1945 do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng. * Tác phẩm tiêu biểu như: Cuộc họp (Nguyễn Đỗ Cung), Bát nước (Sĩ Ngọc) - Ngoài ra đâylà nguồn tư liệu quý để các họa sĩ phát triển thành tranh núi về cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc sau này. Hoạt động 3: Luyện tập - GV đưa câu hỏi củng cố: H: Theo em trong hoàn cảnh đất nước ở thời kì này có ảnh hưởng như thế nào tới nền hội hoạ Việt Nam ? H: Chủ đề sáng tác và lý tưởng của các họa sĩ thời kì này như thế nào ? - GV kết luận: + Các họa sĩ đã nhanh chóng trút bỏ những quan điểm nghệ thuật cũ để đến với cách mạng Việt Nam với tất cả lòng yêu nuớc, bằng trái tim, khối óc của mình. + Hình ảnh con người mới, con người cách mạng, đã nói lên lòng quyết tâm giữ nước của nhân dân ta đồng thời còn nói lên vẻ đẹp hồi sinh của tâm hồn nghệ sĩ. + Quan điểm đổi mới có đóng góp tích cực cho nền MT cách mạng và tồn tại với thời gian. Hoạt động 4: Vận dụng - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ 19- 1954 - Sưu tầm bài viết giai đoạn 1 từ cuối thế kỷ 19-1930, giai đoạn 2 từ 1930-1945, giai đoạn 3 từ 1945-1954 Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đoán ô chữ” V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI SAU - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị cho bài 21: Thường thức mĩ thuật: " Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của MTV

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mi_thuat_lop_7_tiet_15_den_27_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf
Giáo án liên quan