Giáo án lớp 5- Tuần 3

I.Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc một văn bản kịch, biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc ph hợp với tính cch của từng nhn vật trong tình huống kịch.

- Hiểu được:

 + Nghĩa các từ: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.

 + Nội dung bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

 - HS khâm phục sự mưu trí, dũng cảm của dì Năm.

- Gio dục học sinh về lịng yu nước và lịng căm thù giặc sâu sắc.

II. Chuẩn bị:

- GV: Nội dung bài ; Tranh minh họa SGK.

- HS: Đọc, tìm hiểu bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi:

H. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?

H. Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?

H. Nêu đại ý của bài?

 -GV nhận xét, ghi điểm.

 3. Bài mới:

 - GV giới thiệu bi v ghi tn bi ln bảng

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5- Tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 3 Thứ hai, ngày 02 tháng 09 năm 2013. TIẾT: 1 CHÀO CỜ: -------------------------------------------- TIẾT 2: TẬP ĐỌC: Lòng dân. I.Mục đích yêu cầu: - Biết đọc một văn bản kịch, biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. - Hiểu được: + Nghĩa các từ: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng. + Nội dung bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. - HS khâm phục sự mưu trí, dũng cảm của dì Năm. - Giáo dục học sinh về lịng yêu nước và lịng căm thù giặc sâu sắc. II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung bài ; Tranh minh họa SGK. - HS: Đọc, tìm hiểu bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi: H. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? H. Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? H. Nêu đại ý của bài? -GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1: Luyện đọc: (10 phút) -Gọi 1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch. -GV đọc mẫu toàn bài (thể hiện được giọng từng nhân vật) -Yêu cầu HS đọc thành tiếng theo cách sau (phân vai và đọc theo lời từng nhân vật): *Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) kết hợp giải nghĩa từ: cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng. *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em) trước lớp (lặp lại 2 lượt). -Khi HS đọc GV chú ý sửa sai. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:(10 phút) -GV yêu cầu 2-3 em khá, giỏi điều khiển cả lớp, đọc thầm phần đầu đoạn kịch để tìm hiểu nội dung bài bằng cách phát biểu trả lời các câu hỏi ở SGK – GV nhận xét chốt lại: + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? (…bị giặc rượt bắt, chạy vào nhà dì Năm.) + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? (…vội đưa cho chú cán bộ 1 chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.) + Trong đoạn kịch chi tiết nào làm em thích thú nhất? (VD: Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng khi tên cai xẵng giọng, hỏi lại: Chồng chị à?, dì vẫn khẳng định: Dạ chồng tui…) -GV tổ chức HS thảo luận nêu đại ý của bài – GV chốt lại: *Nội dung bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:(10 phút) -GV hướng dẫn cho 1 tốp đọc phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu. Chú ý: Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược. Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối. Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc. -Tổ chức cho HS từng tốp 6 em đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. -1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống. -Nghe GV đọc. -Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). -HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em). -2 -3 HS khá giỏi điều khiển lớp tìm hiểu bài – đọc câu hỏi SGK- phát biểu trả lời. -HS thảo luận nêu đại ý của bài. -HS đọc lại đại ý. - Cứ 6 HS 1 tốp đọc theo vai, HS khác nhận xét xem bạn đọc đã thể hiện phù hợp giọng nhân vật chưa. 4. Củng cố – Liên hệ: - Nêu đại ý đoạn kịch, GV kết hợp giáo dục HS. 5. Nhận xét - Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài: “Lòng dân” (tiếp theo). - Nhận xét tiết học. TIẾT: 3 TỐN: Luyện tập I.Mục tiêu: -Củng cố cho HS kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số, làm các phép tính có liên quan đến hỗn số, so sánh hỗn số. -HS chuyển đổi được hỗn số thành phân số, làm tính, so sánh hỗn số khá thành thạo. -HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài HS: Tìm hiểu bài. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp: Chuyển hỗn số thành phân số và nêu cách thực hiện: Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính: -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS -Giới thiệu bài. - HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập SGK/14. -Y/c HS đọc các bài tập 1, 2, 3 SGK, nêu yêu cầu của từng bài. HĐ 2: Làm bài tập và chấm sửa bài: - Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm từng bài, HS khác làm vào vở – GV theo dõi HS làm. -Gọi HS đối chiếu bài của mình nhận xét đúng/sai bài trên bảng của bạn. Sau đó GV chốt lại cách làm từng bài: Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số: 2= 5= 9= 12= -Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. Bài 2: So sánh các hỗn số: a . 3= ; 2= Ta có: >, vậy 3>2 Hay :3> 2 Vì có phần nguyên 3 > 2 . b. 3= ; 3= Ta có: >, vậy 3>3 Hay : 3>3 Vì có phần nguyên bằng nhau, mà > c. 5= ; 2= Ta có: >, vậy 5 > 2 Hay: 5 > 2Vì có phần nguyên 5 > 3. d. 3 = ; 3== Vì = , vậy 3= 3 Hay: 3= 3. Vì phần nguyên bằng nhau, mà = - Qua cách làm yêu cầu HS nêu cách so sánh hỗn số. Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính: a/ 1+1=+== b/ 2-1=-== c/ 2x5=x==14 d/ 3 : 2 = : = x = -Qua cách làm y/c HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số. -HS đọc các bài tập 1, 2, 3 sgk, nêu yêu cầu của từng bài. -HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở. -Nhận xét bài bạn trên bảng. -HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. -HS nêu cách so sánh hỗn số. -HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số. 4. Củng cố – Liên hệ: - Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số, cách so sánh và cộng, trừ, nhân chia hỗn số. 5. Nhận xét - Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài: “Luyện tập chung” (tiếp theo) - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------ TIẾT: 4 ĐẠO ĐỨC: Có trách nhiệm với việc làm của mình (tiết 1) Truyện kể: Chuyện của bạn Đức. I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh nắm được: -Biết thế nào là có trách nhiệm với việc làm của mình. -Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. -Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. II. Chuẩn bị: -GV: Nội dung bài ; Câu hỏi thảo luận chép vào bảng phụ. Các nhóm chuẩn bị trò chơi “Phân vai” -HS: Đọc, tìm hiểu truyện. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi – Sau đó GV nhận đánh giá. H: Là học sinh lớp 5 em cần làm gì? H: Là HS lớp 5 em còn điển nào chưa xứng đáng? 3.Bài mới: - GV giới thiệu bài ghi đề lên bảng. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ1: Tìm hiểu ND câu chuyện: Chuyện của bạn Đức. (10 phút) -Gọi 1 HS đọc ND câu chuyện: Chuyện của bạn Đức -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: +Đức đã gây ra chuyện gì? +Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. +Đức đá bóng vô tình làm bà Doan ngã nhưng Đức vờ không có chuyện gì xảy ra và đi về nhà. +Sau khi gây ra chuyện về nhà ngồi ăn cơm Đứcđã hiểu ra rằng việc làm của mình gây ra bà Doan ngã nhưng giả vờ không biết như vậy là không được nên Đức rất băn khoăn… - GV kết luận : Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất… Theo em, Đức nên nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? - Giới thiệu bài, Ghi đề lên bảng. HĐ 2: Rút ghi nhớ. (3-4 phút) -Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút ra ghi nhớ với các nội dung sau: + Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều gì cần ghi nhớ?. - Yêu cầu các nhóm trình bày, giáo viên tổng kết các ý kiến, chốt ý. Ghi nhớ : Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. HĐ3 : Làm bài tập 1 sách giáo khoa.(10 phút) - Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập 1 ở SGK. -Yêu cầu HS trình bày - GV kết luận: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e không phải là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập. HĐ4 : Bày tỏ thái độ.(10 phút) - Y/c 1 cán sự lớp lên bảng thực hiện điều khiển lớp hoàn thành BT 3: (Tán thành hay không tán thành những ý kiến) . -GV kết luận: Tán thành ý kiến a, đ. Không tán thành ý kiến b, c, d. - GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao tán thành hoặc phản đối ý kiến đó. -1 HS đọc. Lớp theo dõi. -HS quan sát và thảo luận theo nhóm hai em. -Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung -Học sinh lắng nghe. Đưa ra các tình huống (Đức cần phải rút kinh nghiệm lần sau phải có trách nhiệm với việc làm của mình). -HS thảo luận theo nhóm 4 em rút ra ghi nhớ. -Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung -1 HS đọc và nêu. -Học sinh hoạt động cá nhân đọc và trả lời câu hỏi. -HS trình bày trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét. -Lớp thực hiện bằng cách đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến bạn đưa ra. -HS giải thích. 4. Củng cố – Liên hệ: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 5. Nhận xét – Dặn dị: - Dặn HS thực hiện theo nhóm phân vai BT 3 để tuần sau (tiết 2) thực hiện trước lớp. - Nhận xét tiết học. TIẾT: 5 THỂ DỤC: (Giáo viên bộ mơn dạy) Thứ ba, ngày 03 tháng 9 năm 2013 TIẾT: 1 TOÁN: Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Củng cố HS kĩ năng nhận biết phân số thập phân,chuyển hỗn số thành phân số, đổi đơn vị đo. -HS nhận biết phân số thập phân và chuyển một số thành phân số thập phân, chuyển hỗn số thành phân số, chuyển các số đo có hai đơn vị thành số đo có một tên đơn vị . - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Phiếu bài tập bài 3 - HS: Tìm hiểu bài. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: GV gọi 2 hS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính: a) b) -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học. HĐ 1: Làm bài tập1. -Yêu cầu HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu đề bài. -Yêu cầu HS làm bài và GV nhận xét chốt lại cách làm: Bài 1: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân: == == == == -Y/c HS nhắc lại cách nhận biết một phân số thập phân. HĐ 2: Làm bài tập 2. -Yêu cầu HS đọc bài, xác định yêu cầu và làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm. -GV theo dõi HS làm, nhận xét bài HS làm và chốt lại: Bài 2: Chuyển các hỗn số sau thành phân số: 8= 5= 4 = 2= -Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. HĐ 3: Làm bài tập 3. -Yêu cầu HS đọc bài, xác định yêu cầu. -GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS theo nhóm 2 em làm vào phiếu, 1 nhóm lên bảng làm vào bảng phụ. -GV theo dõi HS làm, n/x bài HS làm, chấm bài và chốt lại: Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm: a. 1dm =m b. 1g =kg c. 1phút =giờ 3dm =m 8g =kg 6 phút =giờ 9dm = m 25g = kg 12 phút = giờ HĐ 4: Làm bài tập 4. -Y/cầu HS đọc bài, xác định yêu cầu và làm bài theo mẫu. -GV theo dõi HS làm, nhận xét bài HS làm, chấm bài và chốt lại Bài 4: Viết các số đo độ dài (theo mẫu) 5m 7dm = 5m +m = 5m ; 2m 3dm =2m +m = 2m 4m37cm= 4m+m= 4m; 1m53cm=1m+m= 1m HĐ 5: Làm bài tập 5 -Yêu cầu HS đọc bài, xác định yêu cầu và làm bài. -GV theo dõi HS làm, nhận xét bài HS làm, chấm bài và chốt lại Bài 5: Bài giải: a) 3m =300cm Sợi dây dài: 300 + 27 = 327 (cm) b) 3m = 30dm 27cm = 2dm +dm Sợi dây dài: 30 + 2 + = 32 (dm) c) 27cm =m Sợi dây dài: 3 + =3 (m) (Có thể Cho HS dùng cách chuyển đổi các đơn vị đo) -HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu đề bài. -2 em thứ tự lên bảng làm lớp làm vào vở. -Nhận xét bài bạn trên bảng. -HS nhắc lại cách nhận biết một phân số tp. -HS đọc bài, xác định y/c và làm bài vào vở, 1 em lên bảng. -Nhận xét bài bạn trên bảng. -HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. -HS đọc bài, xác định y/c. -HS theo nhóm 2 em làm vào phiếu,1 nhóm lên bảng làm vào bảng phụ. -Nhận xét bài bạn trên bảng. -HS đọc bài, xác định yêu cầu và làm bài vào vở, 2 em thứ tự lên bảng làm theo mẫu. -Nhận xét bài bạn trên bảng. -HS đọc bài, xác định yêu cầu và làm bài. 1 em lên bảng làm lớp làm vào vở. -Nhận xét bài bạn trên bảng. 4. Củng cố – Liên hệ: - Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. 5. Nhận xét - Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị: “Luyện tập chung” (tiếp theo). - Nhận xét tiết học. TIẾT 2: CHÍNH TẢ: Thư gửi các học sinh (Nhớ – viết) I. Mục đích, yêu cầu: - HS nhớ – viết và trình bày đúng bài chính tả: Thư gửi các học sinh (từ “Sau 80 năm giời nô lệ… ở công học tập của các em”). Nắm vững được mô hình cấu tạo của vần, nắm được quy tắc viết dấu thanh trong tiếng. - HS có kĩ năng nhớ – Viết đúng bài chính tả, viết đạt tốc độ, vận dụng làm tốt phần bài tập. - HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: Chép bài tập 2 vào bảng phụ và phiếu bài tập. - HS: Vở chính tả, SGK. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS trả lời: a) Nhắc lại cấu tạo phần vần của tiếng ? Lấy ví dụ? b) Tìm cấu tạo phần vần trong tiếng: quang, mưu, luồn? -GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS -Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu tiết học. HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. -Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài: Thư gửi các học sinh (ở SGK/5, từ “Sau 80 năm giời nô lệ… ở công học tập của các em”) - Nếu có HS chưa thuộc bài GV tổ chức cho HS ôn lại bằng cách đọc cá nhân, đồng thanh. -Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: cường quốc, kiến thiết. - GV nhận xét bài HS viết. HĐ2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả. -Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả. -GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài; lưu ý các chữ khó, chữ số và cách trình bày đoạn văn. -GV yêu cầu HS nhớ lại đoạn văn và viết bài vào vở. -HS tự soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -Y/c HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì. - GV chấm bài của tổ, n/xét cách trình bày và sửa sai. HĐ3: Làm bài tập chính tả. -Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập. -GV tổ chức cho các em làm bài cá nhân vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ. -GV nhận xét bài HS và chốt lại cách làm: Tiếng vần Âm đệm Âm chính Âm cuối em e m yêu yê u màu a u xanh a nh đồng ô ng bằng ă ng … Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài, trả lời. GV nhận xét và cho HS nhắc lại: Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên) - 2 HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm. -HS chưa thuộc ôn lại bài. -1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp. - HS đọc thầm bài chính tả. -HS viết bài vào vở. -HS soát bài phát hiện lỗi sai và sửa. -HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì. -HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập. - HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn. -HS quan sát vị trí dấu thanh ở các tiếng và trả lời, HS khác bổ sung. Sau dó nhắc lại ý GV chốt. 4. Củng cố – Liên hệø: -HS nêu lại cấu tạo phần vần của tiếng và vị trí Dấu thanh trong tiếng. 5. Nhận xét – Dặn dị: -Về nhà viết lại các chữ sai, chuẩn bị: “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”. -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. ------------------------------------ TIẾT: 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Mở rộng vốn từ: nhân dân I. Mục đích, yêu cầu: -Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam. -HS biết sử dụng những từ ngữ về nhân dân để đặt câu. -Yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam. II. Chuẩn bị: -GV: Nội dung bài ; Phiếu bài tập (bài 1 và 2), bảng phụ ghi lời giải của bài 3b, vài trang từ điển liên quan đến bài học. -HS: Đọc, tìm hiểu bài. III.Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: GV gọi một số em đọc đoạn văn miêu tả có dùng từ ngữ miêu tả đã cho (bài 3 SGK/22) đã được viết lại hoàn chỉnh. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. HĐ 1: Làm bài tập 1. -Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 1. -GV giải nghĩa từ tiểu thương: người buôn bán nhỏ. -Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm vào phiếu GV phát cho từng cặp HS. -Yêu cầu đại diện một số cặp trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét tính điểm cao cho cặp làm bài đúng nhất, trình bày kết quả làm bài rõ ràng, dõng dạc. -GV chốt lại cách làm, yêu cầu cả lớp chữa bài trong vở theo lời giải đúng: a. Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí b. Nông dân: thợ cấy, thợ cày c. Doanh nhân: tiểu thương, nhà tư sản d. Quân nhân: đại uý, trung sĩ e. Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư g. Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học HĐ 2: Làm bài tập 2. -Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 2. -Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét và giáo viên nhận xét, kết luận: -HS đọc yêu cầu của bài 1. -HS nghe. - HS trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm vào phiếu theo nhóm đôi. -Đại diện một số cặp trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung. -HS đọc yêu cầu của bài 2. -HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. +Chịu thương chịu khó: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ +Dám nghĩ dám làm: mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến. +Muôn người như một: đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. +Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc (tài là tiền). +Uống nước nhớ nguồn: biết ơn người đã đem lại điều tốt đẹp cho mình. -Yêu cầu HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên. HĐ3: Làm bài tập 3. -Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 3, cả lớp đọc thầm lại truyện Con Rồng cháu Tiên, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 3a. -GV nhận xét và chốt lại: Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. -GV phát phiếu, một vài trang từ điển phô tô cho các nhóm HS làm bài, trả lời câu hỏi 3b. -Yêu cầu đại diện một số cặp trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét tính điểm cao cho cặp tìm được nhiều từ đúng nhất, trình bày kết quả làm bài rõ ràng, dõng dạc – GV kết hợp cho HS giải nghiã một số từ cần thiết. VD: Từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là cùng): đồng hương (người cùng quê), đồng môn (người cùng học một thầy, cùng trường), đồng chí (người cùng một chí hướng), đồng bọn, đồng bộ,… -GV dán giấy khổ to ghi lời giải bài 3b lên bảng, yêu cầu đọc và viết vào vở khoảng 5-6 từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là cùng). - Yêu cầu HS nối tiếp nhau làm miệng BT3c – đặt câu với một trong những từ vừa tìm được. -HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên. -HS đọc yêu cầu của bài 3, cả lớp đọc thầm lại truyện Con Rồng cháu Tiên và trả lời câu hỏi 3a. - HS làm bài, trả lời câu hỏi 3b. -Đọc lời giải bài 3b. -HS nối tiếp nhau làm miệng BT3c – đặt câu với một trong những từ vừa tìm được. 4. Củng cố - Liên hệ: -Yêu cầu HS nhắc lại một số từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ đề nhân dân. 5. Nhận xét – Dặn dị: ø - GV nhận xét tiết học. -Về nhà tìm thêm một số từ ngữ thuộc chủ đề “Nhân dân”. -Chuẩn bị: “Luyện tập về từ đồng nghĩa” -Nhận xét tiết học. ---------------------------------------- TIẾT: 4 KHOA HỌC: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? I. Mục tiêu: - Nắm được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe. Xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. -HS biết quan sát các hình vẽ SGK và kết hợp thực tế để nêu được những vấn đề nên hoặc không nên đối với phụ nữ có thai. - Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung bài ; Các hình trang 12, 13 SGK. - HS: Đọc, tìm hiểu bài. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Gọi HS trả lời câu hỏi –Sau đó GV nhận xét ghi điểm cho từng học sinh. H: Cơ thể của mỗi người được hình thành như thế nào? H: Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh? 3.Bài mới: -GV Giới thiệu bài: Ở trong bụng mẹ 9 tháng em bé mới ra đời. Vậy trong thời kì mang thai phụ nữ nên và không nên làm gì? Các thành viên trong gia đình nên làm gì để chăm sóc giúp đỡ phụ nữ có thai? Các em sẽ biết điều đó qua bài học hôm nay. – GV ghi đề. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ1: Tìm hiểu ND:Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? MT: HS nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe. -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 em quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGk trả lời nội dung sau: +Phụ nữ có thai nên làm và không nên làm gì? Tại sao? -Y/c đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét và chốt lại: *Phụ nữ có thai nên: Hình 1:Ăn nhiều thức ăn chứa đầy dủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Hình 3: Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế. *Phụ nữ có thai không nên: Hình 2: Không nên dùng một số chất đọc hại như rượu, thuốc lá, cà phê,… Hình 4: Người phụ nữ có thai không nên gánh vác nặng tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, -Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 12. HĐ 2: Tìm hiểu về trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ

File đính kèm:

  • docBài soạn 5 - Tuần 3.doc
Giáo án liên quan