A/ Mục tiêu: Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị
- Học sinh cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng với gia đình.
- BVMT: Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT
B/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Bài hát:Cả nhà thương nhau
Học sinh: - Vở bài tập đạo đức 1, ảnh chụp của gia đình
C/ Hoạt động dạy và học:
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư tư ngày 03 / 10/ 2012
TUẦN 7
ĐẠO ĐỨC: GIA ĐÌNH EM (Tiết 1)
A/ Mục tiêu: Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị
- Học sinh cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng với gia đình.
- BVMT: Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT
B/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Bài hát:Cả nhà thương nhau
Học sinh: - Vở bài tập đạo đức 1, ảnh chụp của gia đình
C/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Bài cũ: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Em đã làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
II/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài:Cho cả lớp hát Cả nhà thương nhau.
a) Hoạt động 1: Sinh hoạt nhóm 4
* Mục tiêu: Học sinh giới thiệu về gia đình mình
* Tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn cách kể về gia đình mình.Ví dụ Gia đình em có mấy người? Bố mẹ em làm nghề gì? Anh (chị,em) bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy?…
- Giáo viên gọi vài học sinh kể trước lớp
* Kết luận và GDBVMT:Chúng ta ai cũng có một gia đình. Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
* Mục tiêu: Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc
*Tiến hành:
- Giáo viên treo tranh bài tập 1 đã phóng to, cho học sinh quan sát và thảo luận, nêu nội dung tranh theo nhóm: Tổ 1 tranh1,Tổ 2 tranh 2, Tổ 3 tranh 3, Tổ 4 tranh 4
Hỏi: Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình? Bạn nhỏ nào phải sống xa cha mẹ.Vì sao?
* Kết luận:Các em được hạnh phúc, sung sướng khi được sống cùng với gia đình . Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng với gia đình
c) Hoạt động 3: Đóng vai theo tình huống tranh bài tập 3
* Mục tiêu: Học sinh biết kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
* Tiến hành:
Cho học sinh quan sát tranh ở vở bài tập chia lớp làm 8 nhóm.Nhóm 1, 2 đóng vai theo tình huống tranh 1; Nhóm 3, 4 tranh 2; Nhóm 5, 6 tranh 3; Nhóm 7, 8 tranh 4
*Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong các tình huống:
Tranh 1: Nói “Vâng ạ” và thực hiện như lời mẹ dặn
Tranh 2: Chào bà và cha mẹ khi đi học về
Tranh 6: Xin phép bà đi chơi
Tranh 4: Nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn
Kết luận chung :Trẻ em có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.Vì vậy các em yêu quí gia đình mình và có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị
3. Củng cố - Dặn dò:
Thực hiện những điều đã học các em phải lễ phép, vâng lời ông bà ,cha mẹ và anh chị.Chuẩn bị Quả bóng để HS đóng vai học tiết 2 bài “Gia đình em”
- HS trả lời
-HS hát
-HS tự kể về gia đình mình trong nhóm
-HS kể trước lớp
-HS thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày
Tranh 1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài
Tranh2: Bốmẹđưa con đi chơi ở công viên
Tranh 3: Một gia đình đang sum họp bên mâm cơm
Tranh 4: Một em bé trong tổ bán báo xa mẹ đang bán báo trên đường phố
- HS trả lời
- HS nghe
-HS thảo luận và lên đóng vai
-Cho HS nhận xét
-HS nghe
Thư tư ngày 10 /10 /2012
TUẦN 8
ĐẠO ĐỨC: GIA ĐÌNH EM (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học ở tiết 1
- Học sinh yêu quý gia đình mình
- Học sinh thể hiện hành động lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị
- HS cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng với gia đình
- BVMT: Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Bài hát: “Cả nhà thương nhau”
Học sinh: -Vở bài tập đạo đức1, ảnh chụp của gia đình
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Bài cũ: Gia đình em
- Gia đình em gồm có những ai?
- Đối với ông bà, cha mẹ các em phải có bổn phận gì?
2/Bài mới:
* Giới thiệu bài
a) Hoạt động 1: Vẽ tranh về gia đình em
*Mục tiêu: Học sinh biết yêu quý gia đình mình.Cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình
* Tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh vẽ tranh theo chủ đề gia đình mình. - Giáo viên gọi vài học sinh nói nội dung các em sẽ vẽ
- Gọi một số HS lên giới thiệu nội dung tranh của mình, GV kết hợp giáo dục HS yêu quý gia đình, cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
* Kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người thân trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
* Liên hệ GDBVMT:Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
b) Hoạt động 2: Đóng vai giải quyết tình huống
* Mục tiêu: Học sinh biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
* Tiến hành:
- Giáo viên nêu tình huống: Mẹ Long đi làm, dặn Long ở nhà học bài và trông nhà. Bạn Long đến rủ đi đá bóng. Nếu em là Long em sẽ làm gì?
-Giáo viên khen nhóm đóng vai Long đã vâng lời mẹ từ chối bạn không đi đá bóng, ở nhà trông nhà và học bài
*Giáo viên kết luận :Cha mẹ rất vui khi con cái biết vâng lời cha mẹ .
c) Hoạt động 3: Sinh hoạt nhóm đôi
* Mục tiêu: Học sinh tự liên hệ
* Tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu tự liên hệ:
+ Ông bà,cha mẹ đã quan tâm, chăm sóc em như thế nào?
+ Em đã làm những gì cho ông bà, bố mẹ vui lòng?
- Gv khen những học sinh biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, nhắc nhở cả lớp học tập các bạn đó.
* Kết luận: Để cho ông bà, bố mẹ vui lòng, các em phải biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
Kết luận:Trẻ em có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.Vì vậy các em yêu quý gia đình mình, có bổn phận lễ phép, vâng lời ông bà ,cha mẹ và cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình
IV/ Nhận xét-Dặn dò: Thực hiện những điều đã học lễ phép, vâng lời ông bà ,cha mẹ và cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình. Xem và nêu nội dung tranh trang 15, 16 để chuẩn bị bài sau: Lễ phép và nhường nhịn em nhỏ.
-HS trả lời
- Hát: Cả nhà thương nhau
- Ví dụ: học sinh vẽ ngôi nhà của em hoặc vẽ về những người thân trong gia đình…
- HS nói nội dung, vẽ tranh về gia đình mình
- HS giới thiệu tranh
- HS nhận xét
- HS nghe
- Thảo luận nhóm 4
-Các nhóm lên đóng vai
- Học sinh nhận xét cách xử lý tình huống, vai diễn của các nhóm
-HS nghe
- HS trao đổi theo nhóm đôi
- Trình bày
- Nhận xét
-HS nghe
- Học sinh nghe
Thứ tư ngày 17 /10/ 2012
TUẦN 9
ĐẠO ĐỨC
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ , NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 1)
A/ Mục tiêu: Học sinh hiểu:
- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. Có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng
- Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình
* DGPCTNTT: Là anh chị nên nhường nhị enm nhỏ, trông em cẩn thận không để em chơi gần những nơi nguy hiểm như: bếp lửa, ổ điện, những vật nhỏ, sắc nhọn để tránh tai nạn xảy ra
B/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bài hát, bài thơ, tục ngữ về chủ đề bài học
Học sinh: Vở bài tập đạo đức 1
B/ Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/Bài cũ: Gia đình em
+ Ông bà, cha mẹ đã quan tâm, chăm sóc em như thế nào?
+ Em đã làm những gì cho ông bà, bố mẹ vui lòng?
II/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: Trong gia đình gồm có ông bà , cha mẹ và anh, chị, em .Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. Vậy đối với anh chị, em thì các em cần có thái độ đối xử như thế nào? Để hiểu điều ấy hôm nay các em học bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
a) Hoạt động : Học sinh xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn ở bài tập 1
* Mục tiêu: Anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương và hoà thuận nhau.
* Tiến hành:
- Giáo viên treo tranh bài tập1cho học sinh quan sát và kể lại nội dung từng bức tranh bài tập 1
- Từng nhóm một trao đổi về nội dung mỗi bức tranh
- Kết luận và GDPCTNTT: Trong gia đình anh chi em phải thương yêu và hoà thuận với nhau. Là anh chị nên nhường nhị enm nhỏ, trông em cẩn thận không để em chơi gần những nơi nguy hiểm như: bếp lửa, ổ điện, những vật nhỏ, sắc nhọn để tránh tai nạn xảy ra
b) Hoạt động 2: Đóng vai xử lý tình huống
* Tiến hành:
- Giáo viên treo tranh bài tập 2 đã phóng to, cho học sinh quan sát và nêu nội dung tranh .
-Giáo viên nêu câu hỏi cho HS thảo lận nhóm 4 đóng vai(Tổ 1+2 tranh 1, Tổ 3+4 tranh 2)
T1: +Nếu em là bạn Lan, em sẽ giải quyết như thế nào?
T2: +Nếu em là bạn Hùng, em sẽ giải quyết như thế nào?
-Giáo viên kết luận: Làm anh chị phải biết nhường nhịn em, làm em thì phải biết vâng lời anh chị
c) Hoạt động 3: Đọc thơ, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề bài học
* Mục tiêu: Củng cố bài học
Kết luận : Trong gia đình, để cho bố mẹ vui lòng, anh chị em phải biết thương yêu và nhường nhịn nhau
III/Dặn dò: Thực hiện những điều đã học
-HS trả lời
- HS thảo luận và trình bày
- Tranh1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cám ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh
- Tranh 2: Hai chị em cùng chơiđồ hàng, chị gíup em mặc áo búp bê. Hai chị em chơi rất hoà thuận .
- Học sinh nhận xét và bổ sung
Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em được cô cho quà
Tranh 2: Bạn Hùng có xe ô tô đồ chơi. Nhưng em Hùng nhìn thấy và đòi mượn chơi
- HS thảo luận, đóng vai
- Các nhóm lên trình bày
-HS nghe
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ
- Hs xung phong đọc
- Anh em như thể tay chân
- Một con ngựa đau,….
- Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
- HS nghe
File đính kèm:
- daoduc7-8-9.DOC