I. Mục tiêu:
- Sau khi học cần nắm: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích , viết số đo diện tích dưới dạng STP
- Chuyển đổi các số đo diện tích.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo diện tích.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ôn tập về độ dài và đo độ dài (tt). Sửa bài nhà.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài.
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 30
Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2012.
TIẾT: 1
CHÀO CỜ:
______________________________
TIẾT: 2
TẬP ĐỌC:
Thuần phục sư tử
(Khơng dạy bài này giảm tải)
__________________________________
TIẾT: 3
THỂ DỤC:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
__________________________________
TIẾT: 4
TOÁN:
Ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu:
- Sau khi học cần nắm: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích , viết số đo diện tích dưới dạng STP
- Chuyển đổi các số đo diện tích.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo diện tích.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ôn tập về độ dài và đo độ dài (tt). Sửa bài nhà.
Nhận xét chung.
3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Đọc bảng đơn vị đo diện tích.
Bài 1:
Đọc đề bài.
Thực hiện.
Giáo viên chốt:
+ Hai đơn vị đo S liền nhau hơn kém nhau 100 lần.
+ Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị a – hay ha. a là dam2 ha là hm2
v Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
Bài 2 :
Nhận xét: Nêu cách đổi ở dạng thập phân.
Đổi từ đơn vị diện tích lớn ra bé ta dời dấu phẩy sang phải, thêm 0 vào mỗi cột cho đủ 2 chữ số.
Bài 3:
Lưu ý viết dưới dạng số thập phân.
Chú ý bài nối tiếp từ m2 ® a ® ha 6000 m2 = 60a = ha = 0,6 ha.
v Hoạt động 3: Thi đua đổi nhanh, đúng.
Mỗi đội 5 bạn, mỗi bạn đổi 1 bài tiếp sức.
HS đọc bảng đơn vị đo diện tích ở bài 1 với yêu cầu của bài 1.
Làm vào vở.
Nhận xét.
HS nhắc lại.
Thi đua nhóm đội (A, B)
Đội A làm bài 2a
Đội B làm bài 2b
Nhận xét chéo.
Nhắc lại mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần.
Đọc đề bài.
Thực hiện.
Sửa bài (mỗi em đọc một số).
Thi đua 4 nhóm tiếp sức đổi nhanh, đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị: Ôn tập về đo thể tích.
Nhận xét tiết học.
__________________________________________________
TIẾT: 5
ĐẠO ĐỨC:
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh có hiểu biết:
+ Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
+ Biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển nôi trường bền vững.
+ Có thái độ bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
+ Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
- Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? Trụ sở đóng ở đâu?
- Kể tên một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phân tích thông tin. ( 12 phút)
Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 44 SGK.
H: Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi nbười?
H: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
GV giới thiệu thêm cho HS xem 1 số tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
* Kết luận: + Tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con người.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau.
Hoạt động 2: Làm bài tập. (BT1/ SGK) ( 10 phút)
- GV nêu yêu cầu bài tập.
=> GV Chốt: Trừ nhà máy xi măng và vườn cafê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn, như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em quy định.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT3/ SGK) (10 phút)
Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong BT1/ SGK.
Kết luận: Các ý kiến đúng: b, c.
Ý kiến sai: a.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS thảo luân nhóm bàn, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Thống nhất các ý đúng.
+ HS lắng nghe và quan sát tranh ảnh.
+ Lớp lắng nghe.
+ 2HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS làm việc cá nhân, một số em trình bày – cả lớp n/xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả và thái độ của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò :
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS về tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta và ở địa phương em.
___________________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 03 tháng 04 năm 2012
TIẾT: 1
TOÁN:
Ôn tập về đo thể tích
I. Mục tiêu:
- Sau khi học cần nắm: Quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối.
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thể tích.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng đơn vị đo thể tích, thẻ từ.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ôn tập về số đo diện tích. Sửa bài nhà.
- Nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Quan hệ giữa m3 , dm3 , cm3.
Bài 1:
Kể tên các đơn vị đo thể tích.
Giáo viên chốt:
+ m3, dm3, cm3 là đơn vị đo thể tích.
+ Mỗi đơn vị đo thể tích liền nhau hơn kém nhau 1000 lần.
v Hoạt động 2: Viết số đo thể tích dưới dạng thập phân.
Bài 2:
+ Lưu ý đổi các đơn vị thể tích từ lớn ra nhỏ.
+ Nhấn mạnh cách đổi từ lớn ra bé.
Bài 3: Tương tự bài 2.
=> Nhận xét và chốt lại: Các đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần vì thế mỗi hàng đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số.
Đọc đề bài.
Thực hiện
Sửa bài.
Đọc xuôi, đọc ngược.
Nhắc lại mối quan hệ.
Đọc đề bài.
Thực hiện theo cá nhân.
Sửa bài.
Nhắc lại quan hệ giữa đơn vị liền nhau.
4. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà làm bài 3, 5/ 67.
Chuẩn bị: Ôn tập về số đo thời gian. Nhận xét tiết học.
__________________________________
TIẾT: 2
MĨ THUẬT:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
__________________________________
TIẾT: 3
CHÍNH TẢ :
Ôn tập về quy tắc viết hoa
I. Mục tiêu:
- Khắc sâu, củng cố quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.
- Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa các chữ trong những cụm từ chỉ danh hiệu, huân chương, viết đúng trình bày đúng bài chính tả “Cô gái của tương lai.”
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, SGK.
+ HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- HS sửa bài tập 2, 3.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết.
Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK.
Nội dung đoạn văn nói gì?
Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phâïn ngắn trong câu cho HS viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 2:
Giáo viên yêu cầu đọc đề.
Giáo viên gợi ý: Những cụm từ in nghiêng trong đoạn văn chưa viết đúng quy tắc chính tả, nhiệm vụ của các em nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ đó và giải thích lí do vì sao phải viết hoa.
Giáo viên nhận xét, chốt.
Bài 3:
Giáo viên hướng dẫn HS xem các huân chương trong SGK dựa vào đó làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt.
v Hoạt động 3: Trò chơi.
Thi đua: Ai nhanh hơn?
Đề bài: Giáo viên phát cho mỗi HS 1 thẻ từ có ghi tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
HS nghe.
Giới thiệu Lan Anh là 1 bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là 1 mẫu người của tương lai.
1 HS đọc bài ở SGK.
HS viết bài.
HS soát lỗi theo từng cặp.
Hoạt động nhóm đôi.
1 HS đọc yêu cầu bài.
HS làm bài.
HS sửa bài.
Lớp nhận xét.
1 HS đọc đề.
HS làm bài.
Lớp nhận xét.
HS tìm chỗ sai, chữa lại, đính bảng lớp.
4. Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.
Nhận xét tiết học.
_______________________________________________
TIẾT: 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, làm giàu vốn từ thuộc chủ điểm Nam và nữ. Cụ thể: Biết những từ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của Nam, những từ chỉ những phẩm chất quan trọng của nữ. Giải thích được nghĩa cùa các từ đó. Biết trao đổi về những p/chất quan trọng mà một ngưới Nam, một người Nữ cần có.
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đứng đắn: không coi thường phụ nữ.
- Tôn trọng giới tính của bạn, không phân biệt giới tính.
II. Chuẩn bị: + GV: Giấy trắng khổ A4 đủ để phát cho từng HS làm BT1 b, c (viết những phẩm chất em thích ở 1 bạn nam, 1 bạn nữ, giải thích nghĩa của từ).
+ HS: Từ điển HS (nếu có).
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
Kiểm tra 2 HS làm lại các BT2, 3 của tiết Ôn tập về dấu câu.
3. Bài mới: Giới thiệu. Mở rộng, làm giàu vốn từ gắn với chủ điểm Nam và Nữ. – ghi đầu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
Tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi.
Bài 2:
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
( Khơng làm giảm tải)
HS đọc toàn văn yêu cầu của bài.
Lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm việc cá nhân.
Có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa (nếu có).
HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm lại truyện “Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
HS phát biểu ý kiến.
4. Củng cố - dặn dò:
- Học thuộc các câu thành ngữ, tuc ngữ, viết lại các câu đó vào vở.
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu: Dấu phẩy”.
Nhận xét tiết học.
________________________________________
TIẾT: 5
KHOA HỌC:
Sự sinh sản của thú
I. Mục tiêu:
- Bào thai của thú phát triển trong bụng nẹ.
- Kể tên một số thú đẻ một con một lứa, một số thú đẻ từ 2 đến 5 con một lần, một số thú đẻ trên 5 con một lứa.
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong quá trình sinh sản của thú và chim.
- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: GV: Hình vẽ trong SGK trang 120, 121 . Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Sự sinh sản và nuôi con của chim. (Huy, Quyền)
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Quan sát.
- GV treo tranh – hướng dẫn HS quan sát.
Giáo viên kết luận.
Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Thú khác với chim là:
+ Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con.
+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú non sinh ra đã có hình dạng như thú mẹ.
Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
v Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.
v Hoạt động 3: Thi đua hái hoa dân chủ (2 dãy).
+ HS quan sát theo nhóm trả lời câu hỏi.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình 1, 2 trang 120 SGK.
+ Chỉ vào bào thai trong hình.
+ Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
Đại diện trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình.
Đại diện nhóm trình bày.
Số con trong một lứa
Tên động vật
1 con
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai hoẵng, voi, khỉ …
Từ 2 đến 5 con
Hổ sư tử, chó, mèo,...
Trên 5 con
Lợn, chuột,…
4. Củng cố - dặn dò: Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Sự nuôi và dạy con của một số loài thú”.
Nhận xét tiết học .
___________________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 04 tháng 04 năm 2012
TIẾT: 1
TẬP ĐỌC :
Tà áo dài Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả, thể hiện cảm xúc ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài – biểu tượng cho ý phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Đọc lưu loát bài văn.
* Hiểu nội dung ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của người dân tộc Việt Nam.
II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Ảnh một số thiếu nữ Việt Nam. Một chiệc áo cánh (nếu có).
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Các em đều biết chiếc áo dài dân tộc, đã từng ngắm bà, mẹ, chị, cô, dì …trong trang phục áo dài. Tiết học hôm nay sẽ giúp các hiểu chiếc áo dài tân thời hiện nay có nguồn gốc từ đâu, vẻ đẹp đọc đáo của tà áo dài Việt Nam.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Yêu cầu 1 HS đọc bài văn.
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thuỷ …
Đoạn 2: Tiếp theo đến thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Đoạn 3: Tiếp theo đến phong cách hiện đại phương Tây.
Đoạn 4: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm những từ ngữ khó được chú giải trong SGK/ 1, 2.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lần.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1.
Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, 3.
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho ý phục truyền thống của Việt Nam?
=> Giáo viên chốt: Chiếc áo dài có từ xa xưa, được phụ nữ Việt Nam rất yêu thích vì hợp với tầm vóc, dáng vẻ của phụ nữ Việt Nam. Mặc chiếc áo dài, phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, duyên dáng hơn.
+ Em cảm nhận gì về vẻ đẹp của những người thân khi họ mặc áo dài?
HS: Nêu nội dung bài văn.
* Ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của người dân tộc Việt Nam.
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
Giáo viên chọn một đoạn văn, yêu cầu HS xác lập kĩ thuật đọc.
Giáo viên đọc mẫu một đoạn.
HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn.
2 em đọc lại cả bài.
4 đoạn.
HS đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thuỷ, tân thời, nhuần nhuyễn, y phục).
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẵm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
HS đọc thành tiếng đoạn 2, 3.
Cả lớp đọc thầm lại.
Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân, áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. Chiếc áo tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị kín đáo, vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
HS phát biểu tự do.
Dự kiến: Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam./ Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài./ Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài…
HS có thể giới thiệu người thân: trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.
HS nhắc lại.
Đọc với giọng cảm hứng, ca ngợi vẻ đẹp, sự duyên dáng của chiếc áo dài Việt Nam.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm (đọc cá nhân).
HS trả lời. Bạn nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Xem lại bài.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Công việc đầu tiên”.
______________________________________
TIẾT: 2
TOÁN :
Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tt)
I. Mục tiêu:
- Giúp Hs ôn tập, củng cố :
+ So sánh các số đo diện tích và thể tích.
+ Giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học
- So sánh các số đo diện tích và thể tích thành thạo và chính xác
- Chuyển đổi số đo thể tích.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo thể tích, thẻ từ.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ôn tập về đo thể tích. Sửa bài ở nhà.
Nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động : Luyện tập
Bài 1 :
- GV có thể cho HS nêu cách làm.
Bài 2:
- GV gợi ý tính :
+ Chiều rộng thửa ruộng
+ Diện tích thửa ruộng
+ Số thóc thu được
Bài 3: Tương tự bài 2.
Nhận xét và chốt lại: Các đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 100 lần vì thế mỗi hàng đơn vị đo thể tích ứng với 2 chữ số.
Đọc đề bài.
Thực hiện
Sửa bài.
Đọc đề bài.
Thực hiện theo cá nhân.
Sửa bài
Nhắc lại quan hệ giữa đơn vị liền nhau.
4. Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị: Ôn tập về đo thời gian.
Nhận xét tiết học.
___________________________________________
TIẾT: 3
HÁT NHẠC:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
__________________________________________
TIẾT: 4
TẬP LÀM VĂN:
Ôn tập về tả con vật
I. Mục tiêu:
- Hs củng cố hiểu biết về văn tả con vật qua bài “Chim hoạ mi hót”.
- Rèn kĩ năng tự viết đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc hoạt động.
- Giáo dục HS yêu thích con vật xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: + GV: Giấy kiểm tra hoặc vở. Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ : - GV nhận xét
3. Bài mới : Giới thiệu – ghi đầu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập
+ Bài 1 :
- GV dán dàn bài chung tả con vật và yêu cầu HS nhắc lại
+ Bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần ?
+ Phần mở bài nêu vấn đề gì ? Thân bài ? Kết bài ?
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT1
- HS đọc lại dàn bài chung.
1.Mở bài : Giới thiệu con vật sẽ tả
2.Thân bài : - Tả hình dáng
- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật
3.Kết bài : Nêu cảm nghĩ đối với con vật
- GV dán bảng lời giải đúng
Ý a ) Bài văn gồm có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
- 1 HS đọc bài “Chim hoạ mi hót”
- HS trao đổi theo nhóm đôi theo yêu cầu SGK
- HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp theo dõi và bổ sung
- HS đọc lại
Câu a : Bài văn gồm 3 đoạn :
Đoạn 1 (câu đầu)- (Mở bài tự nhiên) Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều
Đoạn 2 (tiếp theo... cỏ cây ) Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
Đoạn 3 ( tiếp theo …đêm dày ) Tả cách ngủ rất đặc biệt của chim hoạ mi.
Đoạn 4 : Phần còn lại – Kết bài Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
Không mở rộng
Ý b ) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào ?
Ý c ) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ?
Hoạt động 2 : HS làm bài.
+ Bài 2 :
- GV lưu ý :
+ Viết đoạn văn tả hình dáng hoặc đoạn văn tả hoạt động của con vật
+ Chú ý sử dụng các những từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh để bài làm thêm sinh động.
- GV nhận xét và chọn những đoạn văn hay, sinh động.
- Bằng thị giác, thính giác
- HS nêu dẫn chứng
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS nêu tên con vật em chọn tả.
- HS viết bài.
- HS trìng bày đoạn văn vừa viết.
- Cả lớp theo dõi.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét bài viết của HS và nhắc nhở các em viết chưa đạt yêu cầu.
Nhận xét tiết học.
________________________________________
TIẾT: 5
KỂ CHUYỆN:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
I. Mục tiêu:
- Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Cảm phục, học tập những đức tính tốt đẹp của nhân vật chính trong truyện.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Một số sách, truyện, bài báo viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài. Bảng phụ viết đề bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút ra.
3. Bài mới:
Trong tiết kể chuyện tuần trước các em đã nghe câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi đã thu phục được sự tín nhiệm của các bạn nam. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Chúng ta sẽ xem ai là người đã chuẫn bị trước ở nhà nội dung kể chuyện và kể hay nhất trong tiết học này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
Giáo viên gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể một chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài. Giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tranh kể chuyện lạc đề tài.
v Hoạt động 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện.
Giáo viên nói với HS: Theo cách kể này, HS nêu đặc điểm của người anh hùng, lấy ví dụ minh hoạ.
Giáo viên tính điểm.
1 HS đọc đề bài.
1 HS đọc thành tiếng toàn bộ phần Đề bài và Gợi ý 1.
Cả lớp đọc thầm lại.
HS nêu tên câu chuyện đã chọn (chuyện kể về một nhân vật nữ của Việt Nam hoặc của thế giới, truyện em đã đọc, hoặc đã nghe từ người khác).
1 HS đọc Gợi ý 2, đọc cả M: (kể theo cách giới thiệu chân dung nhân vật nữ anh hùng La Thị Tám.
1 HS đọc Gợi ý 3, 4.
2, 3 HS khá, giỏi làm mẫu – giới thiệu trước lớp câu chuyện em chọn kể (nêu tên câu chuyện, tên nhân vật), kể diễn biến của chuyện bằng 1, 2 câu).
HS làm việc theo nhóm: từng HS kể câu chuyện của mình, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
Kết thúc chuyện, mỗi em đều nói về ý nghĩa chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện.
Cả lớp nhận xét.
Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại Chuẩn bị: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Nhận xét tiết học.
_____________________________________________________________________________________
Thứ năm ngày 05 tháng 4 năm 2012
TIẾT: 1
THỂ DỤC:
________________________________________
TIẾT: 2
TOÁN:
Ôn tập về đo thời gian
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về :
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian đã học.
- Cách viết số đ
File đính kèm:
- Giao an 5, Tuần 30.doc