I. Mục đích yêu cầu :
- Luyện đọc :
+ Đọc đúng: sung sướng, siêng năng, tựu trường, chuyển biến, ngoan ngoãn. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Đọc thuộc đoạn “80 năm cơng học tập của cc em”.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: nhộn nhịp, tưng bừng, cơ đồ, kiến thiết, cường quốc.
+ Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Giáo dục HS ý thức học tập, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Nội dung bài ; Tranh SGK phóng to, viết đoạn học thuộc lòng.
- HS : Đọc, tìm hiểu bài.
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định :
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở HS.
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
44 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5- Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1
Thứ hai ngày 19 tháng 08 năm 2013
TIẾT:1
CHÀO CỜ:
----------------------------------------------
TIẾT: 2
TẬP ĐỌC:
BÀI: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH.
I. Mục đích yêu cầu :
- Luyện đọc :
+ Đọc đúng: sung sướng, siêng năng, tựu trường, chuyển biến, ngoan ngoãn. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Đọc thuộc đoạn “80 năm …cơng học tập của các em”.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: nhộn nhịp, tưng bừng, cơ đồ, kiến thiết, cường quốc.
+ Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Giáo dục HS ý thức học tập, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Nội dung bài ; Tranh SGK phóng to, viết đoạn học thuộc lòng.
- HS : Đọc, tìm hiểu bài.
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định :
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở HS.
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc cả bài.
- GV chia đoạn trong SGK.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài (3 lượt).
+ Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho HS
+ Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ
- GV kết hợp giải nghĩa thêm:
“ xâydựng lại cơ đồ” làm những việc có ý nghĩa lớn về kinh tế, văn hóa để đất nước giàu mạnh.
+ Lần 3 : Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng ở câu văn dài.
- Gọi 1 -2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài ( Đoạn 1: đọc thong thả, xuống giọng ở câu mở đoạn, cao giọng ở câu hỏi cuối đoạn.
Đoạn 2: đọc thong thả, ngắt giọng ở câu dài thể hiện lòng mong mỏi thiết tha của Bác.)
HĐ2 : Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1: “ Từ đầu đến … nghĩ sao”.
H: Ngày khai trường đầu tiên tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với ngày khai trường của chúng ta vừa qua?
+ Từ ngày 5/9/1945 ấy, học sinh được nhận 1 nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam vì đó là ngày bắt đầu năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Giải thích : Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam là nền giáo dục học tiếng Việt, chữ Việt để phục vụ người Việt.
H: Nêu ý 1?
- Lắng nghe và chốt ý.
Ý 1: Niềm vinh dự và phấn khởi của học sinh trong ngày khai trường đầu tiên
+ Đoạn 2: “ Phần còn lại”.
H: Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân ta là gì ?
+ Xây dựng, kiến thiết đất nước, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
H: Là HS, chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
+ HS phải có trách nhiệm rất lớn vì công lao học tập của các em sẽ làm cho đất nước trở nên tươi đẹp, sánh vai được với các cường quốc trên thế giới.
H: Đoạn 2 cho biết gì?
- Lắng nghe và chốt ý.
Ý 2: Ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc học.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn rút ra nội dung chính của bức thư
- GV chốt ý- ghi bảng
Nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm .
- GV cho HS nêu cách đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ.
- Đọc mẫu đoạn văn trên.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm cả bài trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng:
- GV cho HS nhẩm học thuộc từ : “ Sau 80 năm…các em”
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- HS theo dõi.
- Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
-1-2 em đọc, cả lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
-Thực hiện đọc thầm theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
-Tự do phát biểu ý kiến, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Đọc thầm và trả lời, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS trình bày ý kiến, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- 2-3 em phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Đại diện vài nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
- HS nêu.
- 4HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét .
-Đọc đồng thanh nhỏ, đọc cá nhân.
-Đại diện nhóm đọc trước lớp.
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Lần lượt HS đọc theo đoạn.
- HS xung phong thi đọc, nhận xét, bổ sung.
- 1HS nêu.
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài cặp đọc diễn cảm đoạn văn.
- GV cho HS xung phong thi đọc thuộc lòng, nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – Liên hệ:
- GV gọi HS nêu lại đại ý bài.
H: Để thực hiện lòng mong mỏi của Bác các em cần phải làm gì ?
5. Nhận xét - Dặn dò :
-Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT: 3
TOÁN:
BÀI: ƠN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SƠ.
I. Mục tiêu :
- Giúp HS : Củng cố khái niệmban đầu về phân số; đọc, viết các số phân số. Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Vận dụng kiến thức làm thành thạo bài tập.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị :
- GV : Các tấm bìa giấy cắt vẽ hình như phần bài học thể hiện các phân số.
- HS : Xem trước bài, Các tấm bìa giấy cắt vẽ hình như phần bài học .
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Nề nếp lớp.
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Ôn khái niệm ban đầu về phân số.
- GV gắn lần lượt từng miếng lên bảng, hướng dẫn học sinh tô màu đậm các phần theo yêu cầu , nhận xét các phần tô, đọc, viết các phần tô màu thành phân số.
+ Miếng bìa thứ nhất:
+ Viết:
+ Đọc : Hai phần ba
-Gọi vài HS đọc lại.
- Làm tương tự với các miếng bìa còn lại
- Cho học sinh chỉ vào các phân số :
; ; ; và đọc tên từng phân số.
Hoạt động 2 : Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
-Hướng dẫn học sinh lần lượt viết 1: 3 = nêu 1 chia cho 3 có thương là một phần ba.
- Tương tự với các phép chia còn lại cho học sinh nêu như chú ý 1 trong SGK( Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chiamột số tự nhiên khác 0. phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho)
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2, 3,4 trong SGK.
Hoạt động 3 : Thực hành làm bài tập.
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó lần lượt cho từng học sinh đọc, nêu tử số và mẫu số của từng phân số .
; ; ; ;
- Gọi 2 HS đọc lại.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó lần lượt cho từng học sinh lên viết các thương sau ra phân số.
3: 5 = ; 75: 100 = ; 9: 17 =
- Chữa bài cho cả lớp.
Bài 3: Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề, sau đó lần lượt cho từng học sinh lên viết.
32 = ; 105= ; 1000 =
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Gọi HS nêu yêu cầu đề, sau đó lần lượt cho từng học sinh lên tìm và điền vào mẫu số hoặc tử số của phân số.
- Đáp án:
1= ; 0=
H: Tại sao em lại điền mẫu số là 6?
H: Tại sao em lại điền tử số là 0?
- Chữa bài cho cả lớp, yêu cầu sửa bài.
- 1HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm ở dưới theo yêu cầu của giáo viên. Sau đó nhận xét, cách đọc, cách viết.
- Vài HS đọc lại
- 1 HS nêu, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Lần lượt từng học sinh lên viết các thương sau ra phân số.
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Theo dõi và sửa bài nếu sai.
- HS lần lượt lên bảng làm.
- Theo dõi và sửa bài nếu sai.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
4.Củng cố - Liên hệ:
H: Nêu cách viết thương hai số tự nhiên ra phân số?
5.Nhận xét – Dặn dị:
- Về nhà làm bài.
- Chuẩn bị : “Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số”.
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------
TIẾT: 4
ĐẠO ĐỨC:
Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Giúp HS biết: HS lớp 5 có một vị thế mới so với HS các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu riêng của mỗi cá nhân trở thành điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em HS lớp dưới noi theo.
- HS thấy vui và tự hào vì mình đã là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.Yêu quí và tự hào về trường, lớp của mình .
- Nhận biết được trách nhiệm của mình là phải học tập chăm chỉ, không ngừng rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
Kĩ năng tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5.
Kĩ năng xác định được giá trị của học sinh lớp 5.
Kĩ năng quyết định(biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5.
III. Chuẩn bị :
- GV : Nội dung bài ; Tranh vẽ các tình huống SGK ; Phiếu bài tập
- HS : Tìm hiểu bài ; Thuộc một số bài hát về chủ đề “Trường em”.
IV. Hoạt động dạy và học.
1.Ổn định :
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Vị thế của học sinh lớp 5.
- Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em để tìm hiểu nội dung từng tình huống.
H. Nêu nội dung bức tranh thứ nhất ?
H. Bức ảnh thứ hai vẽ gì?
H. Em thấy nét mặt các bạn như thế nào?
H. Cô giáo đã nói gì với các bạn?
H. Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?
H. Bức tranh thứ ba vẽ gì?
H: Bố của bạn học sinh đã nói gì với bạn?
H. Theo em, bạn học sinh đó đã làm gì để được bố khen?
H. Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
Em hãy trả lời các câu hỏi sau và ghi ra giấy câu trả lời của mình.
1. HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh lớp dưới trong trường?
2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
3. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là học sinh lớp 5?
GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5- lớp đàn anh , đàn chị trong trường. Cô mong rằng các em sẽ gương mẫu về mọi mặt để cho các em học sinh lớp dưới noi theo.
Hoạt động 2: Em tự hào là học sinh lớp 5
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời:
H. Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?
H. Hãy nêu những điểm em thấy cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp 5?
- GV lắng nghe HS trình bày và kết luận:
=>Kết luận: Các em cần cố gắng những điểm mà mình đă thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xúng đáng là học sinh lớp 5.
Hoạt động 3 : Trò chơi phóng viên
Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
- Yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các học sinh khác về các nội dung có liên quan đến chủ đề bài học.
H: Theo bạn, học sinh lớp 5 cần phải làm gì?
H: Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5?
H: Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “ Rèn luyện đội viên” ?.
H: Hãy nêu những điểm bạn thấy xứng đáng là học sinh lớp 5?
H: Hãy nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là học sinh lớp 5?
H: Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề trường em?
- GV khen ngợi các em có câu trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt.
- Gọi 2,3 HS đọc ghi nhớ trong SGK/ 5
- HS quan sát và thực hiện.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2 em.
- Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét, bổ sung.
+ Các bạn học sinh lớp 5 trường tiểu học Hoàng Diệu đón các em học sinh lớp 1.
+ Cô giáo và các bạn học sinh lớp 5 trong lớp học.
+ Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, háo hức.
+ Chúc mừng các em đã lên lớp 5
+ Ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc, tự hào.
+ Bạn học sinh lớp 5 và bố của bạn.
+ Con trai bố ngoan quá.
+ Tự giác học bài, làm bài, tự giác làm việc nhà.
+ Học sinh tự trả lời.
+ HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập, trình bày ý kiến của nhóm trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đáp án:
+ HS lớp 5 lớn nhất trường nên phải gương mẫu để học sinh lớp dưới noi theo.
+ Phải chăm học, tự giác trong công việc hàng ngày và trong học tập, phải rèn luyện thật tốt…
+ Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em thấy vui và rất tự hào vì đã là học sinh lớp 5.
- Theo dõi, lắng nghe.
HS làm việc cá nhân và trả lời:
+ Học tốt, nghe lời cha, mẹ, thầy, cô giáo, lễ phép, giữ gìn sách vở, chú ý nghe cô giáo giảng bài…
+ Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác học tập hơn, giúp đỡ các bạn học kém trong lớp.
- Vài em nhắc lại kết luận.
- Lần lượt từng học sinh thay nhau làm phóng viên phỏng vấn các bạn theo nội dung về chủ đề bài học.
- 2,3 HS đọc ghi nhớ trong SGK/ 5
4. Củng cố – Liên hệ:
H: Em cần phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
5.Nhận xét - Dặn dò :
- GV yêu cầu HS về nhà lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này
+ Mục tiêu phấn đấu.
+ Những thuận lợi đã có.
+ Khó khăn có thể gặp.
+ Biện pháp khắc phục khó khăn.
+ Những người có thể hỗ trợ em khắc phục khó khăn.
-------------------------------------------------
TIẾT: 4
THỂ DỤC:
( Giáo viên bộ mơn dạy)
Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013
TIẾT: 1
TOÁN:
Bài: ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ.
I. Mục tiêu :
Giúp HS nhớ lại các tính chất cơ bản của phân số.
- HS áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và qui đồng mẫu số các phân số.
- Có ý thức tự giác làm bài, tính toán cẩn thận, chính xác và trình bày sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : Nội dung bài ; Bảng phụ.
- HS : Xem trước bài trong sách.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Bài 1: Qui đồng mẫu số các phân số: và
Bài 2: H: Hãy viết các thương sau ra phân số: 3: 9 ; 8 : 7
3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Ôn tính chất cơ bản của phân số.
- Cho HS thực hiện ví dụ sau đó rút ra tính chất cơ bản của phân số.
VD: Nêu cách tìm phân số từ phân số ?
- Cách tìm: Ta lấy cả tử và mẫu số của phân số nhân với 3.
H: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được gì?
- Khi ta nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
( 1 )
- Tương tự cho HS nêu cách tìm phân số từ phân số ?
- Cách tìm:Ta lấy cả tử và mẫu số củaphân số chia cho 3.
H: Khi ta chia cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được gì?
- Khi ta chia cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.( 2 )
- GV chốt: từ ( 1) và( 2) đó chính là tính chất cơ bản của phân số.
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành theo hướng dẫn SGK.
- Cho học sinh theo dõi cách vận dụng trang 5,sau đó cho học sinh nêu cách qui đồng và rút gọn phân số.
Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1: Rút gọn phân số.
- Gọi 1-2 em nêu yêu cầu đề, HS làm bài vào vở .
-Nhận xét, sửa bài
Đáp án :
= = ; = = ; = =
Bài 2 : Qui đồng mẫu số các phân Số (tương tự cách hướng dẫn bài 1)
Đáp án:
a, và Chọn 3 x 8 = 24 là mẫu số chung ta có
= = ; = =
b, và Ta nhận thấy 12 : 4 = 3. Chọn 12 là mẫu số chung ta có = = . Giữ nguyên
c, và . Ta nhận thấy 24: 6 = 4; 24 : 8 =3. Chọn 24 là mẫu số chung ta có:
= = ; = =
H: Hãy nêu cách qui đồng mẫu số các phân số?
Bài 3 :Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:
- Gọi 1-2 em nêu yêu cầu đề, nêu cách làm, làm bài vào vở .
H: Muốn tìm các phân số bằng nhau ta làm thế nào?
+ Ta rút gọn các phân số trước rồi so sánh và xếp những phân số bằng nhau.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
Đáp án:
= = ; = =
- HS thực hiện ví dụ sau đó rút ra tính chất cơ bản của phân số.
- Cả lớp cùng thực hiện.
-1 vài học sinh trả lời.
-1 vài học sinh trả lời.
- Nêu yêu cầu.
- HS lần lượt lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Sau đó nhận xét.
- Đổi vở chấm đ-s theo đáp án.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu cách quy đồng.
1-2 em nêu yêu cầu đề, HS làm bài vào vở .
-Nhận xét, sửa bài
4.Củng cố – Liên hệ:
- Chấm một số bài, nhận xét
- Nhấn mạnh chỗ HS hay sai.
5.Nhận xét – Dặn dị:
- Về nhà làm bài, chuẩn bị bài:Ôn tập : “So sánh hai phân số”
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------
Tiết: 2
Chính tả ( Nghe-viết):
Bài: VIỆT NAM THÂN YÊU.
I. Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng thể loại thơ lục bát.
- Nắm vững qui tắc viết chính tả với danh từ riêng, các từ có phụ âm đầu: ng/ ngh, c/ k, g/ gh. Làm đúng bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( ng/ ngh, c/ k, g/ gh)
- Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : Nội dung bài ; Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.
- HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm trasách vở của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 :Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài viết chính tả 1 lượt
H: Đoạn thơ đã nêu lên những cảnh đẹp gì ở quê hương? Trong những cảnh đẹp đó, em thích nhất cảnh nào, tại sao?( Biển lúa, trời, cánh cò, mây mờ che đỉnh Trường Sơn.)
H: Câu nào nói lên những phầm chất của con người VN ? ( Bao nhiêu đời… Súng gươm vứt bỏ … như xưa)
H: Đoạn thơ được viết bằng thể thơ nào? Nêu cách trình bày đối với thể thơ này? (Thơ lục bát, viết câu 6 lùi vào 2 ô, câu 8 lùi 1 ô.)
H: Trong đoạn thơ có danh từ nào đuợc viết hoa? ( Việt Nam, Trường Sơn.)
H: Tìm những tiếng viết bằng ng, ngh. (người, nghèo.)
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS chú ý những tiếng, từ khó trong đoạn viết hay sai:
- Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.
- dập dờn, nghèo, người, mênh mông.
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
H: Nêu qui tắc viết các tiếng có phụ âm đầu là ng, ngh?
-ng đứng trước: a, ă, â, ô, ơ, u, ư.
-ngh đứng trước: i, e. ê.
- Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
c) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài.
d) Chấm chữa bài:
- Treo bảng phụ - HD sửa bài.
- Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi.
- Nhận xét chung.
Họat động 2 : Luyện tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, sau đó làm bài tập vào vở. Mỗi dãy làm một phần.
- GV theo dõi HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
Bài 2:
Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống :
-Đáp án: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
Bài 3 :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
Âm đầu
Đứng trước
i, e. ê
Đứng trước các nguyên âm còn lại
Âm “cờ”
Âm “gờ”
Âm “ngờ”
Viết: k
Viết: gh
Viết :ngh
Viết: c
Viết: g
Viết: ng
- Chú ý: k, gh, ngh đi với các nguyên âm đôi: iê , ia.
- c, g, ng đi với các nguyên âm đôi: “ uô” ; “ua” ; “ưa”
1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Lớp bổ sung.
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp, HS khác nhận xét, sửa nếu sai.
- 2 =>3 học sinh nêu.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- Lắng nghe soát lỗi.
- HS đổi vở đối chiếu trên bảng phụ soát bài, báo lỗi, sửa lỗi nếu sai.
- Lắng nghe.
- 2 HS nêu yêu cầu, thực hiện làm bài vào vở.
- 2 HS sửa bài, lớp theo dõi.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét, sửa bài, nếu sai.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài theo 2 dãy lớp. Cả lớp làm vào vào vở
4.Củng cố – Liên hệ:
- Cho cả lớp xem những bài viết đẹp.
- GV sửa lỗi chung.
5.Nhận xét – Dặn dị:
- Về nhà sửa lỗi sai.
- Chuẩn bị bài : “Lương Ngọc Quyến”.
----------------------------------------------
TIẾT: 3
Luyện từ và câu:
Bài: TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I. Mục đích yêu cầu:
- HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là ngững từ cĩ nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Vận dụng bài học, làm tốt các bài tập thực hành tìm được từ đồng nghĩa, biết đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng viết sãn các từ in đậm ở bài tập 1a và 1b ( phần nhận xét) xây dựng- kiến thiết; vàng xuộm- vàng hoe- vàng lịm.
- HS : Tìm hiểu bài, từ điển, một số tranh có các màu vàng khác nhau.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần nhận xét VD - Rút ghi nhớ
Bài 1: Tổ chức cho HS đọc yêu cầu bài 1, tìm từ in đậm.
- Đoạn a: xây dựng, kiến thiết
- Đoạn b: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm.
- Hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm xem nghĩa của chúng có gì giống nhau hay khác nhau.
+Xây dựng : tức là làm nên một cái gì đó như nhà cửa, cầu đường; lập ra làm phát triển một cái gì đó như một tổ chức công trình, kiến trúc.
+ Kiến thiết: xây dựng theo qui mô lớn.
- Hai từ trên giống nhau về ý nghĩa, cùng có nghĩa là xây dựng.
-Đoạn b:
+ Vàng xuộm: màu vàng đậm( chỉ màu lúa chín đẹp)
+ Vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi ánh lên( không gay gắt, không nóng bức)
+ Vàng lịm: màu vàng mọng, màu quả chín.
- Các từ vàng trên cùng giống nhau đều chỉ màu vàng.
Kết luận: Những từ khác nhau nhưng nghĩa giống nhau được gọi là từ đồng nghĩa.
Bài 2: Thay các từ in đậm ở bài tập 1 cho nhau rồi nhận xét:
a/ Những từ xây dựng, kiến thiết thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.
b/ Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau, mỗi từ chỉ các màu vàng khác nhau ứng với mỗi sự vật khác nhau.
Chốt ý: Các từ in đậm ở ví dụ a có thể thay thế được cho nhau gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn, còn các từ in đậm ở ví dụ b gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
H: Vậy thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa được chia làm mấy loại, khi dùng từ đồng nghĩa ta cần chú ý dùng như thế nào?
- Cho HS rút ra ghi nhớ SGK trang 8.
* Ghi nhớ: SGK trang 8.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1 : Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu.
-
File đính kèm:
- Bai soạn 5 Tuần1.doc