I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
-( Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động .)
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Kỉ năng tôn trong giá trị sức lạo động .
-Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng ,lễ phép với ngưòi lao động
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Thảo luận .
-Đống vai.
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
- SGK, 1 số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
- Que đúng, sai
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
47 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG –LỚP 4
Tuần:20
Thứ
Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
HAI
14/01/2013
Đạo đức
20
Kính trọng và biết ơn người lao động ( tt)
Tóan
96
Phân số
Tập đọc
39
Bốn anh tài ( tt)
Lịch sử
20
Chiến thắng Chi Lăng
CC
20
BA
15/01/2013
Chính tả
20
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
LTVC
39
Luyện tập về câu kể Ai làm gì ?
Tóan
97
Phân số và phép chia số tự nhiên
Khoa học
39
Không khí bị ô nhiễm
TƯ
16/01/2013
Tập đọc
40
Trống đồng Đông Sơn
TLV
39
Miêu tả đồ vật ( kiêmt tra viết)
Tóan
98
Phân số và phép chia số tự nhiên ( tt)
Địa lí
20
Đồng bằng Nam Bộ
NĂM
17/01/2013
Kể chuyện
20
Kể chuyện đã nghe , đã học
LTVC
40
MRVT : Sức khoẻ
Tóan
99
Luyện tập
Kĩ thuật
20
Vật liệu và dụng cụ trồng rau , hoa
Khoa học
40
Bảo vệ bầu không khí trong sạch
SÁU
18/01/2013
Tóan
100
Phân số bằng nhau
TLV
40
Luyện tập giới thiệu địa phương
Âm nhạc
20
Ơn tập bài hát chúc mừng
SHTT
20
Thứ hai : 14/01/2013
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 20:KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
( Tiết 2 )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
-( Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động .)
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Kỉ năng tôn trong giá trị sức lạo động .
-Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng ,lễ phép với ngưòi lao động
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Thảo luận .
-Đống vai.
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
SGK, 1 số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
Que đúng, sai
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Khởi động:
Bài cũ:: Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động.
-Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào ?
Gv nhận xét chung
3 .Bài mới: Kính trọng và biết ơn người lao động
Hoạt động 1 :
- GV giới thiệu bài- ghi bảng.
Hoạt động 2 : Đóng vai ( Bài tập 4 )
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK.
GV nhận xét
- GV phỏng vấn các HS đóng vai .
+ Thảo luận lớp :
- Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? - Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy ?
=> Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống .
Hoạt động 3 : Trình bày sản phẩm
( Bài tập 5 , 6 SGK )
- GV nhận xét chung về nhóm vẽ tranh đẹp, viết bài kể về người lao động hay, sưu tầm được nhiều ca dao, tục ngữ
=> Kết luận chung
4. Củng cố dặn dị
HS đọc ghi nhớ
-Liên hệ thực tế GD:
Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động.
Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK
-Về nhà học bài
- Chuẩn bị : Lịch sự với mọi người
Hát
2HS lên bảng trả bài
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa bài
- HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai.
-Đại diện từng nhóm lên đóng vai . Cả lớp trao đổi , nhận xét .
HS trả lời
HS tự do phát biểu
-HS trình bày sản phẩm của mình theo nhóm
-HS đọc một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về người lao động.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- Cả lớp nhận xét.
2HS đọc
TẬP ĐỌC
TIẾT 39: BỐN ANH TÀI ( tt )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết đọc với giọng kể , bước đầu biết diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chyện
- Hiểu Nội dung : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. .( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự nhân thức ,xác định giá trị cá nhân .
-Hợp tác .
-Đảm nhận trách nhiệm .
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Trình bày ý kiện cá nhân .
-Trải nghiệm .
-Đóng vai .
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
-GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
-HS: SGK
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2 . Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
+ Trong chuyện cổ tích về loài người ai là người sinh ra trước nhất?
+Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
+ Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét - ghi điểm
3 . Bài mới
- Hôm nay chúng ta sẽ học phần tiếp truyện Bốn anh em. Phần đầu ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của Bốn anh em Cẩu Khây. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết Bốn anh em Cẩu Khây đã hiệp lực trổ tài như thếnào để diệt trừ yêu tinh. Cô và các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay:Bốn anh tài(tt)
Luyện đọc trơn
GV phân đoạn(2 đoạn)- Gọi HS đọc bài
GV kết hợp sửa sai khi HS phát âm sai và hướng dẫn câu văn dài
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
+ Tổ chức thi đọc trước lớp
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm cả bài.
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
N1: Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ?
- Đoạn 1 cho biết về điều gì?
N2: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
N4: Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh?
N4: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
Đoạn 1 muốn nói về điều gì?
+ Ca ngợi về điều gì? Truyện ca ngợiai?
HD đọc diễn cảm
Gọi 2 HS đọc lại toàn bài
-GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn “ Cẩu Khây hé cửa .....tối sầm lại”
Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp
GV nhận xét – tuyên dương nhóm đọc hay, HS có giọng đọc hay.
4. Củng cố dặn dị
- Ý nghĩa của truyện này là gì?
- GV nhận xét tiết học, khen HS học tốt.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Trống đồng Đông Sơn
Hát
2 HS lên bảng đọc bài
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Xem tranh minh hoạ
HS nhắc lại tựa bài.
HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn(2 lượt)
Đoạn 1: 6 dòng đầu
Đoạn 2: Phần còn lại
-HS luyện đọc trong nhóm đôi
2 nhóm thi đọc trước lớp
2HS đọc toàn bài.
HS chú ý theo dõi
- HS đọc thầm bài– thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi–đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn và cho họ ngủ nhờ.
Ý đoạn 1: Bốn anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ.
+ Yêu tinh có phép thuật phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc.
HS thuật lại.
“Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi...yêu tinh núng thế đành phải quy hàng”
-Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt : tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh, buộc yêu tinh phải quy hàng.
Ý đoạn 2: Anh em Cẩu Khây đã diệt trừ được yêu tinh.
+ Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
2 HS nối tiếp đọc lại 2 đoạn của bài.
HS nhận xét và tìm bạn đọc bài hay nhất
-HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
HS thi đọc diễn cảm trước lớp
+ Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, giúp dân bản của bốn anh em Cầu Khây.
TOÁN
TIẾT 96: PHÂN SỐ
I . MỤC TIÊU :
-Bước đầu nhận biết về phân số , biết phân số có tử số và mẫu số ;biết đọc, viết phân số.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung BT2
- HS: SGK, bảng con
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2.Bài cũ: Luyện tập
Gọi HS sửa bài tập ở nhà( bài 3)
Nhận xét - ghi điểm
3.Bài mới : Phân số
GV giới thiệu – ghi tựa bài lên bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số
-HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau
GV nói: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu hình tròn. được viết thành
được gọi là phân số. HS nhắc lại
-Phân số có tử số là 5, mẫu là 6. Cho HS nhắc lại.
-Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0
-Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên.
-Làm tương tự với các phân số ; ; ; rồi cho HS nhận xét: Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập1:
Gọi HS nêu yêu cầu từng phần a), b). Sau đó cho HS làm bài và chữa bài.
GV nhận xét, sửa bài
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
GV phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập, yêu cầu HS làm trên phiếu
GV nhận xét – tuyên dương nhóm thắng cuộc
4. Củng cố dặn dị
Gọi HS nhắc lại phần nhận xét?
Liên hệ GD: HS có tính cẩn thận, vận dụng vào cuộc sống.
Nhận xét tiết học
Học bàiø, làm BT2
- Chuẩn bị: Phân số và phép chia số tự nhiên
Hát
2 HS lên bảng sửa bài
HS nhận xét.
-HS nhắc lại tựa
-Học sinh đọc : Năm phần sáu
HS nhắc lại
HS nhắc lại nhiều lần.
- Phân số có tử là 1và mẫu số là 2
- Phân số có tử số là 3 và mẫu số là 4
- Phân số có tử số là 4và mẫu số là 7
HS làm bài vào vở nháp – nêu miệng kết quả
H1:(Hai phần năm);H2:(Năm phần tám)
H3: (Ba phần tư) H4: (Bảy phầnmười)
H5: (Ba phần sáu) H6: (Ba phần bảy)
HS đọc yêu cầu bài, thảo luận làm bài vào phiếu học tập – HS trình bày
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
11
8
10
5
12
HS nhận xét tiết học
LỊCH SỬ
TIẾT 20: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I MỤC TIÊU :
-Nắm được một số sự kiện về khởi mghĩa Lam Sơn ( tập trung vào trận đánh Chi Lăng) :
- Lê Lợi chiêu lập binh sĩ xây dụng lực lượng tiến hành khởi nhĩa chống quân xâm lược Minh ( khởi nghĩa Lam Sơn ) . Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn .
- Dễn biến trận chi Lăng : quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đênj1 qải Chi Lăng ; kị binh ta nghênh chiến , nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải , quân ta tân công , Liễu Thăng giết , quân giặc hoản loạn và rút chạy .
- Ý nghĩa : Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân minh , quân Minh phải xin hàng và rút về nước .
* Nắm được nhà hậu Lê được thành lập :
- Thua trận ở trần Chi Lăng và một số gtrận khác , quân Minh phải đầu hàng , rút về nước .Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ( năm 14280 , mở đầu thời hậu Lê .
-Nêu các mẫu chuyện và Lê Lợi ( kể chuyện Lê Lợi ttrả gươm cho rùa thần …0
-( HS khá ,giỏi nắm được lí do Vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng : Aûi là vùng núi hiểm trở , đường nhỏ hẹp , khe sâu , rừng cây um tùm ; giả vờ thua để nhử địch vào ải , khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẳn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công .)
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Hình trong SGK phóng to .
- Phiếu học tập của HS .
-HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Nước ta cuối thời Trần
-Đến giữa thế kỉ thứ XIV, vua quan nhà Trần sống như thế nào?
-Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ có hợp lòng dân không? Vì sao?
GV nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung
3.Bài mới: Chiến thắng Chi Lăng
Giới thiệu – ghi bảng
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng : Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hoà, mặt khác bí mật sai người về nước xin cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
Hoạt động2: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của Ải Chi Lăng.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận nhóm
+ Khi quân Minh đến trước aÛi Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào?
+ Kị binh nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của kị quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+ Bộ binh nhà Minh thua trận như thế nào?
GV nhận xét biểu dương các nhóm
Hoạt động 4 : Hoạt động cả lớp
+ Nêu câu hỏi cho HS thảo luận .
- Trong trận Chi Lăng , nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
-Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh và nghĩa quân ra sao ?
-Nhận xét rút nội dung bài học
4. Củng cố dặn dị
-Trận Chi Lăng chứng tỏ sự thông minh của nghĩa quân Lam Sơn ở những điểm nào?
Liên hệ GD: HS thêm yêu quê hương đất nước. Học tập tốt.
Nhận xét giờ học
-Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài: Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
Hát
2-3 HS nêu
HS nhắc lại
HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát hình 15 và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh Ải Chi Lăng
- HS thảo luận nhóm .
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu nhử Liễu Thăng cùng đám quân kị vào ải
- Ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân đang lũ lượt chạy bộ
-Kị binh nhà Minh lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng & đám quân bị tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị một mũi tên phóng trúng ngực
-Bị phục binh của ta tấn công, bị giết hoặc quỳ xuống xin hàng.
- Dựa vào dàn ý trên thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
-Nghĩa quân Lam Sơn dựa vào địa hình và sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi .
-Quân Minh đầu hàng, rút về nước.
-HS nêu bài học
2-3 HS nêu
Thứ ba :15/01/2013
CHÍNH TẢ
TIẾT 20: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I - MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi -
-Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b, hoặc (3)a/b.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Ba tờ phiếu viết nội dung BT 2a và 3a.
- Tranh minh hoạ hai truyện ở BT 3.
- HS: SGK, bảng con
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2 . Bài cũ : Kim tự tháp Ai Cập
Cho HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước.
GV nhận xét chung phần bài cũ.
3. Bài mới: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
GV giới thiệu bài - ghi tựa bài.
Hướng dẫn HS nghe viết.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viếtchính tả:
-Giáo viên đọc đoạn viết chính tả
- Ai là người đã sáng chế ra chiếc lốp xe đạp?
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn chính tả và nêu những từ ngữ viết sai trong bài
-Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: - GV nhận xét
- GV đọc mẫu lần 2
Nhắc cách trình bày bài
- Giáo viên đọc cho HS viết
-Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
-GV chấm một số bài – nhận xét.
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập
Bài tập 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2b
-Giáo viên giao việc: Làm VBT sau đó sửa bài
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng :
Bài tập 3b:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3b
Yêu cầu HS đọc bài tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
GV nhận xét chốt lời giải đúng:
Yêu cầu 1 HS đọc lại bài
Truyện này khuyên chúng ta điều gì?
4. Củng cố dặn dị
HS nhắc lại nội dung học tập?
Liên hệ GD: HS có tính cẩn thận và viết đúng chính tả.
-GV nhận xét giờ học
Nhắc nhở HS về nhà viết lại các từ sai (nếu sai) , làm bài 2a và 3 a và chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người
Hát
HS viết vào bảng con
HS nhắc lại tựa
-HS theo dõi trong SGK, một HS đọc lại đoạn viết
- Người đã sáng chế ra chiếc lốp xe đạp là Đân – lớp, một HS nước Anh
- HS đọc thầm và nêu: nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm
- HS viết bảng con, 1-2 HS lên bảng viết
-HS nghe
- HS viết chính tả vào vở
-HS dò bài.
- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
-HS đọc yêu cầu bài tập 2b + cả lớp đọc thầm
-HS làm bài vào VBT
-HS trình bày kết quả bài làm, ghi lời giải đúng vào vở
Cày sâu cuốc bẫm
Mua dây buộc mình
Thuốc hay tay đảm
Chuột gặm chân mèo.
1HS đọc yêu cầu bài tập 3b, suy nghĩ làm bài vào VBT
Đại diện HS trình bày ý kiến:
+ Lời giải đúng : thuốc bổ, cuộc đi bộ, buộc ngài
- 1 HS đọc lại truyện.
+ Truyện khuyên chúng ta thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ, chống lại bệnh tật.
-HS nhắc lại.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 39: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm vững kiến thức và kỉ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN,VN trong câu kể tìm được (BT2).
-Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu kể Ai làm gì ?(BT3).
-( HS khá , giỏi viết được đoạn văn ( ít nhất 5 câu ) có 2,3 câu kể đã học (BT3)
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tìm và xử lí thông tin,phân tích ,đối chiêu.
-Ra quyết định :tìm kiếm các lựa chon.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Phân tích mẫu .
-Trình bày ý kiện cá nhân .
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
- GV: Sơ đồ cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu.
- Tranh: cảnh làm trực nhật lớp để gợi ý viết đoạn văn
- HS: SGK
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2 . Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Tài năng
Gọi HS nêu những câu tục ngữ nói về sự tài trí của con người?
Nhận xét ghi điểm, nhận xét chung.
3.Bài mới :
Luyện tập về câu kể Ai làm gì?- ghi bảng
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm việc nhóm để tìm câu kể kiểu “Ai làm gì?”. Gạch dưới các câu tìm được bằng bút chì.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: câu 3,4,5,7.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập ,suy nghĩ làm bài vào VBT
- GV theo dõi nhắc nhở một số HS yếu
GV cùng HS sửa bài- nhận xét.
c/Thực hành
Bài tập 3
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3
GV gợi ý: Có thể viết ngay vào phần thân bài, kể công việc cụ thể của từng người sau đó chỉ ra đâu là câu kiểu Ai làm gì?
-GV thu một số bài chấm + nhận xét.
4. Củng cố dặn dị
- Thế nào là câu kể Ai làm gì?
- Liên hệ GD: HS biết vận dụng những từ ngữ câu văn hay vào bài làm và trong giao tiếp
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà viết đoạn văn vào vở.
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: Sức khỏe
Hát
2 HS nêu
HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1,tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn, tiếp nối nhau trình bày.
Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Một số chiến sĩ thả câu.
Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.
Cá heo gọi nhau…chia vui.
HS đọc yêu cầu bài tập – cả lớp làm bài vào VBT + 1HS làm bài vào bảng nhóm
HS trình bày kết quả
+ Tàu chúng tôi/ buông neo….Trường Sa.
CN VN
+ Một số chiến sĩ / thả câu.
CN VN
+ Một số khác/ quây quần .. . cahát, thổi sáo.
CN VN
Cá heo/ gọi nhau…chia vui.
CN VN
2 HS đọc yêu cầu đề bài, suy nghĩ viết bài vào vở.
- 1 số HS đọc đoạn văn của mình trước lớp.
VD: Hôm nay, tổ em làm trực nhật. Các bạn có mặt từ rất sớm. Chúng em chia nhau làm. Bạn Lan lau bảng. BạnTuấn đi múc nước. Bạn Dương trải khăn bàn, bình bông cho ngay ngắn. Khi cả lớp đến đông đủ thì chúng em đã làm xong.
-2 HS nêu – HS khác nhận xét.
TOÁN
TIẾT 97: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I - MỤC TIÊU :
-Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho số tự nhiên (khác O) có thể viết thành một phân số ,tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Bảng phụ, phiếu học tập
- HS: SGK, bảng con
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2.Bài cũ: Phân số
-Gọi 2HS lên bảng làmbài tập 2
GV nhận xét - ghi điểm
3.Bài mới: Phân số và phép chia số tự nhiên
GV giới thiệu bài - ghi bảng
Hoạt động 1: HD nhận xét
GV nêu từng vấn đề rồi hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề.
-Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả cam.
-GV hỏi: Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì?
Nhận xét : Kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể là một số tự nhiên.
* Trường hợp thương là phân số.
-Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?
- Muốn biết mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh ta làm thế nào?
-Em có thể thực hiện chia phép chia
3 : 4 được không?
Hướng dẫn HS chia như SGK
3 : 4 = (cái bánh ).
GV viết bảng: 3 : 4 =
- GV hỏi: Thương trong phép chia 3: 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8: 4 = 2?
Nhận xét: Kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 là một phân số.
Kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.
GV cùng HS sửa bài- nhận xét
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ và làm bài vào vở.
Hướng dẫn HS làm bài theo mẫu và chữa bài.
- GV chấm một số vở – nhận xét.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu HS làm bài theo mẫu và chữa bài.
- GV cùng HS sửa bài - nhận xét
Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử là số tự nhiên đó và mẫu bằng 1.
4. Củng cố dặn dị
Yêu cầu HS nhắc lại nhận xét.
Liên hệ GD tư tưởng : HS có tính cẩn thận, vận dụng vào cuộc sống
-Nhận xét tiết
File đính kèm:
- 20.doc