Giáo án Lớp 1 tuần 30_ Trường tiểu học Đức Hạnh 2

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết:

- Nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng day, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

- HS biết cần phải nghiêm túc trong học tập để cô và mẹ vui lòng.

- GDKNS: KN xác định giá trị; Nhận thức về bản thân; Lắng nghe tích cực; Tư duy phê phán.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh vẽ SGK.

- Học sinh: Bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Khởi động: Hát (1 phút)

2. Bài cũ: (4 phút)

- Gọi 4 HS đọc bài: Chú công và trả lời câu hỏi về nội dung bài mỗi em 1 câu

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: Hằng ngày đi học về con thường kể chuyện gì cho ba, mẹ nghe? Hôm qua đi học về con đã kể chuyện gì?

- Cho HS xem tranh giới thiệu bài: Chuyện ở lớp. (1 phút)

b. các hoạt động

 

doc28 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 tuần 30_ Trường tiểu học Đức Hạnh 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâp đọc CHUYỆN Ở LỚP Ngày soạn: 08/4/2013 Ngày dạy: 15/4/2013 MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào? - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng day, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK) - HS biết cần phải nghiêm túc trong học tập để cô và mẹ vui lòng. - GDKNS: KN xác định giá trị; Nhận thức về bản thân; Lắng nghe tích cực; Tư duy phê phán. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tranh vẽ SGK. - Học sinh: Bảng con. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Khởi động: Hát (1 phút) Bài cũ: (4 phút) - Gọi 4 HS đọc bài: Chú công và trả lời câu hỏi về nội dung bài mỗi em 1 câu Bài mới: a. Giới thiệu: Hằng ngày đi học về con thường kể chuyện gì cho ba, mẹ nghe? Hôm qua đi học về con đã kể chuyện gì? - Cho HS xem tranh giới thiệu bài: Chuyện ở lớp. (1 phút) b. các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 20 phút 2 phút 7 phút Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, nhanh cả bài: Chuyện ở lớp. Giáo viên đọc mẫu. Cho HS tìm từ khó đọc: Tổ 1: Tiếng có âm uôt; Tổ 2: tiếng có vần ây; Tổ 3: tiếng có vần ân. Cho HS luyện đọc từ khó; giải thích từ. Cho HS luyện đọc câu. Luyện đọc từng khổ thơ, bài Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Ôn vần uôt – uôc. Mục tiêu: Tìm được tiếng có vần uôc trong và ngoài bài. -Tìm tiếng trong bài có vần uôt. -Phân tích tiếng vuốt. -Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt – uôc. HS đọc thầm Tìm từ khó và ghi ra bảng con. Luyện đọc từ khó (CN, ĐT) Luyện đọc nối tiếp Đọc CN, ĐT Hát, trò chơi … vuốt tóc. Tìm ghi ra bảng con và nêu tiếng có chứa vần uôc- uôt. (Tiết 2) DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 17 phút 2 phút 8 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc. Mục tiêu : Hiểu được nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe về nhiều chuyện không hay ở lớp Giáo viên đọc mẫu lần 2. Gọi HS đọc cả bài Gọi học sinh đọc khổ 1, 2. Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp? Học sinh đọc khổ 3. Mẹ nói gì với bạn nhỏ? Mẹ muốn bé kể cho mẹ nghe chuyện gì ở lớp? Cho HS đọc cả bài Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Luyện nói. Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. - Nêu đề tài luyện nói. Cho học sinh chơi trò chơi đóng vai. Cách thực hiện Treo tranh. Gọi 2 HS làm mẫu trước lớp. Cho HS làm theo cặp Gọi một số cặp thực hiện trước lớp Giáo viên nhận xét chung Đọc thầm Đọc cả bài Học sinh đọc khổ 1 và 2. Bạn Hoa không học bài, …. Đọc khổ 3 Mẹ không nhớ chuyện của bạn. Mẹ muốn bé kể chuyện của bé ở lớp ngoan thế nào. Đọc cả bài CN, ĐT Hát, trò chơi HS nêu tên đề tài HS nhận vai: bố và con. Học sinh đóng vai bố và con. Quan sát mẫu Thực hiện trước lớp 4. Củng cố (4 phút) Thi đua đọc trơn cả bài. Về nhà con sẽ kể chuyện gì cho bố mẹ nghe? IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút) Đọc lại bài. Chuẩn bị bài: Mèo con đi học. RÚT KINH NGHIỆM Tập viết TÔ CHỮ HOA O – Ô – Ơ - P Ngày soạn: 09/4/2013 Ngày dạy: 16/4/2013 MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Tô được các chữ hoa: O – Ô – Ơ - P - Viết đúng các vần uôt, uôc, ưu, ươu; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, Ốc bươu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2 (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần) *HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai - Kiên trì, cẩn thận, thẩm mĩ CHUẨN BỊ - Giáo viên: Chữ mẫu, bảng phụ - Học sinh: Vở viết, bảng con. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Khởi động: hát (1 phút) Bài cũ: (4 phút) Thu chấm phần bài viết ở nhà của học sinh. Nhận xét. Bài mới: a. Giới thiệu: Tô chữ hoa O, Ô, Ơ. P b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 7 phút 8 phút 10 phút Hoạt động 1: Tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P Mục tiêu: Học sinh tô đúng và đẹp chữ O, Ô, Ơ, P hoa. Treo các chữ hoa O, Ô, Ơ, P Các chữ trên giống và khác nhau ở chỗ nào? Giáo viên viết mẫu và nêu lại quy trình viết. Hoạt động 2: Viết vần và từ ngữ Mục tiêu: Viết các vần uôt – uôc, chải chuốt, thuộc bài Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn các vần, từ ngữ cho học sinh đọc. Phân tích tiếng có vần uôc, uôt Cho HS viết bảng con vần, từ Hoạt động 3: Viết vở. Mục tiêu: Viết đúng, đẹp cỡ chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu, đều nét. Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS viết bài vào vở. - Chấm một số bài tại lớp. Học sinh quan sát. Học sinh nêu. Học sinh theo dõi. Học sinh viết bảng con. Đọc vần, từ ngữ Phân tích tiếng có vần uôc – uôt. Học sinh viết bảng con. Học sinh viết vở. Củng cố: (4 phút) - Thi đua viết nhanh, đúng, đẹp tiếng có vần uôc – uôt. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút) - Nhận xét tiết học - Dặn dò Hs chuẩn bị bài sau RÚT KINH NGHIỆM Chính tả CHUYỆN Ở LỚP Ngày soạn: 09/4/2013 Ngày soạn: 16/4/2013 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp: 20 chữõ trong khoảng 10 phút. - Điền đúng vần uôt, uôc; chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2,3 (SGK) - Cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Đoạn văn viết ở bảng phụ. - Học sinh: Vở viết, bảng con. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ: (4 phút) - Giáo viên chấm vở của những em chép lại bài. - Làm bài tập 2, 3. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút) b.Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 20 phút 2 phút 5 phút Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. Mục tiêu: Học sinh chép đúng và đẹp khổ thơ cuối của bài: Chuyện ở lớp. Treo bảng phụ có đoạn viết. Cho HS tìm từ khó viết. Cho HS phân tích và viết bảng con từ khó. Cho HS chép bài vào vở. Giáo viên đọc lại bài. Chấm 1 số vở. Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu: Điền đúng vần uôc – uôt. Nêu yêu cầu bài 2. Nhìn tranh, cho biết tranh vẽ gì? Cho HS làm bài, 1 HS lên bảng. Bài 3 yêu cầu gì? Nêu quy tắc viết k. - Cho HS làm bảng nhóm - Chữa bài Học sinh đọc đoạn viết. Tìm tiếng khó viết. Học sinh viết bảng con. Chép bài chính tả vào vở. Học sinh soát lỗi Hát vui Điền uôc – uôt. B é đang buộc tóc; Con chuột đang ăn. Học sinh làm bài. Điền c hay k. Học sinh nêu Làm bài. 4. Củng cố: (4 phút) Cho HS viết lỗi sai phổ biến của lớp. Khen những em viết đẹp, có tiến bộ. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Nhận xét tiết học. Học thuộc quy tắc chính tả. Những em viết sai về nhà viết lại bài. RÚT KINH NGHIỆM Tập đọc MÈO CON ĐI HỌC Ngày soạn: 10/4/2013 Ngày dạy: 17/4/2013 MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu dọa đứt đuôi khiến mèo sợ phải đi học. - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Chăm chỉ đi học - GDKNS: KN xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; tư duy phê phán; Kiểm soát cảm xúc. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tranh, bảng phụ - Học sinh: SGK, bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ (4 phút) - 4 HS đọc bài Chuyện ở lớp và trả câu hỏi trong SGK (mỗi em 1 đoạn) 3. Bài mới: (2 phút) b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 20 phút 2 phút 7 phút Hoạt động 1: Luyện đọc. Mục tiêu: Học sinh đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Giáo viên đọc mẫu. Cho HS tìm từ khó đọc: Tổ 1: Tiếng có vần uôn, uôi; Tổ 2: tiếng có vần iêm; Tổ 3: tiếng có vần ưu. Cho HS luyện đọc từ khó; giải thích từ. Cho HS luyện đọc câu. Luyện đọc từng khổ thơ, bài Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Ôn vần ưu – ươu. Mục tiêu: Tìm được tiếng có vần ưu trong bài.Tìm được tiếng có vần ưu – ươu ngoài bài. Tìm tiếng trong bài có vần ưu. Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu. - Giáo viên ghi bảng. HS đọc thầm Tìm từ khó và ghi ra bảng con. Luyện đọc từ khó (CN, ĐT) Luyện đọc nối tiếp Đọc CN, ĐT Hát, trò chơi Cừu. Đọc, phân tích tiếng cừu. Chia 2 đội thi đua tìm và nêu. Học sinh luyện đọc. (Tiết 2) DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 17 phút 2 phút 8 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu bài và luyện đọc. Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung bài: Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi làm Mèo sợ không dám nghỉ học nữa. Giáo viên đọc mẫu lần 2. Gọi HS đọc cả bài Gọi 3 học sinh đọc 4 dòng đầu. Mèo kiếm cớ gì để trốn học? Gọi 3 HS đọc 6 dòng cuối. Cừu có cách gì khiến Mèo xin đi học ngay? Cho HS luyện đọc theo vai Luyện đọc thuộc lòng bài thơ Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Luyện nói. Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vì sao bạn thích đi học. Giáo viên treo tranh. Vì sao bạn nhỏ trong tranh thích đến trường? Vì sao con thích đi học? Đọc thầm Đọc CN, ĐT Học sinh đọc 4 dòng đầu. Mèo kêu đuôi ốm. Học sinh đọc. … cắt cái đuôi ốm. Học sinh đóng vai Mèo và Cừu để luyện đọc. Luyện đọc thuộc lòng Hát, trò chơi Học sinh quan sát. Vì bạn ấy được đi học, vui chơi …. Học sinh nêu. 4. Củng cố: (4 phút) Thi đua đọc thuộc lòng cả bài IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (2 phút) Nhận xét tiết hoc. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau RÚT KINH NGHIỆM Chính tả MÈO CON ĐI HỌC Ngày soạn: 11/4/2013 Ngày dạy: 18/4/2013 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Chép lại cho đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học: 24 chữ trong khoảng 10 đến 15 phút. - Điền đúng vần in, iên; chữ r, d hay gi vào chỗ trống. Bài tập 2a hoặc 2b (SGK) - Cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Đoạn văn viết ở bảng phụ. - Học sinh: Vở viết, bảng con. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ: (4 phút) - Giáo viên chấm vở của những em chép lại bài. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút) b.Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 20 phút 2 phút 5 phút Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết. Mục tiêu: Học sinh chép đúng 8 dòng thơ đầu bài: Mèo con đi học. Giáo viên treo bảng phụ có đoạn viết. Cho HS tìm từ khó viết. Cho HS phân tích và viết bảng con từ khó. Cho HS chép bài vào vở. Giáo viên đọc lại bài. Chấm 1 số vở. Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu: Điền đúng vần iên hay in Nêu yêu cầu bài 2b. Cho 2 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào VBT. Học sinh đọc đoạn viết. Học sinh tìm và nêu. Học sinh viết bảng con. Học sinh viết vở. Học sinh soát lỗi. Hát - Điền vần: iên hay in? 2 em làm ở bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. 4. Củng cố: ( 3 phút) CHo HS viết lại từ mà lớp sai phổ biến Khen các em viết đẹp, có tiến bộ IV. HOẠT ĐỘNG NÓI TIẾP (2 phút) Nhận xét tiết học Nhớ quy tắc chính tả vừa viết. Bạn nào viết sai nhiều thì về nhà viết lại bài. RÚT KINH NGHIỆM Kể chuyện SÓI VÀ SÓC Ngày soạn: 11/4/2013 Ngày dạy: 118/4/2013 MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Bình tĩnh, không nên hốt hoảng khi gặp hoạn nạn khó khăn - GDKNS: KN xác định giá trị bản thân; thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực; Ra quyết định; Thương lượng; Tư duy phê phán. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tranh vẽ SGK. - Học sinh: SGK HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Khởi động: Hát (1 phút) Bài cũ: (4 phút) Kể lại đoạn truyện mà con thích nhất. Vì sao con thích? Nêu ý nghĩa câu chuyện. Bài mới: Giới thiệu: Kể chuyện: Sói và Sóc.(1 phút) Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 8 phút 12 phút 5 phút Hoạt động 1: Giáo viên kể. Mục tiêu: Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh họa và câu hỏi của giáo viên. Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện lần 1. Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh. Hoạt động 2: Học sinh tập kể từng đoạn theo tranh. Mục tiêu: Kể lại từng đoạn và toài bộ câu chuyện. Treo tranh 1. Chuyện gi xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây? Gọi 2 HS kể lại nội dung tranh 1 Gọi HS nhận xét. (Tiến hành tương tự với tranh 2, 3, 4) Kể lại toàn bộ câu chuyện Nhận xét, cho điểm. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Nhờ có trí thông minh mà Sóc đã thoát được tình thế nguy hiểm. Nhờ đâu mà Sóc thoát hiểm ? Con học tập ai? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? GDHS: Muốn thông minh con phải chăm học và vâng lời cha mẹ. nên bình tĩnh, không nên hốt hoảng khi gặp hoạn nạn khó khăn. Học sinh nghe kể Học sinh quan sát. Học sinh nêu. 2 học sinh kể lại nội dung tranh. Nhận xét. Học sinh kể lại câu chuyện. Nhờ có trí thông minh mà Sóc đã thoát được tình thế nguy hiểm. HS nêu. HS nêu 4. Củng cố: (4 phút) Kể lại đoạn chuyện mà con thích nhất. Vì sao con thích đoạn đó? IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút) Nhận xét tiết học Kể lại câu chuyện cho mọi người ở nhà nghe. RÚT KINH NGHIỆM Tập đọc NGƯỜI BẠN TỐT Ngày soạn: 12/4/2013 Ngày dạy: 19/4/2013 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn nhiên và chân thành. - Nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đưa, sửa lại, ngay ngắn, ngượng nghịu. Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK). - Chia sẻ với bạn và sẳn lòng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. - GDKNS: KN xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Hợp tác; Ra quyết định; Phản hồi, lắng nghe tích cực. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tranh. - Học sinh: bảng con, SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Khởi động: Hát (1 phút) Bài cũ: (4 phút) Gọi 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Mèo con đi học và trả lời 1 câu hỏi trong bài. Bài mới: a. Giới thiệu: Cho HS xem tranh, liên hệ thực tế, giới thiệu và ghi lên bảng (3 phút) b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 20 phút 2 phút 7 phút Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Mục tiêu: Học sinh đọc được cả bài: Người bạn tốt. Giáo viên đọc mẫu. Cho HS tìm từ khó đọc: Tổ 1: Tiếng có vần ut; Tổ 2: tiếng có vần iên; Tổ 3: tiếng có vần ương, ăn. Cho HS luyện đọc từ khó; giải thích từ. Cho HS luyện đọc câu. Luyện đọc đoạn, bài Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Ôn vần uc – ut. Mục tiêu: Tìm được tiếng có vần uc – ut trong bài. - Tìm tiếng trong bài có vần uc – ut. - Cho HS đọc, phân tích tiếng cúc, bút - Cho xem tranh xem mẫu - Tìm tiếng ngoài bài có vần uc – ut. Chia lớp thành 2 đội thi tìm. - Giáo viên ghi bảng. HS đọc thầm Tìm từ khó và ghi ra bảng con. Luyện đọc từ khó (CN, ĐT) Luyện đọc nối tiếp từng câu. Đọc đoạn, bài (CN, ĐT) Hát, trò chơi … cúc, bút. Đọc, phân tích tiếng cúc, bút. Quan sát tranh, xem mẫu. Thi đua tìm và nêu. Học sinh luyện đọc. (Tiết 2) DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 18 phút 2 phút 10 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc. Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài - Giáo viên đọc mẫu. Cho HS đọc cả bài. Gọi 2 HS đọc đoạn 1. Hà hỏi mượn bút, Cúc nói gì? Ai đã giúp Hà? Gọi 2 HS đọc đoạn 2. Bạn nào đã giúp Cúc sửa dây đeo cặp? Gọi 1 HS đọc cả bài. Thế nào là người bạn tốt? Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Luyện nói. Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. Cho học sinh xem tranh. Các bạn nhỏ trong tranh đã làm được việc gì tốt? Xung phong kể về bạn tốt của mình. Bạn con tên gì? Hãy kể về kỷ niệm giữa con và bạn. Nhận xét Đọc thầm Đọc CN Đọc đoạn 1 Cúc từ chối. Nụ cho Hà mượn. Đọc đoạn 2 Hà tự đến giúp Cúc. Đọc cả bài. HS nêu. Hát Học sinh quan sát. Học sinh dựa vào tranh kể lại việc tốt. Học sinh lên kể về bạn mình. 4. Củng cố (4 phút) Học sinh đọc lại toàn bài. Con hiểu thế nào là người bạn tốt? Hãy nêu ví dụ về người thật, việc thật gần giống với ND câu chuyện IV. Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài: Ngưỡng cửa. Rút kinh nghiệm Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ) Ngày soạn: 09/4/2013 Ngày dạy: 16/4/2013 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) - Đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30, 36 – 4 - Cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Bảng gài, que tính, bảng phụ. - Học sinh: Bảng con. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động (1 phút) 2. Bài cũ: (4 phút) Cho học sinh làm bảng con: 65 – 23 = 57 – 34 = 95 – 55 = 84 – 21 = 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Học làm phép trừ trong phạm vi 100. (1 phút) b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 10 phút 2 phút 15 phút Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 65 – 30: Mục tiêu: Học sinh biết làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (dạng 65 - 30 và 36 - 4 ) Lấy 65 que tính. 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Lấy 30 que tính. 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Lập phép tính trừ: 65 – 30 và thực hiện tính. (Giới thiệu tương tự với 36 – 4.) Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Luyện tập. *Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính nhẩm. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Cho HS làm bảng con. Bài 2: Yêu cầu gì? - YCHS tính và nêu kết quả. Bài 3: Yêu cầu gì? Hướng dẫn HS làm bài. Chữa bài. Bài 4: YCHS đọc đề bài. Cắt bớt đi là bỏ bớt, vậy làm tính gì? Cho HS làm vào vở, 1 HS làm trong bảng phụ, chấm 1 số bài Học sinh lấy 65 que. … 6 chục và 5 đơn vị. Học sinh lấy. … 3 chục và 0 đơn vị. Học sinh thành lập phép tính dọc và tính. Hát Tính. Làm bài trên bảng con Tính nhẩm. Làm bài, nêu kết quả. Điền số thích hợp. Làm bài. Chữa bài. Đọc đề bài Tính trừ. Làm bài 4. Củng cố (4 phút) Thi đua: Ai nhanh hơn? Giáo viên ghi nhanh các phép tính. Học sinh sẽ lên thi đua sắp các phép tính có cùng kết quả về 1 nhóm: 40 – 20 62 – 42 98 – 78 57 – 13 89 – 45 76 – 32 28 – 7 36 – 15 47 - 26 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút) Nhận xét tiết học Bạn nào còn làm sai, về nhà làm lại vào vở 2. Chuẩn bị: Luyện tập. RÚT KINH NGHIỆM Toán LUYỆN TẬP Ngày soạn: 12/4/2013 Ngày dạy: 17/4/2013 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) - Đặt tính, làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ) - Cẩn thận, chính xác II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động: Hát (1 phút) 2. Bài cũ (4 phút) -Gọi 2 hs lên bảng làm bài: Đặt tính rồi tính; 83 – 40 76 – 5 57 -6 65 – 60 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi tựa (1 phút) b. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 25 phút Hoạt động: Luyện tập. *Mục tiêu : Củng cố về cách đặt tính, làm tính trừ các số trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) - Bài 1: Nêu yêu cầu bài. - CHo HS làm bảng con - Gọi vài HS nêu cách đặt tính và tính - Bài 2: Yêu cầu tính nhẩm và nêu kết quả. - Bài 3: Nêu yêu cầu bài. - Trước khi điền ta làm sao? - Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài. - Bài 4: Đọc đề bài. - Cho HS phân tích đề bài, làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ Đặt tính rồi tính. Học sinh làm bài bảng con Nêu cách đặt tính và tính Tính nhẩm rồi nêu kết quả Điền dấu >, <, =. Tính cộng hoặc tính trừ trước rồi mới so sánh. Học sinh làm bài. Chữa bài Đọc đề bài Học sinh làm bài. Chữa bài 4 . Củng cố (4 phút) - Trò chơi: Ai nhanh ai khéo? - GV phát cho mỗi tổ lần lượt chuyền tay nhau tờ giấy có ghi phép tính và kết quả. Khi cầm tờ giấy mỗi em. Nối 1 phép tính với kết quả. T ổ nào xong trước và đúng thì thắng. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Các ngày trong tuần lễ . RÚT KINH NGHIỆM Toán CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ Ngày soạn: 11/4/2013 Ngày dạy: 18/4/2013 MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Tên các ngày trong tuần. Một tuần lễ có 7 ngày. - Đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch bóc hằng ngày. - Xem lịch mỗi ngày CHUẨN BỊ - Giáo viên: 1 quyển lịch bóc, bảng phụ, TKB của lớp. - Học sinh: Vở bài tập. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Khởi động: Hát (1 phút) Bài cũ: (4 phút) Điền dấu >, <, = 64 – 4 … 65 – 5 42 + 2 … 42 + 2 40 – 10 … 30 – 20 43 + 45 … 54 + 35 Bài mới: Giới thiệu: Học bài các ngày trong tuần lễ. Các hoạt động DKTL Hoạt động dạy Hoạt động học 10 phút 2 phút 15 phút Hoạt động 1: Giới thiệu lịch bóc hằng ngày. Mục tiêu: Học sinh bước đầu làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ - Treo quyển lịch và hỏi hôm nay là thứ mấy? - Giới thiệu tuần lễ: + Giáo viên mở từng tờ lịch giới thiệu tên các ngày trong tuần. + 1 tuần lễ có mấy ngày? Hãy nêu các ngày trong tuần - Giới thiệu các ngày trong tháng: + Hôm nay là ngày bao nhiêu? + Giới hiệu các ngày trong tháng (chỉ vào tờ lịch) Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Bước đầu làm quen với lịch học tập trong tuần. - Bài 1: Nêu yêu cầu bài. - Nếu hôm nay là thứ hai thì ngày mai là thứ mấy? - Cho HS làm bài vào SGK. Nêu kết quả - Bài 2: Yêu cầu gì? - Gọi lần lượt từng HS đọc Bài 3: Đọc yêu cầu bài. -1 tuần lễ có mấy ngày? - Muốn tính được kỳ nghỉ có mấy ngày con làm sao? - HD HS làm bài - Chấm một số bài Thứ năm. Học sinh theo dõi. … 7 ngày. Nêu tên các ngày trong tuần. Học sinh nêu. Hát Viết tiếp vào chỗ chấm. … thứ ba. Học sinh làm bài. Nêu kết quả. Đọc các tờ lịch. Ngày 8 là thứ sáu. Ngày 9 là thứ bảy. Ngày chủ nhật là ngày 10. Thứ năm là ngày 7. Học sinh đọc đề bài. … 7 ngày. Học sinh nêu. Học sinh làm bài. Làm bài Củng cố (4 phút) Thi đua trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Thứ ba ngày 8 tháng 5. Thứ tư ngày … tháng …. Thứ năm ngày … tháng …. Thứ … ngày 11 tháng …. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (2 phút) Nhận xét tiết học. Tập xem lịch hằng ngày ở nhà. Chuẩn bị: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. RÚT KINH NGHIỆM Toán CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 Ngày soạn: 12/4/2013 Ngày dạy: 19/4/2013 MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ, cộng, trừ nhẩm. Giải được bài

File đính kèm:

  • docTUAN 30.doc
Giáo án liên quan