1.Phẩm chất yêu nước, nhân ái.
-Biết và tự hào về cảnh đẹp quê hương;
-Phát hiện và ươm mầm tài năng trẻ, năng khiếu ca hát trong HS;
2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
-Mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của bản thân và nhóm trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
-Hệ thống âm thanh, loa đài;
31 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Nga - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
LỚP 1A2: Tuần 31
(Áp dụng từ ngày 19/04 đến ngày 23/04
Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn học
Tiết
CT
Tên bài dạy
Thứ hai
19/04
Sáng
1
Chào cờ
91
Sinh hoạt dưới cờ:
Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương
2
Tiếng Việt
361
Bài 1: Tia nắng đi đâu? - Tiết 1
3
Tiếng Việt
362
Bài 1: Tia nắng đi đâu? - Tiết 2
4
Âm nhac
31
Nhạc cụ: Trai - en - gô (trianggle)
Thứ ba
20/04
Sáng
3
Tiếng Việt
363
Bài 2: Trong giấc mơ buổi sáng - Tiết 1
4
Tiếng Việt
364
Bài 2: Trong giấc mơ buổi sáng - Tiết 2
Chiều
1
Tiếng Việt
365
Ôn luyện tuần 31 - tiết 1
2
Tiếng Việt
366
Ôn luyện tuần 31- tiết 2
3
Toán
91
Bài 35: Các ngày trong tuần - Tiết 1
Thứ tư
21/04
Sáng
1
Tiếng Việt
367
Bài 3: Ngày mới bắt đầu - Tiết 1
2
Tiếng Việt
368
Bài 3: Ngày mới bắt đầu - Tiết 2
3
Toán
92
Bài 35: Các ngày trong tuần - Tiết 2
4
HĐTN
92
Bài 20: Em bảo vệ cảnh quan thiên nhiên (Tiết 1)
Thứ 5
22/04
Sáng
1
Tiếng Việt
369
Bài 3: Ngày mới bắt đầu - Tiết 3
2
Tiếng Việt
370
Bài 3: Ngày mới bắt đầu - Tiết 4
4
Toán
93
Bài 36: Thực hành xem lịch và giờ - Tiết 1
Thứ 6
23/04
Sáng
1
Tiếng Việt
371
Bài 4: Hỏi mẹ - Tiết 1
2
Tiếng Việt
372
Bài 4: Hỏi mẹ - Tiết 2
4
Mĩ thuật
31
CĐ9 Em là học sinh lớp 1 - Tiết 2
5
HĐTN
93
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới
.
Thứ hai ngày 19 tháng 04 năm 2021
Sinh hoạt dưới cờ - Hoạt động trải nghiệm
§91: Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương
I. MỤC TIÊU:
1.Phẩm chất yêu nước, nhân ái.
-Biết và tự hào về cảnh đẹp quê hương;
-Phát hiện và ươm mầm tài năng trẻ, năng khiếu ca hát trong HS;
2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
-Mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của bản thân và nhóm trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
-Hệ thống âm thanh, loa đài;
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Chào cờ
- TPT điều khiển lễ chào cờ.
- TPT nhận xét thi đua.
- TPT phổ biến kế hoạch tuẩn tới.
-Tham gia lễ chào cờ
2. Hoạt động 2:Hội thi “ Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương”
-Bước 1: Hs dẫn chương trình công bố các tiết mục
-Bước 2: Giới thiệu cách chấm điểm
Tiêu chí:
- Hát hay, truyền cảm, đúng nhạc:6 điểm
- Phong cách biểu diễn: 3 điểm
-Trang phục đẹp, đạo cụ phù hợp với nội dung bài hát: 1 điểm
-Bước 3: Tiến hành Hội thi “ Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương”
- Hs biểu diễn, toàn trường vỗ tay chào đón.
-Sau phần biểu diễn, Hs toàn trường hưởng ứng, dẫn chương trình mời BGK giơ bảng chấm điểm, dẫn chương trình đọc điểm từng thành viên. Thư kí tổng hợp và đọc điểm bình quân.
3. Hoạt động 3: Tiếp nối
- GV yêu cầu HS sau buổi hoạt động này cần tiếp tục tìm hiểu về các bài hát, bài thơ, các thông tin, tư liệu về cảnh đẹp của quê hương để có hiểu biết và thêm tự hào về cảnh đẹp quê hương.
-Dẫn chương trình thực hiện
-Biểu diễn các tiết mục đơn ca, tốp ca, múa...
-Lắng nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 +3: Tiếng Việt
§361+362: Tia nắng đi đâu? (t1, t2)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
1. Phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về văn; thuộc lòng một số khổ thơ; cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua văn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Năng lực chung: Khả năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề
3. Phát triển phẩm chất nhân ái: tình yêu đối với thiên nhiên
II CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn GV nắm được đặc điểm vẩn, nhịp và nội dung của bài thơ Tia nắng đi đâu ? nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Phương tiện dạy học :
-Ti vi, máy vi tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
a.Trong tranh, em thấy tia nắng ở đâu ?
b. Em có thích tia nắng buổi sáng không ? Vì sao ?
- Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác, GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Tia nắng đi đâu
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc
-GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ dùng nhịp.
- HS đọc từng dòng thơ
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (dậy,là, lòng tay, sức nhớ, lặng im ).
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “ nhịp thơ ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được nhịp thơ " một cách tự nhiên ). HS đọc từng khổ thơ.
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( sực nhớ : đột ngột, bỗng nhiên nhớ ra điều gì, ngẫm nghĩ : nghĩ kĩ và lâu ).
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.
+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá HS đọc cả bài thơ
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-Lắng nghe
-HS đọc từng dòng thơ
-HS nhận biết khổ thơ.
-Học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm.
-Lớp đọc đồng thanh.
3. Tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau.
-GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá
- GV và HS thống nhất câu trả lời ( sáng - đang dạy – thấy, ai - bài).Viết vào vở những tiếng vừa tìm được.
-HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau.
-HS viết những tiếng tìm được vào vở
4. Trả lời câu hỏi
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở đâu ?
b. Theo bé, buổi tối, tia nắng đi đâu ?
c. Theo em, nhà nắng ở đâu ?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời
a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở trong lòng tay, trên bàn học, trên tán cây; b. Theo bé, buổi tối, tia nắng đi ngủ.
c. Câu trả lời mở
-HS làm việc nhóm(có thể đọc to từng câu hỏi ). Cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.
5. Học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối.
- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng haỉ khổ thơ cuối bằng cách xoả che dẫn một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá / che hết.
Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.
HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần.
6. Vẽ bức tranh ông mặt trời và nói về bức tranh em vẽ
+ Vẽ ông mặt trời
+ Mỗi HS vẽ ông mặt trời theo trí tưởng tượng của mình vào vở.
+ HS nhận xét bài vẽ của nhau. Nói về bức tranh em về.
+ GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý :
Em vẽ ông mặt trời màu gì ?
Ông mặt trời em về cỏ hình gì ?
Em về những gì xung quanh ông mặt trời ?
+ Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét.
+ HS chia nhóm nói về ông mặt trời ( có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý ) : từng HS trong nhóm nói về ông mặt trời trong bức tranh của mình hoặc chia theo nhóm đôi và hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý
7, Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.
GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh.
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên
HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ).
---------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Âm nhạc
§31- Ôn tập bài hát: NGÔI SAO LẤP LÁNH
Nhạc: Nước ngoài
Sưu tầm và biên soạn: Thanh Vân
- Nhạc cụ: TRAI-EN-GÔ (TRIANGLE)
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất nhân ái, trách nhiệm:
- Giáo dục HS nuôi dưỡng và luôn cố gắng cho ước mơ của mình.
2. Năng lực:
- NL tự chủ, tự học: Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Ngôi sao lấp lánh.
- NL cảm thụ âm nhạc: Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu của bài hát bằng nhiều hình thức Đơn ca, song ca, tốp ca,...
- Biết sơ lược về tên, các bộ phận của nhạc cụ Trai-en-gô.
- Bước đầu biết sử dụng Trai-en-gô gõ theo hình tiết tấu và gõ đệm cho bài Ngôi sao lấp lánh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát Ngôi sao lấp lánh kết hợp gõ đệm Trai-en-gô.
- Nhạc cụ Trai-en-gô.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Ôn tập bài hát:
Ngôi sao lấp lánh (9’)
* Khởi động:
- Trò chơi “Mảnh ghép vui nhộn”
- Cho nghe hát mẫu lại bài hát.
- GV chia nhóm cho học sinh chơi ghép tranh (hình ảnh các bạn đang ngắm sao theo chủ đề). Đội nào ghép nhanh và đúng nhất sẽ dành chiến thắng.
? Bức tranh vừa ghép làm các em liên tưởng đến nội dung bài hát nào mà chúng ta đã học?
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu 1 lần để học sinh nhớ lại giai điệu.
- GV cho HS hát lại bài hát 1,2 lần.
- GV nhận xét, khen ngợi động viên, sửa sai.
- HS lắng nghe và chơi trò chơi.
- HS trả lời.
- HS nghe và nhẩm theo bài hát.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
* Hát với nhạc đệm.
- GV đệm đàn hoặc mở nhạc beat mẫu, yêu cầu HS hát.
- Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
* Lưu ý: HS thể hiện được cách hát liền giọng, phát âm nhẹ nhàng, thể hiện được sắc thái to nhỏ nhịp nhàg theo nhịp điệu của bài hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thể hiện cho đúng theo yêu cầu.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.
- Hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV chia lớp thành các nhóm để các em tự trao đổi và đưa ra ý tưởng động tác minh họa theo nhịp điệu của bài.
- GV mời các nhóm chia sẻ trình bày động tác của nhóm
- GV cho HS lên trình bày với nhiều hình thức, đơn ca, song ca, tốp ca,...
- GV sửa sai và động viên các nhóm thực hiện tốt phần trình bày, thể hiện được cảm xúc qua nét mặt, điệu bộ, động tác.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét – đánh giá.
- Các nhóm trao đổi, tìm động tác minh họa
- Các nhóm trình bày và nhận xét.
- HS trình bày
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Cảm nhận về giai điệu bài hát.
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận giai điệu.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2:
Nhạc cụ: Trai-en-gô(25’)
* Giới thiệu Trai-en-gô
- GV cho quan sát nhạc cụ.
? Nhạc cụ có hình gì?
- GV giới thiệu về nhạc cụ Trai-en-gô:
+ Hình dáng
+ Chất liệu
+ Cách chơi
+ Chức năng
- HS quan sát và trả lời theo hiểu biết.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Gõ theo hình tiết tấu.
- Gõ theo mẫu tiết tấu.
- GV gõ mẫu theo hình tiết tấu:
- GV hướng dẫn HS gõ theo hình tiết tấu.
- GV cho HS luyện tập gõ tập thể, nhóm, cá nhân.
- GV lưu ý và sửa sai cho HS khi gõ (nếu có).
- HS lắng nghe.
- HS tập gõ Trai-en-gô theo hình tiết tấu.
- HS luyện tập tập thể, nhóm, cá nhân.
- HS sửa sai (nếu có)
* Gõ đệm cho bài hát: Ngôi sao lấp lánh.
- Hát và gõ Trai-en-gô cho bài hát Ngôi sao lấp lánh.
- GV hát và gõ Trai-en-gô làm mẫu.
- GV hướng dẫn HS hát và gõ Trai-en-gô đệm cho bài hát theo từng câu, ghép câu và cả bài.
- GV cho HS luyện tập gõ Trai-en-gô với các hình thức: tập thể, nhóm, đôi bạn, cá nhân.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV tổng kết – nhận xét.
- HS nghe và quan sát
- HS hát và tập gõ Trai-en-gô theo yêu cầu của GV
- HS luyện tập gõ Trai-en-gô theo các hình thức.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
* Củng cố
- GV đặt câu hỏi ở bài tập 2 trang 31 trong vở bài tập.
? Hãy nói về cách gõ nhạc cụ Trai-en-gô?
+ Yêu cầu HS nhận xét
+ GV nhận xét, tuyên dương
- GV cho HS sử dụng Trai-en-gô hoặc các loại nhạc cụ tự chế để luyện tập gõ đệm cho bài hát Ngôi sao lấp lánh ở bài tập 3 trang 32 vở bài tập.
- GV khuyến khích HS tự tập luyện thêm phần gõ đệm Trai-en-gô kết hợp động tác biểu cảm đệm cho bài hát
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và luyện tập thêm.
---------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tiết 3+4: Tiếng Việt
§363+364 Trong giấc mơ buổi sáng(t1,t2)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
1.Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học:
-Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời dụng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2.Phát triển năng lực chung giao tiếp và hợp tác: Khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
3. Phát triển phẩm chất yêu nước, nhân ái: tình yêu đối với thiên nhiên, có cảm xúc trước những đổi thay của đời sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Trong giấc mơ buổi sáng, nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống GV nắm được đặc điểm của mặt trời buổi sáng là thường chiểu những tia nắng vàng; đặc điểm của thảo nguyên là nhiều cây cỏ, hoa lá; dòng sông phản chiếu những tia nắng buổi sáng thường chuyển sang màu trắng bạc.
3. Phương tiện dạy học Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động
-Ôn; HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó,
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
a. Bạn thỏ đang làm gì ?
b. Em có hay ngủ mơ không ?
Em thường mơ thấy gì ?
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Trong giấc mơ buổi sáng.
-HS nhắc lại
+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
2. Đọc
-GV đọc mẫu toàn bài thơ
Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp.
-HS đọc từng dòng thơ
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ dùng dòng thơ, nhịp thơ.(GV chưa cần dùng thuật ngữ “ nhịp thơ ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được " nhịp thơ ” một cách tự nhiên ).
-HS đọc từng khổ thơ
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (thảo nguyên: vùng đất cao, bằng phẳng, rộng lớn, nhiều cỏ mọc; ban mai; buổi sáng sớm khi mặt trời đang lên )
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.
+ Một số HS đọc khó thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. HS đọc cả bài thơ.
+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-Lắng nghe
-HS đọc từng dòng thơ.
-Chú ý cách đọc
-Nhận biết khổ thơ: 4 khổ
- 4 học sinh đọc 4 khổ
-Đọc nối tiếp trong nhóm
-1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài thơ.
-Lớp đọc đồng thanh.
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng cùng vẫn với nhau. HS viết những tiếng tìm được vào vở.
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giả.
- GV và HS thống nhất câu trả lời ( trời - Phơi, sông -hồng -trống, tai – bài, trắng – nắng ).
-Trao đổi nhóm 2, tìm tiếng cùng vần.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi
-GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:
a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời làm gi ?
b. Bạn nhỏ thấy gì trên thảo nguyên
c. Bạn nhỏ nghe thấy gì trong giấc mơ ?.
-GV và HS thống nhất câu trả lời:
a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời mang túi đầy hoa trắng và trải hoa vàng khắp nơi.
b. Bạn nhỏ thấy rất nhiều loài hoa lạ trên thảo nguyên;
c. Bạn nhỏ nghe thấy trong giấc mơ lời của chú gà trống gọi bạn nhỏ dậy học bài.
-HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.
5. Học thuộc lòng
-GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối.
- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối. GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá / che dẫn một số tử ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoả che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.
-HS nhớ và đọc thuộc
6. Nói về một giấc mơ của em
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý :
Em có hay nằm mơ không ?
Trong giấc mơ em thấy những điều gì ?
Em thích mơ thấy điều gì ?
Vì sao em thích mơ thấy điều đó ?
- HS chia nhóm có thể nói về điều minh thích gặp trong giấc mơ ( có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý ).
-Từng HS trong nhóm nói về điều mình thích gặp trong giấc mơ hoặc chia theo nhóm đôi và hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý
- Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét
* Củng cố
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học
GV tóm tắt lại những nội dung chính
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học,
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).
------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều Tiết 1-2: Ôn Tiếng Việt
§365-366: LUYỆN TẬP ĐỌC –VIẾT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết dựa vào tranh để viết câu
- Biết chọn từ ngữ điền vào chỗ trống
- Biết viết câu dựa vào hình ảnh
- Biết phân biệt: x/s, ay/ay ăng/ang, ap/at. Biết sử dụng vốn từ sẵn có để viết câu.
* Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất tự học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: VBT.
- HS: VBT, bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 2’
- GV cho HS hát
2. Luyện đọc.
*GV cho HS đọc lại bài học buổi sáng
-HDHS yếu
3. Luyện tập Tiếng Việt
Bài 1: Viết câu
- GV đọc yêu cầu
- Cho HS quan sát tranh
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Viết câu vào vở
- Gọi HS đọc lại câu
- Nhận xét
* Lưu ý: Khi viết câu đầu câu viết hoa và cuối câu có dấu chấm.
Bài 2: Điền âm, vần vào chỗ trống
- GV đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc các câu a. b
- Điền vào chỗ chấm để được câu đúng
- Cho HS đọc lại
- GV nhận xét HS, tuyên dương.
Bài 3: Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống
- Nêu yêu cầu
- Gọi HS đọc bài
- Cho HS nêu miệng từ ngữ
- Cho HS viết vào PBT
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh lại nội dung bài học
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS hát
- HS đọc cá nhân, nhóm đôi
Viết một câu phù hợp với tranh
- HS quan sát
- HS nêu : Chim non đang sưởi nắng
- HS viết vở
- HS đọc lại câu vừa viết
- HS nhận xét
Điền vào chỗ trống
a. x hay s?
Những tia nắng rực rỡ làm sáng bừng không gian.
b. ay hay ây?
Những giọt nắng len lỏi vào từng tán cây.
- HS đọc cá nhân
- HS làm vào vở
- HS nêu
- Đọc lại
- HS nhận xét
Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống
Mặt trời lên, những tia (nắng/ náng) nắng.. vàng tươi đánh thức mọi vật. Cô ốc chọn cho mình chỗ (ấm áp/ấm át) ấm áp. Cô nằm cuộn tròn, chìm vào giấc ngủ. Hôm nay là (chủ nhật/chũ nhật)..chủ nhật.. của cô. Cô ngủ lấy sức để làm việc cho cả tuần.
- HS đọc
- HS nêu
- HS viết
- Nhận xét bạn
- HS lắng nghe và thực hiện
-------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
§91: Các ngày trong tuần (t1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các ngày trong một tuần lễ, một tuần lễ có 7 ngày.
- Bước đầu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”.
2. Phát triển năng lực:
-Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
3. Nănglực chung:
-Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và tự chủ.
4.Phẩm chất trách nhiệm:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Các bông hoa (BT3), chiếc đồng hồ (HĐ 4).
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạtđộngcủa GV
Hoạtđộngcủa HS
1. Khởi động: Mở nhạc bài : Cả tuần đều ngoan.
- Các em vừa nghe xong bài hát gì?
- Trong bài hát có những ngày nào ?
- Và trong những ngày đó bé đi học như thế nào ?
- GVNX
- Giới thiệu bài
2. Khám phá:
Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để TLHC:
+Trong tuần em đi học vào những ngày nào ?
+ Em được nghỉ học những ngày nào?
- Nhóm khác nghe và nhận xét.
- GV giới thiệu cho HS về các ngày trong một tuần lễ.
- Vào các ngày cụ thể (thứ hai, thứ ba,.) em đã làm những gì? Các hoạt động của mình có giống hoạt động của các bạn trong tranh không?
- GV kết luận:
+ Một tuần lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật.
+ Thứ hai là ngày đầu tuần, chủ nhật là ngày cuối tuần.
- GV giới thiệu về hôm nay, ngày mai và hôm qua.
+ Lấy ngày hôm nay làm mốc.
+ Ngày sau ngày hôm nay là ngày mai.
+ Ngày trước là ngày hôm nay là hôm qua.
- GV hỏi HS về buổi học ngày hôm nay, và gợi ý hướng dẫn HS xác định về ngày mai, hôm qua.
3. Thực hành – luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Quan sát tranh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để mô tả trạng thái của cây đậu thần qua từng ngày.
- Yêu cầu các nhóm khác nghe và nhận xét.
- Cây đậu thần của bạn Rô-bôt nảy mầm vào ngày nào trong tuần?
- Cây đậu thần của bạn Rô-bôt ra hoa vào ngày nào trong tuần?
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV giáo dục HS về việc trồng và chăm sóc cây.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Quan sát tranh và mô tả bức tranh để thấy được sự thay đổi của cây theo từng ngày.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để tìm ngày còn thiếu.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, sửa sai (nếu có).
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Thứ ba, thứ năm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Trò chơi: Tiếp sức
- Cách chơi: GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm có 4 HS. HS lần lượt nối tiếp nhau lên bảng viết đúng thứ vào những dấu hỏi chấm trên mỗi bông hoa. Trong thời gian 2 phút nhóm nào làm đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
- Phần thưởng: Nhóm thắng sẽ được nhóm thua cuộc hát tặng một bài hát.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên tham gia trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng
- Trò chơi: Chiếc đồng hồ kì diệu
- Cách chơi: Đọc các thứ trong tuần, GV cho HS quay chiếc đồng hồ cho đến khi chiếc đồng hồ dừng lại và kim chỉ vào thứ mấy HS sẽ đọc to thứ đó lên.
- GV tổ chức trò chơi.
- HSNX – GV kết luận.
- NX chung giờ học- dặn dò về nhà ôn lại bài.
- Xem bài giờ sau.
- HS nghe hát
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Trong tuần em đi học vào những ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu.
- Em được nghỉ học những ngày thứ bảy, chủ nhật.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nghe.
- HS nghe và trả lời
- HS đọc yêu cầu BT.
- Hs quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm 2 vàmô tả trạng thái của cây đậu thần qua từng ngày.
- Các nhóm khác nghe và NX.
- Cây đậu thần của bạn Rô-bôt nảy mầm vào ngày thứ hai trong tuần.
- Cây đậu thần của bạn Rô-bôt ra hoa vào ngày thứ sáu trong tuần.
- HS nghe.
- 2 HS đọc.
- HS quan sát và trả lời cá nhân
- HS thảo luận nhóm 2 để tìm ngày còn thiếu.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Đọc tên các ngày còn thiếu trên mỗi bông hoa.
- HS nghe luật chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nghe.
- HS tham gia chơi.
------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2021
Tiết 1+2: Tiếng Việt
§367+368: Ngày mới bắt đầu (t1, t2)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
1.Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB miêu tả ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_31_nguyen_thi_nga_nam_hoc_2020_2021.doc