Giáo án Luyện từ và câu_Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2

I. MỤC TIÊU

- Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa.

- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?

- Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm.

- Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2.

- HS: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1)

2. Bài cũ (3)

- Ôn tập học kì I.

3. Bài mới

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu_Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 19 Ngày dạy: 18/1/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? I. MỤC TIÊU Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào? Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm. Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ GV: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2. HS: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập học kì I. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. +MT: Giúp HS: Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa. + Cách tiến hành: . GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. -Sau ý kiến của mỗi em, GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV ghi tên tháng trên bảng lớp theo 4 cột dọc. Tháng giêng Tháng tư Tháng bảy Tháng mười Tháng hai Tháng năm Tháng tám Tháng mười một Tháng ba Tháng sáu Tháng chín Tháng mười hai - Chú ý: Không gọi tháng giêng là tháng 1 vì tháng 1 là tháng 11 âm lịch. Không gọi tháng tư là tháng bốn. Không gọi tháng bảy là tháng bẩy. Tháng 12 còn gọi là tháng chạp. - GV ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên tháng. - GV che bảng HS sẽ đọc lại. v Hoạt động 2: Thực hành +MT: Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm. + Cách tiến hành: GV nhắc HS: Mỗi ý a, b, c, d, e nói về điều hay của mỗi mùa. Các em hãy xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất. GV phát bút dạ và giấy khổ to đã viết nội dung bài tập cho 3, 4 HS làm bài. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. v Hoạt động 3: Thực hành. +MT: Giúp HS: Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào? +Cách tiến hành: GV cho từng cặp HS thực hành hỏi – đáp: 1 em nêu câu hỏi – em kia trả lời. GV khuyến khích HS trả lời chính xác, theo nhiều cách khác nhau. GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than - - Hoạt động lớp, nhóm - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trao đổi trong nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập. - Đại diện các nhóm nói trước lớp tên ba tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm. - Đại diện các nhóm nói trước lớp tên tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa trong năm, lần lượt đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. - 1, 2 HS nhìn bảng nói tên các tháng và tháng bắt đầu, kết thúc từng mùa. - HS xung phong nói lại. - Hoạt động lớp, cá nhân - 1 HS đọc thành tiếng bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại. - 3, 4 HS làm bài. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. - Những HS làm bài trên giấy khổ to dán kết qủa lên bảng lớp - Hoạt động nhóm đôi - 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi - HS 1: Khi nào HS được nghỉ hè? - HS 2: Đầu tháng sáu, HS được nghỉ hè. - HS 1: Khi nào HS tựu trường - HS 2: Cuối tháng tám HS tựu trường - HS 1: Mẹ thường khen em khi nào? - HS 2:Mẹ thường khen em khi em chăm học. - HS 1: Ở trường em vui nhất khi nào? - HS 2: Ở trường em vui nhất khi được điểm 10. v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 20 Ngày dạy: 25/1/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống vốn từ về thời tiết. Rèn kỹ năng đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho: khi nào? Dùng đúng dấu chấm và dấu chấm cảm trong ngữ cảnh. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. HS: SGK. Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông ấm áp giá lạnh mưa phùn gió bấc se se lạnh oi nồng Ânóng bức 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? Kiểm tra 2 HS. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập +MT : Giúp HS làm đúng các bài tập 1. +Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Phát giấy và bút cho 2 nhóm HS. GV sửa đề bài thành: Nối tên mùa với đặc điểm thích hợp. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Nhận xét, tuyên dương từng nhóm. v Hoạt động 2: Giúp HS đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho: khi nào? +MT : Giúp HS HS đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho: khi nào? +Cách tiến hành: Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. GV ghi lên bảng các cụm từ có thể thay thế cho cụm từ khi nào: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. Hướng dẫn: 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi với nhau để làm bài. Các con hãy lần lượt thay thế các từ mà bài đưa ra vào vị trí của từ khi nào trong từng câu văn, sau đó đọc câu đã có từ được thay thế lên và bàn bạc với nhau xem từ đó có thể thay thế cụm từ khi nào hay không. Các con cần chú ý, câu hỏi có từ khi nào là câu hỏi về thời điểm (lúc) xảy ra sự việc. Yêu cầu HS nêu kết quả làm bài. Ví dụ: Cụm từ khi nào trong câu Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng? Có thể thay thế bằng những cụm từ nào? Hãy đọc to câu văn sau khi đã thay thế từ. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Treo bảng phụ và gọi HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Khi nào ta dùng dấu chấm? Dấu chấm cảm được dùng ở cuối các câu văn nào? Kết luận cho HS hiểu về dấu chấm và dấu chấm cảm. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Trò chơi: GV nêu luật chơi: Khi GV nói 1 câu, các nhóm phải tìm ra sau câu đó dùng dấu gì. Nhóm nào có tín hiệu nói trước (giơ tay, phất cờ) và nói đúng được 10 điểm. Nói sai bị trừ 5 điểm. VD: - Mùa xuân đẹp quá! - Hôm nay, tôi được đi chơi. Tổng kết trò chơi. Dặn HS về nhà làm bài tập và đặt câu hỏi với các cụm từ vừa học. Chuẩn bị: Từ ngữ về chim chóc. Hoạt động lớp. Đọc yêu cầu. HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập tiếng Việt 2, tập hai. Hoạt động lớp, cá nhân. HS đọc yêu cầu. HS đọc từng cụm từ. HS làm việc theo cặp Có thể thay thế bằng bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. Đáp án: b) bao giờ, lúc nào, tháng mấy. c) bao giờ, lúc nào, (vào) tháng mấy. d) bao giờ, lúc nào, tháng mấy. HS đọc yêu cầu. 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Thật độc ác!/ Mở cửa ra!/ Không!/ Sáng ra ta sẽ mở cửa mời ông vào. Đặt ở cuối câu kể. Ơû cuối các câu văn biểu lộ thái độ, cảm xúc. Dấu chấm cảm. Dấu chấm. v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 21 Ngày dạy: 1/2/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : Ở ĐÂU ? I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về: Từ ngữ chỉ chim chóc. Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu? Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng thống kê từ của bài tập 1 như Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Mẫu câu bài tập 2. HS: Vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về thời tiết… Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra. HS 1 và HS 2 cùng nhau thực hành hỏi – đáp về thời gian. HS 3 làm bài tập: Tìm từ chỉ đặc điểm của các mùa trong năm. Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập . MT : Giúp HS giải đúng các bài tập. Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Yêu cầu HS đọc các từ trong ngoặc đơn. Yêu cầu HS đọc tên của các cột trong bảng từ cần điền. Yêu cầu HS đọc mẫu. Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, nếu sai thì yêu cầu chữa lại cho đúng. Nhận xét và cho điểm HS. Mở rộng: Ngoài các từ chỉ tên các loài chim đã biết ở trên, bạn nào có thể kể thêm tên các loài chim khác? Ghi nhanh các từ HS tìm được lên bảng, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh các từ này. Kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. Có những loài chim được đặt tên theo cách kiếm ăn, theo hình dáng, theo tiếng kêu, ngoài ra còn có rất nhiều các loại chim khác. v Hoạt động 2: HS biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu? +MT : Giúp HS biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu? +Cách tiến hành: Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài bài 2. Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó lại đổi lại. Gọi một số cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp. Hỏi: Khi muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó,… ta dùng từ gì để hỏi? Hãy hỏi bạn bên cạnh một câu hỏi có dùng từ ở đâu? Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu. Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Nhận xét và cho điểm từng HS. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy. - Hoạt động lớp, cá nhân. Ghi tên các loài chim trong ngoặc vào ô trống thích hợp. Cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh. Gọi tên theo hình dáng, gọi tên theo tiếng kêu, gọi tên theo cách kiếm ăn. Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt; gọi tên theo tiếng kêu: tu hú; gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá. Làm bài theo yêu cầu. Bài bạn làm bài đúng/ sai. Nhiều HS phát biểu ý kiến. Ví dụ: đà điểu, đại bàng, vẹt, bồ câu, chèo bẻo, sơn ca, họa mi, sáo, chim vôi, sẻ, thiên nga, cò, vạc,… Hoạt động lớp, cá nhân. 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. Làm bài theo cặp. Một số cặp lên bảng thực hành: Ta dùng từ “ở đâu?” Hai HS cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo mẫu câu ở đâu? Một số cặp HS trình bày trước lớp. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. 2 HS thực hành: + HS 1: Sao Chăm chỉ họp ở đâu? + HS 2: Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường. - HS làm bài sau đó đọc chữa bài. v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 22 Ngày dạy: 8/2/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. Mục tiêu Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các loài chim. Hiểu được các câu thành ngữ trong bài. Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn. Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ các loài chim trong bài. Bài tập 2 viết vào băng giấy, thẻ từ ghi tên các loài chim. Bài tập 3 viết sẵn vào bảng phụ. HS: Vở III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ chỉ chim chóc. Gọi 4 HS lên bảng. Từng cặp HS thực hành hỏi nhau theo mẫu câu “ở đâu?”. Ví dụ: HS 1: Hôm qua tớ đi chơi. HS 2: Hôm qua cậu đi chơi ở đâu? Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các loài chim Cách tiến hành: Bài 1 Treo tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là các loài chim thường có ở Việt Nam. Các con hãy quan sát kĩ từng hình và sử dụng thẻ từ gắn tên cho từng con chim được chụp trong hình. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Chỉ hình minh họa từng loài chim và yêu cầu HS gọi tên. Bài 2 GV gắn các băng giấy có ghi nội dung bài tập 2 lên bảng. Cho HS thảo luận nhóm. Sau đó lên gắn đúng tên các loài chim vào các câu thành ngữ tục ngữ. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Yêu cầu HS đọc. GV giải thích các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu: + Vì sao người ta lại nói “Đen như quạ”? + Con hiểu “Hôi như cú” nghĩa là thế nào? + Cắt là loài chim có mắt rất tinh, bắt mồi nhanh và giỏi, vì thế ta có câu “Nhanh như cắt”. + Vẹt có đặc điểm gì? + Vậy “Nói như vẹt” có nghĩa là gì? + Vì sao người ta lại ví “Hót như khướu”. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài Mục tiêu: Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn Cách tiến hành: Bài 3 : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc đoạn văn. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn. Khi nào ta dùng dấu chấm? Sau dấu chấm chữ cái đầu câu được viết ntn? Tại sao ở ô trống thứ 2, con điền dấu phẩy? Vì sao ở ô trống thứ 4 con điền dấu chấm? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Trò chơi: Tên tôi là gì? GV nêu cách chơi và làm mẫu. 1 HS lên bảng nói các đặc điểm của mình. Sau đó các bạn đoán tên. Ai đoán đúng sẽ nhận được 1 phần thưởng. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về muông thú. Quan sát hình minh hoạ. 3 HS lên bảng gắn từ. chào mào; 2- chim sẻ; 3- cò;4- đại bàng ; 5- vẹt;6- sáo sậu ; 7- cú mèo. Đọc lại tên các loài chim. Cả lớp nói tên loài chim theo tay GV chỉ. Chia nhóm 4 HS thảo luận trong 5 phút Gọi các nhóm có ý kiến trước lên gắn từ. a) quạ b) cú e) cắt c) vẹt d) khướu Chữa bài. HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh. Vì con quạ có màu đen. Cú có mùi hôi. Nói “Hôi như cú” là chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu. Vẹt luôn nói bắt chước người khác. Là nói nhiều, nói bắt chước người khác mà không hiểu mình nói gì. Vì con khướu hót suốt ngày, luôn mồm mà không biết mệt và nói những điều khoác lác. Điều dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp, sau đó chép lại đoạn văn. 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. 1 HS lên bảng làm. Nhận xét, chữa bài. HS đọc lại bài. Hết câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Vì chữ cái đứng sau không viết hoa. Vì chữ cái đứng sau được viết hoa. Ví dụ: HS 1: Mình tớ trắng muốt, tớ thường bơi lội, tớ biết bay. HS 2: Cậu là thiên nga. v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 23 Ngày dạy: / 2/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO I. Mục tiêu Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Từ ngữ về muông thú. Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: … “như thế nào”? Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Mẫu câu bài tập 3. Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp: Thú dữ, nguy hiểm Thú không nguy hiểm HS:SGK. Vở III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về loài chim. Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra. HS 1 và HS 2 làm bài tập 2, sgk trang 36. HS 3 làm bài tập 3, sgk trang 38 Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập . MT : Giúp HS giải đúng các bài tập. Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Có mấy nhóm, các nhóm phân biệt với nhau nhờ đặc điểm gì? Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng của bạn, sau đó đưa ra kết luận và cho điểm HS. Bài 2 Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi trong bài một lượt và hỏi: Các câu hỏi có điểm gì chung? v Hoạt động 2: Giúp HS tự đặt câu hỏi. MT : Giúp HS tự đặt câu hỏi giải đúng bài tập 3. Cách tiến hành: . Bài 3 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Viết lên bảng: Trâu cày rất khoẻ. Trong câu văn trên, từ ngữ nào được in đậm. Để đặt câu hỏi cho bộ phận này, sgk đã dùng câu hỏi nào? Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh. 1 HS đặt câu hỏi, em kia trả lời. Gọi 1 số HS phát biểu ý kiến, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Từ ngữ về loài thú. - Hoạt động lớp, cá nhân. Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp. Có 2 nhóm, một nhóm là thú dữ, nguy hiểm, nhóm kia là thú không nguy hiểm. 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở. Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác. Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu. Đọc đề bài và trả lời: Bài tập yêu cầu chúng ta trả lời câu hỏi về đặc điểm của các con vật. Thực hành hỏi đáp về các con vật. a) Thỏ chạy ntn? b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác ntn? c) Gấu đi ntn? d) Voi kéo gỗ thế nào? Các câu hỏi này đều có cụm từ “như thế nào?” - Hoạt động lớp. Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu hỏi dưới đây. HS đọc câu văn này. Từ ngữ: rất khoẻ. Trâu cày ntn? b) Ngựa chạy ntn? c) Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm ntn? d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười ntn? v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 24 Ngày dạy: 1/3/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM – DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến Muông thú. Hiểu được các câu thành ngữ trong bài. Biết dùng dấu chấm và dấu phẩy trong một đoạn văn. Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh họa trong bài (phóng to, nếu có thể). Thẻ từ có ghi các đặc điểm và tên con vật. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3. HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gọi 6 HS lên bảng. Thực hành hỏi đáp theo mẫu “như thế nào?” Ví dụ: HS 2: Con mèo nhà cậu ntn? HS 1: Con mèo nhà tớ rất đẹp Nhận xét, cho điểm từng HS. 3.Giới thiệu: (1’) Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập + MT : Giúp HS làm đúng các bài 1, 2 nêu lên từng đặc điểm của từng con vật. + Cách tiến hành: Bài 1 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Treo bức tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh. Tranh minh hoạ hình ảnh của các con vật nào? Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm mà bài đưa ra. Gọi 3 HS lên bảng, nhận thẻ từ và gắn vào tên vào từng con vật với đúng đặc điểm của nó. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài. Cho điểm từng HS. Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu. Hỏi: Bài tập này có gì khác với bài tập 1? Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập. Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS. Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật. Yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được. à GV chúng ta vừa ôn lại các từ ngữ tả đặc điểm về muôn thú. * Hoạt động 2 : Biết dùng dấu chấm và dấu phẩy trong một đoạn văn. +MT : Giúp HS ôn lại cách dùng dấu chấm và dấu phẩy trong một đoạn văn. +Cách tiến hành: . Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đoạn văn trong bài. Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài. Vì sao ở ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy? Khi nào phải dùng dấu chấm? Cho điểm HS. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Dặn HS về nhà làm bài. Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao. - Hoạt động lớp, cá nhân. Bài yêu cầu chúng ta chọn cho mỗi con vật trong tranh minh hoạ một từ chỉ đúng đặc điểm của nó. HS quan sát. Tranh vẽ: cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ. Cả lớp đọc đồng thanh. 3 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bài vào vở Bài tập. - 2 HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập 1 yêu cầu chúng ta chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật, còn bài tập 2 lại yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra. - Làm bài tập. - Mỗi HS đọc 1 câu. HS đọc xong câu thứ nhất, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó, chuyển sang câu thứ hai. - HS hoạt động theo lớp, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - Hoạt động lớp, cá nhân. - Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống. - 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp cùng theo dõi. - Làm bài theo yêu cầu: - Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng. - Vì chữ đằng sau ô trống không viết hoa. - Khi hết câu. v Rút kinh nghiệm: TUẦN : 25 Ngày dạy: 8/3/2007 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN - ĐẶT VÀ TLCH VÌ SAO? I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về sông biển. Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao? Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngử về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy Kiểm tra 4 HS. 2 HS làm bài tập 1, 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3 của tiết Luyện từ và câu tuần trước. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. +MT : Giúp HS vận dụng kiến thức làm đúng các bài tập. +Cách tiến hành: Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài. Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ. Bài 2 Bài yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào Vở bài tập. Đáp án: sông; suối; hồ Nhận xét và cho điểm HS. v Hoạt động 2 : Giúp HS trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao? + MT : Giúp HS trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao? +Cách tiến hành: . Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài. Kết luận: Trong câu văn “Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.” thì phần được in đậm là lí do cho việc “Không được bơi ở đoạn sông này”, khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu hỏi. Câu hỏi đúng cho bài tập này là: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?” Bài 4 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi. Nhận xét và cho điểm HS. à GV nhạân xe

File đính kèm:

  • docLUYEN TU & CAU.doc
Giáo án liên quan