I- Mục tiêu:
-HS nhận biết được chữ p - ph - nh trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm p - ph- nh . Phố xá, nhà lá
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 đến 3 câu theo chủ đề: Chợ , phố , thị xã.
II- Chuẩn bị:
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: phố xá, nhà lá.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy học:
86 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 năm học 2009- 2010 tuần 6- tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ, ngày
Thời khoá biểu
Tên bài dạy
Thứ 2/28/9
Tiếng việt(2 tiết)
Toán
Đạo đức
Ôn toán
Ôn tiếng việt
Âm P, PH, NH
Số 10
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập(t2)
Thứ 3/29/9
Tiếng việt(2 tiết)
Toán
Mỹ thuật
Âm G, GH
Luyện tập
Vẽ quả dạng tròn
Thứ 4/ 30/9
Tiếng việt(2 tiết)
Toán
Âm nhạc
Ôn toán
Ôn tiếng việt
Âm Q, QU, GI
Luyện tập chung
Tìm bạn thân
Thứ 5/ 1/10
Tiếng việt(2 tiết)
Toán
Thể dục
Âm NG, NGH
Luyện tập chung
ĐHĐN- Trò chơi
Thứ 6/ 2/10
Tiếng việt(2 tiết)
Tự nhiên xã hội
Thủ công
Ôn toán
Ôn tiếng việt
HĐTT
Tập viết tuần 5+6
Chăm sóc và bảo vệ răng
Xé dán hình quả cam
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt:
âm p- ph-nh
I- Mục tiêu:
-HS nhận biết được chữ p - ph - nh trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm p - ph- nh . Phố xá, nhà lá
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 đến 3 câu theo chủ đề: Chợ , phố , thị xã.
II- Chuẩn bị:
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: phố xá, nhà lá.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy học:
Tiết I:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ: xe chỉ, rổ khế vào bảng con :
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài ôn tập trang 44 (4em đọc )
HĐ2 : Nhận diện âm p- ph- nh.
- GV đưa tranh : phố xá - HS nhận xét : -Tranh vẽ cảnh phố xá.
+ Tiếng phố có âm gì đã học? ( âm ô)
- Giới thiệu âm p:
- HS gài âm p- Phát âm mẫu -Nêu cách phát âm .
- HS phát âm: p ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có âm ph ta thêm âm gì? ( h)
- HS gài âm ph: - phát âm mẫu - Nêu cách phát âm.
- So sánh p - ph : Đồng thanh.
+Muốn có tiếng phố ta thêm âm gì ? dấu thanh gì? ( ô thanh / )
- HS gài phố: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Tiếng phố gồm có mấy âm ? Những âm gì?( 2 âm : ph- ô)
+ Muốn có từ : phố xá - ta thêm tiếng gì?( xá )
+ Âm gì ta vừa học ?(p - ph)- GV ghi đầu bài
- Dạy âm nh- nhà- nhà lá (Thực hiện tương tự các bước trên)
- So sánh ph- nh: Đồng thanh.
+Bài hôm nay học mấy âm ?( 3 âm p- ph- nh )
HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- 1em đọc tiếng có ph.
- 1em đọc tiếng có nh
- HS đọc nối tiếp các từ ứng dụng - Đồng thanh cả bài.
- Hs tìm vần vừa học có trong các tiếng trong từ ứng dụng
- Giảng từ : phá cỗ , nho khô. .
HĐ4: Luyện đọc
- Đọc SGK Trang46 ( cá nhân - đồng thanh.)
- Đọc SGK trang 47: quan sát tranh : Nhà dì na ở phố - Nhận xét .
- Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
Tiết II:
HĐ1: HD viết bảng con : p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ ph- ô, nh-a
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ.
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ2: Luyện nói: Chợ , phố, thị xã.
GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 47( SGK)
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Luyện viết vào vở: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm chữ ph, nh ( Hình thức thi đua tương tự tiết k- kh)
IV- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm ph, nh trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết chữ p, ph, nh.
---------------------------------------------------
Toán:
Số 10
I- Mục tiêu:
- HS có khái niệm ban đầu về số 10, biết 9 thêm 1 được 10
- HS biết đọc , viết số 10, đếm và so sánh các số trong phạm vi 10.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 - 10.
II- Chuẩn bị:
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
-1 em đếm - đọc số từ 0 - 10, 10- 0.
- Điền dấu , = : 8..0 0..2 8..0 0..6
-2 em lên bảng – Lớp làm bảng con.
HĐ2 : Giới thiệu số 10:
a. Lập số :
GV gài 9 chấm tròn : Có mấy chấm tròn ?( 9 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn.
GVgài 1 chấm tròn :Cô gài thêm mấy chấm tròn?( 1 chấm tròn)- 1 em đếm số chấm tròn.
Có tất cả mấy chấm tròn?( 10 chấm tròn ) - 1 em đếm số chấm tròn.
HS đọc : Có 10 chấm tròn - Đồng thanh.
GV đưa ra 1 số nhóm vật khác có số lượng là 10 cho HS nhận xét :
Các nhóm vật này đều có số lượng là 10.
Ta dùng chữ số 10 để biểu thị số lượng các nhóm vật này.
- HS gài số 10 : đọc cá nhân - đồng thanh: số 10
GV Giới thiệu số 10 in.
GV viết số 10- Nêu cách viết chữ số 10.
So sánh số 10 in và viết –HS đọc cá nhân - đồng thanh.
b. Nhận biết thứ tự của số 10 trong dãy số từ 0- 10
HS cầm que tính và đếm , đọc các số từ 0- 10 và từ 10- 0
Các số từ 0-10 số nào bé nhất?(số 0 )Số nào lớn nhất? (số 10)
Số 0 bé hơn những số nào?( 1,2,3,4,5,6,7,8,9)
Số 10 lớn hơn những số nào? (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9)
HS cầm 10 que tính tách làm 2 phần để nhận biết cấu tạo số 10
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Thực hành – Luyện tập:
Bảng con : Viết số 10:
- GV viết mẫu – Nêu cách viết số10 em lên bảng – lớp viết vào bảng con- đọc số.
HS giở SGK trang36 : Nêu yêu cầu bài tập – Làm bài.
Bài 1: Viết số 10:- GV lưu ý cách trình bày vào vở HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng viết các số .
Bài 2: Viết số :
HS đếm số vật và ghi chữ số tương ứng HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài
1 em nêu cấu tạo số 9 - Nhận xét.
Bài 3: Viết số :
HS đếm số chấm tròn và ghi chữ số tương ứng.( số 10)
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài
1 em nêu cấu tạo số 10- Nhận xét
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:Dựa vào ô trống HS viết số theo thứ tự đếm - đọc.1,2,3,4,5,6,7,8,9, 10 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài - Nhận xét.
IV- Củng cố:- Chấm bài –Chữa bài - Nhận xét.
Trò chơi : Nhận biết nhanh các chữ số đã học :
GV đọc số – HS giơ tấm bìa có chữ số tương ứng .
GV đưa số vật – HS đọc số .
--------------------------------------------------------------------
Đạo đức :
Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập ( Tiết 2)
I . Mục tiêu:
Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập
Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập
Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở
II- Chuẩn bị :
GV: SGV, vở bài tập đạo đức.
HS: Vở bài tập đạo đức, bút màu.
III- Các hoạt động dạy học :
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
Ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng , sạch sẽ có lợi gì?( 1 em trả lời)
Lớp nhận xét - Bổ sung.
HĐ2: Thảo luận (Bài tập 3):Nêu những bạn biết giữ gìn sách , vở , đồ dùng học tập trong tranh .
+ HS làm việc theo nhóm : Trao đổi kết quả với nhau
+ HĐ cả lớp :
Đại diện 1 số cặp trình bày trước lớp - Lớp bổ sung - Nhận xét.
Kết luận : Những bạn ở các tranh 1,2,6 biết giữ gìn đồ dùng học tập , lau cặp sạch sẽ , thước để vào hộp , treo cặp đúng nơi quy định.
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3 : Hoạt động cả lớp( Bài tập 4): Thi sách , vở , đồ dùng ai đẹp nhất?
HS xếp sách , vở lên bàn .
Ban giám khảo :GV, lớp trưởng , tổ trưởng.
Đánh giá: Sách vở đầy đủ và sạch đẹp
Chọn mỗi tổ 1 bộ đẹp nhất trưng bày trên bàn GV
IV - Củng cố: - Nhận xét chung và trao phần thởng.
- HS đọc phần ghi nhớ.
V - Dặn dò: Sửa sang đồ dùng , sách vở.
-Về nhà làm các bài tập SGK.
------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Toán
1.Mục tiêu:
-Tiếp tục giúp học sinh nhận biết số lượng trong phạm vi 10
- HS đọc , viết , so sánh các số trong phạm vi 10.
- Nắm chắc cấu tạo số 10.
II- Hoạt động dạy học:
Bài 1 : Điền dấu = 1..1; 2..1; 8..8 10 ..9; 7..1;
10..1; 2..10; 4...8 8. ..9; 5..1;
1 em lên bảng – lớp làm bảng con.
Bài 2: Vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn:
HS vẽ thêm cho đủ mỗi ô là 10 chấm tròn.
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 3 : Số 10 lớn hơn những số nào?(0,1,2,3,4,5,6,7,8,9)
-Số 0 bé hơn những số nào? (1,2,3,4,5,6,7,8,9,10)
Trò chơi : Gài nhanh phép tính so sánh:
GVnêu phép tính – HS gài nhanh phép tính so sánh..
III/.Củng cố:- Chấm bài –Chữa bài - Nhận xét.
-Về nhà làm các bài tập SGK.
---------------------------------------------------
Ôn Tiếng Việt ( 2 tiết )
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn HS nhận biết được chữ p - kh - nh trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm p - ph- nh .
II- Hoạt động dạy học:
HĐ1: Luyện đọc
-Đọc SGK Trang46 ( cá nhân - đồng thanh.)
-Đọc SGK trang 47: quan sát tranh : Nhà dì na ở phố - Nhận xét .
- Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
HĐ2: Luyện viết vào vở: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm chữ ph, nh ( Hình thức thi đua)
III- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm ph, nh trong sách báo , văn bản .
-Về nhà luyện đọc,viết chữ p, ph, nh.
------------------------------------------------
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt:
Âm g - gh
I- Mục tiêu:
-HS nhận biết được chữ g- gh trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm g - gh . Gà ri, ghế gỗ
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 đến 3 câu theo chủ đề: Gà ri , gà gô.
II- Chuẩn bị:
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: Gà ri , ghế gỗ.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy học:
Tiết I:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ p, ph, nh, phố xá, nhà lá vào bảng con :
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài p, ph, nh trang 46(4em đọc )
- Nhận xét - cho điểm .
HĐ2 : Nhận diện âm g, gh:
- GV đưa tranh : gà ri- HS nhận xét : -Tranh vẽ đàn gà ri.
+ Tiếng gà có âm gì đã học? ( âm a)
- Giới thiệu âm g:
- HS gài âm g- Phát âm mẫu -Nêu cách phát âm .
- HS phát âm: g ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng gà ta thêm âm gì ?( a )
- HS gài gà: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Tiếng gà gồm có mấy âm ? Những âm gì?( 2 âm : g- a)
+Âm gì ta vừa học ?(g)- GV ghi đầu bài
- Dạy âm gh- ghế- ghế gỗ (Thực hiện tương tự các bước trên)
+Bài hôm nay học mấy âm ?( 2 âm g- gh )
HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- 1em đọc tiếng có g.
- 1em đọc tiếng có gh.
-HS đọc nối tiếp các từ ngữ ứng dụng - Đồng thanh cả bài.
- Giảng từ : nhà ga, gồ ghề, gà gô.
HĐ4: Luyện đọc
-Đọc SGK Trang48 ( cá nhân - đồng thanh.)
-Đọc SGK trang 49: quan sát tranh : Nhà bà có tủ gỗ - Nhận xét .
- Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
Tiết II:
HĐ1: HD viết bảng con : g, gh, gà ri , ghế gỗ.
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ g- a, gh-ê
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ.
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ2: Luyện nói: gà ri, gà gô.
GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 49( SGK)
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Luyện viết vào vở: g, gh, gà ri , ghế gỗ.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm chữ g, gh ( Hình thức thi đua tương tự các tiết trước)
IV- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm g, gh trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết chữ g, gh.
-------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I/Mục tiêu:
-HS nhận biết số lượng trong phạm vi 10
- HS đọc , viết , so sánh các số trong phạm vi 10.
- Nắm chắc cấu tạo số 10.
II- Chuẩn bị:
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
Điền dấu >, <, = : 5…10; 10...2 3…10; 4…10
2 em lên bảng – lớp viết bảng con.
HĐ2: Thực hành – Luyện tập:
Điền dấu = :10..1; 2..10; 8..8 3 ..9; 7..1; 10..2
1 em lên bảng – lớp làm bảng con.
HS giở SGK trang 38: Nêu yêu cầu bài tập – Làm bài.
Bài 1:Nối( theo mẫu):
HS đếm số con vật và nối với số tương ứng.
HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng viết các số .
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
Bài 2: Vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn:
HS vẽ thêm cho đủ mỗi ô là 10 chấm tròn.
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 3: Có mấy hình tam giác ?
HS đếm số hình tam giác và viết số tương ứng ( 10 hình)
Bài 4:Điền dấu , =:
0 7 1 < 2
IV/Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài học sau
-----------------------------------------------
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt:
Âm q - qu - gi
I- Mục tiêu:
-HS nhận biết được chữ q - qu - gi trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm q - qu- gi .Chợ quê, cụ già
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 đến 3 câu theo chủ đề: Quà quê.
II- Chuẩn bị:
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: chợ quê, cụ già.
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy học:
Tiết I:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ g, gh, nhà ga, ghi nhớ :
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài g, gh trang 48(4em đọc )
- Nhận xét - cho điểm .
HĐ2 : Nhận diện âm q- qu- gi.
- GV đưa tranh : chợ quê - HS nhận xét : -Tranh vẽ cảnh họp chợ ở quê.
+ Tiếng quê có âm gì đã học? ( âm ê)
- Giới thiệu âm q:
- HS gài âm q- Phát âm mẫu -Nêu cách phát âm .
- HS phát âm: q ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+ Muốn có âm qu ta thêm âm gì? ( u)
- HS gài âm qu: - phát âm mẫu - Nêu cách phát âm.
- So sánh q - qu : Đồng thanh.
+Muốn có tiếng quê ta thêm âm gì ?( ê )
- HS gài quê: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Tiếng quê gồm có mấy âm ? Những âm gì?( 2 âm : qu- ê)
+ Muốn có từ :chợ quê - ta thêm tiếng gì?( chợ )
- HS gài từ chợ quê : - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Âm gì ta vừa học ?(q- qu)- GV ghi đầu bài .
- Dạy âm gi- già- cụ già (Thực hiện tương tự các bước trên)
+Bài hôm nay học mấy âm ?( 3 âm q- qu- gi )
HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- 1em đọc tiếng có qu.
- 1em đọc tiếng có gi
-HS đọc nối tiếp các từ ngữ ứng dụng - Đồng thanh cả bài.
- Giảng từ : qua đò , giã giò.
HĐ4: Luyện đọc
-Đọc SGK Trang50 ( cá nhân - đồng thanh.)
-Đọc SGK trang 51: quan sát tranh : Chú tư ghé qua nhà- Nhận xét .
- Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
Tiết II:
HĐ1: HD viết bảng con : q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ qu- ê, gi-a
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ.
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ2: Luyện nói: Quà quê.
GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 50( SGK)
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Luyện viết vào vở: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm chữ qu, gi ( Hình thức thi đua tương tự các tiết trước)
IV- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm qu, gi trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết chữ q, qu, gi.
----------------------------------------------
Toán:
Luyện tập chung.
I - Mục tiêu:
- HS nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- HS đọc , viết , so sánh các số trong phạm vi 10.
- Nắm chắc thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0-10.
II- Chuẩn bị:
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
- 1 em đếm , đọc số từ 0-10 và 10- 0
Điền dấu >, <, = : 9…3; 8...2 3…7; 4…10
2 em lên bảng – lớp viết bảng con.
HĐ2: Thực hành – Luyện tập:
Bảng con :1..1; 6..3; 10..9 3 ..8; 10..1; 7..2
1 em lên bảng – lớp làm bảng con.
HS giở SGK trang 40: Nêu yêu cầu bài tập – Làm bài.
Bài 1:Nối theo mẫu:
HS đếm số lượng đồ vật mỗi nhóm và ghi số tương ứng:.
HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng nối số.
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
Bài 2: Viết các số từ 0 – 10: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 3:Viết số:
HS viết số theo thứ tự đếm:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 4:Viết các số : 6,1,3,7,10.
Từ bé đến lớn: 1,3,6,7,10.
Từ lớn đến bé: 10,7,6,3,1.
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 5:Xếp hình( theo mẫu )
HS tự xếp hình – 1 em lên bảng xếp hình- Nhận xét.
Kiểm tra kết quả sau khi làm: HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
IV- Củng cố- Dặn dò:
-Về nhà làm các bài tập SGK.
----------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (2tiết)
Luyện đọc , viết các âm q- qu - gi
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục giúp HS nhận biết được chữ q - qu - gi trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm q - qu- gi .
II- Hoạt động dạy học:
HĐ1: Luyện đọc
-Đọc SGK Trang50 ( cá nhân - đồng thanh.)
-Đọc SGK trang 51: quan sát tranh : Chú tư ghé qua nhà- Nhận xét .
- Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
HĐ2: Luyện viết vào vở: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ3: Trò chơi : Thi tìm chữ qu, gi ( Hình thức thi đua)
III- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm qu, gi trong sách báo , văn bản
--------------------------------------------
Ôn Toán
I/Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn luyện các số từ 1đến 10
- HS đọc thông viết thạo các số từ 0 đến 10
-HS biết so sánh các số trong phạm vi 10
II/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1: Viết các số từ 0 – 10: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
HS làm vào bảng con – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 2:Đếm số:
HS viết số theo thứ tự đếm:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 3:Viết các số : 5,1,3,6,10.
-Từ bé đến lớn
-Từ lớn đến bé .
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
III/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------------------
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009
Tiếng Việt:
Âm ng - ngh
I- Mục tiêu:
-HS nhận biết được chữ ng- ngh trong các tiếng bất kỳ.
- Đọc , viết được âm ng - ngh . Cá ngừ, củ nghệ
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 đến 3 câu theo chủ đề: Bê , nghé , bé.
II- Chuẩn bị:
- GV: Bảng cài chữ , SGK, tranh minh hoạ: cá ngừ , củ nghệ .
- HS : Bảng con , vở viết , bút chì , SGK, bảng cài chữ.
III- Hoạt động dạy học:
Tiết I:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
- Viết các chữ q, qu, gi, quả thị , giã giò vào bảng con :
- 2 HS lên bảng viết - Lớp viết bảng con .
- Đọc bài q, qu, gi trang 50(4em đọc )
- Nhận xét - cho điểm .
HĐ2 : Nhận diện âm ng, ngh:
- GV đưa tranh : cá ngừ - HS nhận xét : -Tranh vẽ con cá ngừ.
+ Tiếng ngừ có âm gì đã học? ( âm ư )
- Giới thiệu âm ng:
- HS gài âm ng- Phát âm mẫu -Nêu cách phát âm .
- HS phát âm: ng ( cá nhân - nhóm - đồng thanh )
+Muốn có tiếng ngừ ta thêm âm gì ?( ư )
- HS gài ngừ: - Đánh vần - đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
+Tiếng ngừ gồm có mấy âm ? Những âm gì?( 2 âm : ng- ư )
+Âm gì ta vừa học ?( ng)- GV ghi đầu bài
- Dạy âm ngh- nghệ- củ nghệ (Thực hiện tương tự các bước trên)
+Bài hôm nay học mấy âm ?( 2 âm ng- ngh )
- Hs so sánh ng và ngh
HS đọc toàn bài trên bảng( 2em lên bảng chỉ- đọc )
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Đọc tiếng - từ ứng dụng :
- 1em đọc tiếng có ng.
- 1em đọc tiếng có ngh.
-HS đọc nối tiếp các từ ngữ ứng dụng - Đồng thanh cả bài.
- Giảng từ : ngã tư, nghệ sĩ.
HĐ4: Luyện đọc
- Đọc SGK Trang52 ( cá nhân - đồng thanh.)
- Đọc SGK trang 53: quan sát tranh : Nghỉ hè - Nhận xét .
- Cá nhân - đọc mẫu -đồng thanh .
Tiết II
HĐ1: HD viết bảng con : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ .
- GV đưa bảng viết mẫu: -HS nhận xét cỡ chữ - khoảng cách các con chữ.
- GV viết mẫu - Nêu cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến kết thúc con chữ.
- HS viết trên không - Viết vào bảng con - GV chữa lỗi cho HS.
HĐ2: Luyện nói: Bê, nghé, bé.
GV đặt câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo tranh trang 53( SGK)
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Luyện viết vào vở: : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ .
- GV viết mẫu - HS viết trong vở tập viết .
HĐ4: Trò chơi : Thi tìm chữ ng, ngh ( Hình thức thi đua )
IV- Củng cố:
- Chấm bài - chữa lỗi - Nhận xét bài viết .
- Tìm tiếng có âm ng, ngh trong sách báo , văn bản .
V- Dặn dò: Về nhà luyện đọc,viết chữ ng, ngh.
------------------------------------------
Toán:
Luyện tập chung.
I - Mục tiêu:
- HS nhận biết các hình đã học.
- HS đọc , viết , so sánh các số trong phạm vi 10, cấu tạo của số 10
Nắm chắc thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0-10, sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định.
II- Chuẩn bị:
GV: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, SGK, vở bài tập toán 1.
HS : Bảng con , vở bài tập toán 1, bút,bộ cài toán lớp 1.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
1 em đếm , đọc số từ 0-10 và 10- 0.
Viết các số: 1,4,5,7,6,10 theo thứ tự bé đến lớn và lớn đến bé.
HĐ2: Thực hành – Luyện tập:
Bảng con :1..1; 6..3; 10..9 3 ..8; 10..1; 7..2
1 em lên bảng – lớp làm bảng con.
HS giở SGK trang 40: Nêu yêu cầu bài tập – Làm bài.
Bài 1:Viết số:
HS viết số theo thứ tự đếm - đọc: 0-1-2; 1-2-3; 8-9-10; 0-1-2-3-4;;
HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng chữa bài – Lớp nhận xét .
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
Bài 2:Điền dấu = : 4 5.
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 3:Viết số:
HS viết số thích hợp vào ô trống : 0 9 3 < 4 < 5
HS làm bài – 1 em lên bảng chữa bài .- Nhận xét.
Bài 4:Viết các số : 8,5,2,9,6.
IV/ Củng cố – dặn dò
Dặn HS ôn tập ở nhà
----------------------------------------------------
Thể dục :
Đội hình đội ngũ- Trò chơi( Tiết6)
I – Mục tiêu :
Ôn một số kỹ năng về đội hình đội ngũ.Yêu cầu HS thực hiện nhanh ,trật tự hơn giờ trước.
Học dàn hàng , dồn hàng .Yêu cầu biết và thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
Ôn trò chơi : Qua đường lội .HS biết tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II- Chuẩn bị :
GV: Còi
HS: Dọn sân bãi sạch , kẻ sân.
III-Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Khởi động :
GV tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc ( Mỗi hàng mỗi tổ ) sau đó chuyển thành hàng ngang .
GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học( 1 - 2 phút). 1 phút giành cho HS chấn chỉnh trang phục.
HS đứng tại chỗ, vỗ tay, hát ( 1-2 phút).
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường( 30- 40 m)
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu( 1 phút) Sau đó quay mặt vào tâm.
* Trò chơi : Diệt con vật có hại ( 2 phút)
HĐ2: Hoạt động cơ bản:
+ Ôn tập hợp hàng dọc , gióng hàng dọc, đứng nghiêm , đứng nghỉ, quay phải , quay trái( 2 – 3 lần ):
- GV ôn cho HS 1 lần .
Cán sự lớp cho lớp thực hành.
Từng tổ lên thực hành – Lớp nhận xét .
+ Học dàn hàng , dồn hàng: ( 8- 10 phút)
Lần 1: GV giải thích – làm mẫu- HS thực hành theo cô.
Lần 2: Cán sự điều khiển – GV giúp đỡ sửa động tác sai cho HS.
Từng tổ lên thực hành – Lớp nhận xét.
*Ôn Trò chơi : Qua đường lội :
- GV nêu tên trò chơi-
Các em lần lượt bước lên những tảng đá sang bờ bên kia như đi đến trường , rồi bước trở lại như đi về nhà. Khi chơi không chen lấn , xô đẩy nhau.
HS tiến hành chơi.
Ai sai với quy định thì thua cuộc.
GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố:
- Giậm chân tại chỗ - đếm to theo nhịp 1-2, 1-2 ..(1-2 phút)
HS đứng vỗ tay và hát ( 1- 2 phút).
Hệ thống bài ( 1- 2 phút).
Nhận xét giờ học( 1 phút).
Về nhà : Ôn luyện lại các động tác.
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm2009
Tập viết:
Viết chữ cử tạ, thợ xẻ, chữ số , cá rô.
I- Mục tiêu:
HS biết viết theo mẫu chữ : cử tạ, thợ xẻ, chữ số , cá rô.
Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ.
Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
Hiểu được ý nghĩa các từ trong bài.
II- Chuẩn bị:
GV: Bảng lớp kẻ ô ly, bảng phụ viết mẫu các chữ : cử tạ, thợ xẻ, chữ số , cá rô.
HS : Bảng con , vở tập viết ,bút,
III- Hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ :
Viết các chữ :p, ph, nh, phố, nhà.
2 em lên bảng viết – Lớp viết bảng con.
Thu, chấm một số bài viết ở nhà của HS.
Nhận xét – cho điểm.
HĐ2 : Hướng dẫn viết bảng con:
GV treo bảng phụ – HS nhận xét các chữ mẫu : cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô.
HS nêu cấu tạo chữ mẫu - đọc cá nhân - đồng thanh
-GV nêu quy trình viết chữ : cử tạ,
-Cách viết : lưu ý các nét nối giữa 2 con chữ, khoảng cách 2 con chữ cách nhau 1 ô ly,các tiếng cách nhau 2 ô ly, viết đúng vị trí các dấu thanh.( cách đưa bút từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc)
-GV viết mẫu – HS viết bảng con: cử tạ,
-Dạy cách viết các từ : thợ xẻ ,chữ số , cá rô( thực hiện tương tự các bước trên)
*Hs nghỉ giải lao 3 phút
HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở:
HS đọc cá nhân - đồng thanh : cử tạ, thợ xẻ, chữ số , cá rô.
HS nhắc lại cách viết các chữ, tư thế ngồi viết – cách cầm bút , để vở.
GV viết mẫu – HS viết vào vở: cử tạ, thợ xẻ, chữ số , cá rô.
IV- Củng cố:
- Chấm bài – chữa bài – nhận xét .
V- Dặn dò:
-Về nhà luyện viết lại nội dung bài
-------------------------------------------------
Tập viết:
Viết chữ nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
I- Mục tiêu:
- HS biết viết theo mẫu chữ : nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
Biết viết đúng cỡ chữ, tốc độ.
Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
H
File đính kèm:
- TUAN 6 DEN 10.doc