- HS đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có tiên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết có trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
32 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 29 - Lê Thị Kim Yến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:- Phát triển kĩ năng
- HS đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có tiên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết có trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm VB thông tin và nội dung của VB Loài chim của biển cả; nắm được nghĩa của các từ khó trong VB (sải cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống: GV nắm được kiến thức thực tế về chim hải âu và có thể thu nhập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của lê Quang Long hoặc trên Internet.
3. Phương tiện dạy học: Tranh, ảnh về chim hải âu và tranh minh họa (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ “màng”; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để tìm ra điểm khác nhau giữa chim và cá.
- Nhận xét và dẫn vào bài học Loài chim của biển cả.
2. Đọc
- Đọc mẫu toàn VB.
- Đọc câu:
+ HD HS đọc một số từ ngữ khó (loài, biển, thời tiết, ).
+ HD HS đọc những câu dài (Hải âu còn bơi rất giỏi/ nhờ chân của chú có màng, như chân vịt).
GIẢI LAO
- Đọc đoạn:
+ Chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến có màng như chân vịt, đoạn 2: phần còn lại).
+ Giải thích nghĩa các từ ngữ: sải cánh (Giải thích bằng động tác), đại dương (biển lớn), dập dềnh, bão (giải thích bằng đoạn phim); GV dùng tranh minh họa để giải thích từ màng.
+ Nhận xét.
- Đọc toàn VB:
+ Đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm đôi.
+ 2 – 3 HS trả lời: chim biết bay; chim ở trên trời; cá bơi dưới nước,
+ HS khác bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi SHS.
- Đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- Đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS khác nhận xét.
- Nghe và theo dõi.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc đoạn theo nhóm.
- 1 -2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trao đổi về bức tranh minh họa và trả lời các câu hỏi:
+ Bài đọc nói về loài chim nào?
a, Hải âu có thể bay xa như thế nào?
b, Ngoài bay xa, hải âu còn có khả năng gì?
+ Khi trời sắp có bão, hải âu làm gì?
c, Vì sao hải âu được gọi là loài chim báo bão?
- Quan sát và hướng dẫn các nhóm.
- Nhận xét.
GIẢI LAO
4. Viết vào vở các câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3
- Nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng):
a, Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông.
b, Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- Nhận xét bài của HS.
- TL nhóm quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Hải âu.
+ Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông.
+ Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi.
+ Hải âu bay thành đàn tìm nơi trú ẩn.
+ Khi trời sắp có bão, hải âu bay thành đàn tìm chỗ trú ẩn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Viết 2 câu trả lời vào vở.
TIẾNG VIỆT LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:- Phát triển kĩ năng
- HS đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có tiên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết có trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm VB thông tin và nội dung của VB Loài chim của biển cả; nắm được nghĩa của các từ khó trong VB (sải cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống: GV nắm được kiến thức thực tế về chim hải âu và có thể thu nhập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của lê Quang Long hoặc trên Internet.
3. Phương tiện dạy học: Tranh, ảnh về chim hải âu và tranh minh họa (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ “màng”; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- Kiểm tra và nhận xét bài của HS.
GIẢI LAO
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
- Giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát và nói về nội dung bức tranh, theo các từ gợi ý: hải âu, máy bay, bay, cánh.
- Lưu ý khai thác thêm ý đối với HS có khả năng tiếp thu tốt (Sức mạnh sáng tạo của con người thật to lớn, sự kì thú của thiên nhiên, )
- GV tổ chức trò chơi “Phát thanh viên nhí”. Yêu cầu một số nhóm trao đổi to cho cả lớp cùng nghe.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Thảo luận nhóm chọn từ để hoàn thiện câu:
a, Ít có loài chim nào có thể bay xa như hải âu.
b, Những con tàu lớn có thể đi qua các đại dương.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Viết câu vào vở.
- Lắng nghe.
- Chú ý theo dõi.
- Trao đổi nội dung tranh cùng các bạn trong nhóm.
- Một số nhóm thực hiện.
- Nhóm khác bổ sung.
TIẾNG VIỆT TIẾT 4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7. Nghe viết
- Đọc to đoạn văn cần nghe viết.
- Lưu ý HS:
+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ viết dễ sai chính tả: loài/ lớn.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả:
+ Đọc từng câu cho HS viết (mỗi câu đọc theo từng cụm từ, mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần). Đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ Đọc lại 1 lần đoạn văn và Y/C HS rà soát lỗi.
+ Kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
GIẢI LAO
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông
- Dùng bảng phụ HD HS thực hiện yêu cầu.
- Nêu nhiệm vụ.
- Quan sát, hướng dẫn.
- Nhận xét, tuyên dương.
9. Trao đổi: Cần làm gì để bảo vệ các loài chim?
- Tổ chức cho HS luyện nói tự do thông qua cuộc thi “Tuyên truyền viên nhí”.
- Lưu ý một số chi tiết: Không được bắn chim, bắt chim, phá tổ chim,
- Nhận xét, chốt ý.
10. Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- Nhận xét, tuyên dương, động viên HS.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Viết chính tả.
- Soát lỗi và đổi vở với bạn để kiểm tra lỗi.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi để tìm vần phù hợp
- 2-3 HS lên bảng điền vần vào ô vuông.
- Đọc to các từ: CN – ĐT.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nêu ý kiến về bài học.
- Lắng nghe.
TIẾNG VIỆT: BẢY SẮC CẦU VỒNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS Phát triển kĩ năng
- HS đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
-HS nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu quý vẻ đẹp và sự kì thú của thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Bảy sắc cầu vồng; nghĩa và cách giải thích nghĩa của những từ khó trong bài thơ (ẩn hiện, bừng tỉnh, mưa rào).
2. Kiến thức đời sống: Cầu vồng với bảy sắc đã tạo nên một ấn tượng đẹp và đi vào kí ức tuổi thơ của mỗi người với những màu rực rỡ, lung linh. Hiện tượng cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt
3. Phương tiện dạy học: Tranh minh họa về cầu vồng; một số đồ vặt mang màu của 7 sắc cầu vồng (cam, đu đủ, lá cây, ); máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động
- Yêu cầu HS nhắc lại bài trước.
- Khởi động:
+ Chiếu câu đố lên màn hình (hoặc viết lên bảng), gọi HS đọc nối tiếp.
+ Yêu cầu HS giải đố.
+ Có thể đưa thêm các câu hỏi phụ (Em đã từng thấy cầu vồng chưa? Cầu vồng xuất hiện ở đâu? Em có cảm nghĩ gì khi thấy cầu vồng?).
+ Nhận xét và giới thiệu bài thơ.
2. Đọc
- Đọc mẫu toàn bài thơ (đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp).
* Đọc câu thơ:
- HD HS luyện đọc một số từ khó (tươi thắm, màu chàm, bừng tỉnh).
- HD HS cách đọc ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
- Nhận xét.
GIẢI LAO
* Đọc khổ thơ:
- HD HS nhận biết khổ thơ.
- Giải thích nghĩa các từ ngữ: bừng tỉnh (hỏi HS, sau đó cho HS thực hiện động tác mô tả từ), mưa rào (chiếu đoạn phim)..
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đọc bài thơ:
- Yêu cầu HS đọc cả bài thơ.
- Nhận xét.
3. Tìm trong bài thơ những tiếng có vần ông, ơi, ưa
- HD HS làm việc nhóm.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị đã học được từ bài học đó.
- Đọc nối tiếp.
- Nêu đáp án giải đố.
- 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Đọc nối tiếp từng câu thơ lần 1.
- Đọc nối tiếp từng câu thơ lần 2.
- HS khác nhận xét.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Lắng nghe.
- Đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- Một số HS đọc từng đoạn thơ.
- HS khác nhận xét.
- Đọc bài thơ: CN – ĐT.
- TL nhóm đọc lại bài thơ và tìm trong bài những tiếng có vần ông, ơi, ưa.
- Đại diện nhóm trình bày (vồng, trông, trời, bơi, mưa).
- Nhóm khác nhận xét.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4. Trả lời câu hỏi
- HD HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:
a, Cầu vồng xuất hiện khi nào?
b, Cầu vồng có mấy màu, đó là những màu nào?
c, Câu thơ nào cho thấy cầu vồng xuất hiện và tan đi rất nhanh.
+ Vậy em hiểu “ẩn hiện” có nghĩa là gì?
- Nhận xét.
5. Học thuộc lòng
- Treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài thơ.
- HD HS học thuộc lòng 1 khổ thơ bất kì bằng cách xóa dần một số từ ngữ trong khổ thơ cho đến khi xóa hết.
- Nhận xét.
GIẢI LAO
6. Viết vào vở tên từng màu trong bảy màu của cầu vồng
- Yêu cầu HS nhắc lại tên của 7 màu cầu vồng.
- Yêu cầu HS đổi vở cho nhau để NX và góp ý.
- NX hoạt động của HS.
7. Củng cố
- YC HS nhắc lại nội dung đã học.
- Tóm tắt lại những ND chính.
- Tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- NX, khen ngợi, động viên HS.
- Làm việc nhóm cùng nhau trao đổi và TLCH:
a, Cầu vồng thường xuất hiện khi trời vừa mưa xong lại có nắng ngay.
b, Cầu vồng có 7 màu, là các màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
c, Câu thơ cho thấy cầu vồng xuất hiện và tan đi rất nhanh là “Cầu vồng ẩn hiện/ Rồi lại tan mau”.
- HS trả lời
- Một số HS trình bày, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bộ bài thơ.
- Nhớ và đọc thuộc lòng cả những từ ngữ bị xóa dần.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại và viết vào vở tên 7 màu của cầu vồng (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím).
- Đổi vở cho bạn bên cạnh.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại ND bài.
- Lắng nghe.
- Nêu ý kiến về bài học.
- Lắng nghe.
TIẾNG VIỆT: CHÚA TỂ RỪNG XANH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS Phát triển kĩ năng
- HS đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn.
HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn: GV nắm được đặc điểm của VB thông tin và nội dung của VB Chúa tể rừng xanh. Nắm được nghĩa và cách giải thích nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (chúa tể, vuốt).
2. Kiến thức đời sống: GV nắm được kiến thức thực tế về loài hổ. Suy nghĩ về vấn đề: Vì sao hổ rất hung dữ nhưng vẫn cần được bảo vệ?
3. Phương tiện dạy học: Tranh minh họa trong SHS (phóng to), tranh và clip về loài hổ; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng phụ,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn và khởi động
- Yêu cầu HS nhắc lại bài trước.
- Khởi động:
+ Chiếu câu đố lên màn hình (hoặc viết lên bảng), gọi HS đọc nối tiếp.
+ Yêu cầu HS giải đố.
- NX sau đó dẫn vào bài học Chúa tể rừng xanh.
- Trước khi đọc VB, GV có thể cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh họa để suy đoán một phần nội dung của VB (chú ý khai thác ý nghĩa của nhan đề Chúa tể rừng xanh.
2. Đọc
- Đọc mẫu toàn VB (nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sức mạnh của hổ,).
* Đọc câu:
- HD HS đọc một số từ ngữ khó (vuốt, đuôi, di chuyển, thường,)
- HD HS đọc những câu dài: Hổ là loài thú dữ ăn thịt,/sống trong rừng./Lông hổ thường có màu vàng,/ pha những vằn đen.
GIẢI LAO
* Đọc đoạn:
- Chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến khỏe và hung dữ, đoạn 2: phần còn lại).
- Giải thích nghĩa của các từ ngữ: chúa tể, vuốt.
- HD HS đọc đoạn theo nhóm.
- Nhận xét.
* Đọc toàn VB:
- Yêu cầu HS đọc toàn VB.
- Đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần TLCH.
- Nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị đã học được từ bài học đó.
- Đọc câu đố.
- Suy nghĩ giải đố.
- 2 -3 HS trả lời đáp án. HS khác bổ sung nếu có đáp án khác.
- Lắng nghe.
- Nghe và theo dõi.
- Đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- Đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- Theo dõi.
- Đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt).
- Đọc đoạn theo nhóm.
- 1 -2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Trả lời câu hỏi
- HD HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a, Hổ ăn gì và sống ở đâu?
b, Đuôi hổ như thế nào?
c, Hổ có những khả năng gì đặc biệt?
+ Vì sao hổ được xem là chúa tể rừng xanh?
- Đọc từng câu hỏi.
- Nhận xét.
GIẢI LAO
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3
- Nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b.
- HD HS viết câu trả lời vào vở.
- Kiểm tra và nhận xét bài của HS.
- TL nhóm và trả lời câu hỏi:
a, Hổ ăn thịt và sống trong rừng.
b, Đuôi hổ dài và cứng như roi sắt.
c, Hổ có thể nhảy rất xa, di chuyển nhanh và săn mồi rất giỏi,
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác NX, bổ sung.
- Theo dõi.
- Viết câu trả lời vào vở.
- Lắng nghe.
TIẾNG VIỆT: CHÚA TỂ RỪNG XANH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS Phát triển kĩ năng
- HS đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- HS viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn.
HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
3. Phương tiện dạy học: Tranh minh họa trong SHS (phóng to), tranh và clip về loài hổ; máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng phụ,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- HD HS làm việc nhóm, giao NV: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện câu.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Chốt đáp án đúng và Y/C HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- Kiểm tra và NX bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
- Giới thiệu tranh, HD HS quan sát tranh qua các câu hỏi gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+ Điểm khác nhau giữa hổ và chó?
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, QS tranh và trao đổi nội dung tranh theo các từ ngữ gợi ý.
- Gọi một số HS trình bày kết quả thông qua trò chơi “Em kể”.
- Nhận xét, tuyên dương.
- TL nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu:
a, Gấu, khỉ, hổ, báo đều sống trong rừng.
b, Trong đêm tối, hổ vẫn có thể nhìn rõ mọi vật.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX và bổ sung.
- Viết câu vào vở.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh và trả lời:
+ Tranh vẽ hổ và chó.
+ Hổ sống trong rùng, chó sống trong nhà.
- Làm việc nhóm trao đổi nội dung tranh với các bạn cùng nhóm.
- Một số HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe.
TIẾT 4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7. Nghe viết
- Đọc to đoạn văn cần nghe viết.
- DH HS viết chính tả:
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả: loài, được.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả:
+ Đọc từng câu, mỗi câu đọc theo từng cụm từ. Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần .
+ Đọc lại 1 lần đoạn văn.
+ Kiểm tra và NX một số bài của HS.
GIẢI LAO
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Chúa tể rừng xanh từ ngữ có tiếng chứa vần ăt, ăc, oai, oay
- Nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có trong hoặc ngoài bài.
- Viết lên bảng từ ngữ HS vừa tìm được.
- Nhận xét, tuyên dương.
9. Thông tin nào phù hợp với hổ, thông tin nào phù hợp với mèo?
- Yêu cầu HS đọc to các từ ngữ trong bảng.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 (nhóm số lẻ chọn thông tin phù hợp với hổ, nhóm số chẵn chọn thông tin phù hợp với mèo).
- Nêu câu hỏi gợi ý: Hổ/ mèo sống ở đâu? Hổ/ mèo thường hay làm gì? Hổ/ mèo có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS trình bày.
- Chốt kết quả đúng. HD HS làm vào vở.
10. Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại ND bài.
- Tóm tắt lại những ND chính.
- Tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS.
- NX, khen ngợi, động viên HS.
- Lắng nghe.
- HS viết bảng con
- Nghe và thực hiện.
- Nghe viết chính tả.
- Rà soát lỗi.
- Làm việc nhóm đôi tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ăt, ăc, oai, oay: loài, sắc, mắt, loay hoay,
- Nêu những từ vừa tìm được.
- 2-3 HS đánh vần, đọc trơn.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 2-3 HS đọc.
- Thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chọn thông tin phù hợp (Hổ: Sống trong rừng; To lớn; Thường săn bắt hươu, nai; Không leo trèo giỏi; Hung dữ. Mèo: Sống trong nhà; nhỏ bé; Thường bắt chuột; Leo trèo giỏi; Dễ thương, dễ gần.
- Đại diện trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và làm vào vở.
- Nhắc lại ND bài.
- Nêu ý kiến về bài học.
TOÁN: BÀI 33 LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 1),tr 64, 65
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thực hiện,tính, tính nhẩm phép trừ ,cộng số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Đọc hiểu và tự nêu được các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
- Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số có hai chữ số cho số có hai chữ số, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống)
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồdùngdạy - học:
GV: Thước kẻ để vẽ hình biểu diễn khoảng cách các quả cầu.HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Nhanh như chớp nhí- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình
50 – 30 = 64 – 40 =
25 + 21 = 12 + 32 =
62 +13 = 30 – 10 =
- GVnhận xét.
2. Hoạt động 2:
- GV giới thiệu bài, ghi đề.
3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập
* Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu
a) - GV hỏi HS cách đặt tính.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.
- GV sửa bài nhận xét
b) Tính nhẩm
- GV hướng dẫn HS bài đầu tiên
- GV quan sát lớp và chấm bài một số HS.
- GV sửa bài và nhận xét.
* Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu
H: Trong bài 2 có bao nhiêu bạn nhỏ?
-Khoảng cách từ điểm đầu tiên đến nơi quả cầu mà bạn Mai đá được là bao nhiêu bước chân?
Bạn Việt và bạn Robot đá cầu xa hơn hay gần hơn so với bạn Mai?
Muốn biết bạn Việt và bạn Robot đá cầu được bao nhiêu bước chân phải làm sao?
- GV sửa bài và nhận xét.
* Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm
- GV yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.
-GV quan sát và chấm một số bài của HS.
-GV sửa bài và nhận xét.
* Bài 4:Gọi HS nêu yêu cầu
H: Anh Khoai xếp nhầm hai đốt tre nào?
-GV nói: Để biết anh Khoai xếp nhầm hai đốt tre nào các em có thể đổi chỗ 2 đốt tre bất kì và thực hiện phép tính xem đã đúng chưa. Nếu chưa đúng thì đổi lại vị trí hai đốt tre vừa đặt làm lại. Thử cho đến khi có kết quả đúng.
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- GV sửa bài và nhận xét
4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
* Trò chơi: Bắn tên
- GV nêu luật chơi: đọc phép tính có kq là 50
- GV tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS
- Xem bài giờ sau.
Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
- HS nhận xét (Đúnghoặcsai).
-HS đọc đề.
- Tính
HS trả lời
- 4 HS lên bảng , lớp làm bảng con.
- HS lắng nghe và sửa bài.
-HS lắng nghe.
- HS làm vào phiếu bài tập.
- HS lắng nghe và sửa bài.
HS nêu yêu cầu của bài
- 3 bạn: Mai, Việt và Robot.
10 bước chân.
- Xa hơn bạn Mai.
- HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu?
- HS lắng nghe.
- HS làm vào phiếu bài tập
-HS trình bày – lớp nhận xét
HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nếu yêu cầu
-Hai đốt tre cuối.
-HS thảo luận nhóm 4. Đổi vị trí 2 đốt tre cuối cùng (52 thành 25)
- HS trình bày ý kiến.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS tham gia chơi.
-HS lắng ng
TOÁN: BÀI 33 LUYỆN TẬP CHUNG ( TIẾT 2, TRANG 66, 67)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
- Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 3,5 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Các mảnh ghép cho bài 2, bài giảng điện tử, phiếu bài tập HS: Bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình. 20 + 30 = ... 20 + 5 = ....
90 – 20 = ... 64 - 24 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Trò chơi: Rung chuông vàng
- Gv yêu cầu học sinh đặt tính vào bảng con. Mỗi phép tính trong thời gian 30 giây. Trong thời gian này bạn nào đặt tính đúng và thực hiện đúng kết quả thì chiến thắng. GV tuyên dương
Bài 2: Số?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện nhẩm hoặc viết phép tính vào vở nháp sau đó điền vào chỗ chấm (phiếu học tập)
- GV yêu cầu hs lên bảng chia sẻ.
+ Em quan sát lại kết quả của hai phép tính trên xem có gì giống nhau?
+ Em quan sát lại kết quả của hai phép tính trên xem có gì khác nhau?
- GVKL: Như vậy xuất phát từ số 37 dù ta cộng 12 trước hay trừ 23 trước thì kết quả cuối cùng vẫn không thay đổi.
Bài 3: Tiếp sức đồng đội
- Gv gợi ý hs: Số nào cộng với 2 bằng 6?
- Gv yêu cầu học sinh nhẩm tr
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_29_le_thi_kim_yen.doc