I-MỤC TIÊU:
-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ.
-Biết tạo câu ghép có quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ,thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống,thay đổi vị trí trong các vế câu.
II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A-Bài cũ:
-HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ nguyên nhân-kết quả
-HS khác làm bài tập 3 tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 (Cú thể HD HS làm nếu cũn thời gian)
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1
- HS làm bài và trình bày bài làm. Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng:
29 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ 2 ngày 4 tháng 2 năm 2012
Tiếng Anh
( GV chuyờn trỏch)
____________________________________________
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I-Mục tiêu:
-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ.
-Biết tạo câu ghép có quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ,thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống,thay đổi vị trí trong các vế câu.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ nguyên nhân-kết quả
-HS khác làm bài tập 3 tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 (Cú thể HD HS làm nếu cũn thời gian)
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1
- HS làm bài và trình bày bài làm. Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng:
a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho
vế ĐK
ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.
vế KQ
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giải thích các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện mối quan hệ ĐK - KQ hay GT -KQ, phải điền các QHT thích hợp vào chỗ chấm.trong câu.
- HS làm bài, một số HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
- Chữa bài.
Bài tập 3: Tiến hành tương tự bài 2. Lời giải:
a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c) Giá mà( giá như ) Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ,ôn tập kiến thức vừa luyên tập.
_________________________________________________
Toán
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phương
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán có liên quan.
II-Đồ dùng: Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hãy nêu một số vật có dạng hình lập phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì?
-Nêu công thức tính SXQvà STP của hình hộp chữ nhật?
B-Bài mới:
HĐ 1:Hình thành công thức tính Sxq và S tphình lập phương.
-GV đưa ra mô hình trực quan và hỏi:
+Hình lập phương có điểm gì giống hình hộp chữ nhật?
+Hình lập phương có đặc điểm gì khác với hình hộp chữ nhật?
+Có nhận xét gì về 3 kích thước của hình lập phương?
+Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ nhật không?
-HS dựa vào công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật để tính diện tích hình lập phương.
-GV ghi công thức tính lên bảng.
-Gọi HS đọc ví dụ 1 trong SGK(trang 111)
-Yêu cầu hS lên bảng làm bài,cả lớp làm vở nháp.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
HĐ 2: HS làm bài tập.
HĐ 3: Chữa bài
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn công thức và quy tắc tính Sxq và STP của hình lập phương.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS nêu được:
-Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi ở miền Nam.
-Đi đầu phong trào đồng khởi ở miện Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
-ý nghĩa của phong trào Đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
II-Đồ dùng:
-Bản đồ hành chính VN.
-Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ?
-Vì sao đất nước ta,nhân dân ta phải chịu nỗi đau chia cắt?
-Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt?
B-Bài mới:
HĐ 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi Bến Tre.
-HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát....mạnh mẽ nhất.
-Phong trào đồng khởi ở bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
-Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mĩ-Diệm?
-Phong trào bùng nổ vào thời gian nào?Tiêu biểu nhất ở đâu?
HĐ 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
-Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960.
-Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
-ý nghĩa của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
-GV tổng kết giờ học.
_____________________________
Buổi chiều:
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên trách lên lớp)
_______________________________
Tập đọc
Cao Bằng
I-Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ, HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ (câu hỏi 5).
II-Đồ dùng:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
-Bản đồ VN.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
-Câu chuyện nói lên điều gì?
B-Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc:
-GV treo tranh minh họa,HS quan sát tranh.
-Một HS đọc toàn bài.
-HS đọc đoạn nối tiếp.
-Luyện đọc các từ ngữ: lặng thầm,suối khuất,rì rào...
-HS luyện đọc trong nhóm: mỗi em một khổ thơ.
-GV đọc toàn bài một lượt.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
-Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
-Từ ngữ hình ảnh nào nói lên lòng mến khách,sự đôn hâuk của người Cao Bằng?
-Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
-Qua khổ thơ cuói tác giả muốn nói lên điều gì?
HĐ 3: Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng:
Đọc diễn cảm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 6 khổ thơ. GV hướng dẫn đọc thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Luyện đọc diễn cảm ba khổ thơ đầu. Chú ý ngắt giọng nhấn giọng tự nhiên giữa các dòng thơ:
Sau khi qua Đèo Gió Cao Bằng,rõ thật cao!
Ta lại vượt Đèo Giàng Rồi dần/bằng bằng xuống
Lại vượt đèo Cao Bắc Đầu tiên là mận ngọt
Thì ta tới Cao Bằng. Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đếnchị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành/như hạt gạo
Bà hiền/như suối trong.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ
- Thi đọc thuộc lòng một vài khổ thơ, cả bài thơ.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Bài thơ nói lên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
_____________________________
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu:
Biết:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quang và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Gọi HS nhận xét.
B-Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1. Vân dụng công thức tính diện tích xung quanh, và diện tích toàn phần của hình lập phương để củng cố các qui tắc.
Bài 2. Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương
Bài 3. Củng cố về cỏch tớnh cạnh hỡnh lập phương khi biết S toàn phần.
HĐ2. Chấm, chữa bài
- Gv chấm một số bài.
- Chữa bài:
GV gọi 3 HS nêu cách làm và đọc kết quả. HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm.
HĐ3: HD HS làm bài 2 SGK ( Nếu cũn thời gian)
Bài 2: 4 HS đọc kết quả và giải thích cách làm. GV đánh giá bài làm.
Sau phần chữa bài tập GV giúp HS tự rút ra kết luận:
1) Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp.
2) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật phụ thuộc vào vị trí đặt hộp.
3) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp.
HĐ3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn hoàn thành bài tập trong SGK.
______________________________
Tiếng Anh
( Giáo viên chuyên trách lên lớp)
_______________________________
Thứ 3 ngày 5 tháng 2 năm 2013
Tập làm văn
Ôn tập văn kể chuyện
I-Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-GV chấm một số đoạn văn HS viết lại ở tiết trước.
-GV nhận xét.
B-Bài mới:
HĐ 1: Làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc to, rõ đề bài
- HS các nhóm làm bài. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết:
+ Thế nào là văn kể chuyện? ( Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối ; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
+ Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? ( Tính cách nhân vật được thể hiện qua các mặt: Hành động của nhân vật, lời nói ý nghĩ, những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? ( 3 phần …)
Bài tập 2: Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài: HS 1 đọc phần lệnh và truyện Ai giỏi nhất?
HS 2 đọc các câu hỏi trắc nghiệm.
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, suy nghĩ, làm bài vào VBT.
- GV treo bảng phụ viết ác câu hỏi trắc nghiệm, 3 -4 HS thi làm đúng, làm nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
a) Câu chuyện có mấy nhân vật? ( Bốn)
b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? ( Cả lòi nói và hành động).
c) ý nghĩa của câu chuyện gì? ( Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc)
IV-Củng cố,dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện vừa ôn luyện. Chuẩn bị cho tiết TLV tới ( Viết bài văn kể chuyện) đọc trước đề và chọn một đề mình ưa thích.
_____________________________
Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
- Vận dụng để giảI một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II-Đồ dùng:bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu công thức và quy tắc tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
-Từ công thức tính SXQ và STP ,rút ra cách tính chu vi mặt đáy và chiều cao của hình hộp.
Gọi 1 HS đại diện làm bài tập, cả lớp làm bài vào giấy nhỏp.
Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 420 cm2 và có chiều cao là 7 cm.Tính chu vi đáy của hình hộp đó?
Gọi HS nhận xột bài làm của bạn, gv chốt lại lời giải đỳng.
B-Bài mới:
HĐ 1: Rèn kĩ năng tính diện tích các hình khối đã học.
Gọi HS nối tiếp đọc nội dung yờu cầu cỏc bài tập ở VBT
Bài 1:HS nhắc lại công thức tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật.
-Trong trường hợp các số đo ở đề ra như thế nào?
Bài 2: GV treo bảng phụ.
-Bảng này có nội dung gì?
-Hãy nêu các yếu tố đã biết,các yếu tố cần tìm trong từng trường hợp.
Bài 3: Cho HS trình bày nhiều cách khác nhau và thi đua trong các nhóm.
HĐ 2: GV chấm và HD HS chữa bài:
Gọi HS nhận xột bài làm của bạn ở bảng phụ
GV kết luận và khắc lại kiến thức cho HS
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn lại quy tắc cộng và nhân số thập phân.
-Ôn lại quy tắc và công thức tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
__________________________________
Khoa học
Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS biết:
-Trình bày tác dụng của năng lượng gió,năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
-Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
GD kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
II-Đồ dùng:
-Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió,năng lượng nước chảy.
-Hình trang 90,91 SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
-Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm,chống lãng phí năng lượng?
B-Bài mới:
HĐ 1: Năng lượng gió.
-Vì sao có gió?Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
-Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?Liên hệ thực tế.
HĐ 2: Năng lượng nước chảy.
-Nêu một số ví dụ về năng lượng nước chảy trong tự nhiên?
-Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
HĐ 3: Thực hành : Làm quay tua-bin.
-HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay tua-bin của tua-bin nươc hoặc bánh xe nước.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Nêu tác dụng của năng lượng gió,nước chảy trong tự nhiên?
-HS đọc mục bạn cần biết.
_____________________________
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I-Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện (BT3).
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nhắc lại cách nối câu ghép ĐK(GT)-KQ.
-Gọi 1 hS làm bài tập.
Gạch một gạch dưới các vế câu,gạch 2 gạch dưới các quan hệ từ,cặp quan hệ từ trong các câu sau:
Vì mưa to gió lớn nên cây cối đổ nhiều.
Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.
Do nó học giỏi nên nó làm bài toán rất nhanh.
Tại anh vắng mặt nên cuộc họp bị hoãn lại.
HS khỏc nhận xột bài làm của bạn, GV kết luận .
B-Bài mới:
Bài tập 1:Một HS đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp làm bài vào VBT. Hai HS làm bài ở bảng phụ. Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng:
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập vui
C V C V
tươi, đoàn kết tiến bộ.
b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào VBT.
-HS làm bài - 2 HS làm bài ở bảng phụ. Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Gv nhận xét, khen những HS có bài làm đúng, VD:
+ Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tốt.
+ Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- HS tự làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài làm.Lớp và GV nhận xét.
- Gv hỏi về tính khôi hài của câu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu?
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS kể lại mẫu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu?cho người thân nghe.
_____________________________
Buổi chiều
Tập làm văn
Kể chuỵện: Kiểm tra viết
I-Mục tiêu:
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài.
-GV ghi 3 đề bài lên bảng
-HS tiếp nối nói tên để bài đã chọn,nói tên câu chuyện sẽ kể.
- HS đọc 3 đề bài trong SGK
- GV: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu này để thực hiện đúng.
- Một số HS nối tiếp nhau nói đề bài các em chọn.
- GV giải đáp thắc mắc của HS nếu có.
3. HS làm bài
4. Thu bài
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc trước nội dung tiết sau và chuẩn bị bài.
5.Biểu điểm
- Bài làm đúng yêu cầu của đề bài đã chọn, bố cục rõ ràng, ý phong phú, viết có sáng tạo, diễn đạt trôi chảy. 9- 10 điểm
- Bài làm đúng yêu cầu của đề bài đã chọn, bố cục rõ ràng, ý đủ, diễn đạt mạch lạc, còn mắc một số lỗi nhỏ: 7- 8 điểm.
- Bài làm đúng yêu cầu của đề đã chọn song ý chưa đầy đủ hoặc sắp xếp lộn xộn, còn mắc lỗi diễn đạt : 5- 6 điểm.
_____________________________
Toán
Thể tích của một hình
I-Mục tiêu:
- Có biểu tượng về thể tích của 1 hình.
- Biết so sánh thể tích của 2 hình trong 1 số tình huống đơn giản.
II-Đồ dùng:
-Một hình lập phương có màu rỗng,một hình hộp chữ nhật trong suốt.
-Hình vẽ minh họa các bài tập trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Hình thành biểu tượng ban đầu và một số tính chất liên quan đến thể tích.
a.Ví dụ 1:
-GV trưng bày đồ dùng trực quan,HS quan sát.
-Hỏi:
+Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
+Hình nào lớn hơn,hình nào nhỏ hơn?
-GV giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
-GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhât.
-Hãy nêu vị trí của hai hình khối?(hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật)
-Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
b.Ví dụ 2:
-GV treo hình minh họa.
-Mỗi hình C và D được tạo bởi mấy hình lập phương nhỏ?
-Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c.Ví dụ 3:
-GV đưa ra 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK trang 114.
-HS tách hình xếp được thành 2 phần.
-Hình P gồm mấy hình lập phương?
-Khi tách hình P thành hai hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
-Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình?
-GV kết luận.
HĐ 2: Rèn kĩ năng so sánh thể tích một số hình:
Bài 2:
-HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho,trả lời.
-Hãy nêu cách tìm?
+Đếm trực tiếp trên hình.
+Đếm số lập phương nhỏ của mỗi lớp rồi nhân với số lớp
Bài 2:
-HS đọc đề bài và thảo luận nhóm 2,trình bày kết quả thảo luận.
-HS nêu cách làm.
Bài 3:
-Các nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập gồm 6 hình lập phương.
-Tìm cách xếp các hình lập phương thành các hình hộp chữ nhật.
-Nhóm nào xếp được nhiều cách hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
-GV kết luận: các hình có kích thước,hình dạng khác nhau nhưng thể tích của chúng có thể bằng nhau.
IV-Củng cố,dặn dò:Nắm một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình.
_____________________________
Kể chuyện
Ông Nguyễn Khoa Đăng
I-Mục tiêu:
1.Rèn kỉ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
-2.Rèn kỉ năng nghe:
-Chăm chú nghe GV kể chuyện,nhớ chuyện.
-Theo dõi bạn kể chuyện,nhận xét đúng lời kể của bạn,kể tiếp lời bạn.
II-Đồ dùng:Tranh minh họa câu chuyện.
III_Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:-3 HS lần lượt kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng,di tích lịch sử văn hóa.
-GV nhận xét,cho điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: GV kể chuyện lần 1.
-GV kể chuyện(chưa sử dụng tranh)
-GV viết lên bảng các từ ngữ cần giải thích: Truông,sào huyệt,phục binh.
HĐ 2: GV kể chuyện lần 2(kết hợp chỉ tranh)
HĐ 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a) KC trong nhóm: Hs kể chuyện theo nhóm đôi . Kể xong HS trao đổi trả lời câu hỏi 3
( biện pháp ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để trừng trị bọn cướp và tìm kẻ ăn cắp tài tình ở chỗ nào? )
b) HS thi kể chuyện trước lớp.
- Một tốp HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ
- Một hoặc hai HS ( tiếp nối nhau ) thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi vè biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kể ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào?
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm lời kể của từng HS.
3. Củng cố dặn dò
-Câu chuyện nói về điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
________________________________
Thể dục
BÀI 44: Nhảy dây-Di chuyển tung bắt bóng
I-Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
- Biết cách di chuyển tung và bắt bóng.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thực hiện được động tác bật cao.
- Thực hiện tập phối ợp chạy-mang vác.
- Biết cách chơI và tham gia chơi được.
II-Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu:
-GV phổ biến nhiệm vụ giờ học.
-Cả lớp chạy xung quanh sân tập,xoay các khớp cổ chân,cố tay,khớp gối.
2. Phần cơ bản:
- Ôn di chuyển tung và bắt bóng.Tập di chuyển ngang không bóng trước, sau đó mới tập di chuyển và tung bắt bóng theo nhóm 2 người.
HS luyện tập theo tổ. GV quan sát phát hiện sửa sai cho HS.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau : Phương pháp tổ chức tập luyện tương tự trên.
Tổ chức thi nhảy vừa tính số lần, vừa tính số lần xem ai nhảy được nhiều lần hơn.
- Tập bật cao, chạy, mang vác: Tập theo tổ. Phương pháp tổ chức tương tự bài 43.
- Chơi trò chơi " Trồng nụ, trồng hoa ". Chia các đội chơi. Chơi thử trò chơi 1 -2 lần sau đó mới chơi chính thức. GV nhắc nhở HS an toàn khi chơi.
3.Phần kết thúc:
-Đi thả lỏng,hít thở sâu.
-GV cùng HS hệ thống bài,nhận xét giờ học.
-Về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước,chân sau.
_________________________________________
Thứ 4,,5,6 ngày 6,7,8 tháng 2 năm 2012
( Nghỉ Tết Nguyờn Đỏn)
_____________________________________________________________
Luyện Tiếng Viêt
Luyện tập tiết 2 ( tuần 21)
I-Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần ( mở bài , thân bài, kết bài);đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng,dùng từ,đặt câu đúng,câu văn có hình ảnh,cảm xúc.
GD kĩ năng hợp tác ( ý thức tập thể, làm việc theo nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). Thể hiện sự tự tin, đảm nhận trách nhiệm.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: -HS nhắc lại ghi nhớ của bài văn tả người.
-GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài
-GV mời môt HS đọc 3 đề bài ở vở thực hành.
-GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài
-Một vài HS nêu đề bài mình lựa chọn.
HS làm bài. HS dựa vào dàn bài đã chuẩn bị,hoàn thành bài văn theo y/c
Chú ý:Xỏc định đỳng trọng tâm của bài ,để bài văn thêm sinh động em có thể vừa xen miờu tả đặc điểm hình dáng vừa tả hoạt động , chỳ ý những đặc điểm nổi bật.
HS thực hành viết bài văn.
-GV giúp đỡ một số HS còn non.
HĐ 3: Hướng dẫn HS chữa bài.
GV chấm bài một số em
Gọi HS lần lượt đọc bài làm của mỡnh
Hướng dẫn chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài
- HS đọc lời nhận xét, phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa lỗi.
- Gv theo dõi, kiểm tra.
Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay
- GV đọc những đoạn văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS .
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết lại cho hay hơn.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS học tốt.
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết hoàn chỉnh bài
________________________________
Thể dục
Bài 43: Nhảy dây-Phối hợp mang vác
Trò chơi: Trồng nụ,trồng hoa.
I-Mục tiêu:
-Ôn tung và bắt bóng,ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Tập bật cao,phối hợp chạy mang vác.
-Chơi trò chơi: Trồng nụ,trồng hoa.
II-Địa điểm:Trên sân trường,dây nhảy,bóng.
III-Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu
- GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học
- Khởi động: chạy chậm thành hàng dọc, xoay khớp cổ tay, chân, hông, gối, sau đó thực hiện động tác chao dây rồi bật nhảy tại chỗ nhẹ nhàng.
- Chơi trò chơi " Con cóc là cậu ông trời".
2. Phần cơ bản
- Ôn di chuyển tung và bắt bóng: Tập di chuyển ngang không bóng trước, sau đó mới tập di chuyển và tung bắt bóng theo nhóm 2 người.
HS luyện tập theo tổ- tổ trưởng chỉ huy - Gv quan sát, sửa sai và nhắc nhở giúp đỡ HS tập chưa đúng.
* Thi đua giữa các tổ 1lần, Gv biểu dương những tổ tập đúng.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau
Cách tổ chức tương tự trên.
* Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần. Sau đó tổ chức thi.
-Tập bật cao chạy mang vác:
Tập theo đội hình 2- 4 hàng ngang. GV làm mẫu và giảng giải ngắn gọn, sau đó cho HS bật thử một số lần bằng cả hai chân, khi rơi xuống nhắc HS phải thực hiện động tác hoãn xung, để tránh chấn động.
Thi bật nhảy cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn.
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ thả lỏng hít thở sâu tích cực.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
- Dặn ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
_____________________________
Buổi chiều:
Luyện: Toỏn
LUYỆN TẬP TIẾT 2( TUẦN 21)
I – Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập, củng cố về :
Cách tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
II – Hoạt động dạy học :
HĐ 1: Kiến thức cần nhớ:
-Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật:
-Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật:
-Biết SXQ và chu vi mặt đáy,nêu cách tính chiều cao của hình hộp.
-Biết SXQ và chiều cao,nêu cách tính chu vi mặt đáy.
Gọi 3 HS đại diện 3 tổ làm bài tập a,b,c; cả lớp làm bài vào giấy nhỏp.
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN có:
a.Chiều dài 25 cm,chiều rộng 15 cm,chiều cao 12 cm.
b.Chiều dài 7,6 cm;chiều rộng 4,8 cm;chiều cao 2,5 cm.
c.Chiều dài 4/5 m;chiều rộng 2/5 m;chiều cao 3/5 m.
HĐ2: HDHS làm bài tập ở vở thực hành
Gọi HS nối tiếp đoc yờu cầu của cỏc bài tập.
Thực hành làm bài tập 1,2,3 ở vở thực hành.
HD hs tự làm bài.
Gợi ý: Bài 3 ?Muốn tính được diện tích xung quanh của hỡnh hộp ta phải tớnh gỡ trước?
Tớnh chiều dài của hỡnh hộp.
Hs làm bài, Gv theo dỏi, giúp đỡ học sinh yếu.
GV chấm và HD hs chữa bài.
HĐ3: HD hs làm thêm nếu còn thời gian.
Bài 1: Một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm;chiều rộng 15 cm;chiều cao 1 dm.Bạn Bình dán giấy màu đỏ vào các mặt xung quanh và giấy màu vàng vào hai mặt đáy của hình hộp đó(chỉ dán mặt ngoài).Hỏi diện tích giấy màu nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu cm2?
GV chấm và HD hs chữa bài.
Nhận xột tiết học
_____________________________
Tiếng Anh
( GV chuyờn trỏch lờn lớp)
_____________________________
Tin học
( GV chuyờn trỏch lờn lớp)
_____________________________
Kĩ thuật
Lắp xe cần cẩu
I-Mục tiêu: HS cần phải:
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
-Lắp được xe cần cẩu đún
File đính kèm:
- Tuan 22.doc