Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 8+9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước

Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến

tranh thế giới thứ hai.

- Quan sát lược đồ 21xác định vị trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên

lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này.

- Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu.

2. Phẩm chất:

- Việt Nam và EU đã thiết lập quan hệ ngoại giao và chính thức hợp tác về mọi

mặt, cần tôn trọng quan hệ hợp tác với các nước châu Âu.

- Luôn cố gắng để vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập để hội nhập quốc tế.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và

cuộc sống; không đồng tình với hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

- Có hiểu biết cơ bản về quan hệ của Việt Nam với một số nước Tây Âu và tổ

chức EU; tích cực tham gia hoạt động hội nhập quốc tế.

b. Năng lực đặc thù:

-Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng

lịch sử.

- Quan sát lược đồ 21xác định ví trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên

lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này.

- Vận dụng kiến thức để rút ra được bài học sự phát triển của Việt Nam hiện nay.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bản đồ cính trị thế giới.

- Phiếu học tập, bảng phụ.

2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài; tư liệu về quan hệ Việt Nam - với các nước Tây Âu.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm (cặp đôi, nhóm 4)

2. Kĩ thuật:

- Sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, lược đồ);

- Chia sẻ nhóm đôi

- Trình bày 1 phút

pdf9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 8+9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 1 Ngày giảng: 27/10/2020 – Lớp 9C Tiết 8 - Bài 10 CÁC NƯỚC TÂY ÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Quan sát lược đồ 21xác định vị trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này. - Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu. 2. Phẩm chất: - Việt Nam và EU đã thiết lập quan hệ ngoại giao và chính thức hợp tác về mọi mặt, cần tôn trọng quan hệ hợp tác với các nước châu Âu. - Luôn cố gắng để vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập để hội nhập quốc tế. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; không đồng tình với hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. - Có hiểu biết cơ bản về quan hệ của Việt Nam với một số nước Tây Âu và tổ chức EU; tích cực tham gia hoạt động hội nhập quốc tế. b. Năng lực đặc thù: -Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Quan sát lược đồ 21xác định ví trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này. - Vận dụng kiến thức để rút ra được bài học sự phát triển của Việt Nam hiện nay. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bản đồ cính trị thế giới. - Phiếu học tập, bảng phụ. 2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài; tư liệu về quan hệ Việt Nam - với các nước Tây Âu. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm (cặp đôi, nhóm 4) 2. Kĩ thuật: - Sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, lược đồ); - Chia sẻ nhóm đôi - Trình bày 1 phút D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra đầu giờ 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động GV trực quan một số tranh ảnh về các nước Tây Âu. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh trên là biểu tượng của những quốc gia nào? Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 2 + Lá cờ màu xanh có 12 ngôi sao là của tổ chức nào? + Em biết gì về các quốc giá đó? Và em biết gì về tổ chức đó? Dự kiến sản phẩm + Tháp đồng hồ Big ben là ở nước Anh, Tháp Effeln là biểu tượng của nước Pháp, đấu trường Colide ở Italia. + Lá cờ màu xanh, có 12 ngôi sao là biểu tượng của Liên minh châu Âu. GV dẫn dắt vào bài mới: Đây là những quốc gia nằm ở Tây Âu, có nền kinh tế rất phát triển và đã thành lập tổ chức Liên minh châu Âu. Bài học hôm nay, thầy trò chung ta tìm hiểu về tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự Liên kết khu vực như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức - kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm - HS chú ý phần đầu SGK mục 1. - Xác định trên lược đồ ví trí của Tây Âu. - Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận: + Nhóm 1,2: Trình bày nét nổi bật về kinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? + Nhóm 3,4: Trình bày nét nổi bật về chính trị của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? + Nhóm 5,6: Trình bày nét nổi bật chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và tình hình nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai? GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV giới thiệu vài nét về Tây Âu và chỉ trên lược đồ. HS: Đại diện các nhóm trình bày, phản biện. HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. ? Trong thời kì chiến tranh lạnh, >< gay gắt giữa 2 phe XHCN và ĐQCN, các nước T.Âu đã làm gì? (Tham gia khối quân sự Bắc ĐTD (NATO 4.1949), tiến hành chạy đua vũ trang) Hs : khác nhạn xét, bổ sung I. TÌNH HÌNH CHUNG - Về kinh tế: nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch Mác-san". Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. - Về chính trị: thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền. - Về đối ngoại: tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa; tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. - Tình hình nước Đức: bị chia cắt thành hai nhà nước: Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức, với các chế độ chính trị đối lập nhau. Tháng 10 1990, nước Đức thống nhất, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 3 Gv : Phân tích, kết luận. Gv : HDHS về nhà tìm hiểu : Tình hình nước Đức sau chiến tranh như thế nào? Nguyên nhân nào đưa đến nước Đức thống nhất? - HS đọc SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận – 5 phút: Hoàn thành bảng sau: Quá trình thành lập Liên minh châu Âu - Các nhóm trình bày. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. II. SỰ LIÊN KẾT KHU VỰC Thời gian Thành lập 4/1951 3/1957 7/1967 12/1991 1/1999 * Dự kiến sản phẩm Thời gian Thành lập 4-1951 "Cộng đồng than, thép châu Âu" 3-1957 "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) 7-1967 "Cộng đồng châu Âu"(EC) 12-1991 Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) 1-1999 Phát hành đồng tiền chung của Liên minh châu Âu là đồng ơrô (EURO) * Hoạt động 3. Luyện tập GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ nhằm mục đích gì? A. Khôi phục kinh tế. B. Tái đầu tư cho các thuộc địa. C. Xây dựng trung tâm tài chính. D. Ổn định đời sông nhân dân. Câu 2. Các nước Tây Âu tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa là để A. tranh giành thuộc địa với Mĩ . B. ngăn cản ảnh hưởng của Liên Xô và phe XHCN. C. khôi phục ách thống trị như trước đây. D. giúp đỡ các nước thuộc địa giành độc lập. Câu 3. Cho các tổ chức sau: 1. "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu". 2. "Liên minh châu Âu". 3. "Cộng đồng than thép châu Âu". 4. "Cộng đồng kinh tế châu Âu". Hãy chọn các sắp xếp theo thứ tự thời gian Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 4 A. 1,2,3,4. B. 2,4,1,3. C. 3,1,4,2. D. 3, 2,4,1. Câu 4. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến liên kết khu vực Tây Âu? A. Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, trình độ kinh tế không chênh lệch nhiều. B. Các nước cần thống nhất và mở rộng thị trường để cạnh tranh với Nhật Bản và Mĩ. C. Muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ. D. Muốn thành lập trung tâm kinh tế chính trị chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Câu 5. "Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là A. Kế hoạch khôi phục châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu. C. Kế hoạch phục hưng châu Âu. D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. Câu 6. Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ. B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ.. C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu. D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. Câu 7. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04 – 1949 nhằm A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 8. Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát? A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. Câu 9. Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 04/1949 tình hình châu Âu như thế nào? A. Ổn định và có điều kiện để phát triển. B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau. C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang. D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. Câu 10. Đặc điểm nào là biểu hiện tích cực nhất trong thế giới tư bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai? A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước. B. Sự "nhất thể hóa quốc tế" trong nền Kinh tế. C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế. D. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật. - Dự kiến sản phẩm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A C C D C B B B C C Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 5 * Hoạt động 4. Vận dụng HS: trả lười câu hỏi 1 ở lớp, bài 2 vè nhà làm. 1. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? 2. Viết một đoạn văn khoảng 7-10 dòng về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh châu Âu. HS trả lời cá nhân: - Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiểu lần trong lịch sử. - Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. * Hoạt động 5: tìm tòi mở rộng, PT ý tưởng sáng tạo: 1. Vì sao nói EU là liên minh khu vực lớn nhất thế giới? Hs: Lên bảng trình bày 1 phút. Dự kiến kết quả: - Số lượng thành viên đông 27 tv (2007) - Hợp tác kinh tế, tiền tệ, chính trị, có ngân hàng chung, sử dụng đồng tiền chung. - Chiếm 1/3 sản lượng công nghiệp thế giới - đủ sức cạnh tranh với Mĩ - Nhật. - Hiểu biết của em về quan hệ Việt Nam – EU? Dự kiến kết quả: - Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2006), EU cam kết tài trợ 720 triệu Euro trong năm 2007 và cam kết tiếp tục tăng vốn tài trợ cho Việt Nam. - Kể từ năm 1995 đến nay, kim ngạch thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU tăng trung bình 15-20%/năm. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại của Việt Nam. E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU Gv: Phát phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS - Học bài cũ, soạn bài 11 với nội dung sau: 1. Hội nghị I-an-ta (Thời gian hội nghị, địa điểm, thành phần tham dự và hội nghị đã quyết định những vấn đề gì?) 2. Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc. 3. Chiến tranh lạnh là gì? Biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh. 4. Tại sao Liên Xô – Mĩ kết thúc chiến tranh lạnh? Cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh là gì? ------------******************------------- Ngày giảng: 03/11/2020 – Lớp 9C Tiết 9: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức từ đầu năm về: Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 6 - Các nước châu Á và khu vực Đông Nam Á - Tình hình nước Mĩ - Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Phẩm chất: - Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, lịch sử các dân tộc. - Thích đọc sách, tìm hiểu các tư liệu trên mạng để mở rộng hiểu biết về lịch sử các nước trên thế giới đặc biệt về kinh tế hiện nay. - Có ý thức vận dụng kiến thức- kĩ năng đã học vào cuộc sống. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Biết tự đặt mục tiêu học tập để nỗ lực, phấn đấu để hội nhập với xu tế tế giới. - Có hiểu biết cơ bản về quan hệ của Việt Nam với một số nước và các tổ chức trên thế giới; tích cực tham gia hoạt động hội nhập quốc tế ở nhà trường, địa phương. - Biết đặt câu hỏi khác nhau về một vấn đề; biết lắng nghe, tiếp nhận thông tin và đánh giá các tình huống dưới góc nhìn khác nhau. b. Năng lực đặc thù: - Nhận biết Lịch sử các Châu lục, kh vực và một số nước, tỏ chức tiêu biểu qua tư liệu, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ. - Đưa ra những ý kiến nhận xét về các sự kiện, nhân vật lịch sử. - Trình bày được sự phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử thế giới theo thời gian. - Vận dụng kiến thức lịch sử để hiểu thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội các nước trên thế giới và các vấn đề thời sự trong và ngoài nước. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập 2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo phiếu bài tập giáo viên giao. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kỹ thuật : Sử dụng đồ dùng trực quan, trìn bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV dẫn dắt vào bài mới: Qua các bài 1 đến bài 8 các em đã học về các nước xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa, các nước Á, Phi, Mĩ La tinh cùng phong trào giải phóng dân tộc ở đây từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tiết học hôm nay chúng ta cùng điểm lại những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của thầy và trò Nội dung KTcơ bản Gv: Nêu câu hỏi học sinh trả lời ? Hiểu biết tình hình chính trị, kinh tế của châu Á từ sau 1945 đến nay? Hs: Trả lời cá nhân Gv: kiểm soát Hs chưa nắm kiến thức và điều chỉnh. 1. Các nước châu Á a. Tình hình chung châu Á: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á. - Tới cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. - Sau đó, hầu như trong suốt nửa sau thế kỉ Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 7 ? Tại sao nhiều người dự đoán: thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á? Hs: trao đổi nhóm đôi - 3 phút. Gv: treo bảng phụ Hs chấm điểm chéo Gv: kiểm tra kết quả, tuyên dương, điều chỉnh. ? Kể tên các nước ở khu vực Đông Nam Á? ? Sau 1945, Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật? Hs: Ghi vở và nhận xét. ? Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Gv: Treo bảng phụ kiến thức chốt ? Nhận xét về mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức? Hs: Phù hợp, quan hệ các nước cải thiện rõ rệt. ? VN gia nhập ASEAN thời gian nào? Tại sao Việt Nam tham gia tổ chức? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? Hs: nhóm 4- 4 phút ? Nước ta phải làm thế nào để vượt qua thách thức? - Bình tĩnh, chớp thời cơ; hòa nhập, không hòa tan, không đánh mất bản sắc dân tộc; tập trung phát triển kinh tế; Áp dụng KHKT và phương thức quản lí tiên tiến... Gv: Chia lớp thành 2 nhóm thi Nhóm 1 - Trình bày sự phát triển kinh tế Mĩ và nguyên nhân phát triển? Nhóm 2 - Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật và nguyên nhân phát triển? - Thời gian: 5 phút viết tiếp nối trên bảng, nhận xét, biểu dương. Gv: Treo bản đồ tư duy và giảng. ? Hiểu biết của em về quan hệ Việt - XX, tình hình châu Á lại không ổn định... - Một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Ấn Độ... b. Tình hình chung Đông Nam Á: - Sau năm 1945, Đông Nam Á phức tạp và căng thẳng: + Nhiều nước nổi dậy giành chính quyền, sau đó, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập. + Từ năm 1950 lại căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. c. Tổ chức ASEAN: - Hoàn cảnh - Mục tiêu - Nguyên tắc hoạt động. - VN gia nhập ASEAN: 28/7/1995 - Thời cơ và thách thức với Việt Nam. 2. Các nước tư bản chủ yếu: a. Kinh tế Mĩ và nguyên nhân phát triên b. Kinh tế Nhật và nguyên nhân phát triển. Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 8 Mĩ; Việt - Nhật? Nhiều năm qua các nước thường xuyên có các cuộc viếng thăm của các nguyên thủ Quốc gia thể hiện điều gì? Hoạt động 3. Luyện tập - Nhiệm vụ: HS thực hiện trả lời câu hỏi trắc nghiệm: - Hình thức thực hiện: cá nhân GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1. Sau CTTG thứ hai, thế giới chia thành hai phe TBCN – XHCN, đứng đầu mỗi phe là A. Anh – Pháp. B. Anh – Mĩ. C. Mĩ – Nhật. D. Mĩ – Liên Xô. Câu 2. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi diễn ra mạnh mẽ khi Chiến tranh thế giới thứ hai A. đã kết thúc. B. đang diễn ra quyết liệt. C. chưa kết thúc. D. mới bùng nổ. Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của nền kinh tế Mĩ, Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đều thực hiện quân sự hóa nền kinh tế. B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ. C. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất. D. Là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật. Câu 4. Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở A. châu Úc, châu Mĩ, châu Phi. B. châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. C. châu Á, châu Âu, Mĩ La-tinh. D. châu Á, châu Phi và châu Âu. Câu 5. Đặc điểm lớn hầu như bao trùm lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là A. cuộc "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động. B. nhiều cuộc "Chiến tranh cục bộ" nổ ra. C. thế giới bị chia thành hai phe: TBCNvà XHCN. D. sự đối đầu giữa Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu. Hoạt động 4. Vận dụng: - Mục tiêu:Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới; HS lên bảng trình bày 1 phút. - Từ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của hai nước Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam có thể rút ra bài học gì trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước? Dự kiến trả lời: Việt Nam có thể rút ra bài học về áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật để phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Mục tiêu:Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. Giáo án Lịch sử 9 Năm học 2020 - 2021 Gv: Vũ Thị Oanh Trường THCS Mường Than 9 - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới; HS lên bảng trình bày 1 phút. - Nêu những việc cần làm của nước ta rong bối cảnh thế giới ngày nay? Dự kiến trả lời:Những việc cần làm của nước ta rong bối cảnh thế giới ngày nay là: - Tích cực xây dựng nền hòa bình ổn định khu vực, trước hết là giữ vững sự ổn định chính trị trong nước. - Tập trung sức đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế và xã hội. - Tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Ôn tập tập toàn chương trình, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. ------------******************-------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_9_tuan_89_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan