Giáo án lớp 5 - Tuần 1

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

+Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của Bác Hồ

+Hiểu nội dung bức thư;Bác Hồ khuyên học sinh chăm học;nghe thầy,yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông,xây dựng thành công nước Việt Nam mới

+Thuộc lòng một đoạn thư

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Tranh minh họa bài học

-Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

a-Giới thiệu bài

-Gvgiới thiệu chủ điểm Việt Nam –Tổ Quốc em

-Giới thiệu Thư gửi các học sinh

b-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

*Luyện đọc

-Một học sinh đọc một lượt toàn bài

-HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài

+Đoạn 1:Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?

+Đoạn2:Phần còn lại

-HS tìm hiểu từ ngữ mới và khó:

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ 2 ngày 9 tháng 9 năm 2013 Tập đọc Thư gửi các học sinh I-Mục đích yêu cầu : +Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của Bác Hồ +Hiểu nội dung bức thư;Bác Hồ khuyên học sinh chăm học;nghe thầy,yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông,xây dựng thành công nước Việt Nam mới +Thuộc lòng một đoạn thư II-Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa bài học -Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng III-Các hoạt động dạy học : a-Giới thiệu bài -Gvgiới thiệu chủ điểm Việt Nam –Tổ Quốc em -Giới thiệu Thư gửi các học sinh b-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài *Luyện đọc -Một học sinh đọc một lượt toàn bài -HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài +Đoạn 1:Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao? +Đoạn2:Phần còn lại -HS tìm hiểu từ ngữ mới và khó: +HS đọc thầm phần chú giẩí các từ mới,giải nghĩa các từ đó,(có thể đặt câu một số từ) -HS luyện đọc theo cặp -Một HS đọc cả bài -GVđọc diễn cảm toàn bài *Tìm hiểu bài HĐ1:HS đọc thầm đoạn 1 ?Ngày khai trườngtháng9-1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? ?Sau cách mạng tháng tám,nhiệm vụ của toàn dân là gì? ? HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? *-Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. -GV hướng dẩn HS cả lớp đọc diển cảm một đoạn thư Cách làm: +GVđọc diễn cảm đoạn thư dể làm mẩu cho HS. +HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp. +Hs thi đọc diễn cảm *H/d HS học thuộc lòng -HS nhẩm học thuộc lòng -Thi đọc thuộc lòng 4 -Củng cố, DẶN dò: -GVnhận xét tiết học -Đọc trước bài văn tả cảnh: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. _______________________________________ Toán Ôn tâp :Khái niệm về phân số I: mục tiêu -Củng cố khái niệm ban đầu về phân số -Ôn tập cách viết thương ,viết số tự nhiên dưới dạng phân số II-Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK III-Hoạt động dạy học 1-Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. -GV hướng dẫn HS quan sỏt từng tấm bìa, nêu tên gọi phân số đó ,tự viết và đọc phân số 2-Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên,cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. -GV hướng dẫn HS lần lượt viết 1:3; 4:10; 9:2...dưới dạng phân số -Giúp HS tự nêu :1 chia 3 có thương là 1phần 3 ... -GV giúp HS nêu như chú ý 1)trong SGK -Làm tương tự như trên đối với các chú ý 2),3),4)trong SGK 3-Thực hành Gọi HS đọc yờu cầu bài tập HDHS tỡm hiểu yờu cầu của từng bài -HS làm các bài tập 1,2,3,4 trong VBT in, 4 HS làm bài vào bảng phụ Bài 1: cá nhân tự làm bài Bài 2, 3, 4 thảo luận nhóm về cách làm , sau đó từng cá nhân làm bài vào vở. GV hướng dẫn HS yếu GVchấm bài một số em, đặc biệt chú ý học sinh yếu -Cả lớp và GV chữa bài IV-Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học Ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 và 9. _________________________________________ Kể chuyện Lý Tự Trọng I. Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1- 2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Tập trung nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ chuyện trong SGK (tranh phóng to - nếu có điều kiện). - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh (chỉ treo bảng để chốt lại lời thuyết minh đúng khi HS đã làm BT1). III. Các hoạt động dạy - học HĐ1. Quan sát tranh và thảo luận. Trong tiết KC mở đầu chủ điểm nói về Tổ quốc của chúng ta, các em sẽ được nghe thầy (cô) kể về chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: anh Lý Tự Trọng. Anh Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi. Để bảo vệ đồng chí của mình, anh đã dám bắn chết một tên mật thám Pháp. Anh hy sinh khi mới 17 tuổi. HĐ2. Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần). Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2. Chuyển giọng hồi hộp và nhấn giọng ở đoạn kể Lý Tự Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm. Giọng kể khâm phục ở đoạn 3. Lời Lý Tự Trọng dõng dạc; lời kết chuyện trầm lắng tiếc thương. GV kể chuyện 2 lần; lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ HĐ3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Bài tập 1: HS dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ tìm cho mỗi tranh 1 đến 2 câu thuyết minh. - HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh - Cả lớp và giáo viên nhận xét + Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ được ra nước ngoài học tập + Tranh 2: về nước anh đựoc giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ tài liệu. + Tranh 3: trong công việc anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí + Tranh 4: trong một buổi mít tinh anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt. + Tranh 5: trước toà án của giặc anh hiên ngang khẳng định lý tưởng cách mạng của mình. + Tranh 6: Ra pháp trường Lý Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca - Bài tập 2- 3 HS kể chuyện theo nhóm: kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. Thi kể chuyện trước lớp. -Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất HĐ4: Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện đó cho người thân - HS chuẩn bị trước bài kể chuyện tuần 2 _________________________________________ Khoa học Sự sinh sản I-Mục tiêu: Sau bài học,HS có khả năng: -Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của -Nêu ý nghĩa của sự mình sinh sản II-Đồ dùng dạy học -Bộ phiếu dùng cho trò chơi”Bé là con ai” -Hình trang 4,5 SGK III-Hoạt động dạy học Hoạt động 1:Trò chơi “Bé là con ai” -Hoạt động theo nhóm 2:Mỗi cặp HS vẽ một em bé hoặc một người mẹ hay một người bố của em bé đó.Sau đó GV thu phiếu phát cho HS ,y/c mỗi hS đi tìm bé,bố ,mẹ của mình. -Ai tìm được đúng hình là thắng,GV tuyên dương người thắng cuộc -Hoạt động theo nhóm 2:Mỗi cặp HS vẽ một em bé hoặc một người mẹ hay một người bố của em bé đó.Sau đó Gv thu phiếu phát cho HS ,yêu cầu mỗi HS đi tìm bé ,bố ,mẹ của mình -Ai tìm được đúng hình là thắng,GV tuyên dương người thắng cuộc -GV nêu câu hỏi: +Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho em bé? + Qua trò chơi ,các em rút ra được điều gì? Hoạt động 2:Làm việc với SGK -HS q/s hình 1,2,3 trang 4SGK,đọc các lời thoại trong hình,liên hệ đến gia đình mình -HS trình bày kết quả trước lớp -GV nêu câu hỏi:+Hãy nói về sự sinh sản đối với mỗi gia đình ,dòng họ +Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? IV-Củng cố ,dặn dò:HS nêu những k/l vừa tìm hiể _________________________________________ Buổi chiều: Đạo đức Em là học sinh lớp 5 (Tiết 1) I-Mục tiêu: Sau khi học bài ,HS biết: -Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. -Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức,kỹ năng đặt mục tiêu. -Vui và tự hào khi là HS lớp 5.Có ý thức học tập ,rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5 II-Phương tiện -Các bài hát về chủ đề trường em. -Mi-crô không dây. III-Hoạt động dạy học A-Khởi động:Cả lớp hát bài :Em yêu trường em. *HĐ 1: Quan sát tranh và thảo luận -HS q/s tranh ,ảnh trong SGK trang 3,4 và thảo luân cả lớp các câu hỏi sau: +Tranh vẽ gì? +Em nghĩ gì khi xem các tranh ,ảnh trên? +HS lớp 5 có gì khác so với các khối lớp khác? +Theo em,chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? -HS thảo luận cả lớp -GV kết luận HĐ2:Làm bài tập 1SGK -GV nêu y/c BT1 -HS thảo luận theo nhóm đôi -Một vài nhóm trình bày -GV kết luận HĐ3:Tự liên hệ(BT2 trong SGK) -GV nêu y/c tự liên hệ -HS suy nghĩ đối chiéu với những việc làm của mình trước đây đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5 -Thảo luận theo nhóm 2 -Một số HS tự liên hệ trước lớp -GV k/l HĐ4:Trò chơi Phóng viên -HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học +Theo bạn ,HS lớp 5 cần phải làm gì? +Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5? +Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong c/t :Rèn luyện đội viên? +Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứng đáng là HS lớp 5?.. -GV nhận xét và k/l -Hoạt động tiếp nối 1-Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học -Mục tiêu phấn đấu -Những thuận lợi đã có -Những khó khăn có thể gặp -Biện pháp khắc phục khó khăn -Những người có thể hỗ trợ,giup đỡ em khi gặp khó khăn 2-Sưu tầm các bài thơ ,bài hát,bài báo nói về HS lớp 5 3-Vẽ tranh về chủ đề Trường em _________________________________________________ Chính tả Nghe -Viết :Việt Nam thân yêu I-Mục đích yêu cầu: 1.Nghe - viết đúng,trình bày đúng baì chính tả Việt Nam thân yêu. 2.Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả ng/ngh/g/gh/c/k. II-Đồ dùng dạy- học: -Vở bài tập Tiếng Việt 5,tập 1 III-Các hoạt động dạy học: A-Mở đầu : GV nêu một số điều cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp,việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học,nhằm củng cố nền nếp học tập của HS B-Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài Trong tiết học hôm nay,các em sẽ nghe cô đọc để viết bài chính tả Việt Nam thân yêu.Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đàu c/k, g/gh, ng/ngh. 2.Hướng dẫn HS nghe-viết -GV đọc bài chính tả -HS đọc thầm bài -GV đọc từng dòng thơ cho HS viết -GV đọc lại bài,HS tự sữa lỗi -GV chấm.,chữa ,nhận xét 3-H/d HS làm bài tập -HS làm bài 2,3 -HS đọc y/c bài tập -HS làm bài 4-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học -Ghi nhớ quy tắc viết chính tả với c/k, g/gh, ng/ngh _________________________________________ Tự hoc: (Thể dục ) ễN: đội hình đội ngũ – trò chơI “kết bạn” I. mục tiêu - Ôn đội hình, đội ngũ: cách chào, báo cáo, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, nói to, rõ, đủ nội dung. - Trò chơi kết bạn. II. đồ dùng dạy - học Một cái còi III. các hoạt động dạy - học HĐ1. Phần mở đầu - Tập hợp lớp và phổ biến nhiệm vụ của giờ học - Đứng vỗ tay và hát. HĐ2. Phần cơ bản. a, Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5 b, Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện. c, Biên chế tổ tập luyện. d, Chọn cán sự thể dục lớp. e, Đội hình, đội ngũ. - Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học. Cách xin phép ra vào lớp. - GV làm mẫu sau đó cả lớp cùng tập. g, Trò chơi kết bạn. - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - Chơi thử 1 đến 2 lần. - Chơi chính thức 2 đến 3 lần. HĐ3: Phần kết thúc: GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học _________________________________________________ Hoạt động ngoài giờ lờn lớp Lễ Khai giảng I .Mục tiêu hoạt động: - HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng - Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng - HS biết yêu trường, yêu lớp. II* Quy mô hoạt động. Tổ chức theo quy mô toàn trường III* Tài liệu và phương tiện. - Đĩa nhạc bài quốc ca: đĩa nhạc bài hát truyền thống của trường; - Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, dải lụa, phông màn, khẩu hiệu để trang trí địa điểm tổ chức Lễ khai giảng. - Cờ nhỏ, hoa để HS cầm tay vẫy; IV. Cách tiến hành. * Chuẩn bị: - Họp để thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ khai giảng. - Gửi giấy mời đến các đại biểu. - Hướng dẫn HS tập hát Quốc ca, Đội ca theo đĩa nhạc - Hướng dẫn HS tập đội hình, đội ngũ diễu hành ( thư thế, cách đánh nhịp tay, khoảng cách đều giữa các HS khi diễu hành). - HS tập các tiết mục văn nghệ, các tiết mục đồng diễn thể dục, võ thuật…. để biểu diễn trong ngày khai giảng. - Hướng dẫn HS lớp 5 cách đón và đưa các em HS lớp 1 vào vị trí ngồi dự khai giảng. - Hướng dẫn HS chuẩn vị cờ, hoa tươi hoặc làm cờ, làm hoa giấy để vẫy chào trong lễ khai giảng. - Trang hoàng địa điểm tổ chức lễ khai giảng. Địa điểm tổ chức lễ khai giảng thường được tổ chức ở sân trường, ở hội trường lớn hoặc phòng tập đa năng của trường. * Tiến hành lễ khai giảng. Lễ khai giảng có thể tổ chức khác nhau nhưng nhìn chung chương trình Lễ khai giảng có thể tiến hành như sau: 1- Đội nghi thức của trường rước Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ Đội lên Lễ đài, tiếp sau là HS các lớp diễu hành về vị trí tập kết. 2- Các HS lớp 1, tay cầm cờ hoa được các HS lớp 5 dắt tay đưa vào vị trí ngồi ở trung tâm của bổi lễ trong sự chào đón nồng nhiệt của HS, GV toàn trường, các PHHS và các địa biểu. 3- Đại diện Ban tổ chức tuyên bố lí do, giới thiệu các đại biểu 4- Chào cờ 5- Hiệu trưởng nhà trường lên đọc bản báo cáo tổng kết thành tích năm học trước. 6- Đại diện chính quyền địa phương đọc Thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân dịp năm học mới. 7- Đại diện HS lên đọc lời hứa danh dự của HS trước các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các vị đại biểu. 8- Hiệu trưởng lên tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh hồi trống khai giảng năm học. 9- Bế mạc Lễ khai giảng. HS xếp hàng về từng lớp học theo sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. V. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học , dặn dò về nhà . _____________________________________________________ Thứ 3 ngày 10 tháng 9 năm 2013 Luyện từ và câu Từ đồng nghĩa I- mục tiêu -Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa -Vận dụng những hiểu biết đã có,làm đúng các bài tập thực hành II-Đồ dùng dạy học :bảng viết sẵn các từ;xây dung-kiến thiết;vàng xuộm-vàng hoe - vàng lịm III -Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài Hướng dẫn HS tỡm hiểu bài HĐ1: Tìm hiểu nhận xét. - Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT 1 + Một HS đọc các từ in đậm trong bài. + Giáo viên hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đó trong đoạn văn b. + GV chốt lại những từ có nghĩa giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa - Bài tập 2: + HS đọc yêu cầu của BT + HS làm việc cá nhân + HS phát biểu ý kiến + Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng HĐ2: Rút ra ghi nhớ - Hai, ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ, cả lớp theo dõi - Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ HĐ3: Luyện tập - HS làm bài tập 1, 2, 3 vào vỡ BT Bài tập 1 lời giải đúng là: + Nước nhà - Non sông + Hoàn cầu – Năm châu Bài tập 2 lời giải đúng là: + Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp… + To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ … + Học tập: học, học hành, học hỏi …. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Biểu dương những học sinh học tốt. -Học thuộc phần ghi nhớ __________________________ Toán Ôn tập:Tính chất cơ bản của phân số I-Mục tiêu: Giúp HS: -Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số -Biết vận dụng t/c cơ bản của PS để rút gọn PS,quy đồng MS các PS II-Họat động dạy học Hoạt động 1-Ôn tập t/c cơ bản của PS -GV h/d HS thực hiện theo VD1 == -HS chọn số thích hợp đIền vào ô trống -HS nhận xét như SGK -Tương tự GV h/d HS thực hiện VD2 -GV giúp HS nêu t/c cơ bản của PS như SGK Hoạt động 2:ứng dụng t/c cơ bản của PS *GV h/d HS tự rút gọn PS -Gv lưu ý để HS nhớ lại :+Rút gọn PS là gì? +Phải rút gọn PS như thế nào? -HS tự làm *Quy đồng mẫu số các PS nêu trong VD 1và 2 (SGK) -HS tự nêu cách quy đồng mẫu số * HDHS làm bài tập ở VBT -HD HS làm bài tập 1,2 và 3 trong VBT Gọi HS đọc yờu cầu bài tập HS làm bài vào VBT, 4 HS làm bài vào bảng phụ ( Bài số 3 y/c 2 em làm vào bảng phụ) Gv theo dừi và giỳp đỡ HS yếu -Gọi HS chữa bài, bài số 3 chữa bằng cỏch tổ chức trũ chơi III- Củng cố ,dặn dò: Nhớ,vận dụng t/c cơ bản của PS để rút gọn PS, quy đồng MS các PS _________________________________________ Lịch sử “Bình tây đại nguyên soái”Trương Định I-Mục tiêu: Học xong bài,HS biết -Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kỳ -Với tấm lòng y/n,Trương Định đã không tuân theo lệnh vua,kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược II-Đồ dùng -Hình trong SGK -Bản đồ hành chính VN -Phiếu học tập của HS III-Hoạt động dạy học Hoạt động 1:Làm việc cả lớp -Gv giới thiêụ bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng,3tỉnh miền Đông Nam Kỳ(Gia Định,Định Tường,Biên Hòa)và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ(Vĩnh Long,An Giang,Hà Tiên) -Gv giao nhiệm vụ học tập cho HS +Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định băn khoăn lo nghĩ? +Trước những băn khoăn đó,nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? +Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? Hoạt động2:Làm việc theo nhóm -Chia lớp thành 3 nhóm ,mỗi nhóm giảI quyết một ý -Đại diện nhóm trình bày k/q -Các nhóm bổ sung,GV nhấn mạnh các kiến thức cần nắm Hoạt động 3:Làm việc cả lớp -Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình,quýêt tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp -Em biết gì thêm về Trương Định? -Em có biết đường phố ,trường học nào mang tên Trương Định? IV-Củng cố,dặn dò -Đọc kết luận trong SGK Chuẩn bị bài sau : Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước _________________________________________ Tiếng Anh ( GV chuyên trách lên lớp) _________________________________________ Buổi chiều Luyện Toỏn ễN TẬP VỀ PHÂN SỐ I-Mục tiêu: - Củng cố khỏi niệm về PS, đọc ,viết PS;cách viết thương,số tự nhiên dưới dạng PS -Biết cách so sánh hai PS có cùng mẫu số,khác mẫu số - Biết sắp xếp các PS theo thứ tự quy định II-Hoạt động dạy học: HĐ1:Ôn tập cách so sánh hai PS - Ôn tập k/n về PS,đọc ,viết PS - ôn tập cách viết thương,số tự nhiên dưới dạng PS -HS nêu cách so sánh hai PS có cùng MS,khác MS rồi lấy VD minh họa -GV giúp HS nắm được PP chung để so sánh hai PS là làm cho chúng có cùng MS rồi so sánh các tử số HĐ2:Thực hành HD HS làm bài vào vở ụ li, 4 HS làm bài vào bảng phụ. GV theo dừi giỳp đỡ HS yếu. Bài 1:ĐIền dấu >,<,= thích hợp vào chỗ chấm 1… 1 Bài 2: So sánh các PS sau bằng hai cách khác nhau a- b- Bài 3: Viết các PS sau theo thứ tự từ lớn đến bé ; ;; Bài 4:Tìm x: a. x = ; b. x: = ; c. = Bài 5: ( Dành cho học sinh khỏ, giỏi) Cho PS .Hãy tìm một số tự nhiên nào đó sao cho khi cộng số đó vào tứ số của PS đã cho và giữ nguyên MS thì dược PS mới có giá trị bằng. HĐ 3: HS chữa bài ở bảng lớp -HS nhận xét,sửa chữa chỗ sai -HS chữa bài -GV bổ sung. Bài 5:Ta có:= == 31 + x = 40 x = 40 - 31 x = 9 Thử:= = Nhân xét tiết học IV. Củng cố,dặn dò: ễn lại các cách so sánh hai PS đã học -Xem lại các bài tập. _________________________________________ Tin học ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) _________________________________________________ Tiếng Anh ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) _________________________________________________ Thể dục ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) _________________________________________________ Thứ 4 ngày 11 tháng 9 năm 2013 Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa I-mục tiêu: -Đọc lưu loát toàn bài,đọc đúng các từ ngữ khó -Hiểu các từ ngữ ;phân biệt được sắc thái từ đòng nghĩa chỉ màu sắc trong bài -Nắm được nội dung ;Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa,làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp ,sinh độngvà trù phú II-Đồ dùng dạy học -Tranh trong SGK -Sưu tầm thêm những bức tranh sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa III-Các hoạt động dạy học 1-Bài cũ :Gọi 2-3HSđọc thuộc lòng đoạn văn và trả lời câu hỏi 2-Dạy bài mới a-Giới thiệu bài b-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài *Luyện đọc -Một HS Khá - Giỏi đọc một lượt toàn bài -HS đọc nối tiếp từng đoạn văn +Phần1:Câu mở đầu +Phần2;Tiếp - như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng +Phần3:Tiếp- qua khe dậu,ló ra mấy quả ớt đỏ chói +Phần4; Những câu còn lại -HS luyện đọc theo cặp -Một HS đọc cả bài -GV đọc diễn cảm toàn bài *Tìm hiểu bài: ? Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng? ?Mỗi HS chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì? ? Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? Những chi tiết nào về con người làm cho quê hương thêm đẹp và sinh động? ? Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? *Đọc diễn cảm -Bốn HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài văn -HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cặp -Vài HS thi đọc diễn cảm IV-Củng cố dặn dò: -GV nhận xét tiết học -Tiết sau:Nghìn năm văn hiến _________________________________________ Toán Ôn tập : So sánh hai phân số I-Mục tiêu: Giúp HS -Nhớ lại cách so sánh hai PS có cùng MS ,khác MS -Biết sắp xếp các PS theo thứ tự từ bé đến lớn II - Hoạt động dạy học HĐ1: Ôn tập cách so sánh hai PS -HS nêu cách so sánh hai PS có cùng MS,tự nêu VD,so sánh và giải thích -Gv nên h/d HS nhận biết và phát biểu: Nếuthì -HS nêu cách so sánh hai PS khác MS ,tự nêu VD - GV gọi HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu rồi tự nêu ví dụ như SGK - Làm tương tự với trường hợp so sánh hai phân số khác mẫu Chú ý: Cần giúp HS nắm được phương pháp chung để so sánh hai phân số là bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh tử số. HĐ2: Thực hành Gọi HS nờu yờu cầu của cỏc bài tập ở VBT - HS làm bài tập 1, 2, vào vở bài tập HD HS làm bài vào vở bài tập, HS làm bài vào bảng phụ. GV theo dừi giỳp đỡ HS yếu. - Giáo viên chấm một số bài - HS chữa bài Lưu ý: Bài tập 1 khi chữa bài cho HS đọc kết quả so sánh hai phân số và giải thích bằng miệng. HĐ3: Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp _________________________________________ Khoa học Nam hay nữ? I-Mục tiêu: Sau bài học HS biết: -Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ -Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi 1 số q/n xã hội về nam và nữ -Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới II-Đồ dùng: -Hình trang 6,7 SGK -Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? -Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào? -Điều gì sẽ xẩy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? B- Bài mới: Hoạt động 1:Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học -Làm việc theo nhóm:Thảo luận câu hỏi1,2,3 trang 6 SGK -Làm việc cả lớp;Đại diện nhóm trả lời câu hỏi -Rút ra kết luận Hoạt động 2: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và XH giữa nam và nữ -Trò chơi:Ai nhanh,ai đúng -GV phát phiếu cho HS theo nhóm 4 và h/d cách chơi -Đại diện nhóm trình bày kết quả -Các nhóm chất vấn,y/c nhóm đó giải thích rõ hơn -GV đánh giá ,k/l và tuyên dương nhóm thắng cuộc IV-Củng cố,dặn dò: -Nam và nữ có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học ? Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 7;9 SGK Chuẩn bị tiết sau:Nam hay nữ (tiếp) _________________________________________ Tiếng Anh ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) _________________________________________ Buổi chiều: Thể dục Đội hình đội ngũ-Trò chơi:chạy đổi chỗ ,vỗ tay nhau và lò cò tiếp Sức I_Mục tiêu: -Ôn để củng cố,nâng cao động tác đội hình đội ngũ -Trò chơi:Chạy đổi chỗ,vỗ tay nhau;Lò cò tiếp sức II-Đồ dùng:1 còi,2-4 lá cờ đuôi nheo,kẻ sân chơi III- Hoạt động dạy học HĐ1. Phần mở đầu - Tập hợp lớp và phổ biến nhiệm vụ của giờ học - Đứng vỗ tay và hát. - Trò chơi “Tìm người chỉ huy” HĐ2. Phần cơ bản a, Đội hình đội ngũ Ôn chào, báo cáo, xin phép ra vào lớp b, Trò chơi vận động - Chơi trò chơi “chạy đổi chổ”,Trò chơi “lò cò tiếp sức” - Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi giải thích cách chơi - Tổ chức cho HS chơi HĐ3: Phần kết thúc - HS thực hiện động tác thả lỏng - GV cùng HS hệ thống bài GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. ___________________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện tập: Từ đơn- Từ phức I-Mục tiêu -HS nhớ được k/n từ đơn,từ phức -Xác định dược từ đơn ,từ phức II-Hoạt động dạy học A-Lý thuyết Yờu cầu HS ụn lại cỏc kiến thức về từ đơn, từ phức. GV lần lượt gọi HS nờu định nghĩa, khỏi niệm của từ đơn, từ phức sau đú lấy vớ dụ a/Từ đơn:Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành VD:sách,bút,núi,sông. b/ Từ phức: *Từ ghép:từ ghép là từ gồm hai,ba,bốn tiếng có nghĩa ghép lại VD:trường học,tình bạn,hiện đại hóa. -Từ ghép phân loại:Thường gồm 2 tiếng,trong đó một tiếng chỉ loại lớn,một tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn VD: xe đạp,xe máy;xanh lè,xanh um. -Từ ghép tổng hợp:là từ ghép mà nghĩa của nó thường biểu thị rộng hơn,lớn hơn,kháI quát hơn nghĩa cuả các tiếng ghép lại VD:sách vở,quần áo. *Từ láy:Là từ gồm hai hoặc bahoặc bốn tiếng láy lại nhau VD:xanh xanh,đẹp đẽ,bói rối. +Các kiểu từ láy: -Láy tiếng:xa xa,xinh xinh. -Láy âm:gọn gàng,xinh xắn. -Láy vần: lúng túng,bỡ ngỡ. Láy cả âm và vần: ngoan ngoãn,dửng dưng. +Các dạng từ láy: -Láy đôi: tập tành, lộp độp. -Láy ba:sạch sành sanh,dửng dừng dưng. -Láy tư:khập khà khập khiểng,trùng trùng điệp điệp. B-Bài tập: Bài1:Tìm các từ đơn,từ ghép trong câu sau: Mùa xuân mong ước đã đến.Đâu tiên,từ trong vườn,mùi hoa hồng,hoa huệ sực nức bốc lên. Bài 2:Ghép thêm một tiếng vào tiếng “trắng”,”đỏ”để tạo thành: -Từ ghép -Từ láy III-Củng cố,dặn dò:Xem lại phần kiến thức từ đơn,từ phức ____________________________________________ Kỹ thuật Đính khuy hai lỗ ( TIết i ) I-Mục tiêu: HS cần phải -Biết cách đính khuy hai lỗ -Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình ,kỹ thuật -Rèn luyện tính cẩn thận II-Đồ dùng dạy học -Mẫu đính khuy hai lỗ -Bộ đồ dùng kỹ thuật phục vụ III-Hoạt động dạy học Hoạt động 1;Q/S ,nhận xét mẫu -HS q/s mẫu trong SGK

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc