Giáo án lớp 5 tuần 26

I. Mục đích yêu cầu:

- Luyện đọc đúng các từ khó : tề tựu, đơn sơ, sáng sủa, sưởi nắng

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng trang trọng

- Hiểu nghĩa các từ : Môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng

 Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Giáo dục HS nhớ công ơn thầy cô giáo.

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định :

2. Bài cũ : H: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ?

H: Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?

H: Nêu đại ý. (Hiền) - GV nhận xét ghi điểm.

3. Bài mới : GTB

 

doc25 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 26 Thứ hai 01 tháng 03 năm 2012 TIẾT: 1 CHÀO CỜ: ------------------------------------------------- TIẾT: 2 TẬP ĐỌC: Nghĩa thầy trò I. Mục đích yêu cầu: - Luyện đọc đúng các từ khó : tề tựu, đơn sơ, sáng sủa, sưởi nắng - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng trang trọng - Hiểu nghĩa các từ : Môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. - Giáo dục HS nhớ công ơn thầy cô giáo. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định : 2. Bài cũ : H: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ? H: Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? H: Nêu đại ý. (Hiền) - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : GTB Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Hoạt động 1 : Luyện đọc -GV treo tranh minh họa và giới thiệu về tranh cho HS nghe. - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: 3 đoạn. Đ1 : Từ đầu … mang ơn rất nặng. Đ2 : Tiếp theo … đến ta ïơn thầy. Đ3 : Phần còn lại. -Cho HS đọc đoạn nối tiếp. -Luyện đọc các từ ngữ: tề tựu, đơn sơ, sáng sủa, sưởi nắng… - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm -Cho HS đọc cả bài. -1 HS đọc chú giải. - GV đọc mẫu lần 1. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi. H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? H: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. H: Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào? H: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ. H: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? H: Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao… -GV : truyền thống tôn sự trọng đạo mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. Ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm -GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 2 cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS đọc. -Cho HS đọc diễn cảm bài văn. -Cho HS thi đọc. -GV nhận xét và khen những HS đọc đúng, hay. -HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu. Thực hiện theo yêu cầu. -HS dùng bút đánh dấu các đoạn trong SGK. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. - Thực hiện trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nêu đại ý. - HS nêu cách đọc, đọc thể hiện. -3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn. Cả lớp lắng nghe. -HS luyện đọc đoạn. -Một vài HS thi đọc. -Lớp nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sự trọng đạo của dân tộc Việt Nam --------------------------------------------------------- TIẾT: 3 THỀ DỤC: (Giáo viên bộ mơn dạy) ----------------------------------------------------- TIẾT: 4 TOÁN: Nhân số đo thời gian với một số. I.Mục tiêu : * Giúp HS : - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn. - Giáo dục HS ý thức tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, VBT III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : 2 HS lên bảng làm bài Bài 1b : Tính 1,6 giờ = … phút 2,5 phút = … giây 2 giờ 15 phút = … phút 4 phút 25 giây = … giây - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : GTB Hoạt động dạy của GV H/động học của HS Hoạt động 1 : Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số Ví dụ 1 : GV gọi HS đọc bài toán - Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng - GV gọi HS nêu cách đặt tính và tính - GV ghi bảng : 1 giờ 10 phút x 3 = ? - GV đặt tính, hướng dẫn HS cách tính. Ví dụ 2 : HS đọc bài toán - 1 HS lên tóm tắt và giải 3 giờ 15 phút x 5 = ? - Yêu cầu HS nêu ý kiến : 75 phút = 1 giờ 15 phút 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút KL: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. Hoạt động2 : Luyện tập Bài 1 : Tính - Gọi HS nêu yêu cầu của đề, thực hiện làm bài. Bài 2 : HS đọc đề, phân tích đề - Gọi 1 HS lên tóm tắt và giải - GV chấm 1 số bài. - HS đọc, phân tích đề - Thựchiện theo yêu cầu của GV. - HS nhạân xét - HS giải vào nháp - HS nêu - 2 HS lên bảng làm – Lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài. - HS làm vào vở - HS nhận xét bài bạn 4. Củng cố – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------- TIẾT: 5 ĐẠO ĐỨC: Em yêu hoà bình (Tiết 1) I. Mục tiêu :Học xong bài này, HS biết : - Giá trị của hoà bình ; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. - Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh. - Giấy khổ to, bút màu. - Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. - Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 tiết 1. III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định : Cả lớp hát bài Trái đất này của chúng em 2. Bài cũ : H: Việt Nam là đất nước như thế nào ? Em có cảm nghĩ gì về văn hoá và con người Việt Nam ? H: Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước ? - Nêu ghi nhớ. - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin * MT : HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình. - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK H: Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó ? - Gọi 1 HS đọc thông tin SGK/37 - Yêu cầu HS đọc câu hỏi và thảo luận nhóm đôi H: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh ? H: Chiến tranh gây ra những hậu quả gì ? H: Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình, chúng ta cần phải làm gì ? - GV kết luận : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học … Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ MT: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình. - GV gọi HS đọc bài tập 1 - GV yêu cầu HS giơ thẻ : Nếu tán thành giơ thẻ màu đỏ, nếu không giơ thẻ màu xanh. - GV kết luận : Các ý kiến a,d là đúng ; ý kiến b,c là sai. Hoạt động 3: Làm bài 2/SGK *MT: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày - GV gọi HS đọc bài 2 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân - Gọi một số HS trình bày trước lớp - GV kết luận. Hoạt động 4: Làm bài 3/SGK *MT: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình. - Gọi HS đọc bài 3 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn nêu ý kiến - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận : khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng * Ghi nhớ : SGK/38 - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS trả lời - 1 HS đọc – lớp theo dõi - HS thực hiện, trả lời, lớp nhận xét. Bổ sung. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - HS giơ thẻ màu theo quy ước. - Một số HS giải thích lí do. - 1 HS đọc, lớp theo dõi - HS thực hiện - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc, lớp theo dõi - HS thực hiện - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS nêu. 4. Củng cố – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, báo .. về hoạt động bảo vệ hoà bình. Thứ ba ngày 04 tháng 03 năm 2012 TIẾT: 1 TOÁN: Chia số đo thời gian. I Mục tiêu: Giúp HS : Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. - Vận dụng phép chia số đo thời gian để giải bài toán có liên quan. - Giáo dục HS tính cẩn thận, trình bày bài khoa học. II Chuẩn bị : + 2 băng giấy ghi sẵn đề bài toán của 2 ví dụ. III Các hoạt động dạy và học. Ổn định : Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập a) 2 giờ 34 phút x 5 ; b) 5 giờ 45 phút x 6 ; c) 4 giờ 23 phút x 4. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. - GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc. - GV hỏi: H: Hải thi đấu cả 3 ván cờ hết bao lâu ? H: Muốn biết trung bình mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào? - GV nêu :Đó là một phép chia số đo thời gian cho một số, hãy thảo luận với bạn bên cạnh để thực hiện phép chia này. - GV nhận xét các cách HS đưa ra, tuyên dương các cách làm đúng, sau đó giới thiệu cách chia như SGK. - GV hỏi: Vậy 42 phút 30 giây chia 3 bằng bao nhiêu ? - GV : Qua ví dụ trên, em hãy cho biết khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào? - GV mời một vài HS nhắc lại. b) Ví dụ 2 - GV dán băng giấy có bài toán 2, yêu cầu HS đọc. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV hỏi: Muốn biết vệ tinh nhân tạo đó quay một vòng quanh trái đất hết bao lâu chúng ta phải làm như thế nào ? - GV y/c HS đặt tính và thực hiện phép chia trên. GV nhận xét bài làm của HS, sau đó giảng lại cách làm; - GV hỏi: Vậy 7 giờ 40 phút chia 4 được bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút ? - GV hỏi : Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần dư khác không thì ta làm tiếp như thế nào ? GV yêu cầu HS nhắc lại chú ý. HĐ2 : Luyện tập. Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trong SGK, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2. - Gọi HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2HS đọc to đề bài đề bài cho cả lớp cùng nghe. Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời. + Hải thi đấu cả 3 ván cờ hết 42 phút 30 giây. + Ta thực hiện phép chia : 42 phút 30 giây : 3 2HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp thảo luận. Sau đó một số cặp HS trình bày cách làm của mình trước lớp. Theo dõi và thực hiện lại phép chia. 42 phút 30 giây 3 42 14 phút 10 giây 0 30giây 00 - HS: 42 phút 30 giây chia 3 bằng 14 phút 10 giây. - HS: Khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. -2HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe. 1HS tóm tắt trước lớp: Quay 4 vòng : 7 giờ 40 phút Quay 1 vòng :…. Giờ … phút ? HS : Chúng ta thực hiện phép chia : 7 giờ 40 phút : 4 1HS khá lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp. 7 giờ 40 phút 4 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút 20 phút 00 HS nêu : 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút. - HS : Khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số, nếu phần dư khác 0 thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề để gộp vào số đơn vị của hàng ấy và tiếp tục chia, cứ làm thế cho đến hết. - 2 đến 3 HS nhắc lại. - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào phiếu học tập. - 2HS ngồi cạnh nhau đổi bài cho nhau để kiểm tra bài. -1HS đọc to, cả lớp đọc thầm lại đề bài trong SGK - 2HS phân tích đề, các HS khác theo dõi, bổ sung. - 1HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài vở Thời gian người thợ làm được 3 dụng cụ là: 12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút Thời gian trung bình để người thợ làm được 1 dụng cụ là : 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút Đáp số : 1 giờ 30 phút - 1HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. Củng cố – dặn dò. - GV tổ chức cho HS thi thực hiện nhanh các phép chia số đo thời gian cho một số. - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- TIẾT: 2 MĨ THUẬT: (Giáo viên bộ mơn dạy) TIẾT: 3 CHÍNH TẢ : (Nghe-viết) Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động (Ôn tập về quy tắc viết hoa.Viết tên người, tên địa lí nước ngoài) I.Mục đích yêu cầu: - Nghe viết đúng chính tả bài Lịch sử ngày Quốc tế Lao động. - Ôn tập quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài, làm đúng các BT. - Giáo dục HS cẩn thận nắn nót khi viết bài. II.Đồ dùng dạy học. -Giấy khổ to viết quy tắc, viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. -Bút dạ và 2 phiếu khổ to. III.Các hoạt động dạy học. 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp các tên chỉ người, địa danh nước ngoài. Sác-lơ, Đác- uyn, A- đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, Ấn Độ, … 3. Bài mới :Giới thiệu bài, ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết chính tả -Goị HS đọc bài chính tả một lượt. H: Bài chính tả nói điều gì? - Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết. -Yêu cầu HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai. - Gọi HS đọc lại các từ khó vừa viết. HĐ2: Viết chính tả-chấm, chữa bài chính tả. -Yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý những chữ mà mình dễ viết sai. - GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài. -GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu cho HS viết 2 lần. -GV đọc lại toàn bài chính tả. -GV chấm 5-7 bài, nhận xét cách trình bày và sửa sai. HĐ3: Làm bài tập chính tả. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu và bài viết Tác giả bài Quốc tế ca. -GV giao việc. -Đọc thầm lại bài văn. -Tìm các tên riêng trong bài văn (dùng bút chì gạch trong SGK). -Nêu cách viết các tên riêng đó. -Cho HS làm bài. GV treo bảng phụ cho 1 HS lên làm. -Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. +Tên riêng và quy tắc viết tên riêng đó: Ơ –gien, Pô-chi-ê… Viết hoa chữ cái đầu, mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối. + Tên riêng: Pháp: viết hoa chữ cái đầu và đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt + GV giải thích thêm. Công xã Pa ri: Tên một cuộc cách mạng viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó. Quốc tế ca: Tên một tác phẩm viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó. -2 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm. + Bài văn giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5. -HS tìm và nêu các từ mình khó viết : Chi-ca-gô ,Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ, … - 2 HS lên bảng lớp viết, HS cả lớp viết vào nháp. - 2 HS nối tiếp nhau đọc các từ khó vừa viết. - HS đọc thầm lại bài chính tả. -HS nghe. -HS viết chính tả. -HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -HS đổi với cho nhau để sửa lỗi. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. -1 HS làm trên bảng phụ. -Cả lớp làm vào vở hoặc làm vào nháp. - HS làm bài trên bảng lớp giải thích cách viết hoa. -Lớp nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------ TIẾT: 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Mở rộng vốn từ: Truyền thống I.Mục tiêu: -Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. Từ đó, biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu. - Giáo dục HS phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. II. Chuẩn bị: -Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học hoặc một vài trang phô tô. Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to hoặc bảng nhóm. III Các hoạt động dạy và học : 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. - Gọi HS đứng dưới lớp đọc thuộc lòng mục Ghi nhớ trang 76. - GV nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài-,dẫn dắt ghi tên bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 1: ( Giảm tải khơng dạy) HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giao việc. GV phát bút dạ và phiếu khổ to cho 3 nhóm. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. a)Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)ø: b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: c)Truyền có nghĩa là đưa vào nhập vào cơ thể người: H:Em hiểu nghĩa của từng từ ở bài 2 như thế nào ? Đặt câu với mỗi từ đó. - Từ và nghĩa của từ : + Truyền nghề:trao lại nghề mình biết cho người khác. + Truyền ngôi: trao lại ngôi báu mình đang nắm giữ cho con hay người khác. + Truyền bá : phổ biến rộng rãi cho mọi người. + T ruyền hình: truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng ra-đi-ô hoặc đường dây. + Truyền tụng : truyền miệng cho nhau. + Truyền máu : đưa máu vào cơ thể người. + Truyền nhiễm: lây HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS: dùng bút chì gạch một gạch ngang dưới từ chỉ người, hai gạch ngang dưới từ chỉ sự vật. - Gọi HS làm trên phiếu dán lên bảng, đọc các từ mình tìm được .GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. + Từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn : + Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - HS làm việc theo nhóm. -3 nhóm làm vào giấy. - Đại diện 3 nhóm lên dán phiếu bài làm lên bảng. Lớp nhận xét. + Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống… + Truyền bá, truyền hình, truyền tin, tuyền tụng ,… +Truyền máu, truyền nhiễm,… + Ông là người truyền nghề nấu bánh đúc cho cả làng. + Vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. + Ông đã truyền bá nghề nuôi tôm cho bà con. + Hôm nay VTV3 truyền hình trực tiếp buổi giao lưu văn nghệ “ Hát mãi khúc quân hành”. + Mọi người truyền tụng công đức của bà. + Bác sĩ đang truyền máu cho bệnh nhân. + HIV là một căn bệnh truyền nhiễm. - 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân, 2 HS làm trên phiếu. - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - Theo dõi, chữa bài (nếu sai). + Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản. + Nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản… . 4 Củng cố- dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ để sử dụng đúng những từ các em vừa được mở rộng và chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------- TIẾT: 5 KHOA HỌC Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa I. Mục tiêu : * Sau bài học : - Chỉ đâu là nhị, nhuỵ. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ. - Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ - Giáo dục HS chăm sóc hoa, thấy được ích lợi của hoa. II. Đồ dùng dạy học : - Hình trang 104, 105 SGK - Sưu tầm hoa thật, tranh ảnh về hoa. Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : H: Thế nào là sự biến đổi hoá học ? H: Kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện ? H: Chúng ta cần làm gì để tráng lãng phí điện ? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : GTB Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cơ quan sinh sản của hoa. - GV yêu cầu HS quan sát H1,2 SGK H: Nêu tên hoa và cơ quan sinh sản của hoa trong từng hình ? H: Cây phượng và cây dong riềng có điểm gì chung ? H: Vậy cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì ? - GV KL: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Hoạt động 2 : Phân biệt nhị và nhuỵ. Hoa đực và hoa cái - GV yêu cầu HS để hoa lên bàn thảo luận nhóm đôi chỉ cho nhau đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái) - Gọi 3 – 4 em lên trình bày chỉ trên hoa thật : hoa râm bụt, hoa bầu, bí, mướp … H: Vì sao có thể phân biệt được hoa mướp đực, hoa mướp cái ? - GV phát phiếu bài tập – chia nhóm. - Gọi từng nhóm lên trình bày trên bảng nhóm - GV ghi lên bảng phụ, yêu cầu HS nêu tên các loài hoa mà em biết. KL: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Bông hoa gồm các bộ phận (cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ hoa). Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng như : hoa mướp, bầu, bí… Nhưng đa số cây có hoa trên cùng 1 bông hoa có cả nhị và nhuỵ. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về hoa lưỡng tính - GV yêu cầu HS quan sát H6 SGK, đọc ghi chú - GV treo tranh lên bảng gọi HS đọc ghi chú tìm ra những ghi chú ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ - Gọi 1 số HS lên chỉ và nêu tên trên mô hình hoa * Bài học : SGK/105. - HS quan sát, trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS thực hiện - HS thực hiện theo yêu cầu.. - Yêu cầu các nhóm thảo luận điền vào bảng. - 1 HS đọc tên hoa, 1 HS giơ hoa lên cho cả lớp xem - HS nêu - HS quan sát - 1 HS lên chỉ và nêu - HS lớp nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò : H: Cơ quan sinh sản của hoa là gì ? H: Một bông hoa lưỡng tính gồm những bộ phận nào? - GV giáo dục chăm sóc hoa. GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 07 tháng 3 năm 2012 TIẾT: 1 TẬP ĐỌC: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. I. Mục đích yêu cầu : - Đọc đúng, ngắt nghỉ đúng, đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. - Hiểu được ý nghĩa của bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến va øniềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc. -HS có ý thức giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh ảnh lễ hội dân gian. + HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm. II.Các hoạt động dạy và học : 1. Ổn định: 2.Bài cũ: - 3 h đọc bài “Nghĩa thầy

File đính kèm:

  • docGiao an 5 T 26.doc