1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập, trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân theo hướng dích dắc.
- Trẻ tập thuần thục bài tập phát triển chung,
- Biết cách chơi trò chơi và chơi trò chơi đúng luật.
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ phát triển sức mạnh của đôi chân, đôi tay. Sự phối hợp sức mạnh của các cơ bắp.
- Rèn kỹ năng phối hợp nhịp nhàng tay và chân
- Rèn sự di chuyển của cơ thể một cách khéo léo, nhịp nhàng.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục,
- Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật khi tham gia tập và chơi trò chơi.
4 trang |
Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân - Hà Thị Tuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GVDG CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2011 – 2012.
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Đề tài: Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân
Đối tượng: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 - 35 phút
Ngày soạn: 21/02/2012
Ngày dạy: 23/02/2012
Người soạn giảng: Hà Thị Tuất
Đơn vị: Trường MN sơn ca - Xã: Ẳng Tở - Huyện: Mường Ảng.
I/ Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập, trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân theo hướng dích dắc.
- Trẻ tập thuần thục bài tập phát triển chung,
- Biết cách chơi trò chơi và chơi trò chơi đúng luật.
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ phát triển sức mạnh của đôi chân, đôi tay. Sự phối hợp sức mạnh của các cơ bắp.
- Rèn kỹ năng phối hợp nhịp nhàng tay và chân
- Rèn sự di chuyển của cơ thể một cách khéo léo, nhịp nhàng.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục,
- Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật khi tham gia tập và chơi trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô:
- 10 bát hoa, 2 lá cờ.
- 2 đường dích dắc ( mỗi chậu cách nhau 1m, đường dích dắc dài 4 - 5m
- Trang phục của cô và của trẻ gọn gàng.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Quần áo gọn gàng, chân đi tất.
III/ Cách tiến hành .
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện cùng trẻ.
Cô: Xúm xít, xúm xít
Trẻ: Quanh cô, quanh cô.
- Các con ạ! Mùa xuân là tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Cứ mỗi độ xuân về người Việt Nam thường tổ chức ngày tết trồng cây, các con có muốn cùng cô tham gia vào ngày tết trồng cây không ?
- Cho trẻ hát bài “ Gieo hạt ”. 1 lần,
- Muốn cây mau lớn chúng mình phải làm gì ? ( Cho trẻ làm động tác tưới nước ).
- Các con ơi ! các con có nghe thấy gì không ? ( Tiếng loa )
- Các con đã sẵn sàng cùng cô đến tham dự hội thi chưa ?
Vậy cô con mình cùng lên đường đi đến hội thi thôi.
2. Hoạt động 1: Khởi động.
- Cô cho trẻ đi các kiểu đi sen kẽ: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc .
- Ban tổ chức thông báo với cô rằng, hội thi sẽ trải qua 3 vòng thi .
Trong khi chờ đợi đến lượt thi cô cùng các con ôn các nội dung thi để khi chúng mình bước vào hội thi sẽ đạt kết quả cao nhé.
- Cho trẻ điểm danh và tách hàng.
- Nội dung thứ nhất có tên gọi là “ Màn đồng diễn ”
3. Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Cô cho trẻ tập theo hiệu lệnh hô của cô,
- Ở tư thế chuẩn bị: Chân đứng chếch hình chữ v, tay buông xuôi,
+ ĐT tay: Chân phải bước sang phải 1 bước rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước ngang trước mặt lên cao, xuống trước mặt về tư thế chuẩn bị, sau đó lại đổi chân ( 4x8n ).
- Ở tư thế chuẩn bị: Chân đứng chếch hình chữ v, tay buông xuôi.
+ ĐT Chân: 2 tay chống hông, bước chân phải sang bên phải khụy gối xuống, chân trái thẳng sau đó thu chân phải về và bước chân trái sang trái , chân trái khụy gối, chân phải thẳng ( 4x8n ).
- Ở tư thế chuẩn bị: Chân đứng chếch hình chữ v, tay buông xuôi,
+ ĐT bụng: Đứng hai chân rộng bằng vai, 2 tay giơ lên cao quá đầu cúi xuống, 2 chân thẳng, 2 tay chạm đầu ngón chân. Đứng lên, 2 tay giơ cao, về tư thế ban đầu. ( 2x8n ).
- Ở tư thế chuẩn bị: Chân đứng chếch hình chữ v, tay buông xuôi.
+ ĐT bật: Bật tách chân sang 2 bên đồng thời 2 tay dang ngang. Bật chụm chân lại 2 tay đưa lên đầu, sau đó bật tách chân đưa 2 tay sang ngang rồi trở về tư thế chuẩn bị. (2x8n)
- Trẻ tập: Cô tập cùng trẻ kết hợp quan sát trẻ tập.
Vừa rồi các con tập rất tốt nội dung thứ nhất rồi. tiếp theo là nội dung của vòng thi thứ 2, Có tên gọi là “ Bò dích dắc bằng bàn tay và bàn chân ”.
b. vận động cơ bản: “ Bò dích dắc bằng bàn tay và bàn chân ”.
- Sau đây cô sẽ tập trước, các con hãy lắng nghe và quan sát nhé.
- Cô tập mẫu 2 lần:
+ Lần 1: Cô tập trọn vẹn động tác nhưng không phân tích động tác.
+ Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác.
Ở tư thế chuẩn bị chống hai bàn tay xuống sàn nhà sát với vạch chuẩn, người nhổm cao lên: Khi có hiệu lệnh của cô “ Bò ” chống tay phải về phía trước kết hợp bước chân trái lên sát với tay trái, sau đó tay trái chống lên phiá trước, chân phải bước lên sát với tay phải cứ như vậy chân nọ tay kia. mắt nhìn thẳng về hướng bò, bò về phía trước, bò hết đường dích dắc đứng dậy về vị trí của cô đứng.
- Sau đây là nội dung tập cá nhân.
+ Cô cho 2 trẻ mạnh dạn lên tập mẫu, trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ ( Nếu có )
+ Cô cho lần lượt từng trẻ lên bò 1 - 2 lần, cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ ( nếu có ).
- Tiếp theo là nội dung tập thể:
+ Cô cho cả lớp thi 1 lần.
+ Trẻ tập cô quan sát động viên trẻ
+ Chú ý sửa sai cho trẻ.
- Qua nội dung thứ 2 cô thấy các con tập rất là tốt và khéo léo, còn một nội dung nữa đó là nội dung tham gia vào trò chơi “ Chạy tiếp cờ ”.
C. Trò chơi “ Chạy tiếp cờ ”.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi(1-2 trẻ nhắc lại)
- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cả lớp chơi 1 - 2 lần.
- Cô quan sát động viên trẻ.
Vừa rồi các con đã ôn song các nội dung thi rồi, các con nhắc lại cho cô xem hội thi sẽ phải trải qua mấy vòng thi.
( Hội thi trải qua 3 vòng thi )
+ Vòng thi thứ nhất có tên gọi là gì ? ( Màn đồng diễn )
+ Vòng thi thứ hai có tên gọi là gì ? ( Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân )
+ Vòng thi thứ ba có tên gọi là gì ? ( Chạy tiếp cờ )
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh.
- Vừa rồi chúng mình ôn luyện rất là mệt rồi, trong khi chờ đợi đến lượt vào thi cô con mình cùng đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng cho cơ thể đỡ mệt.
+ Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 -2 vòng quanh lớp.
- cho trẻ đi vệ sinh chân tay rồi vào lớp.
- Trẻ xúm xít quanh cô,
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Cả lớp chơi 1 lần
- Trẻ trả lời.
- Có tiếng loa
- Trẻ trả lời
- Trẻ khởi động cùng cô
- Trẻ xếp hàng
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp điểm danh
- Trẻ tập theo giệu lệnh của cô
- Trẻ tập theo theo hiệu lệnh hô của cô.
- Trẻ tập theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp quan sát
- Trẻ lắng nghe và quan sát cô tập mẫu
- 2 trẻ lên tập
- Từng cá nhân trẻ tập
- Cả lớp lần lượt lên tập tập.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cả lớp chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
- Trẻ ra chơi.
File đính kèm:
- GATG (2).doc