1. Năng lực
- Giới thiệu được cảnh đẹp thiên nhiên với bạn bè, thầy cô, du khách;
- Rèn kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, thiết kế tổ chức hoạt động.
- Liên hệ giới thiệu địa điểm ở nơi mình sinh sống: Hang đá DăkTuôr, Thác DăkTuôr, bia di tích lịch sử quốc gia.
26 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
(Từ ngày 12/04/2021 đến ngày 16/04/2021)
**************************
Thứ hai ngày 12 tháng 04 năm 2021
Tiết 1 Môn: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SHDC: EM TẬP LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
I. MỤC TIÊU: Phát triển năng lực- phẩm chất cho học sinh:
1. Năng lực
- Giới thiệu được cảnh đẹp thiên nhiên với bạn bè, thầy cô, du khách;
- Rèn kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, thiết kế tổ chức hoạt động.
- Liên hệ giới thiệu địa điểm ở nơi mình sinh sống: Hang đá DăkTuôr, Thác DăkTuôr, bia di tích lịch sử quốc gia.
2. Phẩm chất
- Nâng cao nhận thức - Có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di sản thế giới ở Việt Nam. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
b) Đối với GVCN
- Tập và lựa chọn HS có khả năng thuyết trình để tham gia hoạt động cùng toàn trường;
c) Đối với HS
- HS tìm hiểu các di sản văn hoá thế giới, ở Việt Nam hoặc ở nơi mình sinh sống thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện;
- HS tham gia: Em tập làm hướng dẫn viên du lịch sưu tầm hoặc viết lời giới thiệu vể di sản
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Chào cờ
- TPT điều khiển lễ chào cờ.
- TPT nhận xét thi đua.
- TPT phổ biến kế hoạch tuẩn tới.
- Học sinh tham gia
2. Hoạt động 2: TỔ CHỨC HỘI THI "EM TẬP LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH"
- Bước 1: Tuyên bố lí do
- Bước 2: Triển khai thi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”
- HS dẫn chương trình giới thiệu BGK.
- Lần lượt mời các tiết mục tham dự thi.
- HS toàn trường chú ý lắng nghe để học hỏi kĩ năng thuyết trình của các ứng viên.
- BGK chấm điểm từng tiết mục (ví dụ có thể theo các tiêu chí: phong cách đĩnh đạc, tự tin; thuyết trình mạch lạc, thuyết phục; bài thuyết trình có bô' cục chặt chẽ và nội dung hấp dẫn, ...).
- BGK tổng hợp điểm.
ĐÁNH GIÁ:
*Bước 1: Tổng kết, đánh giá
- GV kiểm tra đánh giá hoạt động bằng các câu hỏi gợi ý cho HS như sau:
1/ Qua hoạt động hôm nay, em biết được những di sản văn hoá, thiên nhiên nào có ở nơi em đang sống nói riêng và ở Việt Nam nói chung?
2/ Di sản... nằm ở tỉnh nào?
3/ Hãy kể tên những di sản văn hoá, thiên nhiên khác mà em đã tìm hiểu.
4/ Hãy kể những cảnh đẹp của đất nước, của địa phương mà em đã biết hoặc đã đến.
- BGK công bố kêt quả thi Em tập làm hướng dãn viên du lịch.
- Phát thưởng: GV mời các HS đạt giải lên nhận thưởng.
* Bước 2: Toàn trưởng biểu diễn dân vũ kết thúc
Lưu ý: Có nhiều hình thức để thể hiện hoạt động Em tập làm hướng dãn viên du lịch: sắm vai cô giáo đưa HS đi du lịch sinh thái, chị PTS giới thiệu cảnh đẹp quê hương, đất nước cho các em nhi đồng, bạn bè kể chuyện cho nhau nghe về nơi mình đã đên, dẫn khách du lịch đi tham quan,... hoặc biên nội dung giới thiệu thành tiểu phẩm,... Tuỳ vào đặc điểm tình hình của trường và HS để chọn hình thức thể hiện sao cho phong phú, đa dạng, phát huy được năng lực của HS qua hoạt động.
3. Hoạt động 3: Tiếp nối
- Hỏi về địa điểm du lịch tại nơi em sinh sống?
- Gv bổ sung và giới thiệu thêm
- GV dặn dò HS về nhà chia sẻ với bố mẹ về nội dung tiêt sinh hoạt dưới cờ và nhờ bố mẹ giới thiệu thêm các di sản văn hoá khác, các cảnh đẹp của quê hương, địa phương.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS học hỏi kĩ năng thuyết trình của bạn
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi
- Nhận thưởng
- HS biểu diễn
- Hs kể
- HS lắng nghe
EM NÓI TIẾNG VIỆT: Bài 37: XE MÁY CHẠY RẤT NHANH
Bài 38: EM ĐI Ở LỀ ĐƯỜNG BÊN PHẢI
Tiết 2-3 Môn: TIẾNG VIỆT
Bài 4: CUỘC THI TÀI NĂNG RÙNG XANH (Tiết 1, 2)
I. MỤC TIÊU: Phát triển năng lực- phẩm chất cho học sinh:
1. Năng lực
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có yếu tố thông tin; đọc đúng các văn yêt, yêng, oen, oao, oet, uêch, ooc và các tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát
- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại dùng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn; viết một cầu sáng tạo ngắn dựa vào gợi ý từ tranh vẽ.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Phẩm chất:
- Tình yêu đối với thiên nhiên, qúy trọng sự kì thủ và đa dạng của thế giới tự nhiên, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ (tranh các con vật trong rừng đang thể hiện tài năng, tranh khu rừng đẹp có cây cối, muông thú, suối nước) có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
Khởi động :
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. GV có thể cho HS xem một số clip như chim gõ kiến khoét thân cây, khỉ leo trèo.
a. Em biết những con vật nào trong tranh?
b. Mỗi con vật có khả năng gì đặc biệt
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời
a. Trong tranh có vếng, mèo rừng, chim công, gõ kiến, khi
b. Mỗi con vật có một động tác thể hiện tài năng của mình, VD: chim công múa, voọc xám đu cây, gõ kiến khoét thân cây,
+ GV dẫn vào bài đọc Cuộc thẻ tài năng rừng xanh. (Rừng xanh là nơi tụ hội của rất nhiều con vật. Mỗi con vật có đặc tính và tài năng riêng, rất đặc biệt. Chúng ta sẽ củng đọc VB Cuộc thi tài năng rừng xanh để khám phá tài năng của các con vật).
HS nhắc lại
+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác
2. Đọc
GV đọc mẫu toàn VB.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có văn mới.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng đứa vần mới trong VB: yết (niêm yết), yêng (yểng), oen (nhoẻn), oao (ngoao ngoao), oet (khoét), uênh (chuyếch choáng), ooc (vooc).
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu lần lượt từng vần và tử ngữ chứa vẩn đỏ, HS đọc theo đồng thanh.
+ Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lãn. HS đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1 GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2, GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Mừng xuân, / các con vật trong rừng tổ chức một cuộc thi tài năng. Đúng như chương trình đã niêm yết, cuộc thi mở đầu bằng tiết mục / của chim yểng. Yểng nhoẻn miệng cười / rồi bắt chước tiếng của một số loài vật. / Chim công / khiến khán giả say mê, chuếnh choáng vì điệu múa tuyệt đẹp, Voọc xám với tiết mục đu cây điêu luyện làm tất cả trầm trồ thích thú,)
HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến trầm trồ, đoạn 2: phần còn lại) .
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (niêm yết: ý ở đây là công bố chương trình cuộc thi để mọi người biết; chuếnh choáng: ý chỉ cảm giác không còn tỉnh táo giống như khi say của khán giả trước điệu múa tuyệt đẹp của chim công, trầm trồ: thốt ra lời khen ngợi với vẻ ngạc nhiên thán phục; điều tuyến: đạt đến trình độ cao do trau dồi, luyện tập nhiều).
+ HS đọc đoạn theo nhóm. HS và GV đọc toản VB
+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
HS đọc
HS đọc đoạn
1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.
a. Cuộc thi có những con vật nào tham gia?
b. Mỗi con vật biểu diễn tiết mục gi?
c. Em thích nhất tiết mục nào trong cuộc thi?
GV và HS thống nhất câu trả lời.
a. Cuộc thi có sự tham gia của Yểng, mèo rừng, chim gõ kiến, chim công, voọc xám
b. Yểng nhoẻn miệng cười rồi bắt chước tiếng của một số loài vật; mèo rừng ca “ngoan ngoao”; gõ kiến khoét được cải tổ xinh xắn ; chim công múa; voọc xám đu cây:
C Câu trả lời mở
GV hướng dẫn HS chọn tiết mục mình yêu thích để trả lời.
HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi, GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở
a. Cuộc thi có sự tham gia của Yểng, mèo rừng, chim gõ kiến, chim công, voọc xám;
c. Câu trả lời mở
GV hướng dẫn HS chọn tiết mục mình yêu thích để viết vào vở
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
HS quan sát và viết câu trả lời vào vở
**********************************
Thứ tư ngày 14 tháng 04 năm 2021
Buổi sáng
Tiết 2 Môn: TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 4)
I. Mục tiêu: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh
1. Năng lực:
- Thực hiện, tính, tính nhẩm phép trừ, cộng số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- Đọc hiểu và tự nêu được các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
- Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số có hai chữ số cho số có hai chữ số, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống)
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
2. Phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùngdạy - học:
GV: Thước kẻ để vẽ hình biểu diễn khoảng cách các quả cầu.HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Nhanh như chớp nhí- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình
50 – 30 = 64 – 40 =
25 + 21 = 12 + 32 =
62 +13 = 30 – 10 =
- GVnhận xét.
2. Hoạt động 2:
- GV giới thiệu bài, ghi đề.
3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập
* Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu
a) - GV hỏi HS cách đặt tính.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.
- GV sửa bài nhận xét
b) Tính nhẩm
- GV hướng dẫn HS bài đầu tiên
- GV quan sát lớp và chấm bài một số HS.
- GV sửa bài và nhận xét.
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
H: Trong bài 2 có bao nhiêu bạn nhỏ?
- Khoảng cách từ điểm đầu tiên đến nơi quả cầu mà bạn Mai đá được là bao nhiêu bước chân?
Bạn Việt và bạn Robot đá cầu xa hơn hay gần hơn so với bạn Mai?
Muốn biết bạn Việt và bạn Robot đá cầu được bao nhiêu bước chân phải làm sao?
- GV sửa bài và nhận xét.
* Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm
- GV yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.
-GV quan sát và chấm một số bài của HS.
-GV sửa bài và nhận xét.
* Bài 4:Gọi HS nêu yêu cầu
H: Anh Khoai xếp nhầm hai đốt tre nào?
-GV nói: Để biết anh Khoai xếp nhầm hai đốt tre nào các em có thể đổi chỗ 2 đốt tre bất kì và thực hiện phép tính xem đã đúng chưa. Nếu chưa đúng thì đổi lại vị trí hai đốt tre vừa đặt làm lại. Thử cho đến khi có kết quả đúng.
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- GV sửa bài và nhận xét
4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
* Trò chơi: Bắn tên
- GV nêu luật chơi: đọc phép tính có kq là 50
- GV tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS
- Xem bài giờ sau.
Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
- HS nhận xét (Đúng hoặc sai).
- HS đọc đề.
- Tính
HS trả lời
- 4 HS lên bảng , lớp làm bảng con.
- HS lắng nghe và sửa bài.
-HS lắng nghe.
- HS làm vào phiếu bài tập.
- HS lắng nghe và sửa bài.
HS nêu yêu cầu của bài
- 3 bạn: Mai, Việt và Robot.
10 bước chân.
- Xa hơn bạn Mai.
- HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu?
- HS lắng nghe.
- HS làm vào phiếu bài tập
- HS thảo luận nhóm 4. Đổi vị trí 2 đốt tre cuối cùng (52 thành 25)
- HS trình bày ý kiến.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS tham gia chơi.
-HS lắng nghe
Tiết 3-4 Môn: TIẾNG VIỆT
Bài 4: CUỘC THI TÀI NĂNG RỪNG XANH (Tiết 3, 4)
I. MỤC TIÊU: Đã soạn ở tiết 1
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết cấu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh,
a. Cô bé Hoẻn miệng cười khi thấy anh đi học về;
b. Nhà trường niên vết thương trình văn nghệ trên bảng tin.
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý
GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh
- HS và GV nhận xét.
HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7, Nghe viết
GV đọc to cả đoạn văn. (Yểng nhoẻn miệng cười rồi bắt chước tiếng một số loài vật. Gõ kiến trong nháy mắt đã khoét được cái tổ xinh xắn. Còn chim công có điệu múa tuyệt đẹp.)
GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết.
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả: các từ ngữ chứa vần mới như : bếng, ngoạo ngoao, khoét, Các từ ngữ chửa các hiện tượng chính tả như r / d / gi (treo rừng), chỉ tr (leo trèo). GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả:
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Yểng nhoẻn miệng cười rồi bắt chước tiếng một số loài vật. Gõ kiến trong nháy mắt /đã khoét được cái tổ xinh xắn. Còn chiến công có điều thúa tuyệt đẹp.) Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần, GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS và soát lỗi
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
HS viết
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông
GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
+ GV nêu nhiệm vụ.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.
+ Một số học sinh trình bày kết quả
- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).
- Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lẩn.
9. Đặt tên cho bức tranh và nói lí do em đặt tên đó
GV nêu yêu cầu của bài tập, cho HS thảo luận nhóm, trao đổi về bức tranh.
- Mỗi nhóm thống nhất tên gọi cho bức tranh và lí do đặt tên.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.
HS thảo luận nhóm, trao đổi về bức tranhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
10. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học
- GV tóm tắt lại những nội dung chính
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học,
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).
Tiết 5 Môn: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Bài: KÈM HỌC SINH ĐỌC VIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển năng lực:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các bài học trong tuần.
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc nghe viết đúng, rõ ràng một đoạn trong bài: Cuộc thi tài năng rừng xanh
“Các con vật trong rừng tổ chức cuộc thi tài năng. Mở đầu là tiết mục của chim yểng. Tiếp theo là mèo rừng, gõ kiến, chim công và voọc xám. Các con vật đều xứng đáng được nhận phần thưởng”
2. Phát triển phẩm chất:
- Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè; khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phương tiện dạy học SGV
- HS:SGK, Vở Tiếng Việt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- Cho HS hát một bài hát.
2. Viết
- Nghe viết đoạn 1 trong bài Cuộc thi tài năng rừng xanh
- GV trình chiếu đoạn cần viết chính tả và đọc to một lần cả đoạn văn trước lớp.
? Những chữ nào được viết hoa? Tại sao?
- GV lưu ý HS một số vấn để chính tả trong đoạn viết:
+ Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả như tài năng, chim yểng, mèo rừng, gõ kiến, voọc xám, phần thưởng
Đọc và viết chính tả:
+ GV đọc từng cụm từ cho HS viết. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
3. Làm bài tập VBT
4. Củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài học
- Về đọc lại các bài đã học
- Thực hiện
- HS nghe - viết.
- 2 HS đọc đoạn 1 cần viết
- Lắng nghe
- HS viết chính tả
- Soát lỗi
- Lắng nghe
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm trình bầy
Buổi chiều
Tiết 1-2 Môn: TIẾNG VIỆT
Bài 5: CÂY LIỄU DẺO DAI (Tiết 1, 2)
I. MỤC TIÊU: Phát triển năng lực- phẩm chất cho học sinh:
1. Năng lực
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin được viết dưới hình thức hội thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cấu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Phẩm chất
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với cây cối và thiên nhiên nói chung khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II . CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động
Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về điểm khác nhau giữa hai cây trong tranh.
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời
Một cây thân cao, cảnh vườn rộng ra, trồng rõ thân, cành: cây bàng.
Một cây thân cành bị lá phủ kín; lá dài và rũ xuống: cây liễu
+ Gv dần vào bài đọc Cây liễu dẻo dai: Mỗi loài cây đều có vẻ đẹp riêng, đặc tính riêng. Để thể hiện sự vững mạnh, sự kiên cường, bất khuất, sự đoàn kết của người dân Việt Nam, người ta nói đến cây tre, luỹ tre,... Để thể hiện sự mềm mại, có vẻ yếu ớt người ta nói đến cành liều. Vậy cây liễu có phải là loại cây yếu ớt, mỏng manh, dễ gãy không?
2. Đọc
GV đọc mẫu toàn VB.
HS đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS nổi gió, lắc lư, lo lắng ... )
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài (VD : Thân cây liễu tuy không to nhưng dẻo dai).
HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1 : từ đầu đến bị gió làm gày không ạ ? đoạn 2 : phần còn lại) Một HS đọc tiếp từng đoạn
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (dẻo dai : có khả năng chịu đựng trong khoảng thời gian dài; lắc lư : nghiêng bên nọ, nghiêng bên kia, mềm mại : mềm và gợi cảm giác dẻo dai)
+ HS đọc đoạn theo nhóm
HS và GV đọc toản VB
+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phải trả lời câu hỏi.
HS nhắc lại
+ Một số (2 - 3) HS nêu ý kiến. Các HS khác có thể bổ sung nêu ý kiến của các bạn chưa đầy đủ hoặc có ý kiến khác.
- HS đọc nối tiếp
- HS dọc từ khó
- HS đọc câu ngắt nghỉ đúng
HS đọc đoạn
HS đọc đoạn theo nhóm.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
3. Trả lời câu hỏi
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.
a. Thân cây liệu có đặc điểm gì ?
b. Cành liệu có đặc điểm gì?
c. Vì sao nói liễu là loài cây dễ trồng?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình, Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời
a. Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai ,
b. Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió;
c. Liễu là loài cây dễ trồng và chỉ cần cắm cành xuống đất, nó có thể mọc lên cây non
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3
GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai; Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió).
- GV lưu ý HS viết hoa ở đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về tranh minh hoa và câu trả lời cho từng câu hỏi
HS đọc câu
HS quan sát và viết câu trả lời vào vở
Tiết 3 Môn: TOÁN
Bài: XEM GIỜ ĐÚNG TRÊN ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Đọc được giờ đúng trên đồng hồ.
2. Phát triển năng lực:
- Thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, quan sát tranh.
- Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 2, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cách xem đồng hồ học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi trả lời cho bài toán.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Mô hình đồng hồ, hoặc đồng hồ thật. Tranh vẽ đồng hồ đúng.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động:
- Hát bài hát: Đồng hồ báo thức
- Bài hát nói về cái gì? Đồng hồ dùng để làm gì?
- Chúng ta xem giờ để làm gì?
- Thời gian có cần thiết đối với con người không?
- GVNX, giáo dục HS biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi)
Khám phá:
- GV hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
+ Em thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc mấy giờ?
+ Bố mẹ đưa em đi học lúc mấy giờ?
+ Em tan học lúc mấy giờ?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS giới thiệu chiếc đồng hồ. Và hỏi:
+ Mặt đồng hồ có bao nhiêu số? Từ số bao nhiêu đến số bao nhiêu?
+ Trên mặt đồng hồ ngoài các số còn xuất hiện gì?
- GV nhận xét, giới thiệu về kim dài, kim ngắn: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ trong SHS (phần khám phá) và giới thiệu “Đồng hồ báo thức lúc 6 giờ.”
- GV sử dụng thêm mô hình quay đúng 6 giờ.
3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để TLCH
+ Bạn làm gì?
+ Bạn làm việc đó lúc mấy giờ?
- Gọi một số nhóm trả lời
- Yêu cầu các HS khác nghe và nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc giờ đúng trên bức tranh.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Quan sát tranh để TLCH: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc giờ đúng ở mỗi chiếc đồng hồ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung bức tranh.
- Chiếc đồng hồ bạn Mai cầm có gì đặc biệt?
- Vậy lời của Nam nói có đúng?
- Bạn Rô-bốt đã nói chiếc đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Theo em, bạn Rô-bốt nói đúng hay sai?
+ Yêu cầu HS thảo luận theo N2/1’.
+ Yêu cầu đại diện nhóm trả lời.
+ Gọi nhóm khác nhận xét.
+ GV nhận xét, kết luận:
4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn:
- Trò chơi: Quay đồng hồ nhanh và đúng.
- Cách chơi: GV đọc giờ đúng, HS lấy đồng hồ trong bộ đồ dùng để quay cho đúng giờ GV đọc.
- GV tổ chức trò chơi.
- HSNX – GV kết luận .
- NX chung giờ học - dặn dò về nhà ôn lại cách xem giờ đúng.
- Xem bài giờ sau.
- Cả lớp hát.
- Bài hát nói về cái đồng hồ. Đồng hồ dùng để xem thời gian.
- Chúng ta xem giờ để biết thời gian.
- Thời gian rất cần thiết đối với con người.
- HSNX (Đúng hoặc sai).
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Em thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc 6, (7) giờ
- Bố mẹ đưa em đi học lúc 6 giờ, (13 giờ),
- Em tan học lúc 11 giờ, (5 giờ)
- HS quan sát đồng hồ.
- Mặt đồng hồ có 12 số. Từ số 1 đến số 12
- Trên mặt đồng hồ ngoài các số còn xuất hiện các kim.
- HS lắng nghe.
-
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.docx