I. MỤC TIÊU
Giúp HS
1. làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
2. Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV chuẩn bị: Một số tranh thiếu nhi vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, )
Tranh trong vở tập vẽ
HS chuẩn bị: Vở tập vẽ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức:
- Hát vui.
- Giới thiệu đồ dùng học tập, SGK
2. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: GV sử dụng các bức thiếu nhi tranh khác nhau để giới thiệu
70 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 Trường tiểu học Vĩnh Trung 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 KẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
Bài 1
XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS
làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV chuẩn bị: Một số tranh thiếu nhi vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên,…)
Tranh trong vở tập vẽ
HS chuẩn bị: Vở tập vẽ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Ổn định tổ chức:
Hát vui.
Giới thiệu đồ dùng học tập, SGK
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: GV sử dụng các bức thiếu nhi tranh khác nhau để giới thiệu ……
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi
+ GV tổ chức cho HS quan sát tranh thiếu nhi và nhận xét.
HS quan sát và nhận xét tranh
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem tranh
GV giới thiệu tranh trong sách được phóng lớn và tổ chức cho HS quan sát và nhận xét
HS quan sát và nhận xét tranh
Hoạt động 3: Tóm tắt kết luận
* GV hệ thống lại nội dung của tranh.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
HS chú ý lắng nghe
5. Dặn dò
về nhà và tập quan sát tranh
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học sau./.
TUẦN 2
KẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
Bài 2
VẼ NÉT THẲNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS
Nhận biết được các loại nét thẳng.
Biết cách vẽ nét thẳng.
Biết vẽ phối hợp cácnét thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
GV chuẩn bị:- một số hình có các nét thẳng.
- bài vẽ minh hoạ
- HS chuẩn bị: Vở tập vẽ, viết chì, sáp màu,…
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
Hát vui
Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
+ Tiét học thứ hai hôm nay Thầy sẽ dạy các em vẽ nét thẳng, và từ các nét thẳng đó các em sẽ vẽ được những vật xung quanh ta ví dụ như quyển vở, cây, núi…
Bài 2: VẼ NÉT THẲNG
(GV viết bảng đồng thời yêu câu HS lặp lại tựa bài)
b. Giới thiệu nét thẳng
+ GV yêu cầu HS xem hình trong tranh vẽ các nét và đặt câu hỏi để HS nhận biết:
- Nét vẽ trong tranh có tên là gì ?
+ GV chỉ vào cạnh bàn, bảng… để HS thấy rỏ hơnvề các nét “thẳng ngang, thẳng đứng” đồng thời vẽ lên bảng bằng các nét để tạo thành cái bảng cho các em thấy rõ hơn.
+ GV yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về các nét thẳng?
c. Hướng dẫn HS cách vẽ nét thẳng
+ Muốn vẽ được nét thẳng phải vẽ thế nào?
Nét thẳng “ ngang” nên vẽ từ trái sang phải.
Nét thẳng “ nhgiêng” nên vẽ từ trên xuống.
Nét gấp khúc: có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoạt từ dưới lên.
+ GV vừa vẽ bảng cùng hướng dẫn để các em thấy rõ hơn
+ GV chỉ vào hình minh hoạ và đặt câu hỏi:
đây là hình gì? Được vẽ bằng nét thẳng gì?
* GV tóm tắt: dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình như vẽ nhà vẽ cây…
d. Thực hành
+ bài thực hành hôm nay yêu cầu các em vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy có trong vở tập vẽ. Các em có thể vẽ:
+ Vẽ nhà và hàng rào…
+ Vẽ thuyền, vẽ núi…
Chú ý : khi vẽ các em dùng viết chì để vẽ không sử dụng thước khi vẽ các nét thẳng , cầm bút nhẹ nhành, đưa nét thoải mái vẽ hình ảnh song các em chọn màu yêu thích vẽ vào hình vẽ và nền
+ GV bao quát, gúp HS làm bài, cụ thể là: Tìm hình cần vẽ, cách vẽ nét, vẽ thêm hình, vẽ màu vào hình…
3. Nhận xét, đánh giá
+ GV chọn 5 bài và hướng dẫn HS nhận xét.
+ GV nhận xét, động viên chung
4. Dặn dò HS
Chuẩn bị vở tập vẽ, màu, bút chì,… cho tiết học sau./
HS hát vui
HS lặp lại tựa bài
+ Là nét thẳng ngang, nét thẳng nghiêng,nét thẳng đứng, nét gấp khúc.
+ Có ở quyển vở, cửa sổ, cây thước…
+ Hình vẽ núi là nét gấp khúc, nước là nét ngang, cây là nét thẳng đứng và nét nghiêng,…
HS chú ý lắng nghe
HS thực hành bài vẽ
+ HS quan sát và nhận xét.
TUẦN 3
KHẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
Bài 3
MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS
Nhận biết màu: đỏ, vàng, lam.
Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình, không (hoặc ít) ra ngoài hình vẽ
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
GV chuẩn bị: Tranh có màu đỏ, vàng, lam
- Một số đồ vật có màu đỏ, vang, lam
+ HS chuẩn bị: vở tập vẽ, màu vẽ,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
Hát vui
Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài
+ Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về màu sắt cơ bản. Đó là: bài 3 - MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
(GV giới thiệu bài đồng thời yêu cầu HS lặp lại tựa bài)
b. Giới thiệu màu sắt: 3 màu đỏ, vàng, lam
- GV cho HS quan sát hình vẽ và đặt câu hỏi:
+ Hãy kể tên các màu có trong hình? (GV sửa sai ngay nếu các em trả lời sai, để HS nhận ra 3 màu đỏ, vàng, lam)
+ GV giới thiệu đồ vật có màu đỏ, vàng, lam, và đặt câu hỏi:
- Đồ vật có tên là gì ? và có màu gì?
* GV kết luận:
+ Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc.
+ Màu sắc làm cho đồ vật đẹp hơn.
+ Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính.
c. Thực hành
+ GV yêu vầu HS mở vở tập vẽ và hỏi:
- Các em quan sát hình 2, 3, 4 trong sách và cho Thầy biết là hình gì?
- Những hình này ta nên vẽ màu gì được?
+ Để vẽ màu đẹp các em cầm bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng. Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giửa sau.
+ GV cho HS thực hành.
+ GV theo dõi và giúp HS: tìm màu theo ý thích. Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ.
3. Nhận xét, đánh giá
+ GV chọn một số bài hoàn thành đẹp và hướng dẫn HS nhận xét:
Bài nào màu đẹp?
Bài nào chưa đẹp. Vì sao?
GV yêu cầu tìm ra bài vẽ đẹp.
+ GV đánh giá và xếp loại.
4. Dặn dò HS
- Quan sát tranh của bạn Quỳnh Trang xem bạn đã dùng những màu gì để vẽ. Và chuẩn bị đồ dùng học vẽ./.
HS hát vui
HS lặp lại tựa bài
- HS kể tên màu có trong tranh
+ HS gọi tên các đồ vật và nêu được màu sắc có trên đồ vật đó.
+ Là hình lá cờ, quả xoài, hình dãy núi
+ lá cờ vẽ màu vàng và đỏ
+Quả xoài vẽ màu xanh hoặc màu vàng, núi vẽ màu lam
+ HS thực hành bài vẽ
+ HS nhận xét theo hướng dẫn của GV
ơ RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
TUẦN 4
KHẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
Bài 4
VẼ HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU
Giúp HS
Nhận biết được hình tam giác.
Biết cách vẽ hình tam giác.
Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV chuẩn bị: - Một số hình vẽ dạng tam giác
- Cây thước êke, khăn quàng,…
HS chuẩn bị: - vở tập vẽ, bút chì đen, sáp màu,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
Hát vui
Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài
+ GV giới thiệu hình tam giác và hỏi: Đây là hình gì?
- Hôm nay Thầy sẽ hướng dẫn các em vẽ hình tam giác và vẽ những hình ảnh từ hình tam giác nhé.
Bài 4: VẼ HÌNH TAM GIÁC.
(GV giới thiệu và yêu cầu HS lặp lại tựa bài)
b. Giới thiệu hình tam giác
+ GV giới thiệu tranh và yêu cầu HS quan sát đồng thời đặt câu hỏi:
Trong hình vẽ gì?
Vậy còn trong tranh này có hình vẽ gì?
- Và em biết những hình vẽ đó có giống hình gì không?
+ GV tóm tắt:có thể vẽ nhiều hình từ hình tam giác.
c. Hướng dẫn HS cách vẽ hình tam giác
+ Để vẽ được hình tam giác các em cần chú ý:
Vẽ từng nét.
Vẽ nét từ trên xuống.
Vẽ nét từ trái sang phải
( GV vừa hướng dẫn vừa vẽ mẫu)
+ Và từ đó GV vẽ một số hình vẽ minh hoạ từ hình tam giác để học sinh thấy rõ hơn.
d. Thực hành
+ GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ cánh buồn, dãy núi, cá, nước,…vào phần giấy bên phải trong vở tập vẽ.
- GV theo dõi và giúp HS tìm thêm hình để vẽ và vẽ màu theo ý thích, có thể mỗi cánh buồm một màu. Màu buồm và màu thuyền khác nhau. Và vẽ màu vào các hình ảnh khác, và vẽ kín màu tranh.
3. Nhận xét, đánh giá:
GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đẹp về:
+ Hình vẽ
+ Màu sắc.
4. Dặn dò HS
+ Quan sát quả cây, hoa, lá./.
+ HS hát vui
+ Đó là hình tam giác
+ HS lặp lại tựa bài
+ Hình vẽ cái nón,cái êke, vẽ mái nhà.
+ Trong tranh có cánh buồm, dãy núi, con cá…
+ HS chú ý lắng nghe và quan sát GV thực hiện mẫu.
+ HS thực hành bài vẽ
+ HS cùng GV nhận xét
TUẦN 5
KHẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
Bài 5
VẼ NÉT CONG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Nhận biết nét cong.
Biết cách vẽ nét cong.
Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
GV chuẩn bị:- Một vài hình vẽ là nét cong (quả, hoa, lá,..)
Tranh minh hoạ trong bộ đồ dùng học tập.
HS chuẩn bị: Vở tập vẽ, bút chì, màu,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
Hát vui.
Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài
+ Ở bài 2 Thầy hướng dẫn các em học vẽ gì?
Hôm nay Thầy sẽ hướng dẫn tiếp các em vẽ nét cong ( GV giới thiệu tựa bài và yêu cầu HS lặp lại.)
b. Giới thiệu các nét cong
+ GV vẽ lên bảngmột số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín… và đặt câu hỏi HS trả lời.
Đây là nét gì? ( GV gợi ý để HS nhận ra được các nét cong, nét lượn sóng, …)
+ GV giới thiệu tranh và yêu cầu học sinh gọi tên các hình có trong tranh? Và hỏi: các hình vẽ trên được tạo ra từ nét cong gì?
* GV kết luận: Từ các nét cong chúng ta có thể vẽ nhiều hình ảnh khác nhau
c. Hướng dẫn HS cách vẽ nét cong
+ GV vẽ lên bảng để HS thấy rõ hơn cách vẽ nét cong.
+ Và từ đó GV liên hệ thực tế vẽ những hình ảnh có nét cong. Và hỏi quả, hoa, mặt đất,.. vẽ bằng nét cong gì?
+ GV yêu cầu HS lên bảng vẽ lại nét cong( gọi 3 HS)
d. Thực hành
+ GV nêu yêu cầu của bài thực hành: sử dụng các nét cong để vẽ thành một bức tranh.
+ Và để vẽ dược tranh này trước tiên phải chọ hình ảnh là nét cong. Vậy hình gì có nét cong.
(GV vẽ mẫu tranh vườn hoa để HS thấy rỏ hơn)
+ Các em chọn hình ảnh vẽ cân đối vào tờ giấy . và chọn màu thích hợp vẽ vào hình và vẽ màu nền cho tranh đẹp.
+ GV cho HS thực hành. Và theo dõi giúp các em chọn hình thích hợp để vẽ, và sắp xếp bố cục tranh cho hợp lý
3. Nhận xét, đấnh giá.
+ GV chọn một số bài và hướng dẫn HS nhận xét:
bài vẽ nào đẹp? Vì sao?
Màu sắt của bài vẽ thế nào?
+ GV đánh giá và xếp loại
4. Dặn dò HS
+ Quan sát hình dáng, màu sắt của quả cây
+ Và chuẩn bị thêm đất nặn, đồ dùng học vẽ./.
+ HS hátvui
+ Vẽ nét thẳng
+ HS lặp lại tựa bài
+ HS trả lời theo gợi ý của GV
+ Quả vẽ bằng nét cong khép kín, hoa là nét cong trái, phải, mặt đất là nét lượn sóng.
HS lên bảng thực hiện vẽ nét cong
+ Là hình hoa, mặt đất, mặt trời, …
+ HS thực hành bài vẽ
+ HS nhận xét bài vẽ theo hướng dẫn của GV
ơ RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................
TUẦN 6
KHẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
B ài 6
VẼ Hoặc NẶN QUẢ DẠNG TRÒN
( Liên hệ )
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS
Nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc một số quả dạng tròn (cam, táo,..)
Vẽ hoặc nặn được một vài quả dạng tròn.
Biết một vài lịai cây quả thường gập, một số vai trị của thực vật đối với con người, mốt số biện pháp cơ bản bảo vệ nĩ, yêu mến vẽ đẹp và cĩ ý thức chăm sĩc cỏ cây hoa lá và thiên nhiên….
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
GV chuẩn bị: - Tranh vẽ quả dạng tròn Một vài quả dạng tròn: cam, táo…
HS chuẩn bị: Vở tập vẽ, màu vẽ. Đất nặn,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
Hát vui
Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài:
+ GV giới thiệu quả và đặt câu hỏi: đây là những quả gì?
- Những quả này có dạng gì?
+ Hôm nay Thầy và các em tìm hiểu và vẽ quả dạng tròn nhé.
Bài 6: VẼ HOẶC NẶN QUẢ DẠNG TRÒN
b. Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn+ GV giới thiệu tranh đồng thời cho các em quan sát mẫu thực và đặt câu hỏi để HS nhận xét:
Qủa táo có hình dạng gì? Màu sắc của quả thế nào?
Còn quả cam có hình dạng gì? Màu gì?
(GV cho HS tự nhận xét một vài quả để các em hiểu rỏ hơn về quả dạng tròn
c. Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn
@ Cách nặn:
+ GV yêu cầu HS cùng thực hành bài nặn quả
- nặn đất theo hình dạng quả, tạo dáng tiếp làm rõ đặc điểm của, sau đó tìm các chi tiết như: núm, cuống, ngấn …
@ Cách vẽ:
+ Tương tự vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết và vẽ màu sau.
Chú ý khi vẽ ,vẽ vừa với phần giấy, không to, không nhỏ.
d. Thực hành
+ GV cho HS vẽ quả vào vở: có thể vẽ một hoặc hai quả dạng tròn khác nhau và vẽ màu theo ý thích
+ GV tiếp tục theo dõi HS thực hành và giúp các em vẽ được quả dạng tròn. Và chọn màu vẽ thích hợp.
3. Nhận xét, đánh giá
+ GV hướng dẫn HS nhận xét bài học về:
Hình dáng
Màu sắc
+ GV nhận xét chung và xếp loại.
- GV kết luận (LGMT) qua bài này các em nên biết yêu quí cây cỏ, thiên nhiên, chăm sĩc các lồi cây, trồng cây và chăm sĩc như tưới làm cỏ,… để mơi trường luơn xanh sạch đẹp…
4. Dặn dò HS
+ Các em tiếp tục quan sát quả và tìm hiểu kỉ về màu sắc của các loại quả.
+ Chuẩn bị vở tập vẽ, màu ,…cho tiết học sau./.
+ Hát vui
+ HS gọi tên quả: là quả cam, quả táo. Có dạng tròn
+ Quả táo có hình dáng tròn, có loại màu xanh, vàng, đỏ…
+ Quả cam có dạng tròn, hoặc hơi tròn, màu da cam, vàng, xanh
+ HS chú ý lắng nghe, quan sát và thực hiên cùng GV
+ HS thực hành bài vẽ
+ HS tự nhận xét bài vẽ.
ơ RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................
TUẦN 7
KHẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
Bài 7
VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ (TRÁI) CÂY
( Liên hệ )
I. MỤC TIÊU
Giúp HS
Nhận biết màu các loại quả quen biết.
Biết dùng màu để vẽ vào hình các quả.
Biết một vài lịai cây quả thường gập, một số vai trị của thực vật đối với con người, mốt số biện pháp cơ bản bảo vệ nĩ, yêu mến vẽ đẹp và cĩ ý thức chăm sĩc cỏ cây hoa lá và thiên nhiên….
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV chuẩn bị: Một số quả thực
Tranh vẽ về các loại quả.
HS chuẩn bị: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
Hát vui
Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài
+ Ở bài trước các em được học bài gì?
+ Tiếp tục hôm nay Thầy sẽ hướng dẫ các em tìm sâu hơn về màu sắc của các loại quả.
Bài 7: VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ (TRÁI) CÂY
(GV giới thiệu bài đồng thời yêu cầu HS lặp lại tựa bài)
b. Giới thiệu quả
+ GV giới thiệu quả thật cho HS quan sát và đặt câu hỏi:
Đây là quả gì?
Quả có màu gì?
Hình dáng quả thế nào?
+ GV tiếp tục giới thiệu tranh và yêu cầu HS kể tên các loại quả có trong tranh? Và quả có màu gì?
c. Hướng dẫn HS cách làm bài tập
+ GV yêu cầu HS mở vở tập vẽ và hỏi:
Ở hình 3 có vẽ hình gì?
Quả xoài có màu sắc gì?
Quả cà có màu gì?
+ GV tóm tắt: Đây là quả xoài và quả cà, các em có thể vẽ màu như em thấy, quả xanh hay quả chín tuỳ ý. Khi vẽ không được vẽ chờm ra ngoài, vẽ đều tay thì màu mới đẹp.
+ GV vẽ mẫu cho HS nhận biết rõ hơn.
d. Thực hành
+ GV cho HS làm bài.
+ Khi HS làm bài, GV quan sát và giúp các em:
Chọn màu để vẽ.
Cách vẽ màu: nên vẽ ở xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ
3. Nhận xét, đánh giá
+ GV chọn một số bài đẹp đẻ hướng dẫn HS nhận xét.
+ Động viên, khuyến khích HS có bài vẽ đẹp
GV kết luận (LGMT) qua bài này các em nên biết yêu quí cây cỏ, thiên nhiên, luơn chăm sĩc các lồi cây, trồng cây và chăm sĩc như tưới làm cỏ,… để mơi trường luơn xanh sạch đẹp…
4. Dặn dò HS
+ Tập quan sát nhiều màu sắc của hoa, quả…
+ Tìm xem những đồ vật nào có dạnh hình vuông và hình chữ nhật. Và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học sau./.
+ HS hát vui
+ Bài trước học vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
+ HS lặp lại tựa bài
HS tự trả lời các câu hỏi. Và kể tên, màu sắc của quả có trong tranh.
+ Hình 3 vẽ quả cà và quả xoài.
+ Quả xoài có màu xanh và màu vàng khi quả đã chín.
+ Quả cà màu đỏ khi chín, màu xanh khi quả còn xanh
HS thực hành bài vẽ.
HS nhận xét bài theo GV hướng dẫn.
ơ RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
TUẦN 8
KHẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
Bài 8
VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
Giúp HS
Nhận biết hình vuông và hình chữ nhật.
Biết cách vẽ các hình trên.
Vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV chuẩn bị: Hình vẽ đồ vật có dạng hình vuông và chữ nhật
- Hình minh hoạ để hướng dẫn cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
HS chuẩn bị: Vở tập vẽ, bút chì, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
Hát vui
Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài
+ GV vẽ lên bảng hình vuông và hình chữ nhật, và hỏi:
- Đây là hình gì?
+ Hôm nay chúng ta học vẽ hình vuông, hình chữ nhật
(Gv giới thiệu và yêu cầu HS lặp lại tựa bài)
b. Giới thệu hình vuông , hình chữ nhật.
+ GV giới thiệu hình vẽ đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhậtvà gợi ý HS nhận ra:
- Viên gạch, quyển tập, cửa sổ có hình gì?
- Ngoài ra em còn biết đồ vật nào có dạng hình vuông và hình chữ nhật?
c. Hướng dẫn HS cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật
@ Vẽ hình vuông:
+ Để vẽ hình vuông trước vẽ hai nét dọc song song, và vẽ hai nét ngang còn lại. Vẽ sao cho các cạnh đều bằng nhau.
@ Vẽ hình chữ nhật.
+ Vẽ trước 2 nét ngang bằng nhau, cách đều nhau
+ Vẽ tiếp hai nét dọc còn lại và chú ý hình chữ nhật có hai
cạnh dài và hai cạnh ngắn
d. Thực hành
+ GV nêu yêu cầu của bài tập:
các em thấy trong tranh ở vở tập vẽ vẽ hình gì?
Ngôi nhà còn thiếu gì không?
+ Vậy các em vẽ nét dọc, nét ngang để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ hoặc lan can ở hai ngôi nhà.
+ Vẽ thêm hình để bài vẽ phong phú hơn (như hàng rào, mặt trời , cây..)
+ GV cho học sinh thực hành bài vẽ.
+ GV giúp HS làm bài , cụ thể là:
- Với HS yếu: hướng dẫn tìm và vẽ các nét như đã yêu cầu
- Với HS khá, giỏi: hướng dẫn tìm thêm hình để vẽ cho đẹp.
3. Nhận xét, đánh giá.
+ GV cho HS tự nhận xét một số bài vẽ.
+ GV tuyên dương và xếp loại cho HS làm bài tốt
4. Dặn dò HS
+ Quan sát mọi vật xung quanh. Và tìm xem tranh phong cảnh./.
+ HS hát vui
+ Là hình vuông và hình chữ nhật
+ HS lặp lại tựa bài
+ HS tự trả lời câu hỏi.
+ HS nêu những đò vật mà các em biết
+ HS chú ý lắng nnghe và quan sát GV vẽ mẫu.
+ Trong tranh vẽ hai ngôi nhà và có một đám mây
+ Ngôi nhà còn thiếu cửa
+ HS thực hành bài vẽ.
+ HS tự nhận xét bài vẽ.
ơ RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
TUẦN 9
KHẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI: 1
Bài 9
XEM TRANH PHONG CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Nhận biết được tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh.
Yêu mến cảnh đẹp quê hương.
Biết một vài lịai cây quả thường gập, một số vai trị của thực vật đối với con người, mốt số biện pháp cơ bản bảo vệ nĩ, yêu mến vẽ đẹp và cĩ ý thức chăm sĩc cỏ cây hoa lá và thiên nhiên….
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV chuẩn bị: Tranh phong cảnh biển, đồng lúa,…
+ Tranh trong vở tập vẽ.
HS chuẩn bị: Vở tập vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt đông của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
Hát vui
Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Giảng bài mới.
a. Giới thiệu bài.
+ Em nào còn nhớ ở bài 1 các em được xem tranh gì?
+ Hôm nay chúng ta cũng học xem tranh, nhưng là tranh phong cảnh
( GV giới thiệu bài và yêu cầu HS lặp lại)
b. Giới thiệu tranh phong cảnh.
+ GV giới thiệu cho HS xem tranh đã chuẩn bị trước, và gợi ý để các em nhận biết:
Em nào cho Thầy biết trong tranh thường vẽ gì?
* Trong tranh phong cảnh còn có thể vẽ thêm người và các con vật như gà vịt, chó, mèo,…cho sinh động’
+ Có thể vẽ tranh phong cảnh bằng chì màu, sáp màu, bút dạ, và màu bột…
c. Hướng dẫn HS xem tranh
@ Giới thiệu tranh “đêm hội” .
+ GV hướng dẫn xem tranh và trả lời các câu hỏi:
Người vẽ tranh này là ai?
Trong tranh vẽ gì?
- Màu sắc trong tranh thế nào? Có những màu gì?
* GV tóm tắt: Tranh đêm hội của Hoàng Chương. Tranh vẽ bằng màu nước là tranh đẹp. Có những hình ảnh như
những ngôi nhà cao, thấp với mái ngói đỏ, phía trước là cây, với các chùm pháo hoa nhiều màu sắc rực rở trên
trời… Tranh với nhiều màu sắc tươi vui, đúng là một “đêm hội”.
File đính kèm:
- lop 1 libnh.doc