I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về hình dáng và đậm nhạt của hình trụ và hình
cầu.55
2. Kỹ năng: HS vẽ được hình gần với mẫu, những hình cơ bản, ứng dụng để vẽ
những đồ vật thường gặp trong cuộc sống.
3. Thái độ: Yêu quý mẫu qua bố cục, đường nét.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,
hợp tác nhóm.
a. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mẫu dạng h́ình trụ và h́ình cầu (2 bộ mẫu)
Tranh tham khảo, các bước bài vẽ theo mẫu h́ình trụ và h́ình cầu
Bài vẽ của HS năm trước
2. Học Sinh : Giấy, ch́ì màu tẩy, bài vẽ hình ở tiết 1
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt vấn đề và giải quyết
vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Nhận xét một số bài vẽ về h́ình và bố cục ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hình dáng của hình trụ và hình cầu. Để
hiểu sâu hơn về chi tiết, hôm nay cô cùng các em nghiên cứu độ đậm nhạt của
mẫu.
14 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 17 đến 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2019
Ngày giảng: 28/11/2019 (6A1)
Tiết 17: Bài 16: Vẽ theo mẫu:
VẼ THEO MẪU HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
(Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về hình dáng và đậm nhạt của hình trụ và hình
cầu.55
2. Kỹ năng: HS vẽ được hình gần với mẫu, những hình cơ bản, ứng dụng để vẽ
những đồ vật thường gặp trong cuộc sống.
3. Thái độ: Yêu quý mẫu qua bố cục, đường nét.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,
hợp tác nhóm.
a. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mẫu dạng h́ình trụ và h́ình cầu (2 bộ mẫu)
Tranh tham khảo, các bước bài vẽ theo mẫu h́ình trụ và h́ình cầu
Bài vẽ của HS năm trước
2. Học Sinh : Giấy, ch́ì màu tẩy, bài vẽ hình ở tiết 1
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt vấn đề và giải quyết
vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Nhận xét một số bài vẽ về h́ình và bố cục ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hình dáng của hình trụ và hình cầu. Để
hiểu sâu hơn về chi tiết, hôm nay cô cùng các em nghiên cứu độ đậm nhạt của
mẫu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
độ đậm nhạt của mẫu
GV yêu cầu 1-2 HS đặt mẫu như tiết
1 (GV điều chỉnh mẫu và hướng ánh
sáng)
* HĐ cá nhân: GV hỏi- HS trả lời
H: Ánh sáng chính chiếu từ đâu tới ?
I. Quan sát - nhận xét:
- Ánh sáng chính chiếu từ trái sang phải
H: Có mấy độ đậm nhạt chính ?
H: Khối nào đậm hơn ?
H: Độ đậm nhạt chuyển trên khối trụ
và khối cầu như thế nào ?
H: Nhận xét về bóng đổ của khối cầu
lên h́ình trụ và bóng đổ của 2 vật mẫu
lên nền như thế nào ?
H: Mảng sáng nhất của mẫu là ở đâu
?
H: Mảng đậm nhất nằm ở đâu ?
Hoạt động 2: Cách vẽ đậm nhạt
* HĐ nhóm đôi:
H: Nêu các bước của bài vẽ đậm nhạt
?
* HĐ cá nhân:
H: Nên vẽ bên đậm trước hay bên
nhạt trước ?
H: Vẽ đậm nhạt bằng các nét như thế
nào ?
GV minh họa các cách vẽ bóng đổ.
4. Đánh giá kết quả học tập:
- PP: Quan sát, vấn đáp
- KT: cá nhân
- Có 3 độ đậm nhạt chính: đậm, vừa,
nhạt
- Khối trụ đậm hơn khối cầu
- Độ đậm nhạt trên khối trụ và khối cầu
chuyển tiếp nhẹ nhàng
- Bóng đổ trên khối cầu lên khối trụ và
khối trụ đổ lên nền đậm hơn khối trụ
- Chỗ sáng nhất của mẫu là chỗ tiếp
sáng trên khối cầu.
- Mảng đậm nhất của mẫu là ở trên khối
trụ.
II. Cách vẽ
B1: Phân mảng đậm nhạt theo ánh sáng
và cấu trúc.
B2: Vẽ đậm nhạt theo mảng.
B3: Vẽ chi tiết hoàn thiện bài.
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, vẽ hoàn thiện bài (vẽ đậm nhạt)
- HS vẽ bài cá nhân.
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Khuyến khích động viên các em
- Yêu cầu các em vẽ phải nhìn mẫu thật kĩ làm đúng theo các bước đã hướng
dẫn.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV thu từ 4- 5 bài, yêu cầu HS nhận xét về: Bố cục, hình vẽ, đậm nhạt.
- GV kết luận bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích
những em vẽ chưa tốt.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Về nhà vẽ tranh tĩnh vật bằng các chất liệu khác như: xé dán giấy màu, lá khô.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài 18 Kiểm tra học ḱỳ Trang trí hình vuông.
- Phác thảo trước bài ở nhà.
- Chuẩn bị: Giấy A4, ch́ì, màu, tẩy, thước kẻ.
Ngày soạn: 30/11/2019
Ngày dạy: 02/12/2019 (6A2)
Tiết 18: Bài 18: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
Kiểm tra học kỳ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Đây là bài kiểm tra cuối học ḱỳ nhằm đánh giá về khả năng nhận
thức và thể hiện bài vẽ của HS, HS biết trang trí một hình vuông.
2. Kỹ năng: Đánh giá những kiễn thức đã tiếp thu được của HS, những biểu
hiện tình cảm, óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và màu
sắc.
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn trang trí.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phương tiện: Chuẩn bị biểu điểm, nội dung đề bài.
2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, nội dung đề tài.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Gợi mở, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống
- Kĩ thuật dạy học: Dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV nêu mục tiêu bài học: Hôm nay chúng ta sẽ thực thiện bài kiểm tra học kỳ
I, hoàn thiện bài trang trí hình vuông. Bài vẽ sẽ góp phần quan trọng trong việc
đánh giá kết quả học tập của các em trong học Kỳ I, mông các em tập trung,
hoàn thiện bài tại lớp.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
- GV nêu yêu cầu của tiết học: Kiểm tra học ḱỳ 1, thời gian 1 tiết.
- Đề bài: Em hãy trang trí một hình vuông, mỗi cạnh 10cm, họa tiết tự chọn,
màu sắc tự chọn.
- Khuôn khổ giấy A4.
- HS vẽ bài cá nhân.
* Biểu điểm:
Loại Đạt: Đ (Từ 5 điểm trở lên)
- Vẽ trang trí 1 hình vuông (4đ)
- Biết sắp xếp hình ảnh trong bài sao cho có chính, phụ, xa, gần, có bố cục khá
tốt.( 2đ)
- Họa tiết đẹp sinh động, hồn nhiên, không sao chép. (2đ)
- Màu sắc nổi bật trọng tâm, có sự phối hợp màu sắc ăn ý, có kĩ thuật pha trộn
màu hài hòa hợp lí. (Màu sắc có thể hoàn thành hoặc chưa hoàn thành) (2đ)
Loại Chưa đạt: CĐ (dưới 5 điểm)
- Chưa vẽ trang trí được 1 hình vuông
- Bài chưa có bố cục hoặc bố cục quá rời rạc.
- Chưa biết cách sắp xếp họa tiết.
- Chưa vẽ màu.
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV cho HS nhận xét bài của các bạn trong lớp.
- Nhận xét quá trình kiểm tra.
Hoạt động 4: Vận dụng
Sưu tầm, quan sát hình vuông có trong thực tế: viên gạch hoa, chiếc khăn, tấm
thảm, vỏ gối
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Vẽ một bức tranh đề tài mà em yêu thích
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị cho bài 19: Thường thức mĩ thuật: "Tranh dân gian Việt Nam".
- Đọc trước bài trong SGK
- Sưu tầm tranh ảnh dân gian.
Ngày soạn: 28/12/2019
Ngày giảng: 30/12/2019 (6A2)
Tiết: 19: Bài 19: Thường thức mĩ thuật:
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái quát về một số tranh dân gian Việt Nam,
đặc biệt là 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
2. Kỹ năng: HS phân biệt được 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
3. Thái độ: Yêu thích, yêu quý nghệ thuật dân gian.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
HS có năng lực tự học, giao tiếp, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
HS có năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, cảm nhận thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Tranh dân gian Việt Nam, (Hứng Dừa, Bịt mắt bắt Dê, Đám cưới
chuột)
2. Học sinh: Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam
Giấy chì, bút...
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề,
trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng lên bảng thi viết về các
dòng tranh dân gian mà em biết. Đội nào viết được nhiều dòng tranh dân gian
đội đó sẽ chiến thắng. Chú ý không viết trùng tên dòng tranh (thời gian 3 phút)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
GV giới thiệu: Hằng năm vào dịp Tết Nguyên Đán người ta thường treo các
tranh dân gian hoặc câu đối . Tranh là đời sống tinh thần của nhân dân ta đặc
biệt là lối diễn tả giản lược của người xưa nhằm vạch trần chân dung cuộc sống.
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS tìn hiểu về
tranh dân gian.
- GV cho HS tự đọc thông tin trong
SGK trong thời gian 1 phút. Sau đó
GV hỏi - HS trả lời cá nhân.
H: Tranh dân gian có từ bao giờ ?
Do ai sáng tác ?
H: Tranh thường được sử dụng trong
dịp nào ?
H: Nêu nội dung của các bức tranh
dân gian ?
H: Có mấy dòng tranh dân gian
chính ? Kể tên các dòng tranh đó ?
H: Kể tên những bức tranh dân gian
mà em biết ?
Hoạt động 2 : Hai dòng tranh
đông Hồ và tranh Hàng Trống
- GV chia nhóm: (4 nhóm), cử nhóm
trưởng, cử thư kí ghi chép ý kiến của
nhóm - Phát phiếu bài tập, thảo luận
5', trình bày 5', kết luận 5'.
* Phiếu bài tập 1: Nhóm 1,2
- Vì sao gọi là tranh Đông Hồ
- Tranh Đông hồ do ai sáng tác ?
Tranh phục vụ cho ai ?
- Tranh đề cập đến nội dung gì ?
- Màu sắc lấy từ đâu ? Đường nét
trong tranh như thế nào ?
- Kể tên những bức tranh Đông Hồ
mà em biết
* Phiếu bài tập 2: Nhóm 3,4
I. Vài nét về tranh dân gian:
+ Tranh dân gian có từ lâu đời do các
nghệ nhân xưa sáng tác.
+ Tranh được sử dụng trong dịp Tết, và
thường được gọi là tranh Tết.
+ Nội dung: Cảnh sinh hoạt đời sống
XH, các trò chơi...
+ Có 2 dòng tranh dân gian Tranh Đông
Hồ và Hàng Trống
+ Tranh dân gian: Đám cưới chuột ,
Hứng Dừa, Bịt mắt bắt Dê...
1. Tranh Đông Hồ
- Tranh sản xuất tại làng Đông Hồ
(Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)
- Tác giả: Nghệ sĩ nông dân
- Nội dung tranh : vui chơi, sinh hoạt lao
động trò chơi dân gian, chúc phúc lộc
thọ hoặc châm biếm đả kích
- Màu vẽ: lấy từ thiên nhiên.
- Đường nét: đơn giản, khoẻ khoắn, dứt
khoát.
- Một số tranh: Gà mái, Đánh ghen, đại
Cát, Đám cưới chuột, Bà Triệu
2. Tranh Hàng Trống
- Vì sao gọi là tranh Hàng Trống ?
- Tranh do ai sáng tác nhằm mục
đích gì?
- Nêu đặc điểm nghệ thụât của tranh
Hàng Trống ?
- Tranh đề cập đến nội dung gì ?
- Kể tên những bức tranh Hàng
Trống mà em biết ?
+ Các nhóm trả lời, nhóm khác bổ
sung, GV nhận xét, két luận.
Hoạt động 3 : Giá trị nghệ thuật
của tranh dân gian
- GV cho HS đọc nội dung trong
SGK, rồi trình bày trong thời gian 1
phút.
H: Trình bày những giá trị nghệ
thuật của tranh dân gian ?
- GV kết luận bổ sung.
* Dự kiến tình huống phát sinh:
ngoài 2 dòng tranh dân gian đông hồ
và hàng trống còn có dòng tranh dân
gian nào khác? GV có thể giải thích:
dòng tranh Kim Hoàng (Hoài Đức-
Hà Nội) tranh làng Sình (Huế).
Tranh dân gian này xuất hiện thời
Nguyễn (1802-1945).
- Tranh sản xuất tại phố Hàng Trống
(HN)
- Tranh do những nghệ nhân sáng tác
theo yêu cầu của người đặt phục vụ cho
tín ngưỡng, thú vui của lớp dân thành thị
và trung lưu.
- Đường nét: mềm mại, mảnh mai, chau
chuốt và tinh tế.
- Màu vẽ: là màu phẩm nhuộm.
- Nội dung: Châm biếm, đã kích thờ
cúng, tín ngưỡng
- Một số tranh: Ngũ Hổ, Phật bà Quan
Âm, Chợ Quê, Lý Ngư Vọng Nguyệt,
Bịt mắt bắt Dê....
III. Nghệ thuật của tranh dân gian:
1. Bố cục theo lối ước lệ, tượng trưng.
2. Tranh gồm phần chữ (thơ) minh họa
cho phần tranh.
3. Tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống
là hai dòng tranh dân gian tiêu biểu cho
Nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam.
Với hình tượng giản lược khái quát, vừa
hư vừa thực phản ánh sinh động cuộc
sống xã hội Việt Nam.
Hoạt động 3: luyện tập
H: Nêu một số nét cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống ?
H: Trình bày giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam ?
- GV tuyên dương những em nghiêm túc, nhận xét giờ học
Hoạt động 4: Vận dụng
- Sưu tầm tranh dân gian có trên sách báo, tạp chí
- Tìm hiểu thêm về làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống xem các nghệ nhân vẽ và
làm tranh, em có thể học cách vẽ, cách làm của họ
Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Em hãy sáng tác một bức tranh đề tài theo phong cách dân gian (về nhà)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Nắm vững đặc điểm của 2 dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống
- Chuẩn bị bài 20, sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam
- Đọc trước bài trong SGK
Ngày soạn: 4/1/2020
Ngày dạy: 06/1/2020 (6A2)
Tiết 20: Bài 24: Thường thức mĩ thuật:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của hai dòng
tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống nổi tiếng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện tư duy khái quát, tư duy logic kỹ năng phân tích tổng
hợp, hiểu và trình bày được đặc điểm của 2 dòng tranh dân gian trên.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS ý thức phát huy nghệ thuật truyền thống, yêu
kính, tôn trọng những tác phẩm mĩ thuật của cha ông.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý,
hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: năng lực quan sát, khám phá, năng lực biểu đạt, học sinh
có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Tài liệu tham khảo: " Danh họa Việt Nam ", Bộ tranh dân gian
Việt Nam
ĐDDH MT 6, phiếu bài tập, bút nét to, bảng phụ.
2. Học Sinh: Vở ghi, giấy, bút.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, liên hệ thực tiễn cuộc sống,
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Tranh dân gian có từ bao giờ, do ai sáng tác ?
H: Vì sao tranh dân gian được gọi là tranh Tết ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng lên bảng thi viết về
những tác phẩm của hai dòng tranh dân gian mà em biết. Đội nào viết được
nhiều tác phẩm tranh dân gian đội đó sẽ chiến thắng. Chú ý không viết trùng tên
tác phẩm dòng tranh dân gian (thời gian 3 phút)
GV giới thiệu bài học: Bài 19: các em đã hiểu đôi nét về tranh dân gian Việt
Nam. Để hiểu sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật, hôm nay chúng ta cùng
tìm hiểu một số tranh dân gian tiêu biểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hai dòng tranh dân
gian tiêu biểu
* HĐ cá nhân:
H: Việt Nam ta có những dòng tranh
dân gian nào tiêu biểu, nêu xuất xứ của
chúng ?
+ GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi
H: Tranh thuộc dòng tranh dân gian nào
?
- GV kết luận, bổ sung
Hoạt động 2: Xem tranh
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo
luận, thời gian 3p.
Trình bày, bổ sung, kêt luận.
Hãy xem tranh "Gà Đại Cát" và "Đám
Cưới Chuột...
Nhóm 1:
H: Trình bày nội dung của bức tranh
"Gà Đại Cát" ?
H: Nêu nghệ thuật diễn tả của bức tranh
"Đại Cát" ?
- Hai dòng tranh dân gian: Đông Hồ và
Hàng Trống
I. Gà Đại Cát:
- Nội dung: đề tài chúc tụng.
- Hình ảnh gà trống hội tụ 5 đức tính tốt mà
người đàn ông cần phải có "Văn, võ, dũng,
nhân, tín"
- Hình thức: In trên giấy dó quét nền điệp,
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV treo một số bức tranh yêu cầu điền tên tranh và loại tranh.
H: Tại sao nói "Chợ Quê" là bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam ?
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Sưu tầm tranh dân gian có trên sách báo, tạp chí
- Em có thể tìm hiểu trên mạng về làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống xem các
nghệ nhân vẽ và làm tranh, em có thể học cách vẽ, cách làm của họ.
- Sưu tầm 4 bức tranh, gà đại cát, chợ quê, phật bà quan âm, đám cưới chuột.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Nhóm 2
H: Trình bày nội dung của tranh "Đám
cưới chuột" ?
H: Nêu vài nét vễ nghệ thuật diễn tả của
bức tranh đó ?
Nhóm 3
H: Trình bày nội dung của tranh "Chợ
Quê" ?
H: Nêu vài nét vễ nghệ thuật diễn tả của
bức tranh đó ?
H: Nhận xét về màu sắc của bức tranh
đó ?
Nhóm 4
H: Nêu đề tài của bức tranh "Phật Bà
Quan Âm"
H: Mô tả lại nội dung của bức tranh đó
H: Ý nghĩa của bức tranh này là gì ?
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV kết luận.
* Dự kiến tình huống phát sinh:
HS có thể hỏi phật bà quan âm có ở
đâu? GV có thể giải thích có ở các chùa
của Việt Nam.
bố cục thuận mắt, hình vẽ đơn giản, nét
viền đen to, khoẻ không khô cứng, phần
chữ minh họa cho tranh thêm chặt chẽ.
- Màu sắc: Sinh động và tươi tắn.
2. Đám cưới chuột
- Đề tài: châm biếm phê phán thói hư tật
xấu trong xã hội. Chuột tượng trưng cho
người nông dân bị áp bức, Mèo tượng trưng
cho tầng lớp quan lại phong kiến bốc lột.
- Bố cục sắp xếp theo hàng ngang dàn đều
- Hình thức diễn tả hóm hỉnh tạo cho bức
tranh vẻ hài hước sinh động, đường nét đơn
giản, màu sắc hài hòa.
3. Chợ Quê
- Đề tài sinh hoạt diễn tả cảnh một phiên
chợ ở làng quê Việt Nam như một xã hội cũ
thu nhỏ: Trong chợ có đầy đủ các quầy
hàng, kẻ mua người bán tấp nập, già trẻ trai
gái vui đùa, thầy bói, ăn xin...
- Cách diễn tả tinh tế thể hiện được nét
nghệ thuật của tranh Hàng Trống.
- Màu sắc tươi sáng của phẩm nhuộm tạo
nên vẻ tươi tắn, sinh động cho bức tranh.
4. Phật Bà Quan Âm
- Nội dung: Đề tài tôn giáo, tín ngưỡng,
khuyên răn con người làm việc thiện. Đức
phật ngồi trên toà sen, xung quanh tỏa hào
quang sáng chói, 2 bên là Tiên Đồng và
Ngọc Nữ.
- Bức tranh thể hiện sự huyền ảo thần bí từ
cách chuyển màu tả nét mềm mại bố cục
nhịp nhàng.
Tài liệu tham khảo: "Danh họa Việt Nam", Bộ tranh dân gian Việt Nam, em có
thể tìm đọc.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Nắm vững đặc điểm của 2 dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống
- Chuẩn bị bài sau: Mẫu có 2 đồ vật, chuẩn bị mẫu vẽ, chì, vở vẽ.
Ngày soạn: 11/1/2020
Ngày dạy: 13/1/2020 (6A2)
Tiết 21: Bài 20: Vẽ theo mẫu:
MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
(Tiết 1 - Vẽ hình)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về hình dáng và đậm nhạt của cái bình đựng
nước và cái hộp, hai mẫu vật biểu hiện trong một không gian chung.
2. Kỹ năng: HS vẽ được hình gần với mẫu, ứng dụng để vẽ những đồ vật
thường gặp trong cuộc sống.
3. Thái độ: Yêu quý mẫu qua bố cục, đường nét.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý,
hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, tính toán, năng lực biểu đạt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mẫu cái ca và cái hộp.
- Phương tiện: Tranh tham khảo, các bước bài vẽ theo mẫu mẫu có 2 đồ vật.
- Bài vẽ của HS năm trước.
2. Học sinh: Giấy, chì, mẫu vẽ
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ (3'): So sánh hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng
Trống ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV giới thiệu bài:
Vật mẫu tự nhiên vốn thật sinh động và hấp dẫn. Hình ảnh đó nếu được đưa vào
tranh sẽ càng đẹp hơn. Hình trụ và hình cầu chúng ta đã học ở bài 15-16, bây giờ
chúng ta tìm hiểu những vật có dạng hình trụ và hình cầu đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát,
nhận xét:
GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận
nhóm bàn (3p)
- GV cho HS xem tranh về các cách đặt
bố cục
Hãy phân tích các cách đặt bố cục của
mẫu? Trong các cách đặt mẫu, cách nào
h ợp lí và cân đối hơn?
- GV yêu cầu HS lên đặt mẫu theo hình
6.
GV hỏi – HS trả lời
Khung hình chung của mẫu là hình gì ?
? Khung hình riêng của mẫu là hình gì ?
? Hình khối nào dùng để làm đơn vị đo
các tỷ lệ của vật mẫu
? Em có nhận xét gì về vị trí của các vật
I. Quan sát - nhận xét:
1. Bố cục:
- Hình 1: Bố cục lệch lên phía trên,
không cân đối.
- Hình 2: Bố cục lệch xuống phía
dưới và chếch qua phía phải.
- Hình 3: Hình hộp đặt ngang với cái
ca
- Hình 4: Hình hộp đặt phía sau cái
ca
- Hình 5: Hình hộp đặt chồng lên
trên cái ca
- Hình 6: hình hộp đặt phía trước cái
ca, bố cục cân đối hợp lí.
2. Khung hình chung:
- Khung hình chung của mẫu là
khung hình chữ nhật đứng
- Khung hình khối hộp hình vuông,
khung hình cái ca là hình chữ nhật
đứng
- Hình hộp dùng làm đơn vị đo tỷ lệ
các vật mẫu vì chiều ngang và chiều
cao của chúng ít thay đổi và hầu như
mẫu ?
? Ánh sáng chính chiếu lên mẫu từ hướng
nào ?
Hoạt đông 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- GV treo hình minh họa các bước vẽ
hình lên bảng không theo thứ tự, yêu
cầu HS thảo luận nhóm bàn (2p)
? Có mấy bước vẽ hình ?
không thay đổi.
3. Vị trí
- Hình hộp đặt trước, cái ca đặt sau,
nên khi vẽ phải chú ý không được vẽ
2 vật ngang bằng nhau.
- Hướng từ phải sang trái.
II. Cách vẽ:
4 bước:
+ B1: Vẽ phác khung hình.
Đo, ước lượng, tìm tỉ lệ chung của
khung hình bao quát, khung hình
riêng từng vật , khoảng cách nếu có
+ B2: Vẽ các nét chính.
Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu, luôn so
sánh để tìm tỉ lệ các bộ phận của mẫu
sao cho cân đối.
+ Vẽ phác các bộ phận của vật mẫu,
chú ý tới tỉ lệ sẽ làm cho hình vẽ
giống mẫu Phác các bộ phận của
mẫu, vẽ bằng những đường thẳng,
chia trục đối xứng.
+ B3: Vẽ nét chi tiết.
Điều chỉnh tỉ lệ và đặc điểm các bộ
phận của mẫu.
+ B4: Gợi khối, đậm nhạt, hoàn
chỉnh phần hình.
+ Vẽ các mảng phân định các độ
đậm - nhạt theo chiều ánh sáng trên
mẫu.
Hoạt động 3: luyện tập
- GV cho HS vẽ theo mẫu: cái ca và hộp
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng học sinh.
- Chú ý:
+ Khi quan sát thì lấy 1 bộ phận hoặc 1 vật mẫu làm chuẩn để so sánh, ước
lượng.
+ Xác định khung hình chung, riêng để tìm hình dáng và tỉ lệ mẫu vật trong
khung hình.
+ Nên quan sát 1 cách tổng thể mẫu.
+ Thường xuyên so sánh, đối chiếu bài với mẫu vẽ.
Hoạt động 4: vận dụng
- Giáo viên chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét.
Sau đó bổ sung góp ý.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ
tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Quan sát đồ vật giống bình đựng nước và cái hộp.
- So sánh tỉ lệ kích thước, màu sắc, hình dáng
V. HƯỚNG DẪN HỌ SINH CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại các bước vẽ đậm nhật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu, quan sát đậm
nhạt ở cái ca và quả, chuẩn bị chì, bài vẽ hình.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_6_tiet_17_den_21_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf