I. Mục tiêu cần đạt.
* Với đối tượng HS Tb-Y cần biết được
- Kiến thức
+Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình dân và nhân hậu.
+ Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích
- Kĩ năng
+ Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học Trung đại
* Với đối tượng HS K-G cần hiểu được
- Kiến thức
+Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình dân và nhân hậu.
+ Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích
- Kĩ năng
+ Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học Trung đại
+ Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện ác vàniềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lục Vân Tiên gặp nạn
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục tiêu cần đạt.
* Với đối tượng HS Tb-Y cần biết được
- Kiến thức
+Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình dân và nhân hậu.
+ Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích
- Kĩ năng
+ Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học Trung đại
* Với đối tượng HS K-G cần hiểu được
- Kiến thức
+Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình dân và nhân hậu.
+ Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích
- Kĩ năng
+ Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học Trung đại
+ Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện ác vàniềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án
- Học sịnh: Học bài cũ, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Sau khi đánh tan bọn cướp Lục Vân Tiên trên đường đi thi. Vậy chàng có thực hiện được khát vọng của mình không? Có chuyện gì xảy ra đối với chàng, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV: Nêu yêu cầu đọc, rõ ràng, mạch lạc, chú ý ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
GV: Đọc mẫu, HS đọc.
? Em hãy nhận xét cách đọc của bạn.
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà hãy cho biết vị trí của đoạn trích.
? Tìm hiểu một số từ khó: Phôi pha, hẩm hút, kinh luân ...
? Hãy cho biết bố cục của đoạn trích.
GV: 2 phần.
- Phần 1: 8 câu đầu. Trịnh Hâm ra tay hãm hại Vân Tiên.
- Phần 2: Còn lại. Vợ chồng ông chài cứu sống Vân Tiên.
? Hãy tóm tắt lại đoạn trích và cho biết chủ đề của đoạn trích.
GV: Chủ đề: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
? Sự đối lập đó được thể hiện qua hành động của những nhân vật nào.
GV: 2 nhân vật: Trịnh Hâm, ông Ngư.
? Hãy đọc những câu thơ nói về hành động của Trịnh Hâm.
? Trịnh Hâm có mối quan hệ như thế nào với Vân Tiên. Hắn gặp Vân Tiên trong hoàn cảnh nào.
GV: Bạn cùng thi, đã gặp nhau, gặp Vân Tiên trong hoàn cảnh Vân Tiên bị ốm mù cả hai mắt, đang cần sự giúp đỡ.
? Trịnh Hâm có giúp đỡ Vân Tiên không. Hắn có hành động như thế nào đối với thầy trò Vân Tiên.
GV: Lừa tiểu đồng để giết, lừa Vân Tiên.
? Hắn đã lừa Vân Tiên như thế nào.
GV: Lừa Vân Tiên xuống thuyền hứa sẽ đưa về quê nhà.
? Sau đó hắn đã chọn thời điểm nào để ra tay hãm hại Vân Tiên.
GV: Đêm khua lặng lẽ. Sao mọc ... Sương bay. Hắn ra tay.
? Em nhận xét gì về thời điểm này.(K-G)
GV: Đêm muộn mọi người đã ngủ say, không ai để ý, không ai có thể cứu được Vân Tiên, khi hắn xô Vân Tiên xuống sông
? Vì sao Trịnh Hâm lại hãm hại Vân Tiên.
GV: Vì sự đố kị ghen ghét về tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình (Bây giờ mối lo không còn cơ sở vì Vân Tiên đã bị mù).
? Tuy nhiên hắn vẫn tìm cách hãm hại Vân Tiên vì lẽ gì.
GV: Sự ác độc dường như đã ngấm vào máu thịt đã trở thành bản chất của hắn.
? Qua đây em hãy nhận xét về hành động của Trịnh Hâm.
GV: Hắn là kẻ táng tận lương tâm.
? Em hãy phân tích để thấy rõ điều đó.(K-G)
GV: Hắn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp bất nghĩa, là bạn bè đã cùng nhau trà rượu và làm thơ và Vân Tiên có lời nhờ cậy “Có thương xin khá giúp nhau phen nầy” và hắn đã từng hứa hẹn ...
? Sau khi đã xô Vân Tiên xuống sông để biết chắc không còn ai cứu được. Tại sao hắn vẫn giả vờ kêu cứu.
GV: Kêu trời rồi lấy lời phui pha kể lể, bịa đặt để che lấp tôi ác của mình, không mẩy may cắn dứt lương tâm.
? Hãy sắp xếp lại việc làm của Trịnh Hâm và nhận xét về hành động hãm hại của hắn với Vân Tiên.
HS: Thảo luận 3 phút.
GV: Đây là hành động có toan tính sắp đặt kĩ lưỡng từ việc chọn thời gian, không gian, gây tội.
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các tình tiết, diễn biến hành động lời thơ của 8 câu thơ này.(K-G)
GV: Lời kể ngắn gọn, sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến nhanh gọn, lời thơ mộc mạc giản dị, lột tả được tội ác tầy trời của một kẻ bất nhân.
? Thông qua hành động của Trịnh Hâm tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì trong xã hội đương thời.
GV: Xã hội loạn lạc, cái ác tràn lan. Tuy nhiên tác vẫn tin tưởng vào người dân lương thiện.
HS: Đọc đoạn thơ còn lại.
? Đoạn thơ trên chủ yếu nói về ai.
? Khi thấy Vân Tiên Ngư ông đã có hành động gì.
GV: Vớt ngay lên bờ / hối con vầy lửa / ông hơ bụng dạ / mụ hơ mặt mày.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ. Tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó như thế nào.
GV: Câu thơ mộc mạc, tự nhiên gợi tả thái độ chân tình khẩn trương cứu giúp người bị nạn một cách hối hả ân cần chu đáo.
? So với hành động của Trịnh Hâm tác giả sử dụng nghệ thuật gì.(K-G)
GV: Đối lập: Toan tính thấp hèn hại bằng được >< hết lòng cứu chữa người bị nạn.
? Sau khi được cứu sống Vân Tiên, Ngư ông đã nói với Vân Tiên như thế nào. Lời nói đó thể hiện thái độ gì.
GV: ở cùng ta một nhà cho vui. Sãn sàng cưu mang Vân Tiên dù cuộc sống gia đình ông cũng chẳng khấm khá gì.
? Khi Vân Tiên coi việc làm của ông là ơn cứu mạng không có gì báo đáp thì ông đã nói như thế nào. Lời nói đó thể hiện quan điểm gì của ông.(K-G)
GV: “Dốc lòng... trả ơn”.
Không coi việc làm của mình là công trạng.
? Hành động của ông Ngư là hành động của con người như thế nào.
? Hãy tìm chi tiết, hình ảnh miêu tả cuộc sống của ông Ngư.
GV: - Ngày hứng gió, đêm thong thả làm ăn.
- Nghêu ngao nay chích mai đầm.
- Một bầu trời đất vui thầm.
- Thung dung ...vui say.
? Từ những chi tiết hình ảnh đó cho thấy cuộc sống của ông Ngư như thế nào.
GV: Đó là cuộc sống của người dân chài bình thường trên ssông nước, tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, thảnh thơi làm bạn với thiên nhiên, tự làm chủ cuộc sống của mình.
? Có ý kiến cho rằng ông Ngư là ẩn sĩ lánh đời em có đồng ý với ý kiến đó không. Vì sao.(K-G)
HS: Thảo luận2 phút.
Gv: Là một ẩn sĩ lánh đời không muốn danh lợi ràng buộc, cuộc sống của ông Ngư là cuộc sống trong sạch ngoài vòng danh lợi, hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen ích kỉ mưu danh, trục lợi sẵn sang chà đạp lên cả đạo lý.
? Từ hình ảnh ông Ngư, tác giả bày tỏ tình cảm gì của mình.(K-G)
GV: Lời nói, việc làm, cuộc sống của ông Ngư cũng chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu với những khát vọng về cuộc sống tốt đẹp trong xã hội đầy rẫy cái ác.
? Hãy tìm chọn những câu thơ mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ biểu cảm, miêu tả trong đoạn thơ.
GV: Đoạn cuối của đoạn trích ý tứ phóng khoáng sâu xa, lời lẽ thanh thoát, lời thơ uyển chuyển dùng nhiều tính từ chỉ trạng thái. Khoảng thiên nhiên cao rộng, con người hoà nhập với thiên nhiên không chút tác biệt , là khát vọng niềm tin yêu đời của tác giả.
? Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích là gì.
GV: - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giầu chất Nam bộ, Sắp xếp tình tiết hợp lí
- Khắc hoạ các nhân vật đối lập thông qua lời nói, cử chỉ, hành động
? Hãy khái quát về nội dung cơ bản của đoạn trích.
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
? Nêu yêu cầu bài tập 1.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Đọc.
2. Chú thích.
- Vị trí đoạn trích
- Từ khó.
3. Bố cục: 2 phần.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hành động của Trịnh Hâm.
- Độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
- Là hành động có âm mưu, có toan tính
-NT: Lời kể ngắn gọn, tình tiết hợp lí, diễn biến nhanh gọn. Lột tả được tội ác tầy trời của Trịnh Hâm.
2. Hành động của ông Ngư.
-NT: Câu thơ mộc mạc giản dị
- Con người lương thiện, nhân hậu, hết lòng vì việc nghĩa. Sẵn sàng cứu giúp người hoạn nạn.
- Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm niềm tin và khát vọng tốt đẹp vào những con người lao động bình thường.
III. Tổng kết.
1.Nghệ thuật.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ
IV. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Củng cố và dặn dò:
Củng cố: ? Nêu nội dung nghệ thuật của đoạn trích.
Dặn dò: HS học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 1
Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương phần Văn .
*************************************
File đính kèm:
- Tiết gảm tải.doc