I-MỤC TIÊU
-HS đọc lưu loát,diễn cảm bài văn.Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
-Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước ( Trả lời được các câu hỏi SGK
II-ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa trong SGK.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A-Bài cũ: Gọi 4 HS đọc phân vai đoạn trích kịch Người công dân số Một.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. GV đọc diễn cảm bài văn.
b. GV hướng dẫn HS thực hiện các y/c luyện đọc,tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn văn.
Đoạn 1: Từ đầu.ông mới tha cho.
Đoạn 2: Từ Một lần khác.thưởng cho.
Đoạn 3: Phần còn lại.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn
32 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ 2 ngày 21 tháng 01 năm 2013
Tập đọc
Thái sư Trần Thủ Độ
I-Mục tiêu
-HS đọc lưu loát,diễn cảm bài văn.Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
-Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước ( Trả lời được các câu hỏi SGK
II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: Gọi 4 HS đọc phân vai đoạn trích kịch Người công dân số Một.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
GV đọc diễn cảm bài văn.
GV hướng dẫn HS thực hiện các y/c luyện đọc,tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn văn.
Đoạn 1: Từ đầu...ông mới tha cho.
Đoạn 2: Từ Một lần khác...thưởng cho.
Đoạn 3: Phần còn lại.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn
-Từng cặp HS luyện đọc.
-HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-HS đọc thầm từng đoạn văn lần lượt trả lời câu hỏi.
+Khi có người muốn xin chức cầu đương,Trần Thủ Độ đã làm gì?
+Trước việc làm của người quân hiệu,Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
+Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền,Trần Thủ Độ nói thế nào?
+Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?
IV-Củng cố,dặn dò:
-HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét tiết học.HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
_____________________________
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu:
- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: Nêu cách tính chu vi hình tròn
B-Bài mới:
HĐ 1: HS thực hành,luyện tập
Gọi HS nối tiếp nờu yờu cầu của cỏc bài tập.
HS làm bài vào VBT, 3 HS làm bài vào bảng phụ. GV theo dừi và giỳp đỡ HS yếu.
HĐ 2: Chữa bài:
Gv HD HS chữa bài trờn bảng phụ.
Gọi HS khỏc nhận xột bài làm của bạn, sửa chữa, bổ sung.
Bài 1: -H/d HS đổi bán kính r từ hỗn số ra số thập phân rồi tính.
-Vận dụng công thức chính xác,ghi rõ đơn vị sau kết quả.
Bài 2:
-HS viết công thức tính chu vi hình tròn theo đường kính.Từ đó suy ra cách tính đường kính của hình tròn.
-HS viết công thức tính chu vi hình tròn theo bán kính .Từ đó suy ra cách tính bán kính của hình tròn.
Bài 3,4: GV giải thích : chu vi của một hình là độ dài đường bao quanh hình đó.
III-Củng cố,dặn dò:
-Về ôn lại công thức tính chu vi hình tròn,tính bán kính,đường kính khi biết chu vi.
_____________________________
Chính tả(Nghe-viết)
Cánh cam lạc mẹ
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ Cánh cam lạc mẹ.
- Làm được bài tập (2) a/b.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS nghe-viết.
-GV đọc toàn bài thơ.
-Hỏi HS về nội dung bài thơ(Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở,yêu thương của bạn bè)
LHBVMT: Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
( Yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên)
Yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên ,đó chính là một hành động bảo vệ môi trường, chúng ta không nên giết hại các loài vật)
-Nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ.
-GV đọc chính tả,HS chép bài.
-GV đọc,HS khảo lỗi.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tâp.
- Tổ chức cho Hs làm việc độc lập và báo cáo kết quả theo hình thức thi tiép sức.
- Gv hỏi Hs về tính khôi hài của câu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
a) Sau khi điền r/d/ gi vào chỗ trống, sẽ có các tiếng: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, giấu, giận, rồi.
b) Sau khi diền o/ ô và dấu thanh vào chỗ chấm, sẽ có các tiếng: đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã ôn luyện.
_____________________________
Khoa học
Sự biến đổi hóa học (tiết 2)
I-Mục tiêu:
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
-Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
- GD học sinh kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Có kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đỡiaỷ ra trong khi tiến hành thí nghiệm.
II-Đồ dùng : Tranh trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Sự biến đổi hóa học là gì? Cho VD?
-Đinh mới để lâu ngày thành đinh rỉ là hiện tượng biến đổi gì?Vì sao?
B-Bài mới:
HĐ 3: Trò chơi:”Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học”
-HS thực hiện theo nhóm chơi trò chơi được giới thiệu trong SGK trang 80.
-Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
-Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
HĐ 4:Thực hành xử lí thông tin trong SGK.
-HS từng nhóm đọc thông tin,quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80,81 SGK
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
-Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Phân biệt sự biến đổi lí học,hóa học,lấy ví dụ chứng minh.
-Học thuộc mục bạn cần biết.
_____________________________
Buổi chiều
Địa lí
Châu á ( tiết 2)
I-Mục tiêu:
-Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu á
+ Có số dân đông nhất.
+ Phần lớn dân cư châu á là người da vàng.
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu á:
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
- Nêu số đặc điểm của khu vực Đông Nam á:
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
- Sử dụng tranh,ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu á.
II-Đồ dùng:
-Bản đồ các nước châu á.
-Bản đồ tự nhiên châu á.
-Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Dựa vào quả địa cầu,em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu á?
-Em hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu á?
B-Bài mới:
HĐ 1: Dân số châu á.
-HS đọc bảng số liệu trang 103 SGK.
-Hãy so sánh dân số châu á với các châu lục khác?
-Hãy so sánh mật độ dân số châu á với mật độ dân số châu Phi?
-Một số nước ở châu á phải thực hiện y/c gì thì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống?
HĐ 2: Các dân tộc ở châu á.
-HS quan sát hình minh họa 4 trang 105 SGK.
-Người dân châu á có màu da như thế nào?
-Em có biết vì sao người Bắc á có nước da sáng màu còn người Nam á lại có nước da sẫm màu?
-Các dân tộc châu á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào?
-Em có biết dân cư châu á tập trung nhiều ở vùng nào?
HĐ 3: Hoạt động kinh tế của người dân châu á.
-GV treo lược đồ kinh tế một số nước châu á,HS đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện nội dung gì?
-HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng thống kê về các ngành kinh tế,quốc gia có ngành kinh tế đó và lợi ích kinh tế mà ngành đó mang lại.
Hoạt động kinh tế
Phân bố
Lợi ích.
Khai thác dầu
Khu vực tây nam á: ả rập,I-ran,I rắc
Khu vực Nam á:ấn Độ
Khu vực Đông Nam á:Việt Nam,Ma-lai xi a,In-đô-nê-xi-a, bru-nây...
Cung cấp nguồn nhiên liệu giá trị cao
Sản xuất ô tô
Trồng lúa mì
Trồng lúa gạo
Trồng bông
Nuôi trâu bò
Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
-Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế một số nước châu á,em hãy cho biết ngành nông nghiệp hay công nghiệp là ngành sản xuất chính của châu á.
-Các sản phẩm nông nghiệp của người dân châu á là gì?
-Ngoài những sản phẩm trên,em còn biết những sản phẩm nong nghiệp nào khác?
-Dân cư các vùng ven biển thường phát triển ngành gì?
-Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở các nước châu á?
HĐ 4: Khu vực Đông Nam á.
-HS thảo luận theo nhóm hoàn thành các bài tạp sau:
1.Hãy xem lược đồ các khu vực châu á và chọn câu trả lời đúng bằng cách đánh dấu x.
Lãnh thổ Đông Nam á gồm các bộ phận:
+Phần lục địa phía đông nam châu á.
+Các đảo và quần đảo ở phía đông nam lục địa châu á.
+Một phần lục địa và các bán đảo,quần đảo ở phía đông nam châu á.
b.Đặc điểm nổi bật của địa hình Đông Nam á.
+Núi đồi là chủ yếu.
+Đồng bằng là chủ yếu.
c.Các đồng bằng khu vực Đông Nam á nằm chủ yếu ở:
+Phần lục địa.
+Dọc các sông lớn và ven biển,
2-Kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam á?
3-Vẽ mũi tên theo chiều thích hợp để hoàn thành sơ đồ sau:
Nóng
Khí hậu gió mùa nóng ẩm
Có đường xích đạo đi qua
Nhiều mưa,
Gió mưa
Thay đổi theo mùa
Vị trí
Gần biển .Có gió mùa
4.Kể tên một số ngành kinh tế của khu vực Đông Nam á.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GVnhận xét tiết học.
-Tìm hiểu về các nước láng giềng của VN.
_____________________________
Tự học: (Luyờn Lịch sử)
ễN:Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I-Mục tiêu:
-Kể lại được một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:
-Trình bày lại ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
II-Hoạt động dạy học:
A:ễn tập lớ thuyết:
-HS nờu 2 khái niệm: tập đoàn cứ điểm,pháo đài.
-GV nêu một số thông tin về Điện Biên Phủ.
-Theo em,vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
+Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ?
+ Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
+Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
? Kết quả của chiến dịch Điện Biờn Phủ ntn?
+Vì sao ta dành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Nguyờn nhõn thắng lợi:
- Cú đường lối lónh đạo đỳng đắn của Đảng và Bỏc Hồ.
-Quõn và dõn ta cú tinh thần chiến đấu kiờn cường bất khuất.
-Ta chuẩn bị tối đa cho chiến dịch cả sức người sức của.
-Được sự ủng hộ của bạn bố thế giới.
Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta?
+Kể vè một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
-GV tổ chức cho từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-HS trình bày trên sơ đồ chiến dịch Điện Biên Phủ.
-Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?
-Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh lá cờ”quyết chiến quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri.
B: Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập ở VBT
-GV nhận xét tiết học,dặn HS về nhà học bài.
_____________________________
Đạo đức
Em yêu quê hương (tiết 2)
I-Mục tiêu:
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.Rèn hs kĩ năng xác định giá trị, yêu quê hương, Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán đánh giá những quan điểm hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. ( Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương).
-Xử lí được những tình huống liên quan đến những hành động đối với quê hương.Có kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương. kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
-Thực hiện được một số việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu đối với quê hương mình.
3.HS bày tỏ được những thái độ tình cảm:
-Đông tình với những hành động có lợi cho quê hương;lên án những hàng vi có hại cho quê hương mình.
-Yêu quê hương,tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Vì sao mỗi người cần yêu quê hương:
-Chúng ta cần thể hiện tình yêu quê hương như thế nào?
-Các em đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương?
B-Bài mới:
HĐ 1: Bày tỏ thái độ:
-HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài tập trong SGK
-Từng nhóm nêu kết quả thảo luận.
-GV kết luận:Chúng ta tỏ thái độ đồng ý với các ý kiến:
+Cần thực hiện những hành vi,công việc phù hợp để tham gia xây dựng địa phương nơi mình đang sống.
+Mọi người cần tham gia xây dựng quê hương mà không phân biệt giàu hay nghèo.
+Cần thể hiện lòng yêu quê hương mà không phân biệt quê nội hay quê ngoại.
HĐ 2: Trò chơi: Sắm vai.
-HS thảo luận nhóm 4 giải quyết tình huống rồi thể hiện qua trò chơi sắm vai.
“Khi Dũng đang ở nhà chờ xem chương trình ti vi yêu thích mà bạn đã chờ cả tuần nay thì thấy Lan sang rủ đi làm vệ sinh đường làng theo kế hoạch của Đội thiếu niên...
Hai bạn Dũng và Lan cần làm gì khi đó?”
-Đại diện từng nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận qua hình thức sắm vài.
-Các nhóm nêu ý kiến tranh luận khác.
+Trong những cách xử lí tình huống trên,theo em cách nào là phù hợp nhất? Vì sao?
HĐ 3: Bạn có biết về quê hương mình?
-HS giới thiệu các bài hát,bài thơ,tranh ảnh.truyền thống quê hương...
-Các HS khác đặt câu hỏi cho bạn những điều mình quan tâm.
IV-Hướng dẫn thực hành: Thực hiện một số việc làm cụ thể thể hiện lòng yêu quê hương.
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lờn lớp
Tiểu phẩm “Táo quân chầu trời”
1- Mục tiêu hoạt động.
- HS hiểu ý nghĩa của ngày Ông Công, ông Táo chầu trời
- HS biết sắm vai một số nhân vật trong tiểu phẩm “Táo quân chầu trời” mang ý nghĩa giáo dục con người.
2- Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp
3- Tài liệu và phương tiện
- Kịch bản Táo quân chầu trời
- Đạo cụ: Mũ cánh chuồn cho nhân vật: Táo Quân, Thái Bạch Kim Tinh và Ngọc Hoàng.
4- Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị:
Trước 1 tuần, GV phổ biến
- Mỗi tổ là một đội thi trình diễn một tiểu phẩm ngắn có nội dung: Táo quân chầu trời.
- Công bố dánh sách Ban tổ chức, Ban giám khảo, Thành phần của ban có từ 3-4 thành viên trong đó gồm: 1 Trưởng ban, 1 thư kí có nhiệm vụ tính điểm cho các đội thi, còn lại là thành viên giám khảo.
Bước 2: HS luyện tập
- GV cung cấp kịch bản (HS có thể chọn kịch bản này hoặc tự sáng tác)
- Các nhóm hội ý, phân vai cho các nhan vật đóng tiểu phẩm ( Ba vai: Táo Quân, Thái Bạch Kim Tinh và Ngọc Hoàng) và phân công làm đạo cụ.
- HS tiến hành tập diễn tiểu phẩm và làm đạo cụ
Bước 3: Tiến hành cuộc thi
- Ban tổ chức niêm yết biểu điểm chấm thi
+ Hình thức đạo cụ đẹp, trên mũ thể hiện rõ tên của táo quân
+ Lời nói rõ ràng, hóm hỉnh, phù hợp với nhân vật.
+ Diễn xuất sáng tạo, kết hợp được điệu bộ khi trình tấu
+ Nội dung trình tấu ngắn gọn, rõ ràng, có ý nghĩa
Bước 4: Nhận xét - đánh giá
- Sau khi phần trình diễn kết thúc, Thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm
Ban giám khảo hội ý để quyết định chọn các giải thưởng
- Trong thời gian chờ quyết định của ban giám khảo, Ban tổ chức mời HS phát biểu cảm tưởng của mình với tư cách là một khán giả. Mình thích phần trình diễn của đội nào? Của Táo Nào? Vì sao?
Bước 5: Trao giải thưởng
- Thư kí thay mặt cho Ban giám khảo đọc kết quả thi và mời ban tổ chức lên trao giải thưởng.
- Ban tổ chức lên trao phần thưởng cho tập thể và cá nhân HS. GV tổng kết, khen ngợi những “diễn viên hài nhí” đã sáng tạo trong cách trình diễn, thu hút được các khán giả. Chúc các em một năm mới làm được nhiều việc tốt để cuối năm có nhiều niềm vui lên trình tấu Ngọc Hoàng.
5, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN
________________________________________
Thứ 3 ngày 22 tháng 01 năm 2013
Tiếng Anh
( GV chuyờn trỏch lờn lớp)
________________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Công dân
I-Mục tiêu:
Hiểu nghĩa của từ công dân ( BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập 2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh( BT3, BT4)
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS đọc đoạn văn ở tiết trước,chỉ rõ câu ghép dược dùng trong đoạn văn.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
-Một HS đọc y/c bài tập,cả lớp theo dõi SGK.
-HS thảo luận nhóm 2.
-Phát biểu ý kiến: Công dân là người dân của một nước,có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ.
-Đại diện nhóm làm bài tập trên bảng lớp.
Công là của nhà nước,của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ,khéo tay.
Công dân,công cộng,công chúng
Công bằng,công lí,công minh,công tâm
Công nhân,công nghiệp
-Giải nghia một số từ:
+Công bằng: theo đúng lẽ phải,không thiên vị.
+Công cộng: Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
+Công lí:lẽ phải phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
+Công nghiệp: Nghành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên,làm ra tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.
+Công chúng: đông đảo người đọc,xem nghe,trong quan hệ với tác giả,diễn viên...
+Công minh: công bằng và sáng suốt.
+Công tâm:lòng ngay thẳng,chỉ vì việc chung,không vì tư lợi hoặc thiên vị.
Bài 3:
-Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân,dân,dân chúng.
-Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào,dân tộc,nông dân,công chúng.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân.
____________________________
Toán
Diện tích hình tròn
I-Mục tiêu: Giúp HS hình thành quy tắc,công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
II-Đồ dùng: Một nhóm một hình tròn trong bộ đồ dùng học toán.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Viết công thức tính chu vi hình tròn.
-Nêu công thức tính S hình bình hành?
B-Bài mới:
HĐ 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tròn.
-HS lấy hình tròn có chia các phần bằng nhau theo bán kính
-GV treo hình tròn đã chia sẵn lên bảng.
-Ghép các hình đã chia thành một hình bình hành.
-So sánh diện tích hình tròn và diện tích hình mới tạo được?
-Hãy nhận xét về độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành?
-Một HS lên trình bày cách tính kết quả.
-Qua cách tính đó,HS nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết độ dài bán kính.
-GV ghi bảng công thức,HS nêu quy tắc.
HĐ 2: Thực hành tính diện tích hình tròn.
HĐ 3: Chữa bài:
Bài 1:
Lưu ý:
-Các đơn vị đo diện tích kèm theo phải chính xác.
-Khi bán kính là một phân số hoặc hỗn số phải đổi ra số thập phân trước rồi mới tính.
Bài 2: Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính ta làm thế nào?
Bài 3: Liên hệ thực tế: Về nhà xem bàn ăn nhà em có là hình tròn không? Tính xem diện tích bằng bao nhiêu?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn công thức quy tắc,công thức tính diện tích hình tròn.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Lịch sử
Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập
dân tộc (1945-1954)
I-Mục tiêu:
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với 3 thứ “giặc”:
“ giặc đói”, “ giặc dốt”, “ giặc ngoai xâm”.
-Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19-12- 1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
II-Đồ dùng:
-Bản đồ hành chính VN.
-Hình minh họa trong SGK từ bài 12- bài 17.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954.
-HS lập bảng thóng kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945-1954.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả,GVghi vào bảng sau:
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Cuối năm 1945-1946
19-12-1946
20-12-1946
20-12-1946 đến 2-1947
Thu-đông 1947
Thu đông 1950
Sau chiến dịch biên giới
Tháng 2-1951.
1-5-1952.
30-3-1954 đến 7-5-1954
HĐ 2: Trò chơi: Hái hoa dân chủ.
-GV nêu cách chơi và luật chơi.
-GV tổ chức cho HS chơi.
Câu hỏi:
1.Vì sao nói:Ngay sau c/m tháng 8,nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
2.Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói,nạn dốt là giặc đói,giặc dốt?
3.Kể một câu chuyện cảm động về Bác Hồ trong những ngày cùng nhân dân diệt giặc đói,giặc dốt.
4.Nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói và giặc dốt?
5.Em hãy cho biết câu nói: “không!Chúng ta thà hi sinh.....”là của ai,nói vào thời gian nào?
6.Trong những ngày đầu kháng chiến,tinh thần chiến đấu của nhân dân Hà Nội được thể hiện rõ bằng câu khẩu hiệu nào?
7.Tại sao nói chiến dịch Việt Bắc thu- đông là “mồ chôn giặc Pháp”?
8.Em hãy trình bày chiến dịch Việt Bắc thu-đông trên lược đồ?
9.Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947?
10.Hãy giới thiệu về bức ảnh Bác Hồ trong chiến dịch biên giới thu-đông 1950?
11.Phát biểu cảm nghĩ của em về anh hùng La Văn cầu?
12. Chiến thắng biên giới thu-đông 1950 có ý nghĩa như thế nào với cuộc kháng chiến của dân tộc ta?
13.Kể tên 7 anh hùng được bầu trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất?
14.Vì sao giặc Pháp nói Điện Biên Phủ là “pháo đài không thể công phá”?
15.Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
Nhận xét tiết học
_____________________________
Buổi chiều:
Thể dục
( Gvchuyờn trỏch lên lớp )
____________________________
Luyện Toán
Luyện tập VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH HèNH TRềN
I – Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập, củng cố về :
- Chu vi hình tròn, diện tích hình tròn.
- Giải toán có lời văn liên quan đến chu vi hình tròn, diện tích hình tròn.
II – Hoạt động dạy học :
1: Bài cũ: Gọi 2 HS nờu quy tắc tớnh chu vi và diện tớch hỡnh trũn.
Gọi 2 HS đồng thời lờn bảng làm 2 bài tập, cả lớp cựng tớnh
Bài 1: tính chu vi hình tròn có bán kính r:
a. r = 5 cm; b. r =1,2 dm.
Bài 2: Tính S hình tròn có đường kính d:
a. d = 0,8 m; b. d = 35 cm .
Nhận xột bài làm của bạn, Gv ghi điểm.
HĐ1 : Thực hành làm bài tập 1,2,3 ở vở thực hành.
Gọi HS đọc yờu cầu của bài tập.
HD hs tự làm bài vào VBT thực hành, 3 HS làm bài vào bảng phụ.
Gợi ý: Bài 3 ?Muốn tính được chu vi hình tròn lớn gấp mấy lần chu vi hình tròn bé ta phải tính gì trước?
Hs làm bài, Gv theo giỏi, giúp đỡ học sinh yếu.
GV chấm và HD hs chữa bài.
HĐ2: HD hs làm thêm.
Bài 1:Tính diện tích hình tròn tâm O,đường kính bằng độ dài cạnh hình vuông ABCD;biết cạnh hình vuông là 5 cm
Bài 2:Tính diện tích hình tròn có chu vi C = 12,56 cm.
HD HS chữa bài. Nhận xét tiết học.
______________________________________________
Tin học
(GV chuyên trách lên lớp)
______________________________
Tự học( Luyện viết)
CÁNH RỪNG MÙA ĐễNG
I-Mục tiêu:
-Nghe- viết đúng,trình bày đúng bài: Cỏnh rừng mựa đụng
-Rèn tính cẩn thận,trình bày bài đẹp.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS nêu quy tắc tờn người tờn địa lớ Việt Nam, nước ngoài.
B-Bài mới:
HĐ 1:Hướng dẫn chính tả.
-GV đọc lại một lần toàn bài: HS đọc lại bài Cỏnh rừng mựa đụng.
( 3 em đọc nối tiếp)
HS đọc lại bài
HS đọc bằng mắt bài Cỏnh rừng mựa đụng.
? Nờu nội dung bài Cỏnh rừng mựa đụng.
-GV cho HS nêu một số từ khó viết.
HS tự tỡm: ...
-Một HS viết trên bảng lớp,Cả lớp viết vào vở nháp.
- GV và học sinh nhận xột cỏch viết cỏc chữ khú viết
HĐ 2:HS viết chính tả.
-GV đọc từng cõu cho học sinh viết . GV giỳp đỡ HS viết xấu
-HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
GV chấm bài một số em.
GV nhận xột tiết học.
Dặn HS về nhà luyện chữ.
____________________________________________
Thứ 4 ngày 23 tháng 01 năm 2013
Tập đọc
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
I-Mục tiêu:Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho cách mạng.
- Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2)
II-Đồ dùng: ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hai HS đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ.
-Nêu nội dung chính của bài.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc:Một HS khá,giỏi đọc toàn bài.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn
-GV giúp HS hiểu mọt số từ ngữ: tài trợ,đồn điền,tổ chức,đồng Đông Dương,tay hòm chìa khóa,tuần lễ Vàng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-Một HS đọc cả bài.
Tìm hiểu bài:
-Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì?
-Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
-Từ câu chuyện này,em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?
Đọc diễn cảm.
-GVmời 1 HS đọc lại bài văn.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc diễn cảm.
IV-Củng cố,dặn dò:
-HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
-GV nhận xét tiết học.
_________________________________________
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu: Biết tính diện tích hình tròn khi biết:
- Bán kính của hình tròn.
-Chu vi của hình tròn.
II-Đồ dùng: Hình minh họa bài 3.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu cách tính chu vi hình tròn.
-Nêu cách tính diện tích hình tròn.
Gọi 3 HS đồng thời lờn bảng làm 2 bài tập, cả lớp cựng tớnh( mỗi tổ làm bài bạn của tổ mỡnh)
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a. r = 6 cm; b, r = 0,6 m; c, r = dm.
Bài 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a. d = 15 cm; b, d = 0,2 m; c, d = dm.
Bài 3: Tính diện tích hình tròn có chu vi bằng 12,56 cm.
Gọi HS nhận xột bài làm của bạn, Gv ghi điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài:
Bài 1: Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
Bài 2:
-Bài toán yêu cầu làm gì?
-Muốn tính diện tích hình tròn ta phải biết được yếu tố gì trước?
-bán kính hình tròn biết chưa?
-Tính bán kính bằng cách nào?
Bài 3:
-HS nêu y/c bài toán.
-HS thảo luận trao đổi cách giải.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn lại cách tính diện tích hình tròn khi biết chu vi.
-Vận dụng vào các bài toán thực tế.
_________________________________________
Khoa học
N
File đính kèm:
- Tuan 20.doc