Giáo án lớp 4 - Tuần 15

I . MỤC TIÊU :

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài

Hiểu ND bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

*GDMT: Giáo dục HS yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ .( Khai thác trực tiếp nội dung bài)

II . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

A . Bài cũ :

 Đọc bài chú Đất Nung .

 Nêu nội dung bài

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012 Buổi sáng Tiết 1 Chào cờ đầu tuần __________________________ Tiết 2 Tiếng Anh GV chuyờn ______________________________ Tiết 3 Tập đọc Cánh diều tuổi thơ . I . Mục tiêu : - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài Hiểu ND bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK) *GDMT: Giáo dục HS yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ .( Khai thác trực tiếp nội dung bài) II . Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ : Đọc bài chú Đất Nung . Nêu nội dung bài B . Bài mới : HĐ 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài . a. Luyện đọc - HS đọc nối tiếp từng đoạn : 2 đoạn . ( 2 đến 3 lượt ) - Hiểu nghĩa từ chú giải trong bài . - Hướng dẫn luyện đọc câu : * Sáo đơn , sáo kép , rồi sáo bè .... Nghĩ hơi dài * Nghỉ hơi đúng chổ trong câu : “ Tôi đã ngửa cổ ...... bay đi ” - HS luyện đọc theo cặp . - HS khá đọc bài - GV đọc diễn cảm : Giọng tha thiết . a. Tìm hiểu bài : ? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều . ? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào . ? Qua các câu MB và KB tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ . HĐ 2 : Hd đọc diễn cảm . - Hai HS đọc nối tiếp hai đoạn . - Hd cả lớp tìm đúng giọng đọc bài văn - Luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn : “ Tuổi thơ được nâng lên từ những cánh diều Chiều chiều ......... như gọi thấp xuống những vì sao sớm” III . Củng cố dặn dò : Nội dung bài văn là gì ? Tiết 3: Toán Chia hai số tận cùng là các chữ số 0. I . Mục tiêu : HS biết thực hiện phép chia hai số có số tận cùng là chữ số 0 II . Hoạt động dạy và học : HĐ 1 : Củng cố kiến thức : a . Chia nhẩm cho 10 , 100 , 1000 . VD : 320 : 10 3200 : 100 32000 : 1000 b. Quy tắc chia một số cho một tích . 60 : ( 10 x 2 ) = 60 : 10 : 2 = 6: 2 = 3 HĐ 2 . Giới thiệu số bị chia và số chia đều có có một chữ số 0 ở tận cùng 320 : 40 =? a. HS tính kết quả theo cách tính chia một số cho một tích . b. Hướng dẫn HS cách chia + Đặt tính . + Xoá 1 chữ số tận cùng của số chia và số bị chia + Thực hiện phép chia HĐ 3 . Giới thiệu trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số chia bao nhiêu số thì phải xoá bấy nhiêu chữ số ở tận cùng của số bị chia . - Sau đó thực hiện phép chia như thường . HĐ 4 : Luyện tập : HS làm bài 1,2 VBT GV giúp đỡ HS yếu Chấm một số bài - HS chữa bài . III . Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học . ______________________________ Tiết 5 Khoa học Tiết kiệm nước . I . Mục tiêu : HS biết : Thực hiện tiết kiệm nước. GDKNS : Kĩ năng xác định giá trị của bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước ; Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước. III . Đồ dùng : Bút màu giấy vẽ IV . Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ : Nêu những phương pháp để bảo vệ nguồn nước ? B . Bài mới : HĐ 1 . Tìm hiểu tại sao lại phải tiết kiệm nước và làm thnào để tiết kiệm nước .- HS làm việc theo cặp : HS quan sát hình vẽ - trả lời câu hỏi trong trang 60,61, Sgk Thảo luận về lý do phải tiết kiệm nước . - Làm việc cả lớp : HS trình bày kết quả : Nên làm H1 ,3 ,5. Không nên làm H2 ,4,6 . - Lý do cần phải tiết kiệm nước thể hiện qua các hình T 61 : H7 : Người tắm vòi hoa sen ,vặn vòi to , lãng phí nước >< với người đợi hứng nước mà nước không chảy . H8 :Vẽ người tắm vòi hoa sen , vặn vừa phải - có nước cho ngưòi khác dùng . - Liên hệ thực tế : ở gia đình và địa phương em có đủ nước dùng không ? ? Gia đình và địa phương có ý thức tiết kiệm nước chưa . - Kết luận : ( Sgk ) HĐ 2 . Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước . - Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước . - Thảo luận tìm ý cho nhân dân tranh tuyên truyền tranh cổ động cho mọi người cùng tiết kiệm nước . - HS vẽ tranh . - Lớp nhận xét tranh từng nhóm - GV đánh giá . V . Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học . ______________________________ Buổi chiều Tiết 1 Tin học GV chuyờn ______________________________ Tiết 2 Lich sử Nhà Trần và việc đắp đê I . Mục tiêu : HS biết - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp. - Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt; lập Hà đê sứ ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn có đến cửa biển ; khi có lũ lụt , tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình tự trông coi việc đắp đê. II . Đồ dùng : Tranh ảnh đắp đê dưới thời nhà Trần . III . Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ : ? Nêu những chính sách được nhà Trần thực hiện ? B . Bài mới : HĐ 1 . HS thảo luận : ? Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra khó khăn gì ? ? Em hãy tóm tắt cảch lụt lội mà em biết ? Kết luận : Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển song cũng gây ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến SX nông nghiệp . HĐ 2 . - Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần ? * Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê . * Nhà Vua cũng trông nom việc đắp đê . HĐ 3 : ích lợi của việc đắp đê . ? Nhà Trần thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp , NN phát triển Liên hệ thực tế : Địa phương em , nhân dân đã làm gì để chống lụt ? Chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống? IV . Củng cố dặn dò : HS ghi nhớ bài đã học , GV nhận xét giờ học . _______________________________ Tự học Luyện viết: Cánh diều tuổi thơ I.Mục tiêu : Rốn kỹ năng viết đúng , viết đẹp : - Nghe - viết chớnh xỏc,trỡnh bày đẹp đoạn văn bài : Cánh diều tuổi thơ - Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp II- hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nờu mục đớch yờu, cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết luyện viết . - GV đọc đoạn văn , một HS đọc lại , cả lớp theo dừi SGK. Hướng dẫn HS nhận xột, GV hỏi: ? Những chữ nào trong bài chớnh tả viết hoa? ? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào - HS tìm viết chữ khó vào giấy nháp . - GV đọc - HS viết bài - Chấm chữa bài. III. Củng cố, dặn dũ GV nhận xột giờ học _____________________________ Tiết 4 Thể dục Ôn bài thể dục pTC .T/c “ Thỏ nhảy” I Mục tiêu : - Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi. II. Địa điểm phương tiện: - Trên sân trường, còi III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1 .Phần mở đầu - GV nhận lớp , phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . Khởi động các khớp . 2 . Phần cơ bản. a. Bài thể dục phát triển chung - Ôn cả bài + Lần 1 : GV điều khiển - Cả lớp tập ( Mỗi động tác 2 x 8 nhịp ) + Lần 2 : Cán sự vừa hô nhịp vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo Lần 3 : Cán sự hô nhịp , không làm mẫu Sau mỗi lần tập , GV nhận xét để tuyên dương những HS tập tốt và động viên những HS tập chưa được tốt rồi mới cho tập lần tiếp theo. - Thi đua thực hiện bài thể dục phát triển chung : 1 lần . Từng tổ thực hiện động tác theo sự điều khiển của tổ trưởng , sau đó GV cùng HS cả lớp đánh giá , bình chọn tổ tập tốt nhất . b. Trò chơi vận động - Trò chơi: Thỏ nhảy GV phổ biến cách chơi, luật chơi, cho chơi thử sau đó điều khiển HS chơi. Sau mỗi lần chơi GV công bố kết quả . 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ thực hiện các động tác thả lỏng toàn thân - Vỗ tay và hát - GV cùng HS hệ thống bài GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học . _____________________________________________ Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012 Buổi sáng: Tiết 1 Thể dục GV chuyên dạy ________________________ Tiết 2 Toán Chia cho số có hai chữ số . I . Mục tiêu : Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép chia một số có 3 chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư) . II . Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ : Thực hiện phép chia sau : 2700 : 30 ; 4200 : 600 B . Bài mới : HĐ 1 : Trường hợp chia hết : 672 : 21 = ? + Đặt tính 672 21 63 32 42 42 0 Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong những phép chia HĐ 2 : Trường hợp chia có dư : 779 : 18 + Đặt tính + Tính từ trái sang phải . Lưu ý bao giờ số dư cũng phải nhỏ hơn số chia . HĐ3 : Luyện tập .Bài 1,2 VBT trang 83. HS làm bài 1 : Đặt rồi tính . Bài 2 : HS đọc đề rồi tính các phép tính thích hợp ( Vận dụng chia số có hai chữ số vào giải toán có lời văn ) Bài 3 : Tìm số chia chưa biết , thừa số chưa biết . X * 34 = 714 846 : X = 18 HĐ 4 : Chấm bài và chữa bài III . Củng cố dặn dò _____________________________________ Tiết 3 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Đồ chơi , trò chơi . I . Mục tiêu : HS biết thêm tên một số đồ chơi , trò chơi ( BT1, BT2); phân biệt những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm , thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4) II . Đồ dùng : Sgk chuẩn bị một số trò chơi , đồ chơi . III . Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ: Đặt câu hỏi để tỏ thái độ khen chê , khẳng định ,thể hiện yêu cầu mong muốn 3HS đặt 3 câu . Cả lớp theo dõi , nhận xét . B . Bài mới : HĐ 1 . Hướng dẫn HS làm bài tập . Bài 1 : - HS đọc yêu cầu của bài . - HS quan sát tranh rồi nói đúng nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh . T1 : Đồ chơi : Diều Trò chơi : Thả diều T2 : Đồ chơi : Đầu sư tử , đàn gió - Đèn ông sao ; Trò chơi : Múa sư tử , rước đèn T3 : Đồ chơi : Dây thừng , búp bê , bộ xếp hình ...... Trò chơi : Nhảy dây ,cho búp bê ăn . T4 : Đồ chơi : Màn hình , Bộ xếp hình Trò chơi : Lắp gép hình , trò chơi điện tử . Bài 2 : HS đọc yêu cầu . HS kể tên các trò chơi dân gian , hiện đại . Đồ chơi : Quả cầu , bóng - kiếm , quân cờ , súng phun nước , đu , cầu trượt . Trò chơi : Đá bóng - đá cầu - đấu kiếm , cờ tướng .... đu quay . Bài 3 : HS trao đổi theo cặp . - Trò chơi các bạn trai ưa thích VD : như đá bóng ..... - Trò chơi các bạn gái ưa thích VD : búp bê .... - Trò chơi các bạn gái và trai đều thích : Thả diều , rướcđèn .... - Trò chơi có ích . Có ích thế nào ? ( VD thả diều thú vị ,khoẻ .. Chơi các đồ chơi ấy thì có hại như thế nào Bài 4 : Say mê , say sưa , đam mê , mê , thích ... HĐ 2 : Chữa bài , nhận xét bài của HS IV . Củng cố dặn dò : Ghi nhớ những từ ngữ đã học . Đạo đức : Biết ơn thầy cô giáo (T2 ) I.Mục tiêu : - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo . - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo . * Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. KNS : + Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. + Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. III . Hoạt động dạy và học : A .Bài cũ : ? Vì sao chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ? ? Em đã thể hiện được kính trọng và biết ơn thầy cô giáo qua những việc làm nào ? B . Bài mới : HĐ 1 : Trình bày sáng tác và tư liệu sưu tầm được . ( Bài tập 4- 5 Sgk ) - HS trình bày giới thiệu - HS làm việc cá nhân . - GV nhắc nhở HS nhớ gửi tặng thầy cô giáo cũ những bưu thiếp mà mình đã làm KL chung : + Cần phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. + Chăm ngoan học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn . III . Củng cố Dặn dò : Học bài tốt và thực hiện tốt những điều đã học _______________________________ Buổi chiều: Tiết 1 Tiếng Anh GV chuyên dạy ___________________________ Tiết 2 Địa lý Hoạt động sx của người dân ở đB Bắc Bộ (t2) I . Mục tiêu : HS biết : - Biết ĐBBB có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,... - Dựa vào tranh ảnh mô tả về cảnh chợ phiên của người dân ở ĐBBB . * HSKG:+ Biết khi nào một làng trở thành làng nghề . + Biết quy trình sản xuất đồ gốm . *GV liên hệ để HS thấy được bên cạnh sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp thì vẫn còn một số ảnh hưởng như gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và biện pháp để bảo vệ môi trường. II . Đồ dùng : Một số tranh ảnh về nghề thủ công , chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ III . Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ : Đồng bằng BB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ? Giải thích vì sao ngưòi dân ĐBBB nuôi nhiều lợn , gà , vịt . B. Bài mới : HĐ 1. ĐBBB nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống - HS dựa vào tranh để thảo luận : ? Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐBBB ? ? Khi nào một làng trở thành một làng nghề ? kể tên các làng nghề TC nổi tiếng mà em biết . ? Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công .? - HS quan sát các hình vẽ gốm của Bát Tràng và trả lời câu hỏi ở Sgk ? HS có thể kể các công việc của một nghề thủ công điển hình ở địa phương nơi mình sống ? * Người dân nơi đây đã làm gì để bảo vệ môi trường nước, không khí? HĐ 2 : Tìm hiểu về chợ phiên HS dựa vào tranh ảnh , Sgk và vốn hiểu biết của HS ? Chợ phiên ở ĐBBB có Đặc điểm gì ? ? Mô tả chợ theo tranh ảnh : Chợ người nhiều hay ít , trong chợ có loại hàng hóa nào ? IV . Củng cố dặn dò : - HS nhắc lại ND cần ghi nhớ - GV dặn dò - Nhận xét giời học . ____________________________ Tiết 3 Luyện Tiếng Việt Luyện tập (T1 -tuần 15 ) I.Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm trong bài - Củng cố cho HS các khiến thức về mục đích của câu hỏi và thái độ lịch sự khi đặt câu hỏi . II.Hoạt động dạy học: HĐ 1 . Củng cố về lý thuyết . - Câu hỏi dùng để làm gì ? - Để nhận ra câu hỏi có thể dựa vào dấu hiệu nào ? - Người ta có thể dùng câu hỏi vào những mục đích nào khác không ? VD ? GV nêu nội dung cần ôn của tiết học. HĐ2: Luyện tập : Bài 1: 1HS đọc y/c của bài tập. - 1HS đọc bài Chú lính chì dũng cảm - HS đọc theo nhóm đôi - Gọi đại diện một số nhóm đọc bài trước lớp, - Các nhóm khác nhận xét . Tìm hiểu bài : (BT2) Một HS đọc câu hỏi - 1HS khác đọc câu trả lời . - GV chốt lại câu trả lời đúng. Bài 3: GV nêu y/c của bài tập. - 4 HS nối tiếp đọc ND từng câu . GV có thể gợi ý giúp đỡ HS yếu nêu nhiệm vụ của bài. - HS làm bài và GV theo dõi giúp đõi một số em yếu. - HS làm bài các nhân vào vở. HĐ3:Chấm bài. HS chữa bài vào bảng phụ (BT3). - Chữa chung trước lớp. III. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học. ___________________________ Hđngll Tiết 4 thăm gia đình thương binh liệt sĩ … I.Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được gia đình thương binh , liệt sĩ , các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người , của cải vật chát cho cách mạng , cho đất nước . - Giáo dục các em lòng biết ơn , kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ , các bà mẹ Vietj nam anh hùng , ra sức phấn đấu , học tập , rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi , công dân tốt cho xã hội . III. Tiến hành các hoạt động Bước 1 :Chuẩn bị Đối với GV : - Lập danh sách các gia đình thương binh , liệt sĩ , gia đình có công với cách mạng ở địa phương . - Thành lập ban tổ chức - Phân công nhiệm vụ cho các tổ , nhóm Đối với HS : Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ . Hoa , quà tặng Bước 2 : Tổ chức thực hiện ổn định tổ chức . Thông qua chương trình . Phân công các nhóm đến thăm trao quà , hát , đọc thơ cho cấc gia đình chính sách , gia đình có công với cách mạng . Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ , các bà mẹ Việt nam anh hùng Như : quét dọn nhà cửa , sân vườn , cho gà ăn , nhổ cỏ vườn ,… Bước 3 : Tổng kết - đánh giá - GV nhận xét đánh giá , tuyên dương những HS tích cực tham gia hoạt động - Nhắc nhở các em thường xuyên thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể . ________________________________________ Thứ 4 ngày 19 tháng 12 năm 2012 Buổi sáng: Tiết 1 Âm nhạc GV chuyờn Tiết 2 Tập đọc TuỔI NGỰA I. MụC TIÊU : - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng hào hứng , trải dài ở khổ thơ 2, 3 miêu tả ước vọng của cậu bé tuổi ngựa . - Hiểu nội dung bài : Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy , thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ , đi đâu củng nhớ đường về với mẹ . - Đọc thuộc lòng bài thơ II- Hoạt động dạy- học A . Bài cũ : Đọc bài Cánh diều tuổi thơ Nêu nội dung bài B . Bài mới : HĐ 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài . a. Luyện đọc - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - Hiểu nghĩa từ chú giải trong bài . HS luyện đọc theo nhóm Gọi đại diện các nhóm đọc trước lớp - HS khá đọc bài - GV đọc bài . b. Tìm hiểu bài : ? Bạn nhỏ tuổi gì ? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào . ? Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu . ? Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa . ? Trong khổ thơ cuối ngừa con nhắn nhủ mẹ điều gì . ? Bài thơ cho ta thấy gì . - HS nêu nội dung bài thơ - GV ghi bảng HĐ 2 : Hướng dẫn đọc thuộc lòng . _ HS luyện đọc thuộc lòng theo cặp - GV tổ chức thi đọc thuộc lòng trước lớp - Cả lớp theo dõi , bình chọn bạn đọc hay nhất . III . Củng cố dặn dò : GV nhận xét giờ học. _________________________ 2 Toán Chia cho số có hai chữ số . I . Mục tiêu : Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép chia một số có bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư) . II . Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ : Thực hiện phép chia sau : 846 : 18 ; 714 : 34 B . Bài mới : HĐ 1 : Trường hợp chia hết : 8192 : 64 = ? HS tính vào giấy nháp . Gọi HS nêu cách đặt tính , cách tính . Gọi 1HS nêu các lượt chia – GV ghi bảng ( như sgk) Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong những phép chia HĐ 2 : Trường hợp chia có dư : 1154 : 62 = ? + Đặt tính + Tính từ trái sang phải . Lưu ý bao giờ số dư cũng phải nhỏ hơn số chia . HĐ3 : Luyện tập . - HS làm bài tập 1,2,3 VBT - HS làm bài -GV theo dõi chung , hướng dãn thêm cho HS yếu - Gọi 3HS lên bảng chữa bài , cả lớp theo dõi , nhận xét . HĐ 4 : Chấm bài và chữa bài III . Củng cố dặn dò ________________________ Tiết 4 Chính tả Cánh diều tuổi thơ I . Mục tiêu : - Nghe - Viết đúng bài chính tả. Trình bày một đoạn trong bài “Cánh diều tuổi thơ ” . Làm đúng BT 2 (a,b) II . Đồ dùng : Bìa kẻ bảng . III . Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ : HS viết 5-6 tính từ chứa tiếng bắt đầu s , x . B . Bài mới : HĐ 1 : Hướng dẫn HS nghe viết : - GV đọc đoạn văn cần miêu tả - HS đọc thầm đoạn văn đó - GV đọc từng câu cho HS viết - Đọc cho HS khảo bài . - Chấm một số bài . HĐ 2 . Hướng dẫn cho HS làm bài tập chính tả Bài1 : Tìm trên các đồ chơi , trò chơi chứa tiếng bắt đầu có ch / tr . Ch : chong chóng , chó bông , que chuyền ... Tr : Trống ếch , trống cơm , cầu trượt .... Bài 2 : HS miêu tả đồ chơi có thể k/ h cử chỉ , động tác , hướng dẫn các bạn cách chơi VD tả trò chơi : Tôi sẻ tả trò chơi nhảy ngựa cho các bạn nghe .... Tôi sẽ hướng dẫn các bạn thử chơi nhé ... III . Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học Chữ viết , cách trình bày bài. Kiến thức chính tả của HS . ___________________________ Buổi chiều: Tiết 1 Tiếng Anh GV chuyờn Tiết 2 Mĩ thuật GV chuyờn ____________________________ Tiết 3 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã học . I. Mục tiêu : Rèn kỹ năng nói : - Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu , một đoạn truyện đã nghe hoặc đã đọc về đồ chơi , trò chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi em . - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện . Rèn kỹ năng nghe : Nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn . III .Hoạt động dạy và học : A . Bài cũ : HS kể chuyện “ Búp bê của ai ? ” Bằng lời kể của búp bê B . Bài mới : HĐ 1 : Hướng dẫn học sinh kể chuyện : - HS đọc yêu cầu của bài . - GV ghi đề và gạch dưới những từ ngữ quan trọng : Đồ chơi , con vật gần gũi - HS Quan sát tranh minh hoạ ở SGK gợi ý cho HS kể ba chuyện đúng với chủ điểm : Chú lính chì dũng cảm ; Võ sĩ bọ ngựa và Chú đất nung - HS Giới thiệu tên câu chuyện của mình - Giới thiệu con vật là đồ chơi hay là con vật . HĐ 2 : Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện . - Kể có đầu có cuối - Từng cặp HS kể chuyện trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện . - Thi kể chuyện trớc lớp . Kể xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện hoặc đối thoại với các bạn về nội dung câu chuyện . - Bình chọn người kể chuyện hay nhất . IV . Củng cố dặn dò : GV nhận xét giờ học, khen những HS kể tốt , những HS chăm chú nghe bạn kể đặt câu hỏi hay . __________________________ Tiết 4 Luyện toán Luyện tập ( Tiết 1 -tuần 15 ) I . Mục tiêu : Củng cố cho HS các kiến thức về phép chia : Phép chia có số tận cùng là chữ số 0;chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ - Vận dụng các kiến thức trên để tìm thành phần chưa biết trong phép nhân và giải bài toán có lời văn ii. hoạt động dạy học: HĐ1: Cũng cố kiến thức - GV nêu VD: 630 : 90 - HS tính vào vở nháp. - 2HS nêu cách tính và tính. GV chốt lại cách chia phép chia có tận cùng là chữ số 0. HĐ2: Luyện tập *HS làm bài 1,2,3,4 ở VTH trang 104. - GV theo dõi và giúp đỡ HS . HĐ3: Chấm chữa bài nhận xét đánh giá. Bài 1: 2 HS nêu miệng kết quả. Bài 2: 3 HS làm 3 phép tính trên bảng lớp. - GV cần lưu ý HS cách ước lượng Bài 3: GV gọi 2 HS nêu cách làm trước lớp và các HS khác nhận xét. GV ghi nhanh bài đúng lên bảng.(nếu HS còn sai nhiều ) Bài 4: Tổ chức HS đổi vở và kiểm tra bài cho nhau và nêu nhận xét. GV nhận xét tiết học. _________________________________________ Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2012 Buổi sáng Tiết 1 Tin học GV chuyờn Tiết 2 Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật I . Mục tiêu : - Nắm vững cấu tạo ba phần ( MB - TB - KL ) của một bài văn miêu tả đồ vật và tình tự miêu tả. Hiểu vai trò quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn , sự xen kẽ giửa lời tả với lời kể (BT1). - Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2). II . Đồ dùng : Vở nháp ,vở BTTV III . Hoạt động dạy và học : A . Kiểm tra bài cũ : Thế nào là văn miêu tả đồ vật ? HS đọc mở bài , kết bài cho thân bài tả cái trống trường . B . Bài mới : HĐ 1 : HD HS làm bài tập . Bài 1 : HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài tập một . HS đọc thầm “ Chiếc xe đạp của chú Tư ” HS suy nghĩ các câu hỏi a, b, c, trả lời miệng riêng câu hỏi b trả lời viết 1b . Tả theo tình tự : Tả bao quát .... Tả những bộ phận đặc điểm nổi bật . Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe . Bài hai : HS đọc yêu cầu của bài . Xác định yêu cầu của đề : Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay . VD : a. Mở bài : giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay . b.Thân bài : Tả bao quát chiếc áo : dáng , kiểu , rộng , hẹp ,màu , vải . Tả từng bộ phận c.Kết bài : Tình cảm của em với chiếc áo . IV . Củng cố dặn dò : HS nhắc lại nội dung cần củng cố qua bài học . GV nhận xét tiết học : Chuẩn bị 1, 2 đồ chơi mang đến để tiết sau tả . Tiết 3 Toán Luyện tập I . Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có 2 chữ số (phép chia hết, chia có dư). II . Hoạt động dạy và học : HĐ 1 : Nêu các bước thực hiện phép chia cho số có hai chữ số . + Đặt tính + Tính từ trái sang phải . HĐ 2 : HS làm bài tập (bài 1,3 VBT) trang 85 Bài 1 : HS đặt tính rồi tính . Bài 2 : Ôn lại quy tắc tính giá trị của biểu thức ( Không có dấu ngoặc ) 4237 x18 - 34578 = 76266 - 34578 =41688 8064 : 64 x37 = 126 x37 = 4662 Bài 3 : Ôn giải toán có lời văn . - HS đọc yêu cầu rồi tìm lời giải và các phép tính đúng . HĐ 2 . Chấm và chữa bài . III . Củng cố và dặn dò : Nhận xét dặn dò HS luyện chia số cho số có hai chữ số thành thạo . ______________________________ Tiết 4 Khoa học Làm thế nào để biết có không khí ? I. Mục tiêu : Sau bài học Hs biết : - Làm thế nào để chứng minh không khí có ở quanh ta, quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng trong các vật *GDMT: GV liên hệ để HS thấy được chúng ta cần phải bảo vệ môi trường để bầu không khí được trong sạch. II.Đồ dùng dạy học Chuẩn bị theo nhóm :Túi ni lông, vòng cao su, kim khâu, chậu thủy tinh, chia không, bọt biển, 1 cục đất khô, hoặc 1 viên gạch khô. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Phải làm gì để tiết kiệm nước ? ? Tại sao phải tiết kiệm nước ? 2. Bài mới : HĐ1 : Không khí có ở quanh mọi vật : - Chia nhóm và kiểm tra đồ dùng theo nhóm : - Đọc mục thực hành ở (SGK) trang 62. - Hs làm thí nghiệm theo nhóm - Rút ra kết luận : (SGK). HĐ2 :Thí nghiệm chứng minh không khí có khắp nơi trong những chổ rỗng của mọi vật: Hs làm việc theo nhóm và đưa ra kết luận. Gv bổ sung thêm và cho đọc nhiều lần mục : bạn cần biết (SGK). HĐ3 : Hệ thống hóa về sự tồn tại của không khí ? Lớp không khí bao quanh Trái đất gọi là gì ? ( Khí quyển ) ? Làm thí nghiệm để chứng tỏ xung quanh chúng ta, những lỗ hổng của mọi vật có không khí ? *Không khí có ở quanh ta, quanh mọi vật và trong chỗ rỗng của mọi vật vì vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch? 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò Xung quanh chúng ta có không khí , bầu không khí ấy là khí quyển . ___________________________ Buổi chiều

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc
Giáo án liên quan