LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp Học sinh:
- Nâng cao hiểu biết kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Nhận biết một số biện pháp thường dùng trong việc tạo lập văn bản, biểu bảng (đoạn văn - đưa giấy trong - máy chiếu)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới:
Trong chương trình Tiếng việt ở tiểu học các em dã được biết các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu văn trong đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau. Nhưng có cách liên kết nào? Có thể liên kết giưa các câu và các đoạn như thế nào? Tiết hoc ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Liên kết câu và liên kết đoạn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
I. Mục tiêu bài học:
Giúp Học sinh:
- Nâng cao hiểu biết kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
- Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Nhận biết một số biện pháp thường dùng trong việc tạo lập văn bản, biểu bảng (đoạn văn - đưa giấy trong - máy chiếu)
II. Các hoạt động day và học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới:
Trong chương trình Tiếng việt ở tiểu học các em dã được biết các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu văn trong đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau. Nhưng có cách liên kết nào? Có thể liên kết giưa các câu và các đoạn như thế nào? Tiết hoc ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm liên kết
I. Khái niệm liên kết: 1.Liên kết nội dung:
Giáo viên đưa đoạn văn lên máy chiếu để học sinh dễ dàng quan sát và nhận diện sự liên kết rõ hơn.
GV: Đặt câu hỏi
Một hoc sinh đọc đoạn văn cho cả lớp theo dõi, chú ý các từ gạch chân ,suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
a) Ví dụ
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ(2).Anh gửi vào các tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh(3).
b) Nhận xét:
1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có liên quan như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến
- Chủ đề văn bản: bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại là một trong yếu tố góp thành chủ đề chung của văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”.
2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?
Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến
- Nội dung chính của các câu trong đoạn văn:
+ Câu 1: Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại;
+ Câu 2: Khi phản ánh thực tại nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ.
+ Câu 3. Những cách thức khác nhau để thực hiện sự đóng góp đó.
3. Nội dung các câu đó có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn? Nêu nhận xét trình tự sắp xếp các câu trong đoạn.
Cá nhân trả lời , bổ sung.
- Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.
- Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý: câu trước nêu vấn đề, câu sau là sự mở rộng, phát triển ý nghĩa của câu trước.
Giáo viên: Sự gắn kết lôgíc giữa đoạn văn với văn bản, sự gắn kết lôgíc giữa các câu với đoạn văn gọi là liên kết nội dung. Vậy thế nào là liên kết nội dung?
Học sinh tìm các ý về liên kết nội dung trong phần ghi nhớ để trả lời. Các học sinh khác nhắc lại.
c. Ghi nhớ: Liên kết nội dung:
- Các đoạn câu văn phải hướng về chủ đề chung của văn bản.
- Các câu văn phải phục vụ chủ đề của câu.
- Các câu đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Giáo viên ding phim trong đưa lại đoạn văn ở trên lên máy chiếu để học sinh dễ dàng quan sát và nhận diện sự liên kết rõ hơn.
GV: Đặt câu hỏi
Học sinh quan sát.
2.Liên kết hình thức:
a. Ví dụ: SGK
b. Nhận xét
4. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? Qua những biện pháp liên kết nào?
Sau khi các nhóm trả lời giáo viên dùng máy chiếu đáp án lên cho học sinh quanan sát ghi nhớ.
Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện ở:
- Sự lặp lại các từ: “Tác phẩm” (1) – “tác phẩm” (3).
- Sử dụng từ cùng trường liên tưởng: “Tác phẩm” (1) –“ nghệ sĩ” (2).
- Sử dụng từ thay thế: “nghệ sĩ” (2) – “anh” (3)
- Sử dụng quan hệ từ “nhưng” nối câu (1) với câu (2).
- Sử dụng cụm từ đồng nghĩa: “cái đã có rồi” (2) - “những vật liệu mượn ở thực tại”.
Giáo viên: Như vậy ngoài liên kết nội dụng để liên kết câu và liên kết đoạn chúng ta có thể dùng từ ngữ để liên kết. Liên kết như vậy gọi là liên kết hình thức. Vậy có những biện pháp liên kết hình thức nào?
Học sinh tìm các ý về liên kết hình thức trong phần ghi nhớ để trả lời. Các học sinh khác nhắc lại.
c. Ghi nhớ
Các biện pháp liên kết về hình thức:
- Phép lặp từ ngữ.
- Từ cùng trường liên tưởng.
- Phép thế.
- Phép nối.
- Dùng từ đồng nghĩa…
Hoạt động III. Luyện tập
II. Luyện tập:
Bài tập 1: SGK
Giáo vbiên sử dụng phim trong chiếu nopọi dung bài tập SGK lên đẻ học sinh quan sát.
? Chủ đề của đoạn văn là gì? Mỗi câu trong đoạn văn có nội dung gì?
?Phân tích sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên dùng phim trong chốt kiến thức.
Học sinh đọc đoạn văn - các nhóm thảo luận câu hỏi trong SGK. Đại diện ghi ra giấy, cử người trả lời. Các nhóm khác nghe bổ sung ý kiến.
- Chủ đề: Khẳng đinh vị trí của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
- Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn:
+ Câu 1: Cái mạnh của con người Việt Nam: thông minh - nhạy bén với cái mới.
+ Câu 2: Bản chất trời phú ấy (cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu.
+ Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu.
+ Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản.
+ Câu 5: Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mới thích ứng nền kinh tế mới.
Học sinh quan sát đói chiếu chữa bài vào vở
- Các câu được liên kết bằng phép liên kết:
- Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) Liên kết câu (2) với câu (1).
- Từ Nhưng nối câu (3) với câu (2).
- Từ ấy là nối câu (4) với câu (3).
- Từ lỗ hổng được lặp lại ở (4) và câu (5).
- Từ thông minh ở câu (5) được lặp lại ở câu (1).
Giáo viên dùng phim trong chiếu nội dung bài tập 2 lên phông:
Hãy chọn những từ cho sau đây để điền vào chỗ trống để các câu văn trong đoạn liên kết với nhau: do, vì, tóm lại, chúng, nó, bò.
“Cho bò về là lúc vất vả nhất lúc đi bò đang đói, ra khỏi chuồng, chúng cắm cổ chạy một mạch lên núi. Lúc về là lúc đã ăn no, thích nhởn nhơ, đú đởn, rẽ ngang, rẽ ngửa.”
Bài 2:
Đáp án:
“Cho bò về là lúc vất vả nhất.Vì lúc đi bò đang đói, ra khỏi chuồng, chúng cắm cổ chạy một mạch lên núi. Lúc về là lúc chúng đã ăn no, thích nhởn nhơ, đú đởn, rẽ ngang, rẽ ngửa.”
III. Củng cố – Dặn dò:
File đính kèm:
- lien ket cau.doc
- Lien ket cau va lien ket doan van.ppt