1. Kiến thức.
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng
Theo thứ tự từ trái sang phải).
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh. (HĐ luyện tập)
57 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 10
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020
Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10. T4
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng
Theo thứ tự từ trái sang phải).
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh. (HĐ luyện tập)
2 . Năng lực:
NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, NL GQVĐ toán học.
3.Phẩm chất:
- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động
Ổn định tổ chức
Yêu cầu làm bảng con
Gv nhận xét
Giới thiệu bài
Hát
6 + 1 = 7
8 + 2 = 10
2/ Khám phá: Số 0 trong phép cộng
GV cho HS quan sát hình trong SGK, nêu bài toán rồi trả lời:
a)? Đĩa thứ nhất có 4 quả cam, đĩa thứ hai có 0 quả cam. Hỏi cả hai đĩa có mấy quả cam?
- GV viết phép tính lên bảng 4 + 0 = 4
- Yêu cầu HS đọc phép tính.
b) GV hướng dẫn tương tự như câu a
- GV nêu phép cộng 0 + 2 = 2
GV: Một số cộng với 0 bằng chính số đó
HS quan sát
HS trả lời
Có 4 quả cam
HS đọc phép tính
4 + 0 = 4
HS nhắc lại
3/ Hoạt động:
*Bài 1: Tính nhẩm
* NL tư duy và lập luận toán học
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tính nhẩm
- GV cùng HS nhận xét
- Yêu cầu HS đọc lại từng phép tính
Gv củng cố : Một số cộng với 0, 0 cộng với một số.
HS tính nhẩm
Hs làm vào vở
HS nhận xét
*Bài 2: Số ?
* NL GQVĐ toán học
- GV nêu yêu cầu bài tập
- HD HS thực hiện phép cộng
- HS thực hiện – GV cùng HS nhận xét
HS thực hiện phép cộng
HS nhận xét
*Bài 3:
* NL giao tiếp toán học
-GV nêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát hình vẽ, nêu tình huống bài toán tương ứng
-Yêu cầu HS tìm số thích hợp
_ GV cùng HS nhận xét
HS quan sát tranh, nêu tình huống
Hs tìm số thích hợp
HS nhận xét
*Bài 4: Tìm chuồng cho thỏ
- GV nêu yêu cầu bài tập
-Yêu cầu HS dùng que tính để tính tìm kết quả
- Yêu cầu HS tìm ngôi nhà ứng với phép tính đó
- GV cùng HS nhận xét
HS dùng que tính để tính
HS nối kết quả
Nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
ÂM NHẠC
.
Tiếng Việt
BÀI: ui ưi
I. Mục tiêu.
Qua bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
*Năng lực:
- Đọc: Nhận biết và đọc đúng các vần ui, ưi ; các tiếng, các từ, câu có tiếng chứa vần ui, ưi .
- Viết: Viết đúng, viết đẹp các vần ui, ưi ; các tiếng, các từ có chứa các vần ui, ưi.
- Nói: Phát triển vốn từ ngữ dựa vào các từ ngữ chứa các vần ui, ưi có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói lời xin phép theo tình huống được gợi ý trong tranh: xin phép bố mẹ hoặc ông bà được ra ngoài đi chơi với bạn bè (đá bóng).
- Phát triển kỹ năng quan sát và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua bức tranh vẽ vùng núi cao với phong cảnh và con người nơi đây.
*Phẩm chất
- Qua đó góp phần hình thành phẩm chất, yêu nước, nhân ái, trung thực( -Cảm nhận được vẻ đẹp vùng núi cao của đất nước., tình yêu quê hương đất nước)
II. Đồ dùng dạy học.
GV- SGK, Tranh vẽ : Bà gửi cho Hà túi kẹo.. Tranh vẽ minh họa đoạn văn : Lan gửi...quê lan., tranh vẽ dãy núi, bụi cỏ, gửi thư (hoặc nghĩa các từ : dãy núi, bụi cỏ, gửi thư ). Tranh vẽ vể chủ đề: Xin phép
- Máy tính, màn hình ti vi.
HS: - Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng con, phấn, bộ chữ ghép...
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Khởi động.
Gọi 2 HS đọc lại bài hôm trước: Ôn tập và kể chuyện
Gọi HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết
-Mục tiêu: Nhận biết các tiếng có vần ui, ưi
-Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức: quan sát, đọc đồng thanh, thảo luận nhóm đôi.
Cho HS quan sát bức tranh vẽ Hà có túi kẹo, thảo luận, trao đổi với bạn bên cạnh về bức tranh.
- Tranh vẽ gì?
GV: Thống nhất rút ra câu.
-GV đọc câu thuyết minh dưới tranh:
Bà gửi cho Hà túi kẹo.
-GV gọi học sinh đọc
- Em hãy chỉ tiếng có vần ui,?
- Em chỉ tiếng có vần ưi?
GV: Trong câu các em vừa đọc có tiếng chứa vần mới . Tiếng Việt hôm nay các em sẽ học bài: ui, ưi
GV ghi tên bài: Bài: ui ưi
Hoạt động 2: Đọc
Mục tiêu: Đọc đúng các vần ui, ưi
, các tiếng , các từ chứa vần ui, ưi có trong bài.
-Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức: quan sát; đọc cá nhân đọc đồng thanh.
a/ Đọc vần
GV đọc trơn các vần ui, ưi
Hỏi: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của vần ui, ưi
GV đánh vần mẫu ui, ưi (u-i-ui; ư-i-ưi)
- Gọi học sinh đánh vần
GV đọc trơn các vần
GV gọi hs đọc trơn các vần
GV cho hs lấy bảng gài ghép vần ưi
Hỏi: Muốn ghép cho nhanh vần ui thì ta chỉ việc tháo âm nào ra?
Yêu cầu HS đọc trơn các vần
b/Đọc tiếng
-Đọc tiếng mẫu: GV giới thiệu mô hình tiếng túi
H: Có vần ui muốn có tiếng túi ta phải thêm âm gì, thanh gì?
- GV giới thiệu mô hình tiếng túi
t
ui
túi
- GV: Trong tiếng túi âm nào đứng trước, vần nào đứng sau, thanh sắc đăth ở đâu?
- GV đánh vần: tờ-ui-tui-sắc-túi
- GV đọc trơn : túi
- Đọc tiếng trong SHS
- GV đưa các tiếng trong SHS, mỗi HS đánh vần và đọc trơn một tiếng.: bùi, mũi, sủi, cửi, gửi, ngửi
Mở rộng: (tổ chức trò chơi Ai đúng ai nhanh)
- HS tim tiếng có vân ui, ưi ghép bảng cài.
GV gọi HS đánh vần và đọc trơn các tiếng vừa tìm được.
GV nhận xét tuyên dương những em tìm đúng.
Giải lao giữa tiết
c/ Đọc từ ngữ
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận biết hình ảnh trong tranh.
Gv lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: dãy núi, bụi cỏ, gửi thư
- Trong tranh vẽ gì?
- Tìm tiếng có chứa vần ui?
GV cho hs phân tích tiếng núi. Đánh vần, đọc trơn tiếng núi
- Giáo viên giả nghĩ từ kết hợp giáo dục học sinh.
Tương tự các từ : bụi cỏ, gửi thư
d/ Đọc lại các tiếng các từ
Cho hs đọc lại các tiếng các từ
e/ Viết bảng con
Mục tiêu: Viết đúng các vần ui, ưi ; các từ thổi còi, đồ chơi vào bảng con.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: quan sát, viết, cá nhân.
GV đưa mẫu chữ các vần : ui, ưi
Em hãy nêu độ cao, độ rộng các con
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình cách viết các vần ui, ưi
Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét chung.
- Hs quan sát từ dãy núi, gửi thư
- GV nêu cấu tạo từng chữ
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình cách viết .
-Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét chung.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Viết vở
Mục tiêu: Viết đúng các vần ui, ưi ; từ dãy núi, gửi thư trong vở tập viết.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: quan sát, viết, cá nhân.
- Gọi học sinh đọc bài viết
GV nhắc lại các tư thế ngồi viết cho HS.
Cho Hs viết vào vở tập viết các vần ui, ưi tiếng từ dãy núi, gửi thư trong vở tập viết
- Gv cho HS quan sát cách trình bày bài viết trong vở.
GV uốn nắn và giúp đỡ các em viết yếu.
GV thu bài nhận xét bài viết của HS
GV nhận xét và sửa bài một số HS.
Hoạt động 4: Đọc đoạn)
Mục tiêu: Đọc rõ ràng các tiếng trong đoạn văn, hiểu và có thể trả lời được các câu hỏi trong đoạn văn.
Phương pháp, kĩ thuật , hình thức: quan sát; đọc (đọc thầm, đọc đồng thanh), nói; cá nhân
- GV đọc mẫu đoạn văn:
Lan gửi...quê Lan
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tìm các tiếng có vần hôm nay học trong đoạn văn ?
- Đoạn văn có mấy câu?
Cho HS đọc nối tiếp câu (cá nhân).
Cho HS đọc cả đoạn văn (cá nhân, đồng thanh).
HS, gv nhận xét học sinh đọc.
- Tranh vẽ gì?
- Lan gửi thư cho ai? Nơi nào?
- Dưới ven đồi có gì?
- Trong tranh còn có gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nếu sát ý nội dung đoạn văn, kết hợp giáo dục học sinh.
Hoạt động 5: Nói theo tranh
Mục tiêu: Nhận biết về việc làm của mình .
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: quan sát tranh; nghe, nói; cá nhân, nhóm.
- Cho HS quan sát tranh SHS
- Các em thấy những gì trong tranh?
- Muốn đi đá bóng với bạn, Nam xin phép mẹ như thế nào?
- Còn em, muốn đi chơi với bạn, em nói thế nào với ông bà, bố mẹ?.
- GV có thể mở rộng gìúp HS có ý thức về việc xin phép người lớn khi đi đâu đó hoặc làm một việc gì đó trong những tình huống cụ thể.
3. Củng cố:
- Bài học vừa rồi chúng ta học vần gì?
- Hs đọc bài ở sách giáo khoa
*Học sinh chia sẻ tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài đã học; tìm thêm từ ngữ chứa vần ui, ưi, thực hành giao tiếp ở nhà. Xem trước Bài 42: ao eo
- GV nhận xét tiết học.
mũm mĩn, mái ngói, cây cối.
Nhím con ra bãi cỏ tìm cái ăn.
-HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi.
- Hà có túi kẹo.
- Hs đọc : Bà gửi cho Hà túi kẹo: Cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp.
- HS lần lượt lên chỉ các tiếng có vần: Gửi, túi
-HS quan sát ,nghe
- Hs nêu: đều có chung âm i đứng cuối vần, khác nhau âm u, ư đầu vần
HS đánh vần cá nhân, đồng thanh: u-i-ui; ư-i-ưi
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm, đồng thanh: ui, ưi.
-HS ghép vần ưi
Vần ui , tháo âm ư ra giữ nguyên âm i , - HS thực hành tháo và ghép vần còn lại.
-HS đọc đồng thanh các vần: ui, ưi
- HS: Thêm âm t thanh sắc .
- Trong tiếng túi âm t đứng trước, vần ui đứng sau, thanh sắc đặt trên đầu âm u.
- HS đánh vần:tờ-ui-tui-sắc-túi : cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp. .
- Hs đọc trơn: túi
- HS nối tiếp nhau đánh vần và đọc trơn: bùi, múi, sủi, cửi, gửi, ngửi: cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp. .
- HS thi đua tìm và ghép vào bảng cài.
Ca múa hát, trò chơi
- HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh, nhận biết hình ảnh trong tranh, đánh vần và đọc các tiếng: có vần ui, ưi đánh vần và đọc trơn
- Vẽ dãy núi
- Tiếng núi chứa vần ui
Đánh vần: nờ-ui-nui-sắc núi
Đọc trơn : núi
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- HS quan sát chữ mẫu
-HS: u, ư, i cao 2 li, ....
-HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết vào bảng con các vần: ui, ưi
- HS nhận xét bài viết bảng của bạn.
- HS quan sát chữ mẫu
-HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết vào bảng con từ: dãy núi, gửi thư
- HS nhận xét bài viết bảng của bạn.
Múa, hát, trò chơi
-Học sinh nghe
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS nêu và đọc các tiếng vừa tìm: gửi, núi.
- Đoạn văn có 4 câu.
- HS đọc nối tiếp câu cá nhân, dãy, đồng thanh cả lớp.
- HS đọc cả đoạn cá nhân, dãy, đồng thanh cả lớp.
- Cảnh núi, đồi
- Gửi cho Hà ở quê
- Nhà sàn
- Có chim bay lượn,...
- HS nghe.
- HS quan sát tranh
- Nam xin phép: Mẹ ơi cho con đi đá bóng với bạn nhé.
- HS tự liên hệ.
- ui, ưi
- 2 em đọc.
.
LUYỆN TOÁN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (TIẾT 4)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố hình thành:
1. Kiến thức:
-Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm.
- Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép cộng với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó. Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tinh
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
2. Phát triển năng lực
- Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng để HS có cơ hội phát huy năng lực giải quyết vấn đề.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán để HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 1 số đồ vật phục vụ cho trò chơi.
- HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút, bút màu
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KHỞI ĐỘNG
- Cho cả lớp hát bài:
- GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau củng cố lại cách thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 10 và cách cộng một số với 0 qua bài học hôm nay.
- Ghi bảng
- HS hát.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tựa bài.
LUYỆN TẬP
Bài 1: nối (theo mẫu) (Vở BT/ 56)
- GV nêu yêu cầu
- GV đưa tranh mẫu cô hỏi:
+ Chậu thứ nhất có mấy con cá?
+ Chậu thứ 2 có mấy con cá?
+ Cả hai chậu có mấy con cá?
+ Thể hiện thành phép tính?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS làm bài các bài còn lại vào vở BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/KT.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương.
-GV nhắc lại: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 cộng với số nào bằng chính số đó.
Bài 2: Số (Vở BT/ 57)
- GV nêu yêu cầu
- Trò chơi bắn tên
-HS thứ nhất đứng lên đọc phép tính đầu tiên. Nếu đúng, cả lớp sẻ vỗ tau. Sau đó HS đó hô “Bắn tên, bắn tên”. Cả lớp hô to “tên ai, tên ai..”. HS sẻ chỉ tên bạn bất kì để đứng lên đọc phép tính tiếp theo. Nếu đúng thì được phép gọi bạn khác, sai thì bạn khác trả lời phép tính đó. chơi như vậy cho đến hết phép tính.
-GV tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Số (Vở BT/ 57)
-GV đọc đề.
a, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Ô bên trái điền số mấy?
+ Ô bên phải điền số mấy?
+ Ô phía trên số mấy?
+ Vậy 7 + 0 = ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chậm/ KT.
Bài 4: Trò chơi: “Em là họa sĩ”
- Luật chơi: Tô màu đỏ vào ô ghi phép tính có kết quả bằng 5, màu vàng vào ô ghi phép tính có kết quả bằng 6, màu nâu vào ô ghi phép tính có kết quả bằng 7. Sau 2 phút nhóm nào tô xong nhanh nhất, đẹp nhất sẻ
giành chiến thắng.
- GV chia nhóm 3, phát tranh photo sẵn.
-Tổng kết trò chơi.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu
- Có 0 con cá.
- Có 7 con cá
- Có 7 con cá.
- 0 + 7 = 7
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS làm vào vở BT
- Có 2 con gà và 5 con gà.
Phép tính: 2 + 5 = 7
- Có 3 con cá và 0 con cá.
Phép tính: 3 + 0 = 3
- Có 1 con vịt và 6 con vịt.
Phép tính: 1 + 6 = 7
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe luật chơi.
-HS chơi.
-HS lắng nghe.
- Số 7
-Số 0
-Số 7
- 7 + 0 = 7
- HS thảo luận nhóm đôi điền kết quả vài vở.
-HS lắng nghe luật chơi.
-HS nhận tranh. Bắt đầu chơi.
-HS lắng nghe.
CỦNG CỐ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Tuyên dương các học sinh tích cực. Nhắc nhở, động viên các HS khác tham gia hoạt động học tích cực hơn.
+ Dặn dò: Về nhà ôn các phép tính cộng trong phạm vi 10
- Lắng nghe, ghi nhớ.
..
Luyện Tiếng Việt
Bài 41: ui, ưi
MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần ui, ưi; đọc đúng các tiếng có chứa vần ui, ưi.
- Viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa vần ui, ưi. Biết ghép các từ có chứa vần ui, ưi với các bức tranh tương ứng.
- Phát triển kỹ năng quan sát tranh.
- HS yêu thích môn học.
CHUẨN BỊ:
GV: Tranh, ảnh (T38)
HS: VBT, bảng con
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động( 7’)
1. Luyện đọc.
*Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng.
2. Luyện viết.
Gvđọc cho hs viết 1 số từ vào bảng con
3. Làm bài tập Tiếng Việt
Hs đọc.
Hs viết bảng con.
Luyện tập ( 25’)
GV yêu cầu HS mở VBT Tiếng Việt 1
Bài 1(T38)
GV đọc yêu cầu
GV hướng dẫn mẫu cho HS: khoanh vào tiếng có vần iu / ưu
GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2(T38)
GV đọc yêu cầu
GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nối cho phù hợp.
GV gợi ý: Em thấy gì ở các tranh?
GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3(T38)
GV đọc yêu cầu
GV cho HS quan sát các bức tranh,
HS làm việc cá nhân
GV nhận xét HS, tuyên dương.
Bài 1:
HS lắng nghe và thực hiện
HS khoanh.
HS nêu các tiếng đã khoanh theo từng vần.
HS nhận xét bài bạn
Bài 2:
HS lắng nghe và thực hiện
HS đọc các từ
- Quan sát tranh: Cái túi, gửi thư, vui chơi, bó củi.
- HS nối
- HS nhận xét bài bạn
Bài 3
HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung bức tranh: múi cam, bụi cây, tầm gửi.
- HS điền vần còn thiếu vào chỗ chấm
- HS nêu từ hoàn chỉnh
- HS nhận xét bạn.
Vận dụng (3’)
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc, viết lại ui, ưi, dãy núi, gửi thư.
- Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện các BT chưa hoàn thành vào VBT, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HS lắng nghe và thực hiện
************************************
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020
TOÁN
Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10. T5
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng
Theo thứ tự từ trái sang phải).
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh. (HĐ luyện tập)
2 . Năng lực:
NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, NL GQVĐ toán học, NL mô hình hóa toán học
3.Phẩm chất:
- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài
Hs làm bảng con.
1 + 6 = 7
2/Hoạt động: Luyện tập
*Bài 1: Số ?
* NL GQVĐ toán học
-GV nêu yêu cầu bài tập
-Hướng dẫn HS “mô tả nội dung” từng hình rồi tìm kết quả của phép tính. a) 6 quả cam vàng và 2 quả cam xanh là 8 quả cam (6 + 2 = 8, 2 + 6 = 8).
-GV cho HS nhận xét kết quả của hai phép cộng đó: 6 + 2 và 2 + 6 cùng có kết quả bằng 8 để nhận ra 6 + 2 = 2 + 6
- GV cùng HS nhận xét
HS theo dõi
HS thực hiện
6 + 2 = 8, 2 + 6 = 8.
HS nhận xét
*Bài 2:Tính nhẩm
* NL tư duy và lập luận toán học
-GV nêu yêu cầu bài tập
- GV có thể hướng dẫn HS làm theo từng cột và tìm kết quả phép tính thứ nhất dựa vào “đếm thêm” rồi suy ra kết quả phép tính thứ hai trong cùng cột.
- Yêu cầu Hs nêu lần lượt các phép tính cộng
- GV cùng HS nhận xét
HS theo dõi
Hs nêu
Hs nhận xét
*Bài 3: Số ?
NL giao tiếp toán học
-GV nêu yêu cầu bài tập
-GV hướng dẫn HS tìm ra kết quả của từng phép tính dựa vào “đếm thêm” hoặc phép cộng đã biết.
- HS thực hiện
- Gv cùng Hs nhận xét
HS theo dõi
Hs thực hiện
HS nhận xét
*Bài 4: Số ?
* NL mô hình hóa toán học
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV ? Có 4 con bướm đang đậu và 4 con bướm bay tới . Hỏi có mấy con bướm?
- HD HS thực hiện phép tính cộng.
GV hướng dẫn tương tự với câu b)
-HS thực hiện
-GV cùng Hs nhận xét
HS trả lời
HS thực hiện
HS nhận xét
*Trò chơi
-GV nêu giải thích nội dung trò chơi
- HD HS nêu cách chơi
- GV tổ chức chơi theo từng nhóm
-GV cùng HS giám sát và đánh giá
_ GV đánh giá chung, nhận xét
3. Củng cố:
Gv củng cố nd, nhận xét tiết học.
HS lắng nghe
HS chơi theo nhóm
NHận xét
...............................................................
THỂ DỤC
.......................................................
ANH VĂN (2 T)
........................................................
Tiếng Việt
BÀI: ao eo
I. Mục tiêu.
Qua bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
*Năng lực:
- Đọc: Nhận biết và đọc đúng các vần ao, eo ; các tiếng, các từ, câu có tiếng chứa vần ao, eo .
- Viết: Viết đúng, viết đẹp các vần ao, eo ; các tiếng, các từ có chứa các vần ao, eo
- Nói: Phát triển vốn từ ngữ dựa vào các từ ngữ chứa các vần ao, eo có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ Em chăm chỉ (bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang đọc truyện, làm bài,... được ví như chú chim ri đang miệt mài đan tổ).
*Phẩm chất
- Qua đó góp phần hình thành phẩm chất, yêu nước, nhân ái, chăm chỉ(Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua phong cảnh ao nước mùa thu, cảnh sinh hoạt của những chú chim , chăm chỉ chịu khó trong mọi công việc)
II. Đồ dùng dạy học.
GV- SGK, Tranh vẽ : Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Tranh vẽ minh họa đoạn văn : Trên cây...làm tổ.; tranh vẽ ngôi sao. quả táo, cái kẹo, ao bèo (hoặc nghĩa các từ : ngôi sao. quả táo, cái kẹo, ao bèo ). Tranh vẽ vể chủ đề: Em chăm chỉ.
- Máy tính, màn hình ti vi.
HS: - Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng con, phấn, bộ chữ ghép...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
Gọi 2 HS đọc lại bài hôm trước: ui ưi
Gọi HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết
-Mục tiêu: Nhận biết các tiếng có vần ao, eo
-Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức: quan sát, đọc đồng thanh, thảo luận nhóm đôi.
Cho HS quan sát bức tranh vẽ cái ao, thảo luận, trao đổi với bạn bên cạnh về bức tranh.
- Tranh vẽ gì?
GV: Thống nhất rút ra câu.
-GV đọc câu thuyết minh dưới tranh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
-GV gọi học sinh đọc
- Em hãy chỉ tiếng có vần ao,?
- Em chỉ tiếng có vần eo?
GV: Trong câu các em vừa đọc có tiếng chứa vần mới . Tiếng Việt hôm nay các em sẽ học bài: ao, eo
GV ghi tên bài: Bài: ao, eo
Hoạt động 2: Đọc
Mục tiêu: Đọc đúng các vần ao, eo, các tiếng , các từ chứa vần ao, eo có trong bài.
-Phương pháp, kĩ thuật , hình thức tổ chức: quan sát; đọc cá nhân đọc đồng thanh.
a/ Đọc vần
GV đọc trơn các vần ao, eo
Hỏi: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của vần ao, eo
GV đánh vần mẫu ao, eo (a-o-ao; e-o-eo)
- Gọi học sinh đánh vần
GV đọc trơn các vần
GV gọi hs đọc trơn các vần
GV cho hs lấy bảng gài ghép vần ao
Hỏi: Muốn ghép cho nhanh vần eo thì ta chỉ việc tháo âm nào ra?
Yêu cầu HS đọc trơn các vần
b/Đọc tiếng
-Đọc tiếng mẫu: GV giới thiệu mô hình tiếng lẽo
H: Có vần eo muốn có tiếng lẽo ta phải thêm âm gì, thanh gì?
- GV giới thiệu mô hình tiếng lẽo
l
eo
lẽo
- GV: Trong tiếng lẽo âm nào đứng trước, vần nào đứng sau, thanh ngã đặt ở đâu?
- GV đánh vần: lờ-eo-leo-ngã-lẽo
- GV đọc trơn : lẽo
- Đọc tiếng trong SHS
- GV đưa các tiếng trong SHS, mỗi HS đánh vần và đọc trơn một tiếng: chào, dao, sáo, dẻo, đẽo, kẹo
Mở rộng: (tổ chức trò chơi Ai đúng ai nhanh)
- HS tim tiếng có vần ao, eo ghép bảng cài.
GV gọi HS đánh vần và đọc trơn các tiếng vừa tìm được.
GV nhận xét tuyên dương những em tìm đúng.
Giải lao giữa tiết
c/ Đọc từ ngữ
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận biết hình ảnh trong tranh.
Gv lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: ngôi sao. quả táo, cái kẹo, ao bèo
- Trong tranh vẽ gì?
- Tìm tiếng có chứa vần ao?
GV cho hs phân tích tiếng voi. Đánh vần, đọc trơn tiếng sao
- Giáo viên giả nghĩ từ kết hợp giáo dục học sinh.
Tương tự các từ : quả táo, cái kẹo, ao bèo
d/ Đọc lại các tiếng các từ
Cho hs đọc lại các tiếng các từ
e/ Viết bảng con
Mục tiêu: Viết đúng các vần ao, eo; các từ ngôi sao, ao bèo vào bảng con.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: quan sát, viết, cá nhân.
GV đưa mẫu chữ các vần : ao, eo
Em hãy nêu độ cao, độ rộng các con
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình cách viết các vần ao, eo
Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét chung.
- Hs quan sát từ dãy ngôi sao, ao bèo
- GV nêu cấu tạo từng chữ
- GV viết mẫu vừa viết vừa nêu quy trình cách viết .
-Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét chung.
- GV nhận xét chung.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Viết vở
Mục tiêu: Viết đúng các vần ao, eo ; từ ngôi sao, ao bèo trong vở tập viết.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: quan sát, viết, cá nhân.
- Gọi học sinh đọc bài viết
GV nhắc lại các tư thế ngồi viết cho HS.
Cho Hs viết vào vở tập viết các vần ao, eotiếng từ ngữ ngôi sao, ao bèo
trong vở tập viết
- Gv cho HS quan sát cách trình bày bài viết trong vở.
GV uốn nắn và giúp đỡ các em viết yếu.
GV thu bài nhận xét bài viết của HS
GV nhận xét và sửa bài một số HS.
Hoạt động 4: Đọc đoạn)
Mục tiêu: Đọc rõ ràng các tiếng trong đoạn văn, hiểu và có thể trả lời được các câu hỏi trong đoạn văn.
Phương pháp, kĩ thuật , hình thức: quan sát; đọc (đọc thầm, đọc đồng thanh), nói; cá nhân
- GV đọc mẫu đoạn văn:
Trên cây...làm tổ.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Tìm các tiếng có vần hôm nay học trong đoạn văn ?
- Đoạn văn có mấy câu?
Cho HS đọc nối tiếp câu (cá nhân).
Cho HS đọc cả đoạn văn (cá nhân, đồng thanh).
HS, gv nhận xét học sinh đọc.
Đàn chào mào làm gì?
Mấy chú sáo đen làm gì?
Chú chim ri làm gì?
Em thích chú chim nào? Vì sao?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nếu sát ý nội dung đoạn văn, kết hợp giáo dục học sinh.
Hoạt động 5: Nói theo tranh
Mục tiêu: Nhận biết về việc làm của bạn rất chăm chỉ
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: quan sát tranh; nghe, nói; cá nhân, nhóm.
- Cho HS quan sát tranh SHS
- Bạn Nam trong tranh đang chăm chỉ làm gì?
- Các em có chăm chỉ không?
- GV có thể mở rộng gìúp HS có ý thức chăm chỉ, cần cù học tập.
3. Củng cố:
- Bài học vừa rồi chúng ta học vần gì?
- Hs đọc bài ở sách giáo khoa
*Học sinh chia sẻ tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài đã học; tìm thêm từ ngữ chứa vần ao, eo, thực hành giao tiếp ở nhà. Xem trước Bài 43:au âu êu
- GV nhận xét tiết học.
đồi núi, gửi thư, túi vải
Lan gửi thư cho Hà kể về quê Lan.
-HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi.
- Cái ao.
- Hs đọc : Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.: Cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp.
- HS lần lượt lên chỉ các tiếng có vần: ao, lẽo, veo
-HS quan sát ,nghe
- Hs nêu: đều có chung âm o đứng cuối vần, khác nhau âm a,e đầu vần
HS đánh vần cá nhân, đồng thanh: a-o-ao; e-o-eo
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm, đồng thanh: ao, eo.
-HS ghép vần ao
- Tháo âm a ra thay âm e giữ nguyên âm o,
- HS thực hành tháo và ghép vần còn lại.
-HS đọc đồng thanh các vần: ao, eo
- HS: Thêm âm l thanh ngã .
- Trong tiếng lẽo âm l đứng trước, vần eo đứng sau, thanh ngã đặt trên đầu âm e.
- HS đánh vần:lờ-eo-leo-ngã-lẽo: cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp. .
- Hs đọc trơn
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.doc