Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 13: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách

mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của loài người.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục học sinh lòng ham mê nghiên cứu khoa học, ý thức đấu tranh bảo vệ

môi trường

3. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

a) Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải

quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện

lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ

thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.

c) Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tư hiệu về thành tựu KH- KT

2. Học sinh: Đọc bài cũ, chuẩn bị bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp:

- Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử

dụng đồ dung trực quan

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm .

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 13: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 07/11/2019 Tiết 13 – Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của loài người. 2. Tư tưởng: - Giáo dục học sinh lòng ham mê nghiên cứu khoa học, ý thức đấu tranh bảo vệ môi trường 3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ thực tế. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất a) Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp..... b) Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... c) Phẩm chất: Tự tin, tự lập, yêu nước II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tư hiệu về thành tựu KH- KT 2. Học sinh: Đọc bài cũ, chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm ... IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động GV: Nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của chí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ. Bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng những nhu cầu của sự công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản GV: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã diễn ra với những nội dung phong phú và toàn diện, tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và những hệ quả về nhiều mặt là không thể lường hết được. H: Cách mạng KH - KT lần thứ 2 của loài ngưười bắt đầu từ năm nào? HS: 1945. GV: - Do sự bùng nổ dân số, tài nguyên ngày càng cạn kiệt. - Nhu cầu cuộc chiến tranh hiện đại cần có vũ khí mới, thông tin liên lạc mới. Khởi đầu ở Mĩ sau đó lan ra TG. HS: Đọc phần chữ nhỏ SGK (T 48) H: Em hãy cho biết đoạn chữ nhỏ cho ta biết điều gì? - Sự phát triển của ngành sinh học GV: Hướng dẫn HS xem hình 24. GV: KL: 3/1997 Cừu Đôli ra đời thông qua phương pháp sinh sản vô tính GV: Bổ sung thêm tư liệu trang 200 H: Sự ra đời của động vật đầu tiên bằng phương pháp sinh sản vô tính có ý nghĩa ntn? => Chứng tỏ một thành tựu mới của cuộc CMKHKT ngày nay khẳng định sự phát triển của KH-KT trên nhiều lĩnh vực, trong đó có sinh học. GV chốt: GV: Cung cấp phát minh lớn về công cụ sản xuất: HS: Đọc phần chữ nhỏ T49 GV: Các nhà khoa học còn tạo ra những Rôbốt “người máy” đảm nhận những công việc con người không đảm nhận được: Lặn sâu xuống đáy biển, làm trong các nhà máy điện nguyên tử. GV: Cung cấp: HS: Quan sát H25, mô tả. Hình ảnh những ngôi nhà sử dụng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời) ở NB GV: Cung cấp thêm tư liệu kênh hình. I. Những thành tựu chính - Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học (cừu đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người,...). - Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,.. H: Vì sao người ta phải sử dụng năng lượng mặt trời để thay thế các nguồn năng lượng trước đây? GV: KL: vì con người đang sử dụng là nguồn năng lượng than, dầu lửa, và khí đốt nhưng nó ngày càng cạn kiệt trên hành tinh, và thiếu thốn đối với những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên (Nhật Bản) GV: Cung cấp: Chất dẻo Pôlime quan trọng hàng đầu trong cuộc sống và trong công nghiệp. Gần đây người ta chế tạo ra chất tê phơ .. tông làm chất cách điện rất tốt không cháy, không thấm nước chịu nóng 2500 hay làm lạnh - 2000 không việc gì. - Ngày nay có > 80 thứ kim loại trong đó có nhôm và titan được mệnh danh là “kim loại của thời đại nguyên tử và vũ trụ” H: Liên hệ thực tế nêu VD? (KG) GV: Cung cấp: HS: Đọc phần chữ nhỏ Trong cuộc cách mạng xanh con người đã áp dụng những biện pháp gì? Cuộc CM trong nông nghiệp có ý nghĩa ntn? HS: Tạo ra giống lúa mới, con giống mới năng suất cao. - Giải quyết được vấn đề lương thực cho nhiều quốc gia. Ở Mĩ năm 1945 một người lao động nuôi được 14,6 người H: Liên hệ thực tế nêu VD? GV: Cung cấp: GV: 1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên phóng vào trái đất. 1961, con người đã bay vào vũ trụ 1969, con người đã đặt chân lên mặt trăng HS: Quan sát H 26 sgk (51) Ngày 20/7/1969 lần đầu tiên nước Mĩ đưa con người lên mặt trăng ở đó 21 giờ 36 phút, anh đang quan sát chụp các bức ảnh để gửi về trái đất H: Những phát minh đó có ý nghĩa gì? HS: Đánh dấu bước ngoặt trong việc chinh phục mặt trăng của loài người thực hiện được giấc mơ từ cổ xưa của con người là đi bộ trên mặt trăng - Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... - Sáng chế ra những vật liệu mới như: pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,... - Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. H: Nước nào gặt hái được nhiều thành công nhất trong cuộc CM khoa học kĩ thuật? Nêu một số thành tựu tiêu biểu của nước đó? HS: + Nước Mĩ là nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai + Đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ thế giới trên mọi lĩnh vực. HS: Đọc mục 2 trang 51 H: Ý nghĩa của cuộc CMKHKT ? HS: Liên hệ thực tế phân tích ý nghĩa. GV: Cuộc CM KH - KT lần thứ hai đã đưa con người sang nền “Văn minh hậu CN” hay còn gọi là “Văn minh trí tuệ” như: tin học điện tử... H: Cuộc CMKHKT gây lên những hậu quả ntn? H: Chúng ta phải làm gì và làm như thế nào trước sự phát triển của KHKT hiện nay? - Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, mạng In-ter-net,...). - Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ. II. Ý nghĩa của cuộc CM khoa học kĩ thuật + Ý nghĩa, tác động tích cực: - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. + Hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): - Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt; khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy diệt và làm ô nhiễm môi trường sinh thái; những tai nạn lao động và giao thông; các loại dịch, bệnh mới,... Hoạt động 3: Luyện tập G: Treo bảng phụ ghi bài tập:? Hãy viết tiếp những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực sau:( Một em lên bảng làm) Lĩnh vực Thành tựu nổi bật Lĩnh vực Thành tựu nổi bật -KH cơ bản .............................. .............................. .............................. - Công cụ sản xuất mới. - Nông nghiệp .............................. .............................. ======================================= - Năng lượng mới. - sáng chế nguồn vật liệu mới ............. .............................. .............................. .............................. - Chinh phục vũ trụ..... .............................. .............................. .............................. .............................. .............................. Hãy nêu ý nghĩa và những hạn chế của việc áp dụng KHKT vào sản xuất? H: Cả lớp nhận xét bài trên bảng. Hoạt động 4: Vận dụng Nêu những tiến bộ về KHKT và những hạn chế của việc áp dụng KHKT vào sản xuất Theo em trong thời đại KHKT phát triển như ngày nay, Việt Nam chúng ta cần làm gi? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm tư liệu tranh ảnh mới nhất về thành tựu KHKT hiện nay. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Bài mới: Chuẩn bị tiết ôn tập lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. GV: Giao các nhóm chuẩn bị: Nhóm 1: Hệ thống các nước XHCN. Nhóm 2: Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á, Phi, Mĩ la tinh. Nhóm 3: Sự phát triển của các nước tư bản chủ yếu. Nhóm 4: Quan hệ quốc tế Nhóm 5: Sự phát triển của KHKT

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_13_nhung_thanh_tuu_chu_yeu_va_y_n.pdf
Giáo án liên quan