Giáo án lớp 5 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ

 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 B. Dạy bài mới

 1. Giới thiệu bài đọc

 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyên đọc

 - Hai HS giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn.

 - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn văn ( 2 -3 lượt)

Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.

Đoan 2: Tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

Đoạn 3: Phần còn lại

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Thứ 2 ngày 11 tháng 3 năm 2013 Tập đọc Nghĩa thầy trò I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Các hoạt động day- học A. Kiểm tra bài cũ HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài đọc 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyên đọc - Hai HS giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn. - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn văn ( 2 -3 lượt) Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng. Đoan 2: Tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Đoạn 3: Phần còn lại - GV kết hợp uốn nắn HS về cách đọc, cách phát âm; giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài( môn sinh, sập, tạ,…) - HS luyện đọc theo cặp. - 1-2 HS đọc lại cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài-. b) Tìm hiểu bài - Chia lớp thành các nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK, đại diện các nhóm trả lời lần lượt 4 câu hỏi.GV điều khiển nhận xét, thảo luận và tổng kết. + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? + Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với gười thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó. + Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhậ được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? GV hỏi thêm: Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự ? - GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn bồi đắp và nâng cao. Người thầy gioá và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. c)Luyện đọc lại -3 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài. Gv hướng dẫn đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn đọc một đoạn tiêu biểu. Chọn đoạn: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu / trước sân nhà cụ giáo Chu / để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn,mặc áo dài thâm / ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về / dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các hồct nhỏ / rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh / theo thầy tới thăm một người / mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. - Thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài. - Gv nhận xét tiết học. _______________________________________ Toán Nhân số đo thời gian I. Mục tiêu Biết : - Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.(Bài 1) II. Các hoạt động dạy - học HĐ1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian Ví dụ 1: GV cho HS đọc đề toán và HS nêu phép tính tương ứng: 1giờ 10 phút x3 = ? - GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính Ví dụ 2: GV cho HS đọc đề toán. - HS nêu phép tính tương ứng: 3giờ 15 phút x5 = ? - GV cho HS đặt tính rồi tính : 3giờ 15 phút x 5 15 giờ 75 phút - HS trao đổi , nhận xét kết quả và nêu ý kiến : cần đổi 75 phút ra giờ và phút 75 phút = 1giờ 15 phút Vậy 3giờ 15 phút x5 = 16 giờ 15 phút. - GV cho HS nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó . Nếu nhân số đo với đơn vị phút , giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Thực hiện phép nhân số đo thời gian và chuyển dổi sang đơn vị lớn hơn. Chú ý số đo thời gian là số thập phân cách làm nh nhân số thập phân ; nhớ viết tên số đo thờigian Bài 2: HS đọc đề toán và giải . Bài 3: HS đọc đề toán. GV hướng dẫn HS giải - Tìm 1 phút đóng được ? hộp - 12000 hộp làm hết ? thời gian. HĐ3: HS chữa bài - Chữa nhanh bài 1,2 - Chữa kĩ bài3: GV nhận xét tiết học. __________________________________________ Chính tả(Nghe viết) Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn. - Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ. II. Đồ dùng dạy- học Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học A.Kiểm tra bài cũ HS viết những tên riêng trên bảng lớp những tên riêng: Sác- lơ Đác- uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, ấn Độ,… B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hớng dẫn HS nghe - viết - GV đọc bài chính tả Lịch sử Ngày Lao động Quốc tế, HS theo dõi trong SGK. - Một Hs đọc lại thành tiếng bài chính tả, trả lời câu hỏi: Bài chính tả nói điều gì? ( Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5. ) - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc HS chú ý những từ ngữ dễ viết sai; cách viết những tên người, tên địa lí nước ngoài: Chi- ca- gô, Mĩ, Niu Y- oóc, Ban- ti- mo, Pít- sbơ- nơ. - HS gấp SGK. GV đọc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc toàn bài cho HS soát lại bài.GV chấm chữa một số bài, nêu nhận xét. - HS nhác lại qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, HS lấy ví dụ trong bài chính tả để minh hoạ. *GV mở rộng: Ngày Quốc tế Lao động là tên riêng chỉ một ngày lễ ( không thuộc nhóm tên người, tên địa lí). Đối với loại tên riêng này, ta cũng viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả chú giải từ Công xã Pa- ri - HS tự làm bài. 2 HS làm bài ở bảng phụ - HS phát biểu ý kiến . 2HS làm ở bảng phụ lên bảng lớp trình bày. Lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: Tên riêng: Ơ - gien Pô - chi- ê, Đơ - gây - tê, Pa - ri, Pháp. * GV mở rộng: Công xã Pa - ri ( tên một cuộc cách mạng), Quốc tế ca ( tên một tác phẩm viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó . ) - HS đọc thầm lại bài Tác giả bài Quốc tế ca , nói về nội dung bài văn. 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. _____________________________________ Khoa học Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa I. Mục tiêu - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật. II. Đồ dùng dạy- học - Hình trang 104, 105 SGK. - Một số tranh, ảnh về hoa. III. Hoạt động dạy- học HĐ1. Kiểm tra bài cũ: Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với cuộc sống động vật và thực vật trên trái đất? HĐ2. Quan sát * Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực và hoa cái. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK + Hãy chỉ vào nhị( nhị đực) và nhuỵ ( nhị cái ) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4 hoặc hoa thật ( nếu có). + Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp. Lớp nhận xét khẳng định kết quả đúng. HĐ 3.Thực hành với vật thật * Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ. * Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những yêu cầu sau: + Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị và đâu là nhuỵ. + Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng Hoa có cả nhị và nhuỵ Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ Bước 2: Làm việc cả lớp GV yêu cầu các nhóm lần lượt trinhg bày từng nhiệm vụ. Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ. HĐ 4. Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính. * Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ. Bước 2: Làm việc cả lớp Một số HS lên bảng chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ HĐ 5. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị cho tiết học sau học về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản. Bước 1: Làm việc cá nhân HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ. Bước 2: Làm việc cả lớp Một số HS lên bảng chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ HĐ 5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị cho tiết học sau học về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản. _________________________________________ Buổi chiều Địa lí Châu Phi ( tiếp theo) I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen. + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản. - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ châu phi. - Bản đồ thế giới. III. Các hoạt động dạy - học 3. Dân cư châu Phi HĐ1: (Làm việc cả lớp) HS trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK. 4. Hoạt động kinh tế HĐ2.( làm việc cả lớp) GV lần lượt nêu các câu hỏi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung, kết luận ý đúng. - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với cácchâu lục đã học ? - Đời sống người dân châu Phi có những khó khăn gì ? Vì sao ? - Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi. 5. Ai Cập HĐ3. ( làm việc theo nhóm đôi ) Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 5 trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Phi dòng sông Nin, vị trí địa lí giới hạn Ai Cập. Kết luận: - Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục á, Âu, Phi. - Thiên nhiên: có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ. - Kinh tế- xã hội: từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ; là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, xuất khẩu bông và khai thác khoáng sản. HĐ4: Củng cố dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài. -GV nhận xét tiết học. _________________________________ Tự học- Luyện:Địa lí Ôn: Châu phi I. Mục tiêu Củng cố lại những kiến thức về châu Phi : - Nêu lại một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi. - Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen. + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản. - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ II. Các hoạt động dạy - học HĐ1: Ôn tập về lý thuyết: 1. Vị trí giới hạn HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí giới hạn của châu Phi. ( Châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa hai chí tuyến). Nhắc lại kết luận: Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu á và châu Mĩ. 2 . Đặc điểm tự nhiên + Địa hình châu phi có đặc điểm gì? + Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác châu lục khác các châu lục đã học? Vì sao? HS trình bày kết quả. HS chỉ bản đồ quang cảnh tự nhiên của châu Phi. Nhắc lại kết luận: - Địa hình châu Phi tơng đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ. - Khí hậu nóng khô bậc nhất thế giới . - Châu Phi có các quang cảnh tự nhiên:Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất. HS trình bày đặc điểm thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên 3. Hoạt động kinh tế - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với cácchâu lục đã học ? - Đời sống người dân châu Phi có những khó khăn gì ? Vì sao ? - Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi. 4. Ai Cập HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Phi dòng sông Nin, vị trí địa lí giới hạn Ai Cập. HS nhắc lại Kết luận: - Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục á, Âu, Phi. - Thiên nhiên: có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ. - Kinh tế- xã hội: từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ; là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, xuất khẩu bông và khai thác khoáng sản. HĐ2: HD HS hoàn thành bài tập ở VBT GV chấm và hướng dẫn học sinh chữa bài GV nhận xét tiết học . _____________________________________ Đạo đức Em yêu hoà bình ( Tiết 1) I. Mục tiêu - Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. (Biết được ý nghĩa của hoà bình; Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng). - GD kĩ năng xác định giá trị( nhận thức được giá trị hòa bình, yêu hòa bình) - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè. - Kĩ năngđảm nhận trách nhiệm. - Kĩ năng tìm kiếm về xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình. II. Đồ dùng dạy học Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh. Thẻ màu. III. Hoạt động dạy học Khởi động : HS hát bài Trái đất này của chúng em, nhạc: Trương Quang Lục, lời thơ: Định Hải. - GV nêu câu hỏi: + Bài hát nói lên điều gì? + Để trái đất mãi mãi tơi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì? - GV giới thiệu bài. HĐ1.Làm bài tập 1, SGK 1. GV yêu cầu HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi: Em thấy gì trong các tranh, ảnh đó ? 2. HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK. 3. Đại diện nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh. 4. Cá nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. 5. GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật đói nghèo, thất học,…Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. HĐ2. Bày tỏ thái độ ( Bài tập1, SGK) 1. GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1. 2. Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo qui ước. 3. GV mời một số HS giải thích lí do. 4. GV kêt luận: Các ý kiến (a), (d) là đúng; các ý kiến ( b), (c) là sai.Trẻ em có quyền đợc sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình. HĐ3. Làm bài tập 2, SGK 1. HS làm bài tập 2 ( làm việc cá nhân ). 2.Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. 3. Một số HS trình bày ý kiến trớc lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung. 4. GV kết luận: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi ngời cần phải có lòn yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người,… HĐ4. Làm bài tập 3, SGK 1. HS thảo luận nhóm bài tập 3. 2. Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung . 3. GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng. 4.Gv mời 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. HĐ tiếp nối. - Sưu tầm tranh, ảnh bài báo về hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện về chủ đề em yêu hoà bình. - Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình. __________________________________ Hoạt động ngoài giờ lờn lớp Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô giáo Hoạt động 1 Vẽ tranh, làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ, chị em gái 1. Mục tiêu hoạt động Hướng dẫn HS biết vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. 2. Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô lớp. 3. Tài liệu và phương tiện - Bìa màu khổ A4 hoặc khổ 18cm x 26 cm, bút/sáp màu, bút viết ; - Giấy vẽ, bút màu. 4. Các bước tiến hành - Mở đầu,GV có thể nêu câu hỏi: Sắp đến 8/3 rồi, các em có muốn tặng quà cho bà và mẹ các chị em gái ở nhà không? Các em có muốn tặng quà gì cho bà, mẹ, chị em gái ? - HS kể các món quà các em muốn tặng cho bà, mẹ, chị em gái. - GV giới thiệu: Hôm nay thầy/cô sẽ hướng dẫn cho các em làm bưu thiệp hoặc vẽ tranh để tặng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp 8/3 - GV hướng dẫn HS làm bưu thiếp: + Gập đôi tờ bìa màu. + Mặt ngoài tờ bìa hãy dùng bút màu vẽ đường riềm. Bên trong đường riềm có thể vẽ hoặc cắt xé dán giấy màu thành các họa tiết để trang trí cho đẹp. Cần lưu ý HS là các em nên trang trí bưu thiếp bằng các màu sắc, các hình vẽ những loài cây, loài hoa, hoặc con thú, đồ vật,… mà mẹ, bà, chị, em gái.Ví dụ: + Mẹ ơi con yêu mẹ lắm ! con sẽ mãi là con ngoan của mẹ. + Cháu chúc bà mạnh khỏe sống lâu +… - GV cũng có thể hướng dẫn HS vẽ tranh để tặng bà, mẹ và chị, em gái. Nội dung tranh vẽ có thể là một bó hoa, một bông hoa, một con vật đáng yêu hay một thứ gì đó mà em muốn tặng mẹ, bà, chị, em gái.Nội dung tranh cũng có thể là cảnh ngôi nhà của gia đình em, cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình em, hoặc chân dung bà, mẹ, chị,em gái…Tranh vẽ nên có lời đề tặng ở dưới do tự tay các em viết. - Cuối cùng, GV hướng dẫn HS cách đưa tặng tranh vẽ, bưu thiếp tự làm cho bà, mẹ, chị em gái ; đồng thời nhắc thêm HS rằng món quà có ý nghĩa nhất đối với bà, mẹ trong ngày lễ 8/3 này chính là thành tích học tập, rèn luyện của các em. ________________________________ Thứ 3 ngày 12 tháng 3 năm 2013 Tiếng Anh ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) _________________________________ Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Truyền thống I. Mục tiêu: - Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc. - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, 2, 3. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về Liên kết câu bằng thay thế từ ngữ, sau đó làm miệng bài tập 2,3 ( phần luyện tập). B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 ( Giảm tải) Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ. - HS đọc lại yêu cầu củabài thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập. - HS trình bày bài làm. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác ( thường thuộc thế hệ sau). Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết. Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người. Truyền máu, truyền nhiễm Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu bài tập, ( lưu ý HS đọc cả đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và chú giải từ khó) - GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và đúng sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc. - HS làm bài cá nhân. - Một số HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lời giải đúng: * Nếu có HS tìm thừa các từ ngữ như con người, thế hệ, ý thức cội nguồn,… GV giải thích đây là những từ ngữ chỉ con người, thế hệ, ý thức nói chung chứ không có ý nghĩa chỉ lịch sử, truyền thống ( như yêu cầu của bài). 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài học. Dặn HS ghi nhớ để sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc. - Gv nhận xét tiết học. ________________________________ Toán Chia số đo thời gian cho một số I. Mục tiêu Biết : - Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.(Bài 1) III. Hoạt động dạy- học A. Bài cũ - HS lên bảng làm bài tập số 4. - Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét B. Dạy bài mới HĐ1. Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số - Ví dụ 1: GV cho HS đọc và nêu phép chia tương ứng: 42 phút 30 giây : 3 = ? GV hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép chia: 42 phút 30 giây 3 12 14 phút 10 giây 0 30 giây 00 Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây. - Ví dụ 2: Thực hiện các bước tương tự ví dụ 1. - GV cho HS nêu nhận xét: Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp. HĐ2. Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập ở VBT Bài 1. Tính (theo mẫu), HS tự làm. Bài 2. GV nhắc HS nhớ lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số và giải bài toán. HĐ3. Chấm chữa bài - Chấm một số bài - Chữa kĩ từng bài. HĐ4. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn hoàn thành bài tập trong SGK. ____________________________________ Lịch sử Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không " I. Mục tiêu - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. II. Đồ dùng dạy học Sưu tầm ảnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ . III. Các hoạt động dạy học HĐ1. (làm việc cả lớp ) - GV giới thiệu bài - Gv nêu hiệm vụ bài học: + Trình bày âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội. + Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26 - 12 - 1972 trên bầu trời Hà Nội. + Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng " Điện Biên Phủ trên không "? HĐ2. ( làm việc cá nhân ) - GV cho HS đọc SGK, ghi kết quả làm việc vào phiếu học tập. Tổ chức thảo luận và trình bày ý kiến riêng về âm mưu của Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội. - Cho HS quan sát hình trong SGK, sau đó GV nói về việc máy bay B52 của mĩ tàn phá Hà Nội. HĐ3.( làm việc theo nhóm ). HS dựa vào SGK, kể lại trận chiến đấu đêm 26 - 12 -1972 trên bầu trời Hà Nội, với một số gợi ý: số lượng máy bay Mĩ, tinh thần chiến đấu kiên cường của các lực lượng phòng không của ta, sự thất bại của Mĩ. HĐ4 ( làm việc cả lớp) - GV nêu câu hỏi: Tại sao gọi là chiến thắng " Điện Biên Phủ trên không"? - HS đọc SGK và thảo luận: + Ôn lại chiến thắng Điện Biên Phủ ( 7- 5 - 1954 ) và ý nghĩa của nó ( góp phần quyết định trong việc kết thúc chiến tranh, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ). + Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được những kết quả gì? + ý nghĩa của chiến thắng " Điện Biên Phủ trên không" ? HĐ5. ( Làm việc cả lớp) - GV nêu rõ những nội dung cần nắm. Nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng " Điện Biên Phủ trên không". - Nhận xét giờ học - Dặn học bài, sưu tầm và kể về tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội trong 12 ngày đêm đánh trả B52 Mĩ. ___________________________________ Buổi chiều Thể dục ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) _________________________________ Luyện Toán tiết 2 (t25): Luyện tập CÁC PHẫP TÍNH VỀ SỐ ĐO THỜI GIAN I-Mục tiêu: -Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhõn, chia số đo thời gian. -Vận dụng giải các bài toán vào thực tiễn. II-Hoạt động dạy học: 1)Bài cũ: Gọi 2 HS đồng thời lờn bảng làm bài tõp. HS cả lớp nhỏp bài: GV treo bảng phụ: Bài 1: Tính. a. 6 năm 6 tháng + 12 năm 11 tháng; b. 7 giờ 3 phút - 1 giờ 5 phút. 6phút - 2 phút 15 giây; 4 giờ 43 phút - 1 giờ 30 phút. 10 năm 2 tháng - 6 năm 9 tháng; 11 giờ 15 phút - 4 giờ 5 phút. Bài 2 : Lúc 7 giờ 45 phút một xe máy đi từ A đến B. Biết xe máy đến B hết 11 giờ.Hỏi xe mỏy đi từ A đến B hết mấy giờ? Bài 3: Tính. a. 6 năm 6 tháng : 3 b. 7 giờ 3 phút x 8 10 năm 6 tháng x 9 11 giờ 15 phút : 3 HS khỏc nhận xột bài làm của bạn: 2) Bài mới: HĐ 1: HS làm bài tập 1,2,3,4,5 ở Vở thực hành. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. ? Nội dung và yêu cầu của từng bài? HS làm bài vào vở tực hành, 4 HS làm bài vào bảng phụ. HĐ 2: GV chấm và HD HS chữa bài. 4 HS làm bài vào bảng phụ treo bảng phụ. HS cả lớp nhận xột sửa chữa, Gv kết luận III-Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học. _________________________________ Tin học ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) _________________________________ Tự học( Luyện viết) NHỚ BẮC I-Mục tiêu: -Nghe- viết đúng,trình bày đúng đoạn 2 bài: Nhớ Bắc -Rèn tính cẩn thận,trình bày bài đẹp. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: HS nêu quy tắc tờn người tờn địa lớ Việt Nam, nước ngoài. GV đọc cho HS viết những tên người, tên địa lí nước ngoài: Chi- ca- gô, Mĩ, Niu Y- oóc, Ban

File đính kèm:

  • docTuan 26..doc