Giáo án lớp 5- Tuần 2

I.Mục đích yêu cầu:

-Luyện đọc: + Đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

-Hiểu được: +Nghĩa các từ: văn hiến, văn miếu, quốc tử giám, tiến sĩ, chứng tích.

 * Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

- Gio dục học sinh phải biết tự hào về truyền thống khoa cử lâu đời của nước ta.

II. Chuẩn bị: GV : Nội dung bài ; Bảng phụ chép sẵn bảng thống kê để luyện đọc.

 HS : Đọc, tìm hiểu bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ:

Gọi HS đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời câu hỏi.

 H.Nêu những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?

 H.Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?

 H. Nêu đại ý của bài?

- GV nhận xét ghi điểm.

 

doc34 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5- Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 2 Thứ hai, ngày 26 tháng 8 năm 2013 TIẾT: 1 CHÀO CỜ: --------------------------------------------- TIẾT: 2 TẬP ĐỌC: Bài: Nghìn năm văn hiến. I.Mục đích yêu cầu: -Luyện đọc: + Đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê. -Hiểu được: +Nghĩa các từ: văn hiến, văn miếu, quốc tử giám, tiến sĩ, chứng tích. * Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. - Giáo dục học sinh phải biết tự hào về truyền thống khoa cử lâu đời của nước ta. II. Chuẩn bị: GV : Nội dung bài ; Bảng phụ chép sẵn bảng thống kê để luyện đọc. HS : Đọc, tìm hiểu bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời câu hỏi. H.Nêu những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng? H.Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ? H. Nêu đại ý của bài? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội về một chứng tích nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Bài đọc: Nghìn năm văn hiến sẽ cho ta biết thêm điều đó. – GV ghi đề lên bảng. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1: Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn văn (đoạn văn có thể chia làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn bảng thống kê, đoạn cuối). - Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp nêu cách hiểu nghĩa các từ: văn hiến, văn miếu, QuốcTử Giám, tiến sĩ, chứng tích. -Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt). - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: -Yêu cầu HS đọc lướt đoạn đầu trả lời câu hỏi 1 – GV nhận xét chốt lại: H: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên điều gì? (…ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.) -Yêu cầu HS đọc thầm bảng số liệu thống kê, phân tích bảng số liệu theo các mục sau: a)Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? (triều Lê:104 khoa) b)Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? (triều Lê:1780 tiến sĩ). -Y/c HS đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi 3-GV nhận xét chốt. H: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hóa người Việt Nam? (… người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học. Việt Nam là một đất nứơc có một nền văn hiến lâu đời …) - GV tổ chức HS thảo luận nêu nội dung của bài. - GV chốt lại: * Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: a)Hướng dẫn HS đọc từng đoạn: - Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự , yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. b)Hướng dẫn chọn đọc diễn cảm đoạn 2: - Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc: Triều đại/ Lí/số khoa thi /6/ Số tiến sĩ /11/ Số trạng nguyên/0/ - GV đọc mẫu đoạn 2 - Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp. - Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi). -1HS đọc, cả lớp lắng nghe đọc thầm theo sgk. -HS thực hiện đọc nối tiếp, phát âm từ đọc sai; giải nghĩa một số từ. -HS đọc theo nhóm đôi. -HS theo dõi, lắng nghe. -HS đọc lướt và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi. -HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi. -HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi. -HS thảo luận nêu đại ý của bài. -HS đọc lại đại ý. -HS đọc từng đoạn, HS khác nhận xét cách đọc. -Theo dõi quan sát nắm cách đọc. -HS đọc diễn cảm theo cặp. -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 4. Củng cố – Liên hệ: - Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu nội dung. - GV kết hợp giáo dục HS. 5. Nhận xét - Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo. Nhận xét tiết học. _______________________________________ TIẾT: 3 TOÁN : Luyện tập I. Mục tiêu: -Củng cố các kiến thức đã học về phân số thập phân, giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước. -HS thực hiện chuyển phân số thành phân số thập phân thành thạo, giải được các bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài HS: Tìm hiểu bài. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài – GV nhận xét chấm điểm. Viết thành phân số thập phân: 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài. - HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập sgk/9. -Yêu cầu HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4 sgk, nêu yêu cầu của bài và cách làm. - GV chốt lại cách làm cho HS. HĐ 2: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 và chấm sữa bài: - Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở – GV theo dõi HS làm. -Yêu cầu HS nhận xét bài, GV chốt lại cách làm: Bài 1: Yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập. -GV nhận xét sửa sai. Bài 2: Viết các phân số sau thành phân số thập phân: = = ; = = ; = = Bài 3: Viết các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100: = = ; = =;= = Bài 4: Điền dấu , = ; = ; > -Yêu cầu HS trả lời: phân số thập phân là phân số như thế nào? (GV chốt: Phân số thập phân là phân số có mẫu số 10; 100; 1000; .) HĐ 3: Làm bài tập 5. -Gọi 1 em đọc bài, lớp đọc thầm. -Yêu cầu HS tìm hiểu bài toán: Xác định cái đã cho, cái phải tìm và dạng toán nào đã học. -Yêu cầu HS giải bài toán. -GV nhận xét và chốt lại: Bài 5: Bài giải Số học sinh giỏi toán là: 30 x = 9 (học sinh) Số học sinh giỏi Tiếng Việt là: 30 x = 6 (học sinh) Đáp số : 9 học sinh giỏi toán 6 học sinh giỏi tiếng Việt -HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4 sgk, nêu yêu cầu của bài và cách làm. -HS thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở. -Bài 2, HS làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm. Bài 2, một HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. -Bài 3, một HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. Bài 4, thứ tự 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. -HS trả lời, Hs khác bổ sung. -1 em đọc bài, lớp đọc thầm. -Tìm hiểu và xác dạng toán đã học. -1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở. 4. Củng cố – Liên hệ: -Yêu cầu HS trả lời: Phân số thập phân là phân số như thế nào? 5. Nhận xét - Dặn dò: -Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo. ------------------------------------------------ TIẾT: 4 ĐẠO ĐỨC: Em là học sinh lớp 5 (Tiết 2) I.Mục đích, yêu cầu : -HS tự rèn luyện cho mình kĩ năng đề ra mục tiêu và phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặêt để xứng đáng là học sinh lớp 5. -Có kỹ năng nhận thức về những mặt mạnh và mặt yếu cần khắc phục. Biết đặt mục tiêu và kế hoạch phấn đấu trong năm học. - Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp. II.Chuẩn bị: - GV : Phân công theo tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ nói về chủ đề trường lớp. - HS : Xem nội dung bài. Bảng kế hoạch phấn đấu cá nhân. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi – GV nhận xét . H. HS khối 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác trong trường? H: Bản thân em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 3.Bài mới: -GV gới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học. Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò HĐ1: Thảo luận kế hoạch phấn đấu trong năm học. -GV kiểm tra bản kế hoạch phấn đấu của cá nhân - Yêu cầu HS h/đ theo nhóm 2 em, trình bày về kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này về: Đạo đức, học tập, các hoạt động khác của mình, cho bạn cùng nghe. (Nếu HS còn lúng túng GV gợi ý: bản thân thấy có những thuận lợi, khó khăn gì? Những người có thể giúp đỡ cho bản thân các em khác phục những khó khăn…?) -Tổ chức cho HS trình bày kế hoạch phấn đấu trong năm học của bản thân trước lớp theo dõi, bổ sung cho kế hoạch của bạn. - GV nhận xét chung và kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. HĐ2 :Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, kể về các học sinh lớp 5 gương mẫu trong lớp, trường, khu phố em… - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cả lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó? Yêu cầu các nhóm trình bày, lớp theo dõi bổ sung. - GV kết luận: Chúng ta cần học tập theo các gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. HĐ3: Hát múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em. - Yêu cầu học sinh thực hiện theo khối giới thiệu tranh ảnh hoặc các hoạt động do học sinh khối 5 của trường đã đạt được những thành tích cao (Giải nhất thi đố vui ôn luyện, giải nhất thi văn nghệ…) - Yêu cầu học sinh các nhóm trình bày các tiết mục văn nghệ ca ngợi về trường, lớp. - GV nhận xét và kết luận: Chúng ta rất tự hào là học sinh lớp 5; rất yêu quý và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luỵên tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt. -HS hoạt động theo nhóm 2 em, trình bày về kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học với các bạn trong nhóm. -5 học sinh hiện trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung -Học sinh hoạt động cá nhân kể trước lớp. -Học sinh thảo luận theo nhóm 2. Lớp theo dõi, bổ sung. -Thực hiện theo nhóm đã chuẩn bị, cử người giới thiệu. -Cá nhân trong nhóm thực hiện. Theo dõi, rút kinh nghiệm. 4.Củng cố – Liên hệ: - GV cùng HS hệ thống lại bài học. 5.Nhận xét - Dặn dò: - GV nhận xét tuyên dương những điểm mà học sinh thực hiện tốt và nhắc nhở thêm những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là học sinh lớp 5. Dặn học sinh thực hiện theo nhóm đóng phân vai tiểu phẩm “ Chuyện của bạn Đức”. TIÊT: 5 THỂ DỤC: (Giáo viên bộ mơn dạy) Thứ ba, ngày 27 tháng 8 năm 2013 TIẾT: 1 TOÁN: Ơn tập: phép cộng và phép trừ hai phân số. I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ phân số. - HS thực hiện thành thạo các phép tính cộng trừ phân số. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm vào vở nháp. GV nhận xét ghi điểm. Một cửa hàng có 200m vải, ngày thứ nhất bán số vải hiện có, ngày thứ hai bán số vải hiện có. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mết vải? 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài. HĐ 1: Hướng dẫn ôn tập phép cộng trừ hai phân số: -GV viết lên bảng phép tính yêu cầu HS thực hiện: ; và nêu cách thực hiện. -GV n/xét chốt lại:= ; =. *Muốn cộng (trừ) hai phân số cùng mẫu số ta cộng ( trừ) hai tử số cho nhau, giữ nguyên mẫu số. - GV viết tiếp 2 phép tính lên bảng: ; và yêu cầu HS tính. -GV n/xét chốt lại:: = = * Muốn cộng (trừ) hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số của hai phân số rồi thực hiện cộng (trừ) như với các phân số cùng mẫu số. HĐ 2: Luyện tập – thực hành: -Yêu cầu HS đọc bài tập SGK, nêu yêu cầu và làm bài – GV theo dõi HS làm. - GV chốt cách làm bài HS và ghi điểm. Bài 1: Tính: a. + = + = b. - = - = c. + = + = d. - = - = Bài 2: Tính : a. 3 + = + = b. 4 - = - = c. 1 – ( + ) = 1 – ( + ) = 1 - = - = Bài 3: -Yêu cầu HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm và làm bài. Bài giải Phân số chỉ số bóng đỏ và bóng xanh là: + = (số bóng trong hộp) Phân số chỉ số bóng vàng là: 1 - = (số bóng trong hộp) Đáp số : hộp bóng 2 em lên bảng làm lớp làm vào giấy nháp, sau đó dối chiêu nhận xét bài trên bảng. 2-4 em nhắc lại. 2 em lên bảng làm lớp làm vào giấy nháp, sau đó đối chiếu nhận xét bài trên bảng. 2-4 em nhắc lại. Bài 1: 4 HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở. Bài 2: 4 HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở. -1HS lên bảng làm lớp làm vào vở. 4. Củng cố – Liên hệ: - Yêu cầu HS nêu cách cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. 5. Nhận xét - Dặn dò: - Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------- TIẾT: 2 CHÍNH TẢ: Lương Ngọc Quyến (nghe – viết) I. Mục đích, yêu cầu: -HS nghe – viết và trình bày đúng bài: Lương Ngọc Quyến, trình bày đúng hình thức bài văn xuơi. - Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần các tiếng của các tiếng vào mơ hình, theo yêu cầu BT3. -HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Chép bài tập 3 vào bảng phụ và phiếu bài tập. HS: Vở chính tả, SGK. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng viết từ bắt đầu ng, ngh. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng. HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. -Gọi 1 HS đọc bài: Lương Ngọc Quyến (ở SGK/17) -GV hỏi để tìm hiểu nội dung đoạn văn: H: Phẩm chất anh hùng và yêu nước của Lương Ngọc Quyến được miêu tả rõ nhất qua chi tiết nào trong bài? (ông nuôi chí khôi phục non sông, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp,…) -Yêu cầu HS đọc thầm tìm từ nào trong bài thơ được viết hoa, từ nào khó viết trong bài. -Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: khoét, xích sắt, mưu. - GV nhận xét bài HS viết trên bảng, HS đối chiếu bài sửa sai. HĐ2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả. -Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai; cách viết hoa danh từ riêng của người; ngày, tháng, năm. -GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài. -GV đọc từng câu hoặc chia nhỏ câu thành các cụm từ cho HS viết, mỗi câu (hoặc cụm từ) GV chỉ đọc 2 lượt. -GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì. - GV chấm bài của tổ 2, n/xét cách trình bày và sửa sai. HĐ3: Làm bài tập chính tả. Bài 2: -Gọi HS đọc bài tập 2, xác định y/c của bài tập. -GV tổ chức cho các em dùng bút chì gạch dưới bộ phận vần của các tiếng in đậm, sau đó phát biểu ý kiến. - GV nhận xét và chốt lại: Trạng (vần ang), nguyên (vần uyên), nguyễn (vần uyên),… Bài 3: -GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ. -Gv nhận xét bài HS và chốt lại cách làm: Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Trạng A ng Nguyên u Yê n Nguyễn u Yê n Hiền Iê n Khoa o A Thi I … … … … -Yêu cầu HS nêu cấu tạo mô hình của phần vần. -GV chốt: phần vần đều có âm chính, ngoài âm chính có vần còn có thêm âm đệm (chữ cái o hoặc u ) và âm cuối; có những vần đủ cả âm chính, âm đệm, âm cuối. 1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm. -HS trả lời, hS khác bổ sung. -HS đọc thầm bài chính tả. -1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp. -HS đọc thầm bài chính tả. -HS viết bài vào vở. -HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì. -HS đọc, xác định yêu cầu. -HS làm bài, sau đó đối chiếu bài của mình để n/xét bài bạn. - HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn. -HS trả lời, HS khác bổ sung. 4. Củng cố – Liên hệ: -HS nêu lại cấu tạo phần vần của tiếng. 5.Nhận xét – Dặn dị: -Về nhà viết lại các chữ sai, chuẩn bị bài tiếp theo. -Nhận xét tiết học. -------------------------------------------- TIẾT: 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc I. Mục đích, yêu cầu: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc. - Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học. Tìm được một số từ cĩ chứa tiếng quốc. - HS khá giỏi cĩ vốn từ phong phú, biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương nêu ở BT4. - Giáo dục thêm cho HS tình yêu quê hương đất nước. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài; Phiếu bài tập để HS làm bài tập 3. trang từ điển gắn với bài học. HS: Bút dạ, sách và vở liên quan đến bài học. III.Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Yêu cầu HS kiểm tra chéo nhau phần làm lại bài tập 3 trong vở HS tiết học trước và báo cho GV. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1: Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề:Tổ quốc Thực hiện làm bài tập 1; 2; 3. Bài 1: -GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. -Yêu cầu một nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, nửa còn lại đọc thầm bài Việt Nam thân yêu để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong mỗi bài. -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi gạch dưới các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài văn, bài thơ. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét – GV nhận xét loại bỏ những từ không hợp để chọn ra lời giải đúng: Bài Thư gửi các học sinh: nước, nước nhà, non sông. Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương. Bài 2: -GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2. -Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. -Yêu cầu HS trình bày theo tổ. GV chia bảng thành 4 cột mời các tổ tiếp sức lên bảng ghi từ mình đã tìm được vào cột tổ của mình. Tổ nào tìm được nhiều từ và đúng tổ đó sẽ thắng. -GV yêu cầu cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương,… -GV chốt: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương, nước, nước nhà, non sông.… là các từ ngữ giúp chúng ta mở rộng thêm vốn từ về Tổ quốc. Bài 3: -GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3. -GV phát cho mỗi nhóm một tờ từ điển đã phô tô và giấy A4, yêu cầu nhóm 4 em tìm từ đồng nghĩa ở mục có từ quốc, ghi vào giấy A4, GV khuyến khích HS tìm càng nhiều từ càng tốt . -Yêu cầu đại diện nhóm hết thời gian quy định lên dán bài ở bảng lớp, để cả lớp cùng nhận xét. Nhóm nào tìm được nhiều từ, nhanh, đúng nhóm đó sẽ thắng. -GV yêu cầu cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: vệ quốc, ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc dân, quốc hội, …(GV có thể khuyến khích HS giải nghĩa một số từ) -Yêu cầu HS đọc lại các từ thuộc chủ đề Tổ quốc đã tìm được ở 3 bài tập trên. HĐ 2: Thực hiện làm bài tập 4: Bài 4: (Dành cho học sinh khá giỏi) -GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 4. -Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn (cùng chỉ một vùng đất, trên đó có những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, với đất đai sâu sắc) . Nếu HS còn lúng túng GV gợi ý hoặc giải nghĩa. -Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm – Sau đó cả lớp cùng nhận xét sửa sai. GV tuyên dương những em đặt câu đúng, hay. -1 HS đọc yêu cầu đề bài. -Đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, Việt Nam thân yêu. -HS làm việc theo nhóm đôi gạch dưới các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài văn, bài thơ và trình bày. -HS đọc lại các từ vừa tìm. -1 HS đọc yêu cầu bài 2. -HS hoạt động cá nhân tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc, sau đó thi tiếp sức theo tổ. -HS đọc lại các từ vừa tìm. 1 HS đọc yêu cầu bài 3. -HS nhóm 4 em tìm từ đồng nghĩa ở mục có từ quốc, ghi vào giấy A4. -Đại diện nhóm hết thời gian quy định lên dán bài ở bảng. -Cả lớp sửa bài, đọc lại các từ vừa tìm. -HS đọc lại đã tìm được ở 3 bài tập trên. -1 HS đọc yêu cầu bài 4. - HS giải nghĩa các từ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. - HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. Sau đó cùng nhận xét sửa sai. 4. Củng cố – Liên hệ: Yêu cầu HS nhắc lại một số từ thuộc chủ đề: Tổ quốc. 5.Nhận xét - Dặn dò: Về nhà tìm thêm một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc, chuẩn bị bài mới. ----------------------------------------------- TIẾT: 4 KHOA HỌC: Nam hay nữ (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. - HS biết quan sát, nhận xét trong thực tế vai trò người phụ nữ, có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt bạn nam, bạn nữ. - Giáo dục HS biết tôn trọng mọi ngưới không phân biệt nam và nữ. * KNS: + Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội. + Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân. II-Chuẩn bị: -GV: Nội dung bài ; Phiếu học tập, câu hỏi thảo luận. -HS: Tìm hiểu bài. Nội dung thuyết trình về tầm quan trọng của nam và nữ trong xã hội. III.Hoạt động dạy và học. 1-Ổn định. 2-Bài cũ: Gọi 1 em lên bảng trả lời – GV nhận xét ghi điểm. H.Nêu một số đặc điểm khác biệt của nam và nữ? 3-Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học trước cho biết nam, nữ có những điểm giống và khác nhau. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ và một số quan niệm xã hội về nam và nư – GV ghi đề. Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò HĐ 3:Tìm hiểu về vai trò của nữ: (12 phút) MT: Hiểu được vai trò của phụ nữ không kém nam giới. -Yêu cầu HS quan sát hình 4, kết hợp sự hiểu biết của mình trả lời câu hỏi sau: H: Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ trong lớp, trong trường và địa phương hay ở nơi khác mà em biết. H: Em có nhận xét gì về vai trò của nữ? -Yêu cầu HS trả lời - GV nhận xét và kết luận: +Trong trường: nữ làm hiệu trưởng, hiệu phó; trong lớp nữ làm lớp trưởng, lớp phó; ở địa phương nữ làm giám đốc, chủ tịch, bác sĩ,… + Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội. -Yêu cầu HS kể tên một số người phụ nữ, thành công trong

File đính kèm:

  • docBài soạn 5 - Tuần 2.doc
Giáo án liên quan