I . Mục đích yêu cầu :
- Luyện đọc:
+ Đọc đúng, rõ ràng, phát âm chính xác một số các từ ngữ khó: mếu máo, rưng rưng, lấy trộm, chạy đàn, sư vãi.
* KNS: Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu và giải nghĩa được các từ ngữ : quán án, vãn cảnh, sư vãi, chạy đàn
- Hiểu ý nghĩa của bài : Quan án là người thông minh, có tài sử kiện.
- Giáo dục HS tính thật thà, ngay thẳng.
II. Chuẩn bị : GV : Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định
2. Bài cũ : Cao Bằng.
- Yêu cầu cá nhân đọc và trả lời câu hỏi:
H. Chi tiết nào nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
H. Nêu đại ý của bài?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề
23 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 23
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
TIẾT 1:
CHÀO CỜ:
----------------------------------------------
TIẾT 2:
TẬP ĐỌC
Phân xử tài tình
I . Mục đích yêu cầu :
- Luyện đọc:
+ Đọc đúng, rõ ràng, phát âm chính xác một số các từ ngữ khó: mếu máo, rưng rưng, lấy trộm, chạy đàn, sư vãi.
* KNS: Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu và giải nghĩa được các từ ngữ : quán án, vãn cảnh, sư vãi, chạy đàn
- Hiểu ý nghĩa của bài : Quan án là người thơng minh, cĩ tài sử kiện.
- Giáo dục HS tính thật thà, ngay thẳng.
II. Chuẩn bị : GV : Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định
2. Bài cũ : Cao Bằng.
Yêu cầu cá nhân đọc và trả lời câu hỏi:
H. Chi tiết nào nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
H. Nêu đại ý của bài?
Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- GV chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến … bà này lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp đến … kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho HS. Kết hợp rèn đọc từ khó :
+Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ: quán án, văn cảnh, sư vãi, chạy đàn
+ Lần 3 : đọc đúng lời nhân vật, tâm trạng nhân vật.
- GV đọc mẫu cả bài.
HĐ2 : Tìm hiểu bài.
H. Bài văn có những nhân vật nào?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
H. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
-Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
H: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
H: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
H: Hãy kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?
H: Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng?
H: Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
- Yêu cầu HS thảo luận nhanh nhóm bàn : Ý nghĩa của bài
GV chốt :
Ý nghĩa: Quan án là người thơng minh, cĩ tài sử kiện.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm .
- Yêu cầu HS nêu cách đọc toàn bài
- GV chốt cách đọc ( Theo mục I)
- Tổ chức HS đọc diễn cảm theo đoạn
- Gọi 4 HS đọc phân vai trước lớp theo tốp .
- Yêu cầu bình chọn bạn đọc hay.GV nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS.
- 1 em đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- 3 HS nối tiếp đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- 3 HS nối tiếp đọc bài và giải nghĩa từ, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- 3 em đọc và thực hiện ngắt nghỉ
- Lắng nghe.
- HS đọc, lớp đọc thầm, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
- HS thực hiện theo yêu cầu.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu
- Yêu cầu vài nhóm trình bày.
- 4 em đọc nối tiếp theo đoạn.
- 4 em thi đọc diễn cảm theo vai, lớp theo dõi bình chọn
4. Củng cố, liên hệ:
- Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của bài - GV giáo dục HS.
5. Nhận xét , dặn dò
- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị : Chú đi tuần
TIẾT: 3
THỂ DỤC:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
TIẾT: 4
TỐN:
Xăng - ti - mét khối, đề xi mét khối
I. Mục tiêu :
- Có biểu tượng về xăng ti mét khối, đề xi mét khối; Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của hai đơn vị đo thể tích trên.
* KNS:
- Biết mối quan hệ giữa xăng ti mét khối, đề xi mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng ti mét khối, đề xi mét khối.
II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Thể tích của một hình.
- Cho HS lên làm lại bài tập 1, 2 tiết trước.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Hình thành biểu tượng xăng ti mét khối và đề xi mét khối
-Tổ chức cho HS quan sát mẫu thật, nhận xét. Từ đó giới thiệu xăng ti mét khối, đề xi mét khối.
- GV đưa hình vẽ để học sinh quan sát, nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa đề xi mét khối và xăng ti mét khối.
- GV kết luận :
a. Xăng ti mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1cm. Xăng ti mét khối viết tắt là cm3.
b. Đề xi mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Đề xi mét khối viết tắt là dm3.
c. Hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm. Ta có: 1dm3 = 1000cm3
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề, lớp theo dõi, viết vào ô trống theo mẫu, đọc số. GV nhận xét bài và chốt đáp án đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý học sinh đổi.
- GV đánh giá bài làm của học sinh theo đáp án.
a, 1dm3 = 1000 cm3 ; 375dm3 = 375000 cm3
5, 8dm3 = 5800 cm3 ; dm3 = 800 cm3
b, 2000cm3 = 2dm3 ; 154000cm3 = 154dm3
490 000cm3 = 490 dm3 ; 5100cm3 = 5, 1dm3
- GV sửa bài.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS trình bày cá nhân, lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- Theo dõi và sửa bài.
- 4 học sinh lần lượt làm trên bảng, lớp làm vào vở.
4.Củng cố , liên hệ:
- GV cùng HS hệ thống
5. Nhận xét, dặn dị:
- Nhận xét tiết học.
- Về học lại bài, chuẩn bị bài Mét khối.
------------------------------------------------
TIẾT: 1
ĐẠO ĐỨC:
Em yêu tổ quốc Việt Nam (Tiết 1)
I. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết:
- Tổ quốc em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
* CKT-KN:
- Nêu được các biểu hiện hịa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Giáo dục các em yêu hịa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hịa bình phù hợp với khả năng do nhà trương, địa phương tổ chức.
* GDBVMT: Giáo dục HS phải biết yêu quý, bảo vệ và làm phát triển các cơng trình lớn của đất nước cĩ liên quan đến mơi trường như: VỊNH HẠ LONG, PHONG NHA – KẺ BÀNG,…
II. Chuẩn bị : GV+HS: Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III. Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định :
2. Bài cũ: UBND xã, phường em ( tiết 2).
H. Khi có việc đến UBND em cần phải thực hiện những gì ?
H. Nêu những đề nghị của em với UBND xã về việc chăm sóc, giáo dục trẻ em?
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam
-Tổ chức cho học sinh đọc thông tin trang 34 SGK .
- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận về hai câu hỏi SGK/35
-Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt ý đúng.
Kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
HĐ 2: Hiểu biết và tự hào về đất nướcViệt Nam
Hoạt động cả lớp
GV nêu câu hỏi , yêu cầu HS trả lời :
H: Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
H: Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
H: Nước ta còn có khó khăn gì?
H: Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
Kết luận : Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quí và tự hào về tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy, chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
H: Qua các ý trên, em có suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trang 35 SGK.
HĐ 3: Thực hành ( làm bài tập2)
-Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu
- HS làm việc cá nhân : Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, trao đổi bài làm với bạn bên cạnh, trình bày trước lớp những hiểu biết của mình về lá Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu…
H. Hãy tìm các bài hát, bài thơ… nói về đất nước Việt Nam?
Giáo viên chốt ý đúng.
- Thảo luận nhóm bàn. Trình bày ý kiến thảo luận, mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Từng nhóm thảo luận và lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Vài học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Vài học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài tập 2, trao đổi bài làm với bạn bên cạnh, trình bày trước lớp những hiểu biết của mình.
4. Củng cố, liên hệ: GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- Ý nghĩa: Trẻ em cĩ quyền được sống trong hoa bình và cĩ trách nhiệm tham gia bảo vệ hịa bình phù hợp với khả năng.
* GDBVMT: Giúp cho HS thấy được rằng: Tích cực tham gia vào các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
5. Nhận xét, dặn dị:
- GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Em yêu Tổ quốc Việt Nam ( tiết2).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
TIẾT : 1
TỐN :
Mét khối
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Có biểu tượng về mét khối, biết đọc và viết đúng mét khối.
- Rèn kĩ năng nhận biết mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối dựa trên mô hình, biết đổi các đơn vị đo giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối . Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng ti mét khối, đề xi mét khối.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị : Tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối .
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 3 em lên bảng
Viết số thích hợp vào chỗ trống :
12dm3 = ………… cm3 12000cm3 = ……………..dm3
13,5 dm3 = ………… cm3 14500 cm3 = ……………..dm3
2,75 dm3 = ………… cm3 1230 cm3 = ……………..dm3
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3 , dm3, cm3
-Tổ chức cho HS quan sát hình vẽ và mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối, nhận xét. Từø đó giới thiệu mét khối.
- GV đưa hình vẽ để học sinh quan sát, nhận xét và học sinh tự rút ra được mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối.
- GV kết luận :
a. Mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1m. Mét khối viết tắt là m3.
b. Hình lập phương cạnh 1m gồm 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1dm. Ta có: 1m3 = 1000dm3
1m3 = 1 000 000cm3
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng lần đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề, lớp theo dõi, đọc số. GV nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý học sinh đổi.
- GV đánh giá bài làm của học sinh theo đáp án.
a, 1dm3 = 1000 cm3 ; 375dm3 = 375000 cm3
5, 8dm3 = 5800 cm3 ; dm3 = 800 cm3
b, 2000cm3 = 2dm3 ; 154000cm3 = 154dm3
490 000cm3 = 490 dm3 ; 5100cm3 = 5, 1dm3
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh nhận xét sau khi xếp đầy hộp ta được hai lớp hình lập phương 1dm3
Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 :
5x3 = 15 ( hình)
Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp:
15x 2 = 30( hình)
- GV sửa bài, chất cách làm đúng.
- HS quan sát, nhận xét mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối.
- HS nhắc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập, nhận xét, sửa bài.
- Theo dõi và sửa bài.
- 4 học sinh lần lượt làm trên bảng, lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập, nhận xét, sửa bài.
4.Củng cố , liên hệ:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
5. Nhận xét, dặn dị:
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
TIẾT: 2
MĨ THUẬT:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
---------------------------------------------
TIẾT : 3
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết).
Cao Bằng
I. Mục đích yêu cầu :
- Rèn học sinh nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng.
- Luyện viết đúng các tên người, tên địa lí Việt nam .
- Làm đúng bài tập, biết viết hoa các tên riêng và nắm chắc qui tắc viết hoa.
* GDBVMT: GV giúp cho HS phải cĩ ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh đẹp của đất nước.
II. Chuẩn bị : GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 ( có chừa khoảng trống đủ để học sinh điền chữ)
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 2 HS lên bảng
- Cho học sinh lên viết tên người, tên địa lí Việt Nam : Hải Phòng, Nha Trang, Lê Thị Hồng Gấm, Hoàng Quốc Việt.
- Cho học sinh nhận xét, sửa chữ còn viết sai.
3.Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 :Hướng dẫn nhớ - viết.
- Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài viết chính tả : 1 lượt. (4 khổ thơ đầu)
H. Khi viết ta cần trình bày bài như thế nào ?
- Cách trình bày khổ thơ 5 chữ. Cách viết tên riêng, viết các chữ hay sai ?
- Các tiếng ở đầu dòng..
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Học sinh tự nhớ và viết vào vở.
- HS tự soát bài, tự sửa bài.
- Giáo viên chấm 4-5 bài - yêu cầu HS sửa lỗi.
- Nhận xét chung.
Họat động 2 : Luyện tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. GV nhắc học sinh lưu ý đến yêu cầu của đề bài. GV dán 2 tờ giấy to lên bảng yêu cầu đại diện 2 nhóm lên thi đua tiếp sức. HS còn lại làm vào vở bài tập.
GV dán 2 tờ phiếu lên bảng lớp mời 2 học sinh lên bảng thi đua làm bài nhanh.
Gọi HS nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng,
Các tên riêng trong :
Câu a là: Côn đảo, Võ Thị Sáu.
Câu b là: Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn.
Câu c là: Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi.
- Khi viết hoa các tên riêng và tên địa lí Việt Nam ta viết hoa các chữ cái ở đầu mỗi tiếng.
Bài 3:
GV nêu yêu cầu của bài tập, cho học sinh biết Cửa Gió Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
GV mời 2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở.
- Sửa bài, nhận xét.
* GDBVMT: GV giúp cho HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của Cao Bằng, của Cửa giĩ Tùng Chinh, từ đĩ ý thức giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.
-1 em đọc, cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ đầu để ghi nhớ
- Vài học sinh nêu.
- Theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
- HS đổi vở đối chiếu trên bảng phụ soát bài, báo lỗi, sửa lỗi.
- 2 HS nêu yêu cầu, lớp làm bài vào vở. 2 học sinh làm bài trên phiếu.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét, sửa bài, nếu sai.
- Học sinh đọc thầm yêu cầu đề bài.
- 2 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét.
Học sinh sửa bài.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố , liên hệ:
- GV cùng HS hệ thống lạo bài học.
5. Nhận xét, dặn dị:
- Nhận xét tiết học. Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau
TIẾT: 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Mở rộng vốn từ : Trật tự an ninh
(Khơng dạy bài này giảm tải)
--------------------------------------------------
TIẾT: 5
KHOA HỌC:
Sử dụng năng lượng điện
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Kể một số ví dụ chứng toÛ dòng điện mang năng lượng điện.
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên một số loại nguồn điện.
* GDBVMT: Giáo dục HS phải cĩ ý thức bảo vệ trường.
II. Chuẩn bị : Thông tin và hình trang 92, 93 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng gió và nước chảy.
H. Con người sử dụng năng lượng gió vào những việc gì ?
H.Nêu một số tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Thảo luận về dòng điện mang năng lượng điện
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2, hai bàn quay lại với nhau nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát kênh hình để trả lời các câu hỏi sau :
H. Kể tên một số đồ dùng máy móc sử dụng điện? Loại nào dùng năng lượng điện để thắp sáng? Loại nào dùng năng lượng điện để đốt nóng? Loại nào dùng năng lượng điện để chạy máy?
H. Điện mà các đồ dùng đó sử dụng được lấy từ đâu?
-Gọi từng nhóm báo cáo kết qủa trước lớp.
Kết luận: Điện do nhà máy điện, pin … cung cấp.
Hoạt động2 : Tìm hiểu về ứng dụng của dòng điện
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6, hai bàn quay lại với nhau nhóm trưởng điều khiển nhóm mình để các tranh hoặc vật thật đã sưu tầm được, thảo luận, trả lời câu hỏi:
H. Hãy kể một số ứng dụng của dòng điện? Tìm một số ví dụ chứng tỏ điều đó ?
- Kể tên chúng ?
- Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng ?
- Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó?
- Gọi từng nhóm báo cáo kết qủa trước lớp.
Ví dụ: Đèn pin : dùng để thắp sáng, năng lượng của nó lấy từ pin
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
Hoạt động3: Tìm hiểu về vai trò của điện trong cuộc sống
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
- Chia lớp thành hai đội, mỗi đội 5 thành viên đứng xếp thành hai hàng .
- Giáo viên treo 2 bảng có ghi các nội dung trò chơi như sau:
H: Hãy tìm loại hoạt động và các phương tiện sử dụng điện và các phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó.
Ví dụ
Hoạt động
Các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện
Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện
Thắp sáng
Đèn, dầu, nến, đóm…
Bóng đèn điện, đèn pin
Truyền tin
Ngựa, bồ câu truyền tin
Điện thoại
Sản xuất
Giã gạo, đập lúa, giã cà phê…
Máy xát gạo, máy tuốt lúa, máy xay cà phê…
- Giáo viên qui định trong thời gian 4 phút, lần lượt từng học sinh trong nhóm lên tìm và điền, điền xong học sinh khác mới được lên tiếp nếu hết thời gian đội nào tìm được nhiều hơn là đội đó thắng.
- Giáo viên nhận xét, công bố đội thắng cuộc
-Tiến hành làm theo hướng dẫn của Giáo viên.
-Từng nhóm thảo luận, rút ra kết luận, báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
-Từng nhóm thảo luận, rút ra kết luận, trảlời trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
- 6 học sinh đứng thành hai đội, mỗi đội 3 thành viên đứng xếp thành hai hàng .
- Lần lượt từng học sinh trong nhóm lên tìm và điền.
4.Củng cố , liên hệ: GV cùng HS hệ thống lại bài học.
* GDBVMT: Giúp cho HS ý thức được rằng: BVMT là làm cho nguồn nước khơng bị cạn kiệt, từ đĩ chúng ta sẽ khơng bị thiếu nguồn điện.
5. Nhận xét, dặn dị:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học lại bài, chuẩn bị trước bài: Lắp mạch điện đơn giản.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012
TIẾT 2:
TẬP ĐỌC:
Chú đi tuần
I.Mục đích yêu cầu :
- Luyện đọc :
+ Biết đọc đúng: phố vắng, ngủ say, cổng rường, vắng vẻ, giữ mãi, ngủ …
+ Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến thể hiện tình cảm, thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam.
- Hiểu được nghĩa các từ chú giải SGK và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài: Sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ : Phân xử tài tình.
H. Quan án đã dùng dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ?
H. Kể lại cách quan án tìm ra kẻ trộm tiền của nhà chùa ?
H. Quan án phá đựơc các vụ án nhờ đâu ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Chia bài thành 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến … bay xuống đường.
+ Đoạn 2 : Tiếp đến … yên tâm ngủ nhé.
+ Đoạn 3 : tiếp đến … ấm nơi cháu nằm.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.
-Yêu cầu HS nối tiếp đọc theo từng đoạn đến hết bài.
+ Lần 1: theo dõi và sửa từ khó đọc :
+ Lần 2: Gọi HS đọc phần giải nghĩa trong SGK.
+ Lần 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện sự thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam..
Hướng dẫn học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
- Đọc nhóm:
- Cho cá nhân đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 học sinh đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
H. Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
H: Tình cảm và ước mong của ngừơi chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
- GV chốt ý đúng.
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa của bài, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt:
Ý nghĩa: Sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm, học thuộc lòng.
- Gọi 4HS đọc 4 đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc đúng giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện sự thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam.
- GV treo bảng phụ khổ thơ 1 – 2 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Cho HS học thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo SGK.
- 4 HS nối tiếp đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo,
- 4 HS nối tiếp đọc kết hợp giải nghĩa từ SGK.
- 4 HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Đọc theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc.
-1 em đọc, lớp đọc thầm và trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 4HS lần lượt đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS luyện đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích.
4.Củng cố , liên hệ:
GV cùng HS hệ thống lại bài học.
5. Nhận xét, dặn dị:
Về nhà chuẩn bị bài: “Luật tục xưa của người Ê-đê”.
-------------------------------------------------------
TIẾT: 2
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về các đơn vị đo mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối( biểu tượng, cách đọc, cách viét, mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Luyện tập về đổi đơn vị đo thể tích; đọc, viết các số đo thể tích; so sánh các số đo thể tích.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
+ GV:Bài soạn.
+ HS: SGK, ôn lại các khái niệm về đơn vị đo thể tích.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-HS nhắc lại các khái niệm về đơn vị đo : mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Ôn tập.
File đính kèm:
- Giao an 5 T 23.doc