. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nâng cao hơn hiểu biết của mình về màu sắc trong tranh, vai trò của
màu sắc, pha trộn được một số màu hợp lí theo gam màu.
- HS nắm được các bước tiến hành vẽ màu tranh đề tài cuộc sống quanh em.
2. Kĩ năng:
- Học sinh pha được một số màu đơn giản theo ý thích, biết sử dụng được một
số gam màu trong tranh ở mức đơn giản.
- Biết cách vẽ màu, vẽ được màu tranh đề tài cuộc sống quanh em đơn giản,
phù hợp với nội dung.
3. Thái độ:
- Học sinh thêm yêu thích màu sắc trong thiên nhiên, cuộc sống.
4. Định hướng năng lực
a, Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b, Năng lực đặc thù
- Rèn năng lực thẩm mĩ cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ màu đề tài cuộc sống quanh em của học sinh và họa sĩ.
- Tranh hướng dẫn cách vẽ màu đề tài cuộc sống quanh em, bài vẽ hình tiết 1
2. Học sinh:
- Bài vẽ hình tiết 1, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT.
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập
2. Kĩ thuật:
- Sử dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, hoạt động nhóm 4
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 11 đến 13 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2019
Ngày giảng: 08/11/2019: 7A2
Tiết 11: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM(tiết 2)
. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nâng cao hơn hiểu biết của mình về màu sắc trong tranh, vai trò của
màu sắc, pha trộn được một số màu hợp lí theo gam màu.
- HS nắm được các bước tiến hành vẽ màu tranh đề tài cuộc sống quanh em.
2. Kĩ năng:
- Học sinh pha được một số màu đơn giản theo ý thích, biết sử dụng được một
số gam màu trong tranh ở mức đơn giản.
- Biết cách vẽ màu, vẽ được màu tranh đề tài cuộc sống quanh em đơn giản,
phù hợp với nội dung.
3. Thái độ:
- Học sinh thêm yêu thích màu sắc trong thiên nhiên, cuộc sống.
4. Định hướng năng lực
a, Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b, Năng lực đặc thù
- Rèn năng lực thẩm mĩ cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ màu đề tài cuộc sống quanh em của học sinh và họa sĩ.
- Tranh hướng dẫn cách vẽ màu đề tài cuộc sống quanh em, bài vẽ hình tiết 1
2. Học sinh:
- Bài vẽ hình tiết 1, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT.
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập
2. Kĩ thuật:
- Sử dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, hoạt động nhóm 4.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu các bước vẽ hình tranh đề tài cuộc sống quanh em ?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV treo 6 bài vẽ - yêu cầu HS lên bảng sắp xếp bài vẽ theo gam màu (gam
nóng, gam lạnh, tương phản)
- HS thực hiện theo yêu cầu GV đưa ra
- GV nhận xét, kết luận, chuyển giao vào bài mới: Vẽ màu tranh đề tài cuộc
sống quanh em có rất nhiều gam màu khác nhau, có thể vẽ theo gam màu nóng,
gam lạnh, màu chầm, màu tương phản... vậy để biết cách vẽ màu tranh tài cuộc
sống quanh em như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn học sinh quan sát màu
sắc trong tranh.
- GV treo một số tranh có màu sắc khác
nhau, yêu cầu HS quan sát chia sẻ nhóm
đôi trong 3 phút, trả lời câu hỏi sau.
H: Hãy nhận cách màu sắc của các bức
tranh trên?
H: Màu sắc nhóm chính như thế nào?
Nhóm phụ thì sao?
H: Các bài vẽ có gam màu gì? Những
bài nào có màu sắc tốt?
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận, trả
lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu 1 –
2 cặp trả lời, các cặp khác nhận xét, bổ
sung.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận, chỉ dẫn:
+ Tranh 1: Màu sắc chưa kín mặt tranh,
không rõ đậm nhạt.
+ Tranh 2: Màu vẽ nhạt, mờ, chưa nổi
bật nội dung đề tài
+ Tranh 3, 4: Màu vẽ đều, kín mặt tranh,
màu sắc hài hòa, rõ đậm nhạt, nổi bật
trọng tâm, nội dung đề tài
+ Hình ảnh chính màu sắc nổi bật thu hút
mắt người nhìn, hình ảnh phụ màu sắc
nhạt, bổ trợ cho hình ảnh chính...
- HS lắng nghe, quan sát.
H: Theo em màu sắc trong tranh có quan
trọng không? Vì sao?
- HS trả lời: Có ạ...
- GV nhận xét, kết luận: Màu sắc trong
tranh rất quan trọng nó quyết định đến vẻ
đẹp và sự thành công của tác giả, vì màu
sắc tác động đến mắt nhìn của chúng ta.
H: Qua các nhận xét trên em rút ra được
gì về cách vẽ màu trong tranh?
- Học sinh rút ra được cách vẽ màu trong
1. Quan sát nhận xét.
tranh
- GV nhận xét, kết luận: Vẽ màu kín mặt
tranh, rõ đậm nhạt, hoà sắc, gam, Màu
sắc cầm phù hợp với nội dung, không
trồng nhiều màu lên tranh màu sẽ xám,
bẩn, mất đi độ trong trẻo của màu sắc
trong tranh, khi vẽ màu cần liên tưởng
đến màu trong thực tế...
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu
- Giáo viên treo tranh các bước vẽ màu
yeu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm 4
trong 3 phút trả lời câu hỏi sau:
H: Nêu các bước vẽ màu trong tranh đề
tài cuộc sống quanh em?
- HS thực hiện theo yêu cầu GV đưa ra.
- Hết thời gian thực hiện GV yêu cầu 1
nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- GV nhận xét, kết luận, chốt:
- GV chỉ dẫn trên tranh.
- Học sinh quan sát
- Giáo viên minh hoạ bảng các bước vẽ
màu ở bài vẽ hình tiết 1.
- HS quan sát
2. Cách vẽ màu
+ Bước 1: Vẽ màu nhóm chính.
+ Bước 2: Vẽ màu toàn bộ tranh, có
màu đậm, màu nhạt, theo gam.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV cho học sinh quan sát 4 tranh của hoạ sĩ yêu cầu quan sát, cho biết:
H: Các tranh trên vẽ theo gam màu gì?
H: Màu sắc nhóm chính được thể hiện như thế nào? Nhóm phụ thì sao?
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Vẽ màu tranh đề tài cuộc sống quanh em theo ý thích
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Về nhà: Vẽ một bức tranh đề tài lao động theo gam màu chầm (nộp bài vào
đầu tiết học mới)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc và tìm hiểu trước bài: Vẽ theo mẫu Cái ấm tích và cái bát nhận xét:
+ Hình dáng, cấu tạo các bộ phân của 2 vật mẫu
+ Đặc điểm của Ấm tích và bát?
+ Chất liệu của vật mẫu?
+ Cho biết các bước vẽ hình cái ấm tích và bát?
Ngày soạn: 10/11/2019
Ngày giảng: 12/11:7A2
Tiết 12: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nâng cao hơn hiểu biết của mình về màu sắc trong tranh, vai trò của
màu sắc, pha trộn được một số màu hợp lí theo gam màu.
- HS nắm được các bước tiến hành vẽ màu tranh đề tài cuộc sống quanh em.
2. Kĩ năng:
- Học sinh pha được một số màu đơn giản theo ý thích, biết sử dụng được một
số gam màu trong tranh ở mức đơn giản.
- Biết cách vẽ màu, vẽ được màu tranh đề tài cuộc sống quanh em đơn giản,
phù hợp với nội dung.
3. Thái độ:
- Học sinh thêm yêu thích màu sắc trong thiên nhiên, cuộc sống.
4. Định hướng năng lực
a, Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b, Năng lực đặc thù
- Rèn năng lực thẩm mĩ cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ màu đề tài cuộc sống quanh em của học sinh và họa sĩ.
- Tranh hướng dẫn cách vẽ màu đề tài cuộc sống quanh em, bài vẽ hình tiết 1
2. Học sinh:
- Bài vẽ hình tiết 1, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT.
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập
2. Kĩ thuật:
- Sử dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, hoạt động nhóm 4.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu các bước vẽ hình tranh đề tài cuộc sống quanh em ?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV treo 6 bài vẽ - yêu cầu HS lên bảng sắp xếp bài vẽ theo gam màu (gam
nóng, gam lạnh, tương phản)
- HS thực hiện theo yêu cầu GV đưa ra
- GV nhận xét, kết luận, chuyển giao vào bài mới: Vẽ màu tranh đề tài cuộc
sống quanh em có rất nhiều gam màu khác nhau, có thể vẽ theo gam màu nóng,
gam lạnh, màu chầm, màu tương phản... vậy để biết cách vẽ màu tranh tài cuộc
sống quanh em như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn học sinh quan sát màu
sắc trong tranh.
- GV treo một số tranh có màu sắc khác
nhau, yêu cầu HS quan sát chia sẻ nhóm
đôi trong 3 phút, trả lời câu hỏi sau.
H: Hãy nhận cách màu sắc của các bức
tranh trên?
H: Màu sắc nhóm chính như thế nào?
Nhóm phụ thì sao?
H: Các bài vẽ có gam màu gì? Những
bài nào có màu sắc tốt?
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận, trả
lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu 1 –
2 cặp trả lời, các cặp khác nhận xét, bổ
sung.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận, chỉ dẫn:
+ Tranh 1: Màu sắc chưa kín mặt tranh,
không rõ đậm nhạt.
+ Tranh 2: Màu vẽ nhạt, mờ, chưa nổi
bật nội dung đề tài
+ Tranh 3, 4: Màu vẽ đều, kín mặt tranh,
màu sắc hài hòa, rõ đậm nhạt, nổi bật
trọng tâm, nội dung đề tài
+ Hình ảnh chính màu sắc nổi bật thu hút
mắt người nhìn, hình ảnh phụ màu sắc
nhạt, bổ trợ cho hình ảnh chính...
- HS lắng nghe, quan sát.
H: Theo em màu sắc trong tranh có quan
trọng không? Vì sao?
- HS trả lời: Có ạ...
- GV nhận xét, kết luận: Màu sắc trong
tranh rất quan trọng nó quyết định đến vẻ
đẹp và sự thành công của tác giả, vì màu
sắc tác động đến mắt nhìn của chúng ta.
H: Qua các nhận xét trên em rút ra được
gì về cách vẽ màu trong tranh?
- Học sinh rút ra được cách vẽ màu trong
1. Quan sát nhận xét.
tranh
- GV nhận xét, kết luận: Vẽ màu kín mặt
tranh, rõ đậm nhạt, hoà sắc, gam, Màu
sắc cầm phù hợp với nội dung, không
trồng nhiều màu lên tranh màu sẽ xám,
bẩn, mất đi độ trong trẻo của màu sắc
trong tranh, khi vẽ màu cần liên tưởng
đến màu trong thực tế...
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu
- Giáo viên treo tranh các bước vẽ màu
yeu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm 4
trong 3 phút trả lời câu hỏi sau:
H: Nêu các bước vẽ màu trong tranh đề
tài cuộc sống quanh em?
- HS thực hiện theo yêu cầu GV đưa ra.
- Hết thời gian thực hiện GV yêu cầu 1
nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- GV nhận xét, kết luận, chốt:
- GV chỉ dẫn trên tranh.
- Học sinh quan sát
- Giáo viên minh hoạ bảng các bước vẽ
màu ở bài vẽ hình tiết 1.
- HS quan sát
2. Cách vẽ màu
+ Bước 1: Vẽ màu nhóm chính.
+ Bước 2: Vẽ màu toàn bộ tranh, có
màu đậm, màu nhạt, theo gam.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV cho học sinh quan sát 4 tranh của hoạ sĩ yêu cầu quan sát, cho biết:
H: Các tranh trên vẽ theo gam màu gì?
H: Màu sắc nhóm chính được thể hiện như thế nào? Nhóm phụ thì sao?
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Vẽ màu tranh đề tài cuộc sống quanh em theo ý thích
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Về nhà: Vẽ một bức tranh đề tài lao động theo gam màu chầm (nộp bài vào
đầu tiết học mới)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc và tìm hiểu trước bài: Vẽ theo mẫu Cái ấm tích và cái bát nhận xét:
+ Hình dáng, cấu tạo các bộ phân của 2 vật mẫu
+ Đặc điểm của Ấm tích và bát?
+ Chất liệu của vật mẫu?
+ Cho biết các bước vẽ hình cái ấm tích và bát?
Ngày soạn: 17/11/2019
Ngày dạy: 19/11: 7A2
Tiết 13: Vẽ theo mẫu
CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được hình dáng, tỉ lệ, cấu trúc, đặc điểm, đậm nhạt của ấm tích và
bát.
- Nắm được các bước vẽ hình cái ấm tích và cái bát.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được hình cái ấm tích và cái bát sát mẫu.
3. Thái độ:
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của bố cục, đường nét, đặc điểm của cái ấm tích và cái
bát.
4. Định hướng năng lực
a, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập
được phân công.
- Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân,
nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập
b, Năng lực đặc thù
- Rèn năng lực thẩm mĩ cho học sinh:
+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ.
+ Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình vào vẽ hình .
+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm
qua hình dáng, cấu trúc, đường nét.
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày,
phản biện, tranh luận về nội dung học tập
- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về các khối hình cơ bản trong không
gian.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Mẫu vẽ: Cái ấm tích và cái bát, tranh hướng dẫn cách vẽ hình cái ấm tích và bát.
- Bài vẽ hình của học sinh năm trước.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài học, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT.
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập
2. Kĩ thuật:
- Sử dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 4.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu các bước vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em?
3. Giới thiệu bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Ở các bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu, vẽ mẫu vật đơn giản như cái
cốc và quả, lọ hoa và quả... Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẽ mẫu có hai đồ vật
nhưng có nhiều cấu tạo hơn đó là cái ấm tích và cái bát.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung (gợi ý)
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu vẽ.
- GV yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi
trong 2 phút trả lời câu hỏi sau:
H: Để có bài vẽ đẹp cần chọn mẫu và
bày mẫu như thế nào?
- HS thực hiện theo yêu cầu GV đưa ra
- Hết thời gian hoạt động, GV yêu cầu 2
1 cặp lên đặt mẫu, cặp khác nhận xét,
bổ sung
- GV yêu cầu HS lên bày mẫu.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận, đặt mẫu ở vị trí
đẹp, hợp lí.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4
trong 4 phút trả lời câu hỏi sau:
H: Mẫu gồm mấy vật, nêu cấu tạo, hình
dáng từng vật mẫu?
H: So Sánh chiều cao với chiều ngang
của từng mẫu? Của 2 vật mẫu với nhau?
- Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu
đại diện 1 - 2 nhóm trả lời các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận và chốt:
I. QUAN SÁT, NHẬN XÉT.
- Học sinh quan sát.
+ Mẫu gồm 2 vật:
-> Ấm tích: Miệng, nắp, đáy hình tròn,
thân hình chữ nhật, vai hình thang, vòi
H: Vật nào cao, vật nào thấp, vật nào
đứng trước, vật nào đứng sau?
- HS trả lời: Ấm cao hơn bát...
- GV gọi 2 - 3 HS ở các dãy khác nhau
trả lời câu hỏi trên.
- GV nhận xét, kết luận, chỉ dẫn: Ấm
cao và to hơn bát, tùy vào hướng ngồi
khác nhau mà vật đứng trước hoặc sau
cũng khác nhau.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, hoạt
động cá nhân 2 phút trả lời các câu hỏi
sau:
H: Nêu đặc điểm từng mẫu vật?
- HS thực hiện theo yêu cầu GV đưa ra.
- Hết thời gian hoạt động GV yêu cầu
HS trao đổi câu trả lời cho nhau theo
bàn. Gọi 1 - 2 bàn đứng lên đọc câu trả
lời của nhau, các bàn khác đối chiếu,
nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận, chỉ dẫn: Bát
miệng to, đáy nhỏ hơn, ấm miệng nhỏ,
đáy to hơn, vòi cong không đều...
- GV nhận xét, kết luận: Bát bằng 1/3
ấm về chiều cao, ngang bằng 1/2 ấm, độ
đậm nhạt của mẫu chuyển tiếp nhẹ
nhàng.
- GV lưu ý HS khi vẽ không quan sát
tách rời từng vật mẫu mà quan sát trong
tương quan chung cả về hình dáng, tỉ lệ,
đặc điểm, đậm nhạt toàn mẫu từ bao
quát đến chi tiết.
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách
vẽ.
- GV treo tranh các bước vẽ cái ấm tích
và cái bát lộn xộn, yêu cầu HS quan sát
thảo luận nhóm bàn trong 2 phút, trả lời
các câu hỏi sau:
H: Sắp xếp các bước theo thứ tự đúng?
H: Nêu các bước vẽ hình cái ấm tích và
hình trụ...
-> Cái bát: Miệng, đáy dạng tròn, thân
nửa hình tròn.
+ Tỉ lệ :
-> Chiều cao: Bát = 1/3 ấm
-> Ngang: Bát = 2/3 ấm
II. CÁCH VẼ.
cái bát?
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm trả
lời câu hỏi GV đưa ra.
- Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu
đại diện 1 - 2 nhóm lên bảng sắp xếp lại
bước vẽ và nêu cách vẽ tương ứng, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện 1 - 2 nhóm bảng sắp xếp lại
bước vẽ và nêu cách vẽ tương ứng, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận, chỉ dẫn và
chốt:
- GV minh họa bảng các bước vẽ.
- HS quan sát.
+ B1: Vẽ khung hình chung toàn bộ
mẫu.
+ B2: Vẽ khung hình riêng từng vật
mẫu.
+ B3: Tìm tỉ lệ các bộ phận, vẽ phác
nét chính.
+ B4: Vẽ nét chi tiết.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV treo các bài vẽ của HS năm cũ có bố cục tốt, chưa tốt, yêu cầu HS quan
sát.
H: Trong các bài vẽ trên bài nào có bố cục hợp lí, bài nào chưa hợp lí? Vì
sao?
- HS quan sát một số bài vẽ của HS năm cũ GV đưa ra.
- GV nhận xét, kết luận, chỉ dẫn, lưu ý học sinh khi vẽ chú ý cách bố cục trên
trang giấy.
- HS lắng nghe, quan sát.
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Vẽ cái ấm tích và cái bát (vẽ hình)
- HS làm bài tập - GV bao quát lớp, chỉnh sửa, hướng dẫn học sinh còn lúng
túng khi vẽ
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- GV chọn một số bài hình vẽ tốt, chưa tốt treo lên bảng, yêu cầu HS nhận xét
bài của nhau theo hướng:
+ Cách bố cục
+ Hình vẽ, đường nét,
+ Đặc điểm.
- HS nhận xét, đánh giá bài của nhau theo hướng GV đưa ra.
- GV nhận xét, kết luận: Nêu ưu điểm, nhược điểm từng bài, hướng khắc phục
nhược điểm. Tuyên dương những em bài vẽ tốt, động viên em bài chưa đạt yêu cầu
cần cố gắng nhiều hơn.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Về nhà: Vẽ theo mẫu cái bình thuỷ và cái bát hoặc cái siêu và cái bát (vẽ
hình), nộp bài vẽ vào đầu tiết học sau.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc tìm hiểu bài: Vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát cho biết:
H: Lấy ánh sáng từ mấy hướng vào vật mẫu?
H: Khi ánh sáng chiếu vào vật mẫu phần được chiếu sáng màu sắc vật mẫu
như thế nào? Phần không được chiếu sáng thì sao?
H: Nêu các bước vẽ đậm nhạt mẫu cái ấm tích và cái bát ?
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_7_tiet_11_den_13_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf