Giáo án lớp 4 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời các CH trong SGK)

GDKNS : ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 1. Kiểm tra bài cũ :

GV kiểm HS tra đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo

Nêu nội dung bài ?

 2. Bài mới.

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 Buổi sáng Tiết 1 Chào cờ đầu tuần __________________________ Tiết 2 Tiếng Anh GV chuyờn _________________________________ Tiết 3 Tập đọc Nỗi dằn vặt của an- đrây-ca. I. Mục tiêu - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung câu chuyện: nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời các CH trong SGK) GDKNS : ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông II. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm HS tra đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo Nêu nội dung bài ? 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài học. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. + Luyện đọc: Một HS đọc toàn bài. GV đọc mẫu. + Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1: Vài HS đọc kết hợp sữa lỗi phát âm cho HS. Từng cặp HS luyện đọc. HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Khi câu chuyện xẩy ra An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào? Khi mẹ bảo đi mua thuốc cho ông, An-đrây- ca như thế nào? Trên đường đi mua thuốc cho ông An- đrây- ca đã làm gì? + Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2: HS đọc thầm, trả lời: Chuyện gì xẩy ra khi An- đrây- ca trở về nhà? An- đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào? Em thấy An- đrây- ca là một cậu bé như thế nào? Hướng dẫn HS tìm giọng đọc, luyện đọc và thi đọc đoạn 2. + Thi đọc diễn cảm toàn bài. HS thi đọc toàn truyện theo cách phân vai. iii-. Củng cố, dặn dò. - GV nêu yêu cầu: Đặt tên cho truyện theo ý nghĩa câu chuyện? Hãy nói lời an ủi với An- đ rây- ca? Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc. _____________________________ Tiết 4 Toán Luyện tập I. Mục tiêu : - Đọc được các thông tin trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột. II. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Gọi vài HS nêu lại cách đọc biểu đồ và so sánh số liệu trong bài tập 2(SGK) 2. Bài mới Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 VBT trang 27,28 Bài 1: Cho HS đọc đề bài. Yêu cầu HS nêu các tháng có 30 ngày, 31 ngày? 28 (hoặc 29 ngày)? Đây là biểu đồ biểu diễn gì? Yêu cầu HS đọc kỹ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài tập trước lớp. Bài 2: HS quan sát biểu đồ (VBT) và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì? Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? HS tự làm bài. Một HS chữa miệng. a. Số ngày mưa của tháng 7 hơn tháng 9 là 5 ngày. b. Số ngày mưa trong cả ba tháng là 36 ngày. c. Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là 12 ngày. 3. Tổng kết, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. _____________________________ Tiết 5 Khoa học Một số cách bảo quản thức ăn. I-- mục tiêu: Sau bài học,HS có thể: - Kể tên các cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,... - Thực hiện một số cách bảo quản thức ăn ở nhà. II - Đồ dùng DH: - Tranh vẽ SGK III - Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: ? Vì sao phải ăn nhiếu hoa quả chín hàng ngày? ? Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? B. Bài mới: HĐ 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn: HS quan sát SGK: + Thảo luận và nói cách bảo quản thức ăn. + Đại diện nhóm trình bày. H1: Phơi khô H2: Đóng hộp H3: Ướp lạnh H4: Ướp lạnh H5: Làm mắm H6: Làm mứt H7: Ướp muối HĐ2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn: GV: Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển vì vậy chúng sẽ bị hư hỏng, ôi thiu .Vậy, muốn bảo quản được lâu chúng ta làm thế nào? * Cả lớp thảo luận : nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì? HS trả lời, GV kết luận ý đúng. H Đ3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà: HS làm BT, trình bày kết quả , lớp nhận xét,bổ sung. * HS đọc mục Bạn cần biết. IV - củng cố - dặn dò: ______________________________ Buổi chiều Tiết 1 Tin học GV chuyờn ___________________________ Tiết 2 Lịch sử Khởi nghĩa hai bà trưng ( năm 40 ) I - mục tiêu: - Kể lại được ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân , người lãnh đạo, ý nghĩa) +Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược , Thi Sách bị Tô Định giết hại( trả nợ nước, thù nhà ) +Diễn biến của cuộc khởi nghĩa : mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ...Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. +ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của ND ta. - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa. II - Đồ dùng DH: - Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa ( SGK ) III - hoạt động DH: A. Bài cũ: ? Khi đô hộ nước ta, bọn phong kiến phương Bắc đã làm những gì? ? Nhân dân ta phản ứng ra sao? B. Bài mới: HĐ 1: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: - GV yêu cầu đọc SGK từ đầu đến trả thù nhà. - 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi. GV giải thích: Quận Giao chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc trung bộ Chúng đặt là quận Giao chỉ. - HS thảo luận nhóm 4: Đọc SGK, trả lời câu hỏi ở BT1. GV kết luận: Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cá cớ, nguyên nhân sâu xa là lòng yêu nước của Hai Bà Trưng. HĐ 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: - HS quan sát lược đồ: GV: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, trên lược đồ chỉ phản ánh một khu vực chính nổ ra khởi nghĩa. 2- 3 HS chỉ lược đồ và nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa. Cả lớp nhận xét, bổ sung. H Đ 3: Kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa: ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt được kết quả như thế nào? ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì? ______________________________ Tiết 3 Luyện Toán Luyện tập . tiết 1 ( Tuần 5) I.Mục tiêu: Giỳp HS củng cố về: - Đổi đơn vị đo thời gian . - Tính trung bình cộng của nhiều số .Giải bài toán về tìm số trung bình cộng. II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Cũng cố phần lí thuyết. ? HS nối tiếp nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. ? Nêu các tháng có 30 ngày , các tháng có 31 ngày . Hoạt động 2: Thực hành - HS làm bài ở VBT thực hành trang 33 GV hướng dẫn : Bài 4 : Gọi HS đọc bài toán ? Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì ? ? Muốn biết trung bình mỗi năm số dân của huyện đó tăng bao nhiêu người làm thé nào . GV theo dõi HS làm bài , hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng . Hoạt động 3: GV chấm chữa bài . Gọi 3 HS lên bảng chữa bài 2,3,4 . Bài 4 : Số dân tăng trong 3 năm là : 480 + 366 + 420 = 1266 ( người ) Trung bình mỗi năm số dân tăng thêm là : 1266 : 3 = 422 ( người ) Đáp số : 422 người GV nhận xét đánh giá . Iv - củng cố - dặn dò: __________________________ Tiết 4 Thể dục Bài 11: Tập hợp hàng ngang, gióng hàng... I/ Mục Tiêu: - Củng cố và nâng cao kỷ thuật: Tập hợp hàng ngang dàn hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi “ Kết bạn”. Yêu cầu tập trung chú ý phản xạ nhanh chơi đúng luật. II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường - Còi. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 2. Phần cơ bản: a, Đội hình - đội ngũ: + Ôn các nội dung bài học. + Chia tổ, tổ trưởng điều khiển - GV quan sát nhận xét sữa chữa. b, Trò chơi vận động: “ Kết bạn”. + GV tập hợp theo đội hình chơi phổ biến nội dung và luật chơi. + HS chơi thử - că lớp cùng chơi. 3. Phần kết thúc: + Tập hợp lớp - nhận xét đánh giá. Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012 Buổi sáng: Tiết 1 Thể dục GV chuyên dạy ________________________ Tiết 2 Toán Luện tập chung I - mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về: - Viết, đọc, so sánh số tự nhiên ; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Xác định một năm thuộc thế kĩ nào. II - Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Kiểm tra, củng cố cách đọc biểu đồ: Bài 2. B. Bài mới: H Đ1: Hướng dẫn HS làm bài1,2 VBT trang 31,32. BT 1: HS đọc yêu cầu bài. - GV gợi ý giúp HS hiểu Y/C bài. - HS tự làm bài. BT 2: Tiến hành tương tự. Cả lớp chữa bài: +, Lớp 4A có 16 HS tập bơi. +, Lớp 4B có HS tập bơi. +, Lớp 4C có nhiều bạn tập bơi nhất. +, Trung bình mỗi lớp có 15 HS tập bơi. *. GV chấm, chữa bài. III - củng cố- dặn dò: _____________________________ Tiết 3 Luyện từ và câu Danh từ chung và danh từ riêng I - mục tiêu: - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ). - Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1,mục III); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2). II - đồ dùng DH: - Bản đồ TN Việt Nam. - Hai tờ phiếu khổ to viết ND bài tập 1.( phần nhận xét ) III - hoạt động dạy học: A . Bài cũ: 2 HS nhắc lại ND cần ghi nhớ danh từ. - 1 HS làm BT 2. B. Bài mới: H Đ 1: Tìm hiểu phần nhận xét: BT1: 1 HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm và trao đổi theo cặp. 2 em làm vào bảng phụ. Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng. BT2: 1 HS đọc Y/ c của đề, cả lớp đọc thầm, so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ ( sông - Cửu Long; vua- Lê Lợi ) - GV dùng phiếu đã ghi lời giải đúng để hướng dẫn HS trả lời. - So sánh a và b. a. Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn. b. Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông. - So sánh c và d: c. Vua: Tên chung để chỉ những người đứng đầu nhà nước phong kiến. d. Lê Lợi: Tên riêng của một vị vua. *. GV: +, Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. +, Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi là DT riêng. BT3: HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ, so sánh cách viết trên có gì khác nhau. - Tên chung của dòng sông nước chảy tương đối lớn ( sông) không viết hoa. - Tên riêng của một dòng sông cụ thể ( Cửu Long) viết hoa. * 2- 3 em đọc ghi nhớ. H Đ2: Luyện tập: BT1: 1 HS đọc Y/ C của bài. - Cả lớp làm vào vở, 2 em làm vào phiếu học tập. BT 2: Tiến hành tương tự. H Đ 3: Chấm, chữa bài. - Treo bảng phụ chữa bài. - HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng. Iii - củng cố -dặn dò: _____________________________ Tiết 4 Đạo đức Biết bày tỏ ý kiến(t2) I. Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng: - Nhận thức được các em cần có ý kiến, có quyền trình bày những ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em , trong đó có vấn đề về môi trường .( MT sống của em trong gia đình , lớp học , trường học , cộng đồng địa phương ...) - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống. - Biết tôn trọng ý kiến của người khác. * Giáo dục SDNLTK&HQ : Biết bày tỏ , chia sẻ ý kiến , thái độ với mọi người xung quanh về SDNLTK&HQ ; Biết vận động mọi người xung quanh thực hiện SDNLTK&HQ . II. Các hoạt động dạy học a. Kiểm tra bài cũ: Hai HS nêu phần ghi nhớ tiết trước b. Bài mới: Giới thiệu bài HĐ 1: Tiểu phẩm” Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” + HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. Nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa + HS thảo luận: - Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa? - Hoa đã có ý kiến như thế nào? - Nếu là Hoa em sẽ giải quyết như thế nào? GV : Mỗi gia đình có những vấn đề riêng con cái nên cùng bố mẹ tìm cách tháo gỡ giải quyết nhất là những vấn đề có liên quan đến bản thân. Các em cần chú ý bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. HĐ 2: Trò chơi “ Phóng viên” Cách chơi: Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3(SGK) Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Hoạt động 3: HS trình bày bài viết, vẽ tranh. GV chốt ý. - Trẻ em có quyền có ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em. - ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng được thực hiện mà có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình có lợi cho sự phát triển của trẻ em. - Trẻ em phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. ? Hiện nay ,dọc đường vào trường , một số gia đình sống gần trường thường vứt rác hai bên đương , ngay trước cổng trường chúng ta các xe hàng bán quà vặt , một số HS mua quà ăn - ăn xong vứt rác bừa bãi trông rất mất mĩ quan . Vậy chúng ta cần phải làm gì để trường của chúng ta luôn xanh , sạch , đẹp ? HS thảo luận theo nhóm 4 Đại điện các nhóm trình bày trước lớp . GV nhận xét , chốt lại iii. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. IV- tổng kết ___________________________ Buổi chiều Tiết 1 Tiếng Anh GV chuyờn ____________________________ Tiết 2 Địa lí Tây nguyên I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình khí hậu ở Tây Nguyên: + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di linh. + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. - Chỉ được các cao nguyện ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam : Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di linh. -HS khá, giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên. * Giáo dục SDNLTK&HQ : Bảo vệ nguồn nước , phục vụ cuộc sóng ; Tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng , đồng thời tích cực tham gia trồng rừng . II. Đồ dùng dạy học Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học Cả lớp hát bài “TRái đất của chúng mình” 1. Bài cũ: Nêu đặc điểm tiêu biểu của vùng Trung du Bắc Bộ? Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ? 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài (GV dựa vào Bản đồ tự nhiên Việt Nam) b. Giảng bài. +Tây Nguyên - xứ sở của cao nguyên xếp tầng. HĐ 1: HS làm việc cả lớp và kết hợp làm bài tập 1,2 VBT Địa lí. GV chỉ vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và nói: "Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau". Yêu cầu HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ H1(SGK) và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam. Gọi vài HS lên bảng chỉ trên lược đồ địa lí Việt Nam và đọc các cao nguyên( theo thứ tự từ Bắc đến Nam) Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1(SGK) xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. HĐ 2: làm việc theo nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận trình bày một số đặc điểm của các cao nguyên. Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc. Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum Nhóm 3: Cao nguyên Di linh. Nhóm 4:Cao nguyên Lâm Viên. Cả lớp nhận xét bổ sung. + Tây nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. Hoạt động 3: làm việc nhóm đôi. Bước 1: HS thảo luận theo cặp. Dựa vào mục 2, bảng số liệu ở mục 2(SGK) Ơ Buôn Ma Thuột mùa mưa gồm những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên? Bước 2: Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp- Nhận xét, bổ sung. Vài HS đọc ghi nhớ. iii-. Củng cố, dặn dò Cho HS nêu những đặc điểm tiêu biểu của Tây Nguyên. ? Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú vì vậy chúng ta cần phải làm gì . ( bảo vệ và khai thác hợp lí rừng , đồng thời tích cực tham gia trồng rừng ) _____________________________ Tiết 3 Luyện Tiếng Việt Tiết 1 . tuần 5 I.Mục tiêu:- - Củng cố kĩ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm bài Đồng tiền vàng - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm trong bài - Tìm đúng các danh từ chỉ người , chỉ sự vật ( BT3) II.Hoạt động dạy học: GV nêu nội dung yêu cầu tiết học. HĐ1: Luyện tập : Bài 1: 1HS đọc y/c của bài tập. - 1HS đọc bài - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt ) - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm (nhóm ba theo vai ) - Gọi đại diện một số nhóm đọc bài trước lớp, - Các nhóm khác nhận xét . Bài 2: 1HS đọc y/c của bài tập. - Một HS đọc câu hỏi - 1HS khác đọc câu trả lời . a. Cậu bé trong truyện làm nghề gì ? ( Bán diêm ) b. Cậu bé khẩn khoản nói gì với người đàn ông ? ( Mời mua diêm ) ....... Gv nhận xét , chốt lại ý đúng . - HS làm bài cá nhân vào vở. Bài 3: 1HS đọc y/c của bài tập. Tìm đúng các danh từ chỉ người , chỉ sự vật HS tự làm bài vào vở. HĐ2:Chấm bài và chữa bài III. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học. Hđngll đọc thơ , làm thơ “ bạn bè” I.Mục tiêu: Qua các bài thơ sưu tầm , những vần thơ tự sáng tác , HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè . Giáo dục HS biết quan tâm giúp đỡ bạn bè . II.Chuẩn bị : Các bài thơ có nội dung về bạn bè . III. Tiến hành các hoạt động Bước 1 :Chuẩn bị GV yêu cầu chuẩn bị các bài thơ có nội dung về tình bạn , về tình cảm của mình đối với các bạn trong lớp , trong trường , hay bạn cũ , về tấm gương tốt với bạn bè ( đã sưu tầm , chuẩn bị ) Trình bày trên giấy ô li Mỗi tổ chuẩn bị một bài hát . Cử bạn lớp trưởng làm dẫn chương trình . Bước 2 : Đọc thơ Lớp trưởng thông qua chương trình Mời đại các tổ lên đọc các bài thơ mình đã sưu tầm , sáng tác được . Sau khi HS trình bày xong bài thơ GV có thể hỏi : ? Bài thơ em vừa đọc của tác giả nào ?Nội dung bài thơ ? ( Có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ . ) Bước 3 : Nhận xét đánh giá trong các bài thơ các bạn vừa đọc theo em bài thơ nào hay nhất ? Theo em bạn nào đọc hay nhất ? GV nhận xét đánh giá , chốt lại nội dung giờ học _______________________________________ Thứ 4 ngày 17 tháng 10 năm 2012 Buổi sáng: Tiết 1 Âm nhạc GV chuyờn __________________________ Tiết 2 Tập đọc chị em tôi I. Mục tiêu - Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu biết diễn tả ND câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa của chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện khuyên HS không được nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình . KNS : Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông; xác đính giá trị ; lắng nghe tích cực . II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Hai HS nối tiếp nhau đọc bài "Gà trống và Cáo". Trả lời câu hỏi nội dung bài - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. + Luyện đọc - !HS đọc bài - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải - HS luyện đọc theo cặp - Một em đọc cả bài. - GV đọc mẫu. + Tìm hiểu bài HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Cô chị xin phép ba đi đâu? Cô chị đi học nhóm thật không? Cô nói dối như vậy đã nhiều lần chưa? Vị sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận? HS đọc đoạn 2, trả lời: Cô em đã làm gì để chị thôi nói dối? HS nêu ý đoạn 2. HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: Vì sao cách làm của em đã giúp chị tỉnh ngộ? Sau đó cô chị đã thay đổi như thế nào? HS nêu ý của đoạn 3. Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách? VD: Cô em thông minh; Cô chị biết hối lỗi. + Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. Ba HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Hướng dẫn HS tìm giọng đọc và thể hiện diễn cảm bài văn. hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 truyện theo cách phân vai. Nhận xét, tìm ra bạn đọc hay nhất, 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Một HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện _________________________ Tiết 3 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố : - Viết, đọc, so sánh số TN; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Tìm được số TB cộng. II. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Hai HS làm bài tập 3, 4 (SGK) Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Hướng dẫn HS làm bài tập ở VBT GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài. Bài 1: HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra. Đáp án C. 2 025 674 Bài 2:Số lớn nhất trong các số: 5 698; 5 968; 6 589; 6 859 Đáp án D. 6 859 Bài 3: Số nào có chữ số 5 biểu thị cho 50 000 đáp án B. 56 834 Bài 4: 8586 = 8000 + 500 + ... + 6 Số thích hợp để điền vào chỗ trống là đáp án C. 80 Bài 5: 4 tấn 85 kg = ... kg Số thích hợp để điền vào chỗ trống lá đáp án C. 4 085 Phần 2. 1a, Năm 1997 trồng được : 400 cây Năm 1998 trồng được : 500 cây Năm 1999 trồng được : 600 cây 1b, Năm 1999 trồng được nhiều cây nhất b. Bài giải Trung bình mỗi giờ ô tô chạy đợc số km là: (45 + 65 + 70) : 3 = 60 ( km) Đáp số : 60 Km Chấm, chữa bài. iii. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. _____________________________ Tiết 4: Chính tả Người viết truyện thật thà. I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày bài sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại nhân vật trong bài" Người viết truyện thật thà" - Làm đúng BT2; bài tập chính tả phương ngữ 3(b). II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: GV đọc cho HS viết một số tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS nghe- viết. HS đọc bài chính tả " Người viết truyện thật thà" trong SGK. Vài HS nêu đại ý câu chuyện. Cả lớp đọc thầm lại truyện lưu ý các từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày. HS viết các từ khó: Pháp, Ban- dắc HS đọc thầm đoạn văn cần viết. GV đọc bài cho HS viết chính tả. GV chấm, chữa bài Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập. HS tự làm bài. HS nối tiếp nêu lỗi và cách sửa. Bài 3b: Tìm các từ láy chứa âm đầu S ( san sẻ...) hay thanh hỏi, thanh ngã (đủng đỉnh/ bỡ ngỡ...) HS thảo luận nhóm. Gọi các nhóm lên bảng ghi kết quả theo cách nối tiếp. Nhận xét- bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò Yêu cầu HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai. _____________________________ Buổi chiều: Tiết 1 Tiếng Anh GV chuyờn ____________________________ Tiết 2 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc. I - mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. - Hiểu câu chuyện và nêu nội dung của truyện. II - Đồ dùng DH: - Bảng phụ viết tắt ý 3 ( SGK ) III - hoạt động DH: A. Bài cũ: 1 HS kể câu chuện về tính trung thực. B. Bài mới: HĐ 1: Hướng dẫn HS kể chuyện: a. Hướng dẫn HS kể theo yêu cầu của đề bài. HS đọc đề bài. GV giúp HS xác định đúng yêu cầu đề - 2 Hs nối tiếp đọc gợi ý SGK. - HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện mình kể. - HS đọc thầm dàn ý kể chuyện. b. HS kể theo cặp. - HS từng cặp kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm. IV. củng cố - dặn dò: Tiết 2 Luyện Toán Luyện tập (tiết 2 .Tuần 5 ) I.Mục tiêu: Giỳp HS củng cố về: - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh , trên biểu đồ cột. II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Cũng cố phần lí thuyết. Hoạt động 2: Thực hành - GV hướng dẫn : - HS làm bài tập 1 ,2 ở VBT thực hành trang 34,35 Bài 1 : ? Biểu đồ cho chúng ta biết gì . ( Số cá câu được của 4 người : An , Bình , Hòa , Hiệp ) ? Mỗi  chỉ mấy con cá . Bài 2 : Biểu đồ nói về số người xem triển lãm tranh của thiếu nhi . ? Trục đứng cho biết gì . ? Trục ngang cho biết gì . HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng . Hoạt động 3: GV chấm chữa bài . III- củng cố - dặn dò: Nhận xột chung giờ học. ______________________________ Tiết 4 Mĩ thuật GV chuyờn ___________________________________________________ Thứ 5 ngày 18 tháng 10 năm 2012 Buổi sáng Tiết 1 Tin học GV chuyờn Tiết 2 Tập làm văn Trả bài viết thư I. Mục tiêu - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả...); tự chữa lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV - HS khá, giỏi biết nhận xét và sữa lỗi để có các câu văn hay. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1. GV nhận xét chung về kết quả bài viết của HS. GV ghi đề bài lên bảng. Gọi vài HS đọc đề bài. GVNhận xét: Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư, bố cục bài tương đối rõ ràng, diễn đạt khá trôi chảy Tồn tại: * Một số em chữ viết còn sai lỗi chính tả: * Dùng từ thiếu chính xác: * Diễn đạt còn lủng củng, bố cục bài làm chưa rõ ràng, xưng hô chưa thống nhất VD: Đầu thư ông bà kính quý và cuối thư kí tên bạn cũ ) *Đặt câu chưa đúng ngữ pháp 2.Hướng dẫn HS chữa bài. GV trả bài cho HS, Hướng dẫn HS chữa lỗi HS sử dụng vở bài tập. GV giao nhiệm vụ cho HS. Đọc lời nhận xét của cô giáo. Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài Viết lỗi vào vở và nêu phương án chữa. b. Hướng dẫn chữa lỗi chung. - Lỗi về bố cục: Bố cục chưa đầy đủ. VD còn thiếu phần kể về tình hình gia đình và bản thân em. - Bố cục chưa hợp lí . VD: Cách dùng từ: Bạn kính mến/ Bạn thân mến. Khi thì dùng từ là “ Bạn”, khi thì dùng từ là “ Cậu ” 3. Hướng dẫn đọc những đoạn thư, bức thư hay. IV - Củng cố, dặn dò Dặn HS chuẩn bị giờ sau. ______________________________ Tiết 3 Toán Phép cộng I. Mục tiêu Biết đặt tính và biết thực hiện phép tính cộng các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sẵn bài tập 4 III.

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc