Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 14+15 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS phân biệt được những mức độ đậm nhạt và biết phân mảng

đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu

2. Kĩ năng : Vẽ được các độ đậm , đậm vừa, sáng vừa, sáng nhất.

3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của cái ấm tích và cái bát dưới tác động của ánh sáng.

4. Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,

năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm.

b. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực

thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành

mạnh và có trách nhiệm với bản thân.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương tiện:Hình minh họa các bước tiến hành một bài vẽ đậm nhạt cái ấm tích

và cái bát.

- Một số bài vẽ của HS khoá trước ( 2-3 bài)

2. Học sinh:

- Chuẩn bị mẫu vẽ giống tiết trước gồm 1 cái ấm tích và 1 cái bát.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, dây dọi, vở mĩ thuật.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt vấn đề và giải quyết

vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (3')

Nhận xét một vài bài vẽ hình tiết trước của HS

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 14+15 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 03/11/2019 Ngày dạy: 06/11/2019 TIẾT 14: BÀI 24: VẼ THEO MẪU: CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT (Tiết 2: Vẽ đậm nhạt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS phân biệt được những mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu 2. Kĩ năng : Vẽ được các độ đậm , đậm vừa, sáng vừa, sáng nhất. 3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của cái ấm tích và cái bát dưới tác động của ánh sáng. 4. Năng lực, phẩm chất: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện:Hình minh họa các bước tiến hành một bài vẽ đậm nhạt cái ấm tích và cái bát. - Một số bài vẽ của HS khoá trước ( 2-3 bài) 2. Học sinh: - Chuẩn bị mẫu vẽ giống tiết trước gồm 1 cái ấm tích và 1 cái bát. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, dây dọi, vở mĩ thuật. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (3') Nhận xét một vài bài vẽ hình tiết trước của HS. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: khởi động - Giới thiệu bài: (1') Ở tiết học hôm trước, chúng ta đã được học bài vẽ theo mẫu: cái ấm tích và cái bát, vẽ hình. Hôm nay chúng ta sẽ đi đến hoàn thiện cho bài vẽ hôm trước. Hôm nay chúng ta sẽ học bài 24, vẽ theo mẫu: Cái ấm tích và cái bát, vẽ đậm nhạt. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: (5’) Hướng dẫn quan sát, nhận xét: PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn I. Quan sát, nhận xét: đáp, gợi mở, trực quan KT: hỏi, đáp - GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ hình của mẫu gồm cái ấm tích và cái bát. ? Mục đích của việc quan sát, nhận xét là gì ? ? Em hãy nhắc lại hình dáng của từng mẫu vật ? ? Em hãy nhắc lại các độ đậm nhạt cơ bản đã học ? ? Hướng ánh sáng chính chiếu trên mẫu vật như thế nào ? ? Theo cách sắp mẫu ở trên thì vị trí của cái ấm tích và cái bát như thế nào với nhau ? ? Như vậy thì trong giữa cái ấm tích và cỏi bát thì cái nào sáng hơn. Vì sao ? ? Cái ấm tích và cái bát được làm từ chất liệu gì ? ? Vậy thì hãy quan sát và cho biết bề mặt của từng mẫu vật như thế nào. Nhẵn hay bóng...? ? Độ đậm nhạt được chuyển tiếp như thế nào ? - GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt: PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan KT: hỏi, đáp - GV treo hình minh hoạ các bước vẽ hình của cái ấm tích và cái bát. ? Hãy nêu các bước vẽ đậm nhạt của cái ấm tích và cái bát ? - GV cho 1 học sinh khác nhắc lại 1 lần nữa các bước vẽ đậm nhạt. Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn thực hành: PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan KT: hỏi, đáp GV Hướng dẫn học sinh thực hành: - Yêu cầu vẽ hoàn thiện đậm nhạt của cả bài. - Để nắm đặc điểm, cấu tạo của mẫu. - Cái ấm tích có dạng hình trụ. Cái bát có dạng hình phễu. - Có 3 độ cơ bản: Đậm, đậm vừa, nhạt. - Từ bên trái (phải) sang. - Cái bát đặt trước cái ấm tích. - Cái bát sáng hơn. Vì càng gần thì càng sáng, rõ hơn. Càng xa càng mờ. - Cái ấm tích làm bằng sứ. Cái bát làm bằng nhựa. - Cái ấm trích và cái bát đều nhẵn. Nhưng cái ấm tích làm bằng sứ nên có độ bóng hơn. - Từ độ đậm nhất chuyển qua trung gian và sáng. II. Cách vễ đậm nhạt: + Quan sát, nhận xét - B1: Điều chỉnh tỷ lệ các bộ phận. - B2: Phán mảng đậm, nhạt. - B3: Vẽ đậm nhạt. - B4: Hoàn chỉnh bài. III. Thực hành: Vẽ ấm tích và cái bát (Vẽ đậm nhạt) HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập - GV thu từ 4-5 bài yêu cầu HS nhận xét về: ? Bố cục như thế nào ? Hình vẽ mang đậm nét riêng hay không ? HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Tập nặn hình chú bộ đội (về nhà) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Vễ nhà sưu tầm cỏc đồ vật trang trí đường diềm - Đọc trước bài trong sách giáo khoa, ôn lại bài màu sắc. Thông qua ngày 03/11/2019 Tổ trưởng chuyên môn Tuần 15 Ngày soạn 10/11/2019 Ngày dạy: 12/11/2019 TIẾT 15: BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ: CHỮ TRANG TRÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học 2. Kĩ năng: Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu báo tường trang trí sổ tay, văn bản.... 3. Thái độ: HS yêu quý vẻ đẹp của các kiểu chữ trong cuộc sống. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm. b. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: Chuẩn bị một số khẩu hiệu được trình bày đẹp - Một số kiểu chữ khác ngoài những kiểu chữ thông thường đã học 2. Học sinh : - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, thước kẻ, tẩt, màu tự chọn, vở mĩ thuật. - Sưu tầm những kiểu chữ đẹp trong sách, báo,.. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống. - Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS 3. Bài mới: 1. HOẠT ĐỘNG 1: khởi động - Giới thiệu bài: (1') Chúng ta thường thấy trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng hoá đều có nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau, trong những trường hợp đó chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét, cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người đọc. Vậy chữ trang trí dùng như thế nào, làm cách nào để tạo ra chữ trang trí thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu qua bài 13. 2. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: (7') Hướng dẫn quan sát, nhận xét: PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan I. Quan sát, nhận xét: KT: hỏi, đáp - GV cho HS quan sát các chữ cái hoặc chữ trang trí. ? Hình dáng của các chữ như thế nào? el N ? Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa chữ viết và chữ trang trí ? ? Chữ trang trí thường sử dụng làm gì ? - HS trả lời. - GV nhận xét, ghi bảng. - HS ghi bài. Hoạt động 2: (6') Hướng dẫn tạo dòng chữ: PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, cá nhân, trực quan. KT: hỏi, đáp ? Nêu cách kẻ chữ trang trí? - HS trả lời. - GV nhận xét, ghi bảng. - HS ghi bài - GV đưa ra h́ình minh họa cách tạo một chữ cái: + Trước tiên vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu + Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm, bớt nét và chi tiết hoặc lồng ghép các h́ình ảnh theo ý định riêng. + Tô màu tùy theo ý thích, tùy cảm hứng. Có thể dựa vào mục đích tạo dáng chữ để tô màu cho phù hợp. - VD: Chữ ở sách thiếu nhi phải dễ đọc, màu sắc đẹp, ngộ nghĩnh, Chữ dùng trong nghệ thuật th́ì cần có tính cách điệu cao, màu sắc mới lạ, độc đáo. Hoạt động 3: (24') Hướng dẫn thực hành: - Hình dáng: phong phú đa dạng, dựa trên các kiểu chữ thông thường. + Giống: Đều là chữ viết Việt Nam. + Khác: - Chữ thường viết theo kiểu thông thường. - Chữ trang trí được cách điệu, thay đổi một số nét để nó đẹp hơn, ngộ nghĩnh hơn. - Trang trí đầu báo tường, kẻ chữ đầu sổ, tên bài hát, bài thơ II. Cách tạo dòng chữ: - B1: Vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu - B2: Tạo dáng cho chữ. - B3: Vẽ màu cho chữ. III. Thực hành: PP: Quan sát, luyện tập thực hành, vấn đáp, gợi mở, trực quan, cá nhân KT: hỏi, đáp - Yêu cầu: Vẽ một mẫu chữ cái trang trí theo ý định riêng từng cá nhân. - GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng học sinh. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - PPDH: Hoạt động cá nhân, quan sát, thảo luận, trực quan - KT: hỏi đáp ? Nhận xét về cáh sắp xếp chữ và màu vẽ ? - HS tương tác, GV nhẫn xét, động viên HS - Vẽ một mẫu chữ cái trang trí theo ý định riêng từng cá nhân. 3. HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập (Đã thực hiện trong hoạt động 2) 4. HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng Quan sỏt kiểu chữ trang trớ trờn sỏch bỏo, tạp chớ Tập trang trớ gúc học tập, tờn mỡnh cú sử dụng chữ trang trớ 5. HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Làm thiếp chúc mừng sinh nhật, sử dụng chữ trang trí sao cho phù hợp. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Sưu tầm một số kiểu chữ trang trí, mẫu chữ đẹp. - Có thể kẻ một số chữ theo kiểu chữ sáng tạo của bản thân. - Chuẩn bị cho bài 15-16 kiểm tra học kỳ 1, sưu tầm tranh về các đề tài đã học - Chuẩn bị giấy, đồ dùng học tập. Thụng qua ngày 09/11/2019 Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mi_thuat_lop_7_tiet_1415_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf
Giáo án liên quan