Giáo án lớp 5 - Tuần 28

I-MỤC TIÊU:

- Đọc trôI chảy, lưu loát bàI tập đọc đã học, tốc độ khoảng 115 tiếng /phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bàI thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bàI thơ, bàI văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết( BT2)

( HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật.

II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ 1: Kiểm tra tập đọc,học thuộc lòng.

A/ Số lượng HS kiểm tra:1/3 số HS trong lớp.

B/ Tổ chức cho HS kiểm tra:

-Gọi từng HS lên bốc thăm.

-Cho HS chuẩn bị bài 1-2 phút rồi lên đọc bài và trả lời câu hỏi.

HĐ 2: Làm bài tập.

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ 2 ngày 25 tháng 3 năm 2013 ( Tổ chức ngày Hội Thiếu nhi vui khoẻ) ___________________________________________ Thứ 3 ngày 26 tháng 3 năm 2013 ( Học bài TKB sỏng thứ 2) Tiếng Việt Ôn tập tiết 1 I-Mục tiêu: - Đọc trôI chảy, lưu loát bàI tập đọc đã học, tốc độ khoảng 115 tiếng /phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bàI thơ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bàI thơ, bàI văn. - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết( BT2) ( HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra tập đọc,học thuộc lòng. A/ Số lượng HS kiểm tra:1/3 số HS trong lớp. B/ Tổ chức cho HS kiểm tra: -Gọi từng HS lên bốc thăm. -Cho HS chuẩn bị bài 1-2 phút rồi lên đọc bài và trả lời câu hỏi. HĐ 2: Làm bài tập. Bài tập 1: -HS đọc y/c bài tập. -HS quan sát bảng thống kê,tìm VD minh họa các kiểu câu. -HS làm bài và trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại những câu các em tìm đúng. VD: *Câu đơn: Trên cành cây,chim hót líu lo. *Câu ghép không dùng từ nối: Mây bay,gió thổi. *Câu ghép dùng quan hệ từ: Vì trời mưa to nên đường trơn như đổ mỡ. *Câu ghép dùng cặp từ hô ứng: Trời chưa sáng mẹ em đã đi làm. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Những HS chưa kiểm tra tập đọc,HTL về nhà tiếp tục ôn tập _____________________________ Toán Luyện tập chung I-Mục tiêu: Giúp HS: -Biết tính vận tốc,quảng đường,thời gian. -Biết đổi đơn vị đo thời gian. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -HS nêu cách tính vận tốc,quảng đường ,thời gian của chuyến động. -HS viết công thức tính v,s,t. B-Bài mới: HĐ 1: HS làm bài tập. HĐ 2: HS chữa bài. Bài 1: * Cách 1:-HS đọc đề bài. -Đề bài y/c gì? -Muốn biết ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết điều gì? *Cách 2: -Thời gian đi của xe máy gấp mấy lần thời gian đi của ô tô? -Vận tốc của ô tô gấp mấy lần vận tốc xe máy? -Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi chuyển động trên cùng một quảng đường? Lưu ý: Trên cùng một quảng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Bài 2: -Bài toán thuộc dạng nào? Cần sử dụng công thức nào? -Đơn vị vận tốc cần tìm là gì? -Vận tốc của xe máy là 37,5 km/giờ cho ta biết điều gì? Bài 3,4: Tương tự hai bài trên. III-Củng cố,dặn dò: -Ta thực hiện bước đổi đơn vị khi nào? -Cần chú ý gì khi đổi đơn vị? -HS hoàn thành bài tập. ____________________________ Tiếng Việt Ôn tập tiết 2 I-Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của bài tập 2. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiếm tra tập đọc và HTL: Tiến hành như tiết 1. HĐ 2: HS làm bài tập. Củng cố kiến thức về câú tạo câu - Một HS đọc yêu cầu của bài tập ở VBT. - HS đọc lần lượt từng câu văn, làm bài vào VBT , một số HS làm bài ở bảng nhóm - HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. GV nhận xét nhanh. - Những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa, kết luận những HS làm đúng: a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy. / chúng rất quan trọng /… b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. / sẽ chạy không chính xác./ sẽ không hoạt động./ c) Câu chuyện trên neu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: " Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người." III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. HS tiếp tục về nhà luyện đọc. _____________________________ Khoa học Sự sinh sản của động vật I-Mục tiêu: -Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. II-Đồ dùng: HS chuẩn bị tranh ảnh về các loại động vật khác nhau. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Đọc thuộc mục bạn cần biết trang 111. -Chồi thường mọc ra ở vị trí nào nếu ta trồng cây từ một số bộ phận của cây mẹ? -Nêu cách trồng một bộ phận của cây mẹ để có cây con mới? B-Bài mới: HĐ 1: Sự sinh sản của động vật. -HS đọc mục bạn cần biết trang 112,SGK. Hỏi: - Đa số động vật được chia thành mấy giống? -Đó là những giống nào? -Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái? -Thế nào là sự thụ tinh ở động vật? -Hợp tử phát triển thành gì? -Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì? -Động vật có những cách sinh sản nào? HĐ 2: Các cách sinh sản của động vật. -Động vật sinh sản bằng cách nào? -HS thảo luận nhóm 4 tìm ra các ssộng vật đẻ trứng và đẻ con,điền vào bảng nhóm: Tên động vật đẻ trứng Tên con vật đẻ con Gà,chim,rắn,vịt,rùa,sâu ,ngỗng,chim,đại bàng... Chuột,cá heovoi,khỉ,dơi,voi,hổ,lợn,ngựa, trâu,bò.... HĐ 3: Họa sĩ tí hon. -HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà các em yêu thích. -Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm. -GV chấm điểm cho những HS vẽ đẹp. IV-Củng cố,dặn dò: -Nhận xét tiết học,khen ngợi những HS tích cực xây dựng bài. -HS về nhà học thuộc mục bạn cần b ___________________________ Buổi chiều: Địa lí Châu Mĩ (tiếp) I-Mục tiêu: Sau bài học,HS có thể: -Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ: + Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. + Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nhiệp hiện đại.Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng tên thủ đô của Hoa Kì. -Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ. II-Đồ dùng:Bản đồ thế giới.Hình minh họa trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Em hãy tìm và chỉ vị trí của châu Mĩ trên quả địa cầu. -Nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ? -Kể những điều em biết về vùng rừng A-ma-dôn? B-Bài mới: HĐ 1: Dân cư châu Mĩ. -HS mở SGK trang 103,đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để: +Nêu số dân châu Mĩ. +So sánh dân số châu Mĩ với các châu lục khác. -Dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ. -Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần,nhiều màu da như vậy? -Người dân châu Mĩ chủ yếu sinh sống ở những vùng nào? HĐ 2: Kinh tế châu Mĩ. -HS hoạt động theo nhóm 4: so sánh kinh tế giữa các vùng Bắc Mĩ,Trung Mĩ,Nam Mĩ. Tiêu chí Bắc Mĩ Trung và Nam Mĩ Tình hình chung của nền kinh tế Ngành nông nghiệp Ngành công nghiệp. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả; Các nhóm khác bổ sung. HĐ 3: Hoa Kì.HS thảo luận nhóm4,điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ: Hoa Kì Vị trí: Khí hậu Kinh tế Dân số Thủ đô Kinh tế-xã hội Các yếu tố tự nhiên Diện tích: -Đại diện nhóm trình bày kết quả. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học,tuyên dương những HS tích cực xây dựng bài. -HS về nhà chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt Ôn tập tiết 3 I-Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn ( bài tập 2). II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra tập đọc,HTL: Thực hiện như tiết 1. HĐ 2: Làm bài tập. HĐ 3: Chữa bài. -Từ ngữ nào trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương? -Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? -Tìm các câu ghép trong bài văn;xác định chủ ngữ,vị ngữ trong từng vế câu. -Tìm các từ ngữ được lặp lại,được thay thế có tác dụng liên két câu trong bài văn. -Tìm từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu? III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Về nhà chuẩn bị bài cho tiết ôn tập tiếp theo. _____________________________ Đạo đức ễN TẬP: ủy ban nhân dân xã, PHƯỜNG EM I-Mục tiêu: Tiếp tục củng cố khắc sâu kiến thức đã học, liên hệ thực tế ở địa phương mình qua những bài đạo đức đã học: “ Em yêu quê hương ” “ ủy ban nhân dân xã em” - Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương. - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường). - Có ý thức tôn trọng uỷ ban nhân dân xã (phường). II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: Vì sao chúng ta cần tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã? -Chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã như thế nào? -Các em đã làm được những việc gì thể hiện sự tôn trọng ủy ban nhân dân phường,xã? B-Bài mới: HĐ1. Giới thiệu về quê hương GV yêu cầu học sinh nghĩ về nơi mình sinh ravà lớn lên sau đó viết ra những điều khiến em luôn nghĩ về nơi đó .Quê hương có: người thân là…. Cảnh vật: …Con vật:… Liên hệ: … ? Yêu quê hương mình em cần phải làm gì ? HĐ2. Tìm hiểu về ủy ban nhân dân xã Thạch Hạ ủy ban nhân dân xã Thạch Hạ GV gợi ý.: HS nêu tên chức vụ của một số cán bộ + Giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã là …. +Giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND xã là… + Giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã là… + Giữ chức vụ Phó bí thư Đảng ủy xã là… + Giữ chức vụ Trưởng công an xã là + Giữ chức vụ Bí thư ĐTN xã là… + Giữ chức vụ Chủ tịch HĐND xã là… HĐ 3: Bày tỏ thái độ: -Việc tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã là một biểu hiện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. -Nếu biết tôn trọng uỷ ban nhân dân phường xã thì sẽ được mọi người tôn trọng. -Việc tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng,xã hội. “Nếu ủy ban nhân dân phường xã chúng ta phát động phong trào quyên góp giúp đỡ những HS nghèo ở địa phương thì các em có thể làm gì?” -Từng nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến. -Các nhóm khác bổ sung ý kiến,đưa ra kết luận. III-Củng cố,dặn dò: Thực hiện hành vi tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã. GV củng cố lại những kiến thức đã học cho học sinh Nhận xét giờ học ______________________________________________________ Hoạt động ngoài giờ lờn lớp Hoạt động 3 Giao lưu nữ sinh xuất sắc 1. Mục tiêu hoạt động - Tạo cơ hội cho những nữ sinh xuất sắc được gặp gỡ giao lưu, tự khẳng định mình -Động viên khuến khích các em nữ sinh tích cực học tập, rèn luyện vươn lên về mọi mặt. 2. Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc trường. 3. Tài liệu và phương tiện - Cờ, hoa, phông màn, khẩu hiệu để trang hoàng nơi diễn ra giao lưu. - Hoa, phần thưởng cho các nữ sinh xuất sắc; - Các dải băng vải đỏ hoặc xanh da trời trên có in hàng chữ : Nữ sinh xuất sắc năm học 201… - 201… (mỗi nữ sinh xuất sắc một chiếc) - Máy ảnh (để chụp ảnh lưu lại phòng truyền thống của trường) - Các câu hỏi có phần thi kiến thức, phần thi ứng xử. 4. Các bước tiến hành Bước 1: Chuẩn bị - Thành lập ban tổ chức, xây dựng chương trình giao lưu. - Các lớp tổ chức bình chọn các nữ sinh xuất sắc của lớp theo các tiêu chí: + Đạt danh hiệu HSG học kỳ I + Đạo đức tốt, được bạn bè yêu mến. - Ban tổ chức tập hợp danh sách các nữ sinh xuất sắc, gửi giấy mời có kèm theo chương trình giao lưu để các em chuẩn bị tham dự các nội dung giao lưu. Cùng với giấy mời các nữ sinh, Ban tổ chức cũng nên mời thêm các thầy cô giáo, phụ huynh HS của các nữ sinh xuất sắc, đại diện HS nam, đại diện hội phụ nữ, Hội Khuyến học ở địa phương,… Bước 2: Giao lưu Chương trình giao lưu gồm 5 phần chính: 1) Phần chào hỏi, giới thiệu Các nữ sinh xuất sắc sẽ lần lượt đứng lên tự giới thiệu về một đôi nét về bản thân trong vòng 2 phút. 2) Phần tôn vinh các nữ sinh xuất sắc Sau khi các nữ sinh đã giới thiệu xong, Ban tổ chức mời tất cả các em bước lên bục va các đại biểu sẽ lên tặng hoa và đeo giải băng “ Nữ sinh xuất sắc” cho các em trong tiếng vỗ tay của tất cả mọi người có mặt. 3) Phần thi kiến thức Tiếp theo phần tặng hoa là phần thi kiến thức. Người dẫn chương trình sẽ lần lượt nêu từng câu hỏi về chủ đề người phụ nữ Việt Nam. Trong vòng 50 phút, nữ sinh nào giơ tay trước em đó sẽ trả lời câu hỏi. Trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm. Trả lời sai không được tính điểm 4) Phần thi tài năng ở phần thi tài năng, các nữ sinh có thể tự do lựa chọn cách thể hiện năng khiếu của mình. Ví dụ như: hát, múa, đọc thơ,… Điểm tài năng có thể được tính từ 0-5 điểm 5) Phần thi ứng xử Trong phần thi ứng xử, các nữ sinh sẽ ần lượt bốc thăm và trả lời một câu hỏi sau 5 phút chuẩn bị. Bước 3: Đánh giá và trao giải Ban giám khảo sẽ công bố các giải thưởng cho từng phần thi, bao gồm: - Giải nữ sinh có kiến thức uyên bác nhất; - Giải nữ sinh tài năng nhất; - Giải nữ sinh ứng xử hay nhất. Các đại biểu sẽ lên tặng hoa và trao giải thưởng cho các nữ sinh trong tiếng vỗ tay và tiếng nhạc bài hát ca ngợi phụ nữ Việt Nam ____________________________________________ Thứ 4 ngày 27 tháng 3 năm 2013 Tiếng Việt Ôn tập tiết 4 I-Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. -Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HK II(BT2) II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra tập đọc+ HTL: Thực hiện như tiết 1. HĐ 2: Làm bài tập. HĐ 3: Chữa bài: Bài 1: Có 3 bài văn miêu tả được học là Phong cảnh đền Hùng,Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân,Tranh làng Hồ. Bài 2: -HS nêu dàn ý của bài văn. -Nêu chi tiết hoặc câu văn trong bài mà em thích và nói rõ vì sao? III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS về nhà viết lại dàn ý của bài văn mình đã chọn. -HS ôn tập tiết 5. Toán Luyện tập chung I-Mục tiêu: Giúp HS. --Biết tính vận tốc,quảng đường,thời gian. -Biết giải các bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III- Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Gọi 2HS chữa bài 3,4 trong SGK. -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài. Bài toán 1: -Gọi HS đọc đề bài. -Gạch 1 gạch dưới y/c đề bài cho biết,2 gạch dưới đề bài y/c,tóm tắt bài toán. -GV gắn bảng phụ vẽ tóm tắt bài toán lên bảng. Hỏi: -Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán? -Hướng chuyển động của ô tô và xe máy như thế nào? -Khi ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C thì tổng quảng đường ô tô và xe máy đã đi được là bao nhiêu? -Sau một giờ,cả ô tô và xe máy đi được quảng đường là bao nhiêu? -Muốn tính thời gian để ô tô và xe máy đi hết quảng đường ta làm thế nào? -HS làm bài trên bảng,HS khác nhận xét. Lưu ý: Khi giải bài toán này ta có thể tính gộp,lấy quảng đường chia cho tổng vận tốc của hai chuyển động. *Gọi quảng đường là S,vận tốc của hai chuyển động lần lượt là v1 và v2;Thời gian cùng chuyển động ngược chiều là t. Thời gian gặp nhau của hai chuyển động ngược chiều và cùng một lúc là: t = s : (v1 + v2) HĐ 2: HS làm bài tập. HĐ 3: HS chữa bài. IV-Củng cố,dặn dò: -Muốn tính thời gian của hai chuyển động ngược chiều và cùng lúc ta làm thế nào? -HS hoàn thành bài tập trong SGK. _____________________________ Khoa học Sự sinh sản của côn trùng I-Mục tiêu: Viết sơ đồ chu trnhf sinh sản của côn trùng. II-Đồ dùng: -Bảng nhóm.Hình minh họa trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 112. -Hãy kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết? -Hãy kể tên các con vật đẻ con mà em biết? B-Bài mới: HĐ 1: Tìm hiểu về bướm cải. -Em biết những loài côn trùng nào? -Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con? -GV giới thiệu quá trình phát triển của bướm cải. -HS ghép tấm thẻ vào đúng hình minh họa từng giai đoạn của bướm cải. -Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải? -ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển,bướm cải gây thiệt hại nhất? -Trong trồng trọt,em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu,cây cối? HĐ 2: Tìm hiểu về ruồi và gián. -HS hoạt động theo nhóm 4 tìm hiểu về sự sinh sản của ruồi và gián,cácg diệt ruồi và gián. -Gián sinh sản như thế nào? -Ruồi sinh sản như thế nào? -Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau? -Ruồi thường đẻ trứng ở đâu? -Gián thường đẻ trứng ở đâu? -Nêu những cách diệt ruồi mà bạn biết? -Nêu những cách diệt gián mà bạn biết? -Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng? HĐ 3: Người họa sĩ tí hon. -GV cho HS vẽ tranh về vòng đời của một loài côn trùng mà em biết. -Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm. -GV nhận xét chung. IV-Củng cố,dặn dò: -Nhận xét tiết học,khen những HS hăng hái tham gia xây dựng bài. -Luôn có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh mình để tránh cho ruồi gián không có cơ hội đẻ trứng. Tìm hiểu về loài ếch. _____________________________ Kĩ thuật Lắp máy bay trực thăng( Tiết2) I-Mục tiêu: -Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật,đúng quy trình theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn. Với học sinh khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn. II-Đồ dùng: -Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Quan sát,nhận xét mẫu. -GV cho HS q/s mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. -GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận mẫu và đặt câu hỏi: +Để lắp máy bay trực thăng theo em cần phải lắp mấy bộ phận? +Hãy kể tên các bộ phận đó? HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. Hướng dẫn chọn các chi tiết. -Gọi 2 HS lên chọn đúng,đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xépvào nắp hộp theo từng loại. -Cả lớp quan sát và bổ sung cho bạn. Lắp từng bộ phận. -Lắp thân và đuôi máy bay. -Lắp sàn ca bin và giá đỡ. -Lắp ca bin. -Lắp cánh quạt. -Lắp càng máy bay. Lắp ráp máy bay trực thăng. -GV hướng dẫn HS lắp máy bay trực thăng theo từng bước như SGK. -Kiểm tra các mối ghép. Hướng dẫn HS tháo rời từng bộ phận. IV-Củng cố,dặn dò: -HS về nhà thực hành lắp máy bay trực thăng. -Bảo quản đồ dùng cẩn thận,tránh mất mát. ____________________________ Buổi chiều: Âm nhạc (GV bộ môn dạy) _____________________________ Toán Luyện tập chung I-Mục tiêu: Giúp HS. --Biết tính vận tốc,quảng đường,thời gian. -Biết giải các bài toán chuyển động cùng chiều. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán,HS dưới lớp giải ra vở nháp. Bài toán: Một xe máy đi từ tỉnh A dến tỉnh B với vận tốc 30 km/giờ,cùng lúc đó một người đi xe đạp từ B về A với vận tốc 10 km/giờ.Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi,sau mấy giờ hai xe gặp nhau biết quảng đường AB dai 60 km. -GV nhận xét đánh giá. -Muốn tính thời gian gặp nhau của hai chuyển động ngược chiều và cùng lúc ta làm như thế nào? B-Bài mới: HĐ 1: Luyện tập:Hai chuyển động cùng chiều đuổi nhau và gặp nhau. Bài 1: *Gọi HS đọc đề bài câu a) -Có mấy chuyển động đồng thời? -Hãy nhận xét về hướng chuyển động của hai người? -GV gắn sơ đồ tóm tắt lên bảng và giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp.xe đạp đi trước,xe máy đuổi theo sau đến lục nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp. -Quảng đường xe máy cách xe đạp lúc khởi hành là bao nhiêu? -Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tại C thì khoảng cách giữa xe đạp và xe máy là bao nhiêu? Giải thích: Như vậy theo thời gian từ lúc khởi hành,khoảng cách giữa hai xe ngày càng giảm đi. -Sau mỗi giờ xe máy đễn gần xe đạp bao nhiêu km? -Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp được tính bằng cách nào? -HS làm và chữa bài. -HS khác nhận xét,GV xác nhận. Lưu ý: Bài toán này GV có thể hướng dẫn HS trình bày gộp bằng 1 bước: VD: Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 48 : ( 36 – 12 ) = 2 (giờ ) Đáp số: 2 giờ. -Muốn tính thời gian gặp nhau của hai chuyển động cùng chiều ta làm thế nào? -GV giới thiệu công thức: t = s : (v2 – v1 ). *HS đọc đề bài câu b) -Muốn biết xe đạp cách xe máy bao nhiêu km ta làm thế nào? -HS làm bài và trình bày bài giải. -HS khác nhận xét,GV xác nhận. -HS nhắc lại quy tắc tìm thời gian đuổi kịp nhau của 2 chuyển động cùng chiều. HĐ 2: HS làm bài tập. HĐ 3: Chữa bài. III- Củng cố,dặn dò: -HS so sánh cách giải 2 dạng toán chuyển động cùng chiều và ngược chiều. -HS nhắc lại 5 bài toán về chuyển động đều. ______________________________________ Lịch sử Tiến vào Dinh Độc Lập I-Mục tiêu: - Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giảI phóng SàI Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất: + Ngày 26- 4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền SàI Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giảI phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. II-Đồ dùng: -Bản đồ hành chính VN. -Hình minh họa trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Hiệp đinh Pa-ri được kí kết vào thời gian nào ? ở đâu? -Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri? -Hãy nêu những nội dung cơ bản của hiệp đinh Pa- ri? -Nêu ý nghĩa của hiệp định Pa- ri đối với lịch sử dân tộc ta? -Ngày 30-4 là ngày lễ kỉ niệm gì của đất nước ta? B- Bài mới: HĐ 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. -Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định pa- ri? -GV chỉ vào bản đồ VN và giới thiệu cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân 1975. HĐ 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào dinh độc lập. -HS thảo luận theo nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau: +Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tấn công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì? +Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập. +Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng? +Sự kiện quân ta tiến vào dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì? +Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện? -HS trả lời,các nhóm khác bổ sung,GV nhận xét. HĐ 3: ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. -Là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta. -đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn,giải phóng hoàn toàn miền Nam,đất nước ta thống nhất. IV- Củng cố,dặn dò: -HS phát biểu suy nghĩ về sự kiện lịch sử ngày 30-4-1975. -GV nhận xẽt tiết học,HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. _____________________________ Thể dục Môn thể thao tự chọn Trò chơi " chạy đổi chỗ vỗ tay nhau " I. Mục tiêu - Học mới phát cầu bằng mu bàn chân hoặc ôn ném bóng 150g trúng đích. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Ôn bật cao, tập phối hợp chạy - nhảy - mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Chơi trò chơi "Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm và phương tiện - Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một quả cầu. GV 1còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học - Khởi động: chạy chậm trên địa hình tự nhiện , xoay khớp cổ tay, chân, hông, gối. - Trò chơi " Mèo đuổi chuột". 2. Phần cơ bản a) Môn thể thao tự chọn - Đá cầu: + Ôn tâng cầu bằng đùi: Đội hình tập theo hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển, khoảng cách giữa 2 em 1,5m. + Học phát cầu bằng mu bàn chân : Đội hình tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. GV nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác; HS tập theo sân tập đã chuẩn bị và khẩu lệnh thống nhất" Chuẩn bị…bắt đầu!",xen kẽ có nhận xét, sửa sai cho HS. - Ném bóng: + Ôn hai động tác bổ trợ. Tập theo đội hình đá cầu theo hình thức thi đua. + Ôn ném bóng trúng đích : Đội hình tập như bài 53.GV quan sát sửa sai cho HS. Dành 2 phút để tổ cho đại của tổ thi với nhau xem người của tổ nào ném đúng động tác và đạt thành tích cao nhất. b) Trò chơi" Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau" Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị. GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử một lần, sau đó GV cùng HS có thể giải thích bổ sung nhấn mạnh những điểm cơ bản để tất cả HS nhớ lại cách chơi, cho HS chơi chính thức. 3. Phần kết thúc - Đi thường, vừa đi vừa hát. - GV cùng HS hệ thống bài học - Dặn ôn đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. ____________________________________ Thứ 5 ngày 28 tháng 3 năm 2013 Tiếng Anh ( GV chuyên trách lên lớp ) _____________________________ Tiếng Việt Ôn tập tiết 5 I-Mục tiêu: -Nghe-viết đúng chính tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè , tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút. -Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết; biết chọn những nét ngoai hình tiêu biểu để miêu tả. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Viết chính tả. -GV đọc bài chính tả một lượt. -HS đọc thầm lại bài chính tả. -Hướng dẫn HS những từ ngữ dễ viết sai: tuổi giời,tuồng chèo. -HS viết chính tả. -GV chấm,chữa một số bài. HĐ 2: Làm bài tập. -HS đọc y/c bài tập. -HS giới thiệu về nhân vật em chọn tả. -HS làm bài và trìng bày đoạn văn trước lớp. -GV nhận xét,chấm một số đoạn văn hay. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. _____________________________ Toán Ôn tập về số tự nhiên I- Mục tiêu: Giúp HS: Biết đọc,viết,so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho2,3,5 và 9. II- Hoạt động dạy học: HĐ 1: Ôn tập khái niệm số tự nhiên,cách đọc,viết số tự nhiên. Bài 1: -HS đọc y/c đề bài. -Gọi HS đọc lần lượt các số. -Cả lớp nhận xét cách đọc. -Hãy nêu cách đọc các số tự nhiên. -Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết? HĐ 2: Ôn tập tính chất chẵn lẽ và quan hệ thứ tự trong tập số tự nhiên. Bài 2: -HS hoàn thành bài tập. -Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì? -Hai số chẵn liên tiếp có đặc điểm gì? -Hai số lẻ liên tiếp có đặc điểm gì? Bài 3: -Khi so sánh cá

File đính kèm:

  • docTuan 28.doc