Giáo án Lớp 1,bài 27 vẽ hoặc nặn ôtô, bài 29 vẽ tranh đàn gà

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nhận biết, phận biệt được đặc điểm của một số loại ô tô.

 - Nắm được phương pháp nặn, tạo hình đơn giản.

 2. Kỹ năng:

 - Nặn được các hình cơ bản, hình vuông, chữ nhật, và ứng dụng các hình nặn cơ bản đó để nặn cái ô tô đơn giản.

 - Củng cố kỹ năng quan sát mẫu.

 - Rèn các kỹ năng tạo hình đơn giản.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh nề nếp học tập, tư thế tác phong khi ngồi học.

 - Duy trì khả năng liên tưởng.

 - Phát triển khả năng quan sát có chủ định, trí nhớ, khả năng so sánh tư duy phân tích tổng hợp.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 - Trực quan - luyện tập - gợi mở - vấn đáp.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh minh họa một số loại ô tô.

 - Mẫu nặn ô tô, một số mẫu ô tô nhựa.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Đất nặn, đồ dùng học tập.

 

doc43 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1,bài 27 vẽ hoặc nặn ôtô, bài 29 vẽ tranh đàn gà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nhận biết, phận biệt được đặc điểm của một số loại ô tô. - Nắm được phương pháp nặn, tạo hình đơn giản. 2. Kỹ năng: - Nặn được các hình cơ bản, hình vuông, chữ nhật, và ứng dụng các hình nặn cơ bản đó để nặn cái ô tô đơn giản. - Củng cố kỹ năng quan sát mẫu. - Rèn các kỹ năng tạo hình đơn giản. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh nề nếp học tập, tư thế tác phong khi ngồi học. - Duy trì khả năng liên tưởng. - Phát triển khả năng quan sát có chủ định, trí nhớ, khả năng so sánh tư duy phân tích tổng hợp. II. PHƯƠNG PHÁP: - Trực quan - luyện tập - gợi mở - vấn đáp. III. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh minh họa một số loại ô tô. - Mẫu nặn ô tô, một số mẫu ô tô nhựa. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đất nặn, đồ dùng học tập. Nội dung Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến tình huống I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ III. Giảng bài mới Bài 27: Vẽ hoặc nặn cái ô tô. - Tổ chức trò chơi lắp ghép hình ô tô. - Nhận xét sản phẩm Hoạt động 1: 1. Quan sát nhận xét Củng cố kiến thức Chuyển ý - Quan sát 2 mẫu ô tô (nhựa) + Cấu tạo + Hình dáng + Tỉ lệ + Màu sắc Chất liệu Hoạt động 2: 2. Cách nặn ô tô - Xem tranh các bước tiến hành - Nặn mẫu ô tô tải Bước 1: Nặn thùng xe Bước 2: Nặn buồng xe (đâu xe) Bước 3: Nặn bánh xe Bước 4: Lắp ghép các bộ phận. Trò chơi: Trắc nghiệm kiến thức. - Nhận xét Hoạt động 3: 3. Thực hành: nặn cái ô tô (tùy thích) IV. Nhận xét đánh giá - Đánh giá sản phẩm - Đánh giá giờ học - Giáo dục IV. Dặn dò - kết thúc Hết giờ 1' 2 3' 3' 3' 4' 17' 2' 1' - Chào học sinh - Kiểm tra đồ dùng học tập - Giáo viên thu một số bài tiêu biểu của học sinh, dán lên bảng, đưa ra tiêu chí, gợi ý để học sinh nhận xét, đánh giá. + Cách thể hiện đề tài? + Cách vẽ hình? + Màu sắc? - Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh. - Giáo viên củng cố và đánh giá sản phẩm - Dẫn dắt vào bài. + Giáo viên cho học sinh thi đua lắp ghép hình ô tô. + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng 4 tổ: mỗi tổ lắp ghép 1 hình ô tô. + Quy định luật chơi: lắp ghép, dán đúng hình ô tô và dán nhanh sẽ thắng. + Quy định thời gian: 2' - Công bố nhóm thắng, thua tuyên dương khích lệ học sinh Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - Giáo viên cho học sinh quan sát lại tranh một số loại ô tô (sản phẩm trò chơi của học sinh) - Đặt một số câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời. + Các loại xe giống nhau hay khác nhau? + Chỉ ra điểm khác nhau? - Giáo viên củng cố, bổ sung kiến thức: + Có rất nhiều loại ô tô khác nhau: ô tô tải, ô tô khách, ô tô con … + Và mỗi loại ô tô đều khác nhau như: có xe nhỏ, xe to, màu sắc cũng khác nhau. + Tác dụng: có xe chở hàng, có xe chở khách … + Giống nhau: các xe đều có các bộ phận: buồng lái (đầu xe), thùng xe, bánh xe. - Giáo viên dẫn dắt chuyển ý vào phẩn sau - Hướng dẫn học sinh nhận xét về đặc điểm của 2 ô tô. * Đặt câu hỏi gợi ý về cấu tạo ô tô + Các bộ phận của ô tô? + Vị trí các bộ phận? (Bộ phận nào trước, sau, dưới) * Đặt câu hỏi gợi mở về hình dáng: + Ô tô có dạng hình gì? + Đầu xe có dạng hình gì? + Thùng xe có dạng hình gì? + Bánh xe dạng hình gì? * Gợi ý về tỉ lệ + Bộ phận nào to nhất? + Bộ phận nào cao nhất * Yêu cầu học sinh chỉ ra màu sắc trên 2 chiếc xe. * Yêu cầu học sinh liên tưởng đến màu sắc xe trên thức tế. * Gợi ý về chất liệu + Chất liệu trên mô hình. + Chất liệu trên thực tế. Hoạt động 2: Hướng dẫn nặn ô tô - Giáo viên treo tranh các bước tiến hành nặn ô tô, phân tích sơ các bước. - Hướng dẫn và thực hành trực tiếp nặn ô tô tải. - Đặt ô tô tải làm mẫu để nặn Bước 1: Hướng dẫn nặn thùng xe - Thùng xe là bộ phận to nhất nên nặn thùng xe trước để ước lượng tỉ lệ, so sánh vớ các bộ phận khác. - Thùng xe có dạng hình chữ nhật nằm ngang. Bước 2: Hướng dẫn nặn buồng lái - Buồng lái nhỏ hơn nhưng cao hơn thùng xe. - Nặn buồng lái hình chữ nhật đứng. Bước 3: Hướng dẫn nặn bánh xe: - Bánh xe hình tròn dẹp Bước 4: Lắp các bộ phận đúng vị trí: trước, sau, dưới … - Có thể nặn thêm các bộ phận phụ, chi tiết: đèn xe, kính … - Cho học sinh quan sát ô tô hoàn chỉnh của giáo viên và một số ô tô có nhiều hình dáng khác nhau. - Giáo viên hướng dẫn cách chơi: + Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ sẽ thi đua với nhau. + Có 8 câu trắc nghiệm: Khi giáo viên vừa đọc xong câu hỏi mà giành trả lời thì sẽ phạm luật. + Nhờ 1 học sinh lên làm thư ký ghi điểm (trên bảng) cho 4 tổ. + Tiến hành trò chơi. - Nhận xét trò chơi + Nhận xét kết quả trò chơi của 4 tổ. + Tuyên dương nhóm xuất sắc. + Nhận xét tinh thần tham gia trò chơi. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành - Cho học sinh thực hành. - Yêu cầu học sinh nặn ô tô theo mẫu hoặc tưởng tượng để nặn. - Giáo viên bao quát lớp, gợi ý để học sinh thực hiện bài. - Nhắc nhở học sinh thực hiện bài + Nặn từng bộ phận + Lắp ghép các bộ phận - Hết giờ, cho học sinh dừng tay - Chọn 2-3 cái ô tô (sản phẩm của học sinh) để nhận xét, đánh giá, đánh giá theo tiêu chí: + Hình dáng + Tỉ lệ + Màu sắc - Giáo viên nhận xét, củng cố, đánh giá lại. - Nhận xét tiết học: tinh thần, thái độ học tập. - Giáo dục học sinh: + Biết yêu quý sản phẩm làm ra, biết giữ gìn các đồ vật xung quanh. + Biết được lợi ích của các loại ô tô, chú ý về an toàn giao thông. - Dặn dò học sinh: + Hoàn thành bài nếu chưa hoàn thành trên lớp. + Chuẩn bị bài mới: Bài 28: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG, ĐƯỜNG DIỀM. - Xem trước và chuẩn bị bài mới. - Cho học sinh nghỉ, chào học sinh. - Chào giáo viên - Báo cáo đồ dùng học tập (4 tổ trưởng báo cáo) - Học sinh nộp bài cho giáo viên. - Chú ý các tiêu chí của giáo viên đưa ra, tham gia nhận xét, đánh giá. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chú ý. - Học sinh tham gia lắp ghép ô tô. - Học sinh hoạt động phối hợp theo nhóm. - Chú ý luật chơi, thời gian chơi mà giáo viên quy định. - Chú ý và tuyên dương nhóm thắng. Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - Học sinh chú ý quan sát trên bảng - Học sinh chú ý và trả lời được theo gợi ý của giáo viên. + Học sinh trả lời được: các loại xe khác nhau. + Học sinh chỉ ra sự khác nhau có xe nhỏ, xe to, có xe buồng lái và đầu xe nối liền nhau màu sắc khác nhau … - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ kiến thức giáo viên củng cố, bổ sung: sự giống nhau khác nhau, để phân biệt được các loại xe. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh quan sát 2 ô tô và nhận xét theo gợi ý của giáo viên. * Trả lời được theo gợi ý + Buồng lái, thùng xe, bánh xe. + Buồng lái phía trước, thùng phía sau, bánh xe ở dưới. * Trả lời được về hình dáng + Hình chữ nhật ngang. + Chữ nhật đứng + Chữ nhật ngang. + Dạng hình tròn. * Trả lời về tỉ lệ + Thùng xe ® đầu xe ® bánh xe. + Đầu xe cao nhất. *Học sinh chỉ ra màu sắc trên 2 chiếc xe. * Trả lời theo sự hiểu biết của học sinh. * Trả lời chất liệu của ô tô. + Bằng nhựa + Bằng sắt, thép. Hoạt động 2: Cách nặn ô tô. - Học sinh quan sát tranh và chú ý nghe giáo viên phân tích. - Lắng nghe và chú ý quan sát, nắm bắt cách nặn, cách nặn ô tô tải. - Quan sát tất cả các bước trong tiến trình: bước 1, 2, 3, 4 và nắm được cách nặn 1 ô tô: quy ra từ những hình cơ bản để nặn. - Quan sát mẫu nặn của giáo viên. Học sinh tự hoạt động thi đua theo nhóm theo nhóm. Chú ý câu hỏi trắc nghiệm để trả lời. Một học sinh lên làm thư ký Lắng nghe - Thư kí đọc số điểm của 4 tổ đạt được. Hoạt động 3: Thực hành - Thực hành nặn cái ô tô theo mẫu hoặc theo trí nhớ. - Học sinh thực hiện theo trình tự các bước. - Dừng tay - Tham gia nhận xét, đánh giá sản phẩm theo trình tự các tiêu chí: - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Chú ý nghe giáo viên dặn dò, ghi nhớ. - Ghi nhớ để chuẩn bị. - Học sinh bỏ quên đồ dùng ® giáo viên nhắc nhở, phê bình. - Học sinh chưa chia hoạt động theo nhóm ® giáo viên nhắc nhở. - Học sinh còn lúng túng giáo viên gợi ý thêm. Học sinh trả lời chưa đúng-> giáo viên gợi ý thêm BÀI THUYẾT MINH BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Nghệ thuật Bài 27: VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ I. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 1. Căn cứ mục tiêu giáo dục của bậc tiểu học: - Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm trí tuệ, thể chất. - Học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghệ thuật tạo hình, khả năng cảm thụ cái đẹp, yêu quý cái đẹp và vận dụng kiến thức mĩ thuật vào đời sống, học tập và sinh hoạt hàng ngày. 2. Căn cứ vào đặc thù môn học và bài học * Đặc thù môn học: - Đây là tiết tập nặn và tạo dáng theo mẫu, học sinh phải nắm được đặc điểm của mẫu để nặn đúng đặc điểm của mẫu, không được làm theo trì tưởng tượng, nên với học sinh đứng là 1 việc khó * Đặc thù bài học - Vì bài nặn cái ô tô đòi hỏi học sinh phải quan sát mẫu thật để nắm được đặc điểm, cấu trúc của mẫu rồi nặn. - Bài VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ là bài 27, trước đó học sinh đã được làm quen với 2 bài tập nặn và vì nặn cái ô tô thì nặn từng khối hình đơn giản của từng bộ phận rồi ráp vào với nhau nên việc hướng dẫn cũng không quá khó. 3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, tâm lý của học sinh. - Trong giai đoạn này, học sinh rất tích cực hoạt động, dễ bị tác động , hưng phấn trước vẻ đẹp của sự vật (cái ô tô), thích được thể hiện những sự vật hàng ngày thường tiếp xúc nhưng không chú ý quan sát kỹ, nay được giáo viên phân tích, chỉ ra cái hay, cái đẹp về hình thể, màu sắc nên có mong muốn vẽ lại, tạo hình lại thành một chiếc ô tô bằng đất nặn. - Học sinh ở độ tuổi này cũng rất thích được khen ngợi, giáo viên nên khuyến khích động viên học sinh thích hợp để tạo hứng thú trong học tập. - Học sinh ở tuổi này cũng rất ham chơi, giáo viên nên kết hợp học mà chơi, chơi mà học để tạo hứng thú hơn trong tiết học. II. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG - Căn cứ vào nội dung, mục tiêu bài học. - Căn cứ vào vị trí bài học. - Căn cứ vào đặc thù phân môn. - Căn cứ vào trình độ nhận thức, tâm lý của học sinh. - Ở độ tuổi này, học sinh chỉ mới nắm được một số kỹ năng tạo hình đơn giản: kỹ năng quan sát, ước lượng, kỹ năng tạo hình … các vật dụng đơn giản, với những câu hỏi gợi ý cụ thể để học sinh thực hiện đúng phương pháp, đúng quy trình của bài . - Biết thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Và có ý thức hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp. III. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP: - Căn cứ vào quy trình thực hiện: Giảng bài mới, quan sát nhận xét, hướng dẫn cách vẽ, thực hành, nhận xét đánh giá sản phẩm và tiết học. - Hình thức tổ chức tiết dạy: Dùng phương pháp trực quan luyện tập và vấn đáp, diễn giải có minh họa đồ dùng để trao đổi giải thích cho học sinh hiểu. + Vì bài nặn ô tô là bài nặn theo mẫu nên thông qua quan sát, ghi nhớ nên em xác định phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo (khả năng quan sát của học sinh còn hời hợt) kết hợp với phương pháp vấn đáp để học sinh tập trung hơn. + Căn cứ vào đặc thù của môn học và bài học, yêu cầu học sinh phải thực hành trên lớp nên em xác định phương pháp luyện tập để rèn kỹ năng là phương pháp quan trọng, kết hợp với phương pháp diễn giải để giải thích cho học sinh hiểu thêm về bài học. IV. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Căn cứ vào nội dung và phân môn bài dạy: + Yêu cầu mẫu nặn: nặn cái ô tô, đây là vật gồm các hình cơ bản ghép lại như: hình tròn của bánh xe, hình chữ nhật ngang của thùng xe, và hình chữ nhật đứng hay vuông là đầu xe. Và mẫu xe ô tô cũng có nhiều trên thị trường (đồ chơi của trẻ em) thường là học sinh đã được làm quen với những mẫu đồ chơi ô tô này rồi. + Mặt khác, đồ dùng minh họa cũng tương đối dễ làm như: biểu mẫu minh họa các bước tiến hành, đồ dùng phục vụ cho trò chơi, các mẫu minh họa các bước tiến hành, đồ dùng phục vụ cho trò chơi, các mẫu ô tô (nhựa), tranh vẽ ô tô … phục vụ cho tiết học. - Căn cứ vào điều kiện vật chất nhà trường: Cơ sở vật chất bảo đảm yêu cầu của tiết dạy: phòng học có ánh sáng tốt, học sinh ngồi ở những vị trí có thể quan sát mẫu được, tư thế học thoải mái. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm hình dáng, màu sắc của một số loại xe ô tô. - Học sinh bước đầu làm quen với phương pháp nặn tạo dáng đồ vật. 2. Kỹ năng: - Học sinh nặn được một chiếc ô tô theo ý thích. - Học sinh thực hiện được các kỹ năng nặn tạo dáng ô tô theo đúng phương pháp. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ học tập tích cực nghiêm túc. - Học sinh biết quí trọng và giữ gìn các độ vật, quí trọng các sản phẩm lao động. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Đất nặn, một số mẫu vật về ô tô. - Hình minh họa một số kiểu dáng ô tô. Hình minh họa các bước tập nặn tạo dán ô tô. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, đất nặn và các đồ dùng học tập khác III. PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương pháp chủ đạo: Trực quan, luyện tập 2. Phương pháp hỗ trợ: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: V. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: (Trang bên) Nội dung Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến tình huống I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ Bài 26: Vẽ tranh VẼ CHIM VÀ HOA II. Giảng bài mới Bài 27: Tập nặn tạo dáng VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Hình vẽ của các loại ô tô xe tải, xe con, xe chở khách và xe xây dựng (xe múc) - Quan sát mô hình xe tải - Cấu tạo - Hình dáng - Màu sắc Củng cố Hoạt động 2: Cách nặn ô tô Bước 1: Nặn thùng xe Bước 2: nặn đầu xe (Buồng lái) Bước 3: Nặn bánh xe Bước 4: Gắn các bộ phận thành ô tô. * Tổ chức hoạt động, trò chơi, trắc nghiệm kiến thức. Câu 1: Buồng lái của xe dùng để làm gì? a. Chở hàng b. Chở người c. Điều khiển xe. Câu 2: Cấu trúc của xe gồm có 3 phần chính: buồng lái, thùng xe, bánh xe. a. Đúng b. Sai Câu 3:Tất cả các loại xe ô tô đều có hình dáng giống nhau. a. Đúng b. Sai - Câu 4: Màu sắc của các loại xe ô tô rất đa dạng và phong phú a. Đúng b. Sai Câu 5: Khi tiến hành một bài tập nặn ta nặn từ tổng thể đến chi tiết a. Đúng b. Sai Nhận xét đánh giá kết quả trò chơi Hoạt động 3: Thực hành yêu cầu bài: Nặn một cái ô tô theo ý thích Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá sản Phẩm Hoạt động 5: dặn dò kết thúc 1' 3' 8' 20' - Chào lớp. Giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có) - Kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra đồ dùng học tập. - Giáo viên hỏi học sinh về nội dung của bài học trước. - Giáo viên thu một số bài vẽ của học sinh để hướng dẫn học sinh nhận xét - Về nội dung chủ đề - Về bố cục - Về hình - Về màu sắc => Giáo viên nhận xét, củng cố - Giáo viên dẫn dắt vào bài - Giáo viên ghi tên bài lên bảng, yêu cầu học sinh lấy sách vở ra ghi bài và học bài mới. - Giáo viên treo một số hình vẽ về các loại xe khác nhau, yêu cầu học sinh quan sát và tìm tên gọi của các loại xe tương ứng với hình vẽ đã cho. - Yêu cầu học sinh quan sát xác định trong thời gian là 1 phút. - Giáo viên nhận xét cách sắp xếp của học sinh điều chỉnh cho chính xác. - Giáo viên phân tích và hướng dẫn học sinh nhận biết được: các loại xe khác nhau có hình dáng, cấu trúc, màu sắc và công dụng khác nhau. - Giáo viên đặt một mô hình mẫu của 1 chiếc xe ô tô tải để hướng dẫn học sinh quan sát. - Ô tô này gồm có mấy phần chính? + Thùng xe có dạng hình cơ bản nào? + Buồng lái có dạng hình cơ bản nào? + Bánh xe có dạng hình cơ bản nào? - Ngoài các phần chính ra xe còn có các bộ phận nào nữa? - Xe có màu sắc gì? - Giáo viên nhận xét củng cố: Ô tô gồm có 3 phần chính: đầu (buồng lái) thùng và bánh. Ngoài ra còn có các bộ phận phụ như: đèn, cửa, kính … Mỗi bộ phận có 1 hình dáng khác nhau. Màu sắc của xe rất đa dạng và phong phú. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ - Giáo viên đặt câu hỏi, kết hợp theo hình minh họa nặn các bộ phận chính trước hay nặn chi tiết trước. - Giáo viên nhận xét câu trả lời. - Giáo viên tiến hành làm mẫu. Bước 1: Nặn thùng xe, ước lượng chiều cao và chiều dài, chiều rộng của thùng xe và tiến hành nặn hình chữ nhật nằm. Bước 2: Nặn đầu xe (buồng lái) + Ước lượng đầu xe có hình dạng gồm: vuông nên nặn khối có dạng hình vuông sau đó chỉnh hình khối để thể hiện đặc điểm của đầu xe (buồng lái) + Bước 3: Nặn bánh xe có dạng hình tròn ước lượng tỉ lệ của thùng xe và bánh xe để nặn bánh xe cho hợp lý. Bước 4: Hướng dẫn học sinh gắn bộ phận lại thành ô tô. - Có thể nặn thêm các chi tiết, bộ phận phụ như cửa, đèn, … cho ô tô thêm sinh động. - Giáo viên phổ biến luật chơi. + Chia lớp làm 2 dãy: dãy nào nhanh hơn và trả lời đúng hơn. - Giáo viên treo nội dung câu hỏi trắc nghiệm. - Giáo viên điều khiển học sinh tham gia trò chơi nhiệt tình và tích cực: câu 1 Sau các câu trả lời đúng giáo viên lật đáp án nêu sai tiếp tục cho học sinh khác trả lời. - Giáo viên điều khiển học sinh trả lời câu 2 cho đến khi học sinh tìm được đáp án đúng. - Giáo viên lật đáp án của mình 2a - Câu 3: Giáo viên điều khiển học sinh chọn phương án đúng. - Giáo viên lật đáp án của mình 3b - Câu 4: Giáo viên điều khiển học sinh chọn phương án đúng của câu 4 - Giáo viên lật đáp án của mình 4a. - Câu 5: Giáo viên điều khiển học sinh chọn phương án đúng của câu 5. - Khi học sinh đã tìm được câu trả lời đúng giáo viên lật đáp án của mình 5a - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả trò chơi + Tuyên bố đội thắng - Khen và tuyên dương đội thắng. - Nhận xét quá trình tham gia trò chơi Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Nặng một cái ô tô (theo ý thích) Giáo viên nhắc lại các bước tiến hành nặn cái ô tô: Bước 1: Nặn thùng xe trước Bước 2: Nặn buồng lái Bước 3: Nặn bánh xe Bước 4: Ghép các bộ phận lại với nhau (có thể nặn thêm các chi tiết phụ) - Nhắc nhở học sinh về tỷ lệ của các bộ phận - Lưu ý: học sinh nên lựa chọn mỗi bộ phận 1 màu sắc khác nhau cho sinh động. - Giáo viên bao quát lớp trong quá trình học sinh làm bài. + Hướng dẫn cụ thể hơn đối với học sinh yếu + Gợi ý, khuyến khích học sinh khá hoàn thành bài nặn. - Giáo viên lựa chọn một số bài làm nhanh để nhận xét trong quá trình làm bài cho lớp rút kinh nghiệm và làm bài tốt hơn. Giáo viên lựa chọn một số bài làm của học sinh và trưng bày để cả lớp tự nhận xét - Giáo viên nhận xét củng cố Giáo viên nhận xét về tiết học - Giáo viên yêu cầu những học sinh chưa làm bài xong về nhà tiếp tục hoàn thành bài. - Yêu cầu học sinh về xem trước bài học hôm sau - Chào giáo viên - Lớp trưởng kiểm tra báo cáo. - Các tổ trưởng kiểm tra, báo cáo. - Học sinh trả lời về nội dung bài học trước. Bài 26: Vẽ chim và hoa - Học sinh nộp bài + Học sinh tham gia nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên: + Về nội dung chủ đề. + Nhận xét về bố cục (theo ý hiểu) + Nhận xét về hình vẽ (theo ý hiểu) + Nhận xét về màu sắc (theo ý hiểu) - Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài. - Học sinh ghi tên bài vào vở. - Học sinh quan sát xác định tên gọi và hình vẽ các loại xe tương ứng. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên phân tích, hướng dẫn để nắm được những đặc điểm khác nhau của các loại xe. - Học sinh quan sát mô hình ô tô theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh suy nghĩ trả lời: Có 3 phần chính thùng xe, buồng lái, và bánh xe. - Học sinh suy nghĩ trả lời: Có dạng hình chữ nhật nằm ngang - Học sinh suy nghĩ trả lời theo ý hiểu. - Học sinh quan sát trả lời: bánh xe có dạng hình tròn - Học sinh quan sát trả lời: có đèn, có cửa kình - Học sinh quan sát trả lời: màu xanh, đen. - Học sinh lắng nghe giáo viên củng cố kiến thức. - Quan sát hình minh họa - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh trả lời: nặn các bộ phận chính trước, nặn chi tiết sau. - Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu để nắm được cách ước lượng tỉ lệ của thùng xe. - Học sinh quan sát cách giáo viên nặn đầu xe. - Học sinh chú ý quan sát cách nặn bánh xe: cách ước lượng tỉ lệ của bánh xe so với thùng và phần đầu xe. - Học sinh chú ý cách gắn các bộ phận để được 1 cái ô tô. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Giáo viên phổ biến luật chơi. - Học sinh tham gia trò chơi trắc nghiệm tích cực. - Lựa chọn các phương án trả lời đúng nhất. Câu 1c - Học sinh tiếp tục lựa chọn phương án đúng nhất. Câu 2a - Học sinh lựa chọn phương án đúng của câu 3: 3b - Học sinh lựa chọn phương án đúng của câu 4: 4a - Học sinh lựa chọn phương án đúng của câu 5: 5a Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên nhận xét, đánh giá và kết quả và quá trình tham gia trò chơi của lớp. Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên nêu yêu cầu của bài. - Học sinh tiến hành làm bài theo trình tự các bước giáo viên đã hướng dẫn. + Nặn các phần chính trước, sau đó ghép lại với

File đính kèm:

  • doclớp 1,bài 27(vẽ hoặc nặn ôtô), 29(vẽ tranh đàn gà).doc
Giáo án liên quan