I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
HS nắm được và thông hiểu các kiến thức:
- Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới “Trật tự hai cực I- an- ta” sau
chiến tranh thế giới thứ hai.
- Biết được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.
- Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
2. Tư tưởng:
- HS thấy được những nét khái quát của thế giới nửa sau thế kỷ XX với
những diễn biến phức tạp và cuộc đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu của
loài người: hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.
3. Kỹ năng:
- Trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử
- Khai thác kênh hình.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút
ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập
2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi GV giao về chuẩn bị.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích,
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não.
61 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 12 đến 24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2019
Ngày giảng: 23/10: 9B; 26/10: 9A
CHƯƠNG IV
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Tiết 12 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
HS nắm được và thông hiểu các kiến thức:
- Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới “Trật tự hai cực I- an- ta” sau
chiến tranh thế giới thứ hai.
- Biết được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.
- Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
2. Tư tưởng:
- HS thấy được những nét khái quát của thế giới nửa sau thế kỷ XX với
những diễn biến phức tạp và cuộc đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu của
loài người: hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.
3. Kỹ năng:
- Trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử
- Khai thác kênh hình.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, ngôn ngữ...
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút
ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập
2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi GV giao về chuẩn bị.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích,
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Gv chiếu hình ảnh về hậu quả Chiến tranh thế giới thứ 2?
H: Nêu những hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2?
- giới thiệu bài...
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
KT: Đặt câu hỏi, động não
- GV chiếu thông tin- giải thích khái
niệm trật tự thế giới.
GV chiếu hình ảnh:
Hoạt động cá nhân:
H: Những người trong bức ảnh là ai?
Họ gặp nhau ở đâu? Vào thời gian
nào?
HSTL- Nhận xét lẫn nhau
GV chốt:
H: Nguyên thủ 3 cường quốc gặp
nhau để làm gì?
HSTL- Nhận xét lẫn nhau
GV: Bước sang năm 1945, CTTGT2
bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều
vấn đề quan trọng và cấp bách được
đặt ra cho các nước Đồng minh:
1. Nhanh chóng đánh bại CN phát xít.
2. Tổ chức lại TG sau CT
3. Phân chia thành quả chiến thắng
giữa các nước thắng trận
Trong bối cảnh đó, từ 4-> 11/2/1945,
nguyên thủ 3 cường quốc: Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô- Xta-
lin, Tổng thống Mĩ- Ru-dơ- ven và
Thủ tướng Anh- Sơc- sin đã họp tại
I-an-ta.
H: Hội nghị I-an-ta có những quyết
định quan trọng gì??
HSTL- Nhận xét.
Hội nghị nhất trí:
+ Tiêu diệt tận gốc CN phát xít Đức
và quân phiệt Nhật nhanh chóng kết
thúc chiến tranh
+ Thống nhất thành lập tổ chức liên
hợp quốc
+ Thỏa thuận việc đóng quân ở các
nước phát xít chiến bại, phân chia
I. Sự hình thành trật tự thế giới
mới.
* Hoàn cảnh:
- Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh
thế giới thứ hai, nguyên thủ của ba
cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại I-
an-ta từ 4/2 -> 11/2/1945.
* Nội dung:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát ít.
- Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
- Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa
hai cường quốc Liên Xô và Mĩ
phạm vi ảnh hởng giữa các nước
chiến thắng.
GV giới thiệu trên máy chiếu: phạm
vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ-
Phân tích
HĐN- bàn (3 phút):
Phiếu học tập 1: Sau Hội nghị I-an-
ta, thế giới chia làm mấy phe? Là
những phe nào? Nước nào đứng đầu
mỗi phe? Dự đoán mối quan hệ giữa
các phe?
HS thảo luận- Báo cáo- Nhận xét lẫn
nhau.
GV nhận xét, kl: Thế giới hình thành
2 phe (2 cực) do Mĩ và Liên Xô đứng
đầu mỗi phe giữa 1 bên là các nước
XHN, 1 bên là các nước tư bản chủ
nghĩa, mà lịch sử gọi đó là trật tự 2
cức I-an-ta.
KT: Đặt câu hỏi, động não
H: Hội nghị I-an-ta còn có quyết định
gì khác?
GV chiếu thông tin- cung cấp sự ra
đời của LHQ: Hội nghị I-an-ta đã
quyết định thành lập một tổ chức
quốc tế mới là Liên hợp quốc. Theo
quyết định đó, từ 25/4 – 26/6/1945,
Hội nghị đại biểu của 50 nớc đã họp
tại Xan Phơ-ran-xi-xcô (Mĩ) để thông
qua hiến chương Lỉên hợp quốc và
thành lập tổ chức Liên hợp quốc (hiện
nay có 193 thành viên)
- GV chiếu 23 sgk- Giới thiệu: Cuộc
họp khai mạc vào ngày thứ 3 của
tháng 9 hàng năm tại trụ sở chính của
LHQ ở Niu Óoc (Mĩ)
H: Nhiệm vụ của Liên hợp quốc là gì
-> Một trật tự thế giới mới được hình
thành- trật tự hai cực I-an-ta
II. Sự thành lập Liên hợp quốc:
- Hội nghị I- an- ta quyết định thành
lập Liên hợp quốc.
- Nhiệm vụ:
+ Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa
các quốc gia dân tộc.
?
- Y/c hs trao đổi cặp
GV: VN gia nhập liên hiệp quốc
(9/1977) là thành viên 147. Năm 2007
VN được bầu là thành viên không th-
ường trực của Liên hợp quốc.
TLN- 3 phút:
Phiếu học tập số 2: Kể tên các tổ
chức Liên Hợp Quốc đang hoạt động
ở Việt Nam?
Các nhóm thảo luận- Báo cáo bằng
chơi trò chơi tiếp sức- 1 phút: Chia
làm 3 đội, đội nào ghi được tên nhiều
tổ chức nhất giành chiến thắng.
H (KT động não): Tổ chức Liên Hợp
Quốc đã giúp đỡ nhân nhân VN
những gì? GV gợi ý HS trả lời thông
qua các tổ chức LHQ đang hoạt động
ở VN.
GV chiếu hình ảnh- giới thiệu:
HS: Đọc SGK mục IV
H: Vì sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố
chấm dứt chiến tranh lạnh?
- Do việc chạy đua vũ trang quá tốn kém
HĐ nhóm bàn- 4 ph: Sau chiến tranh
lạnh tình hình thế giới diễn ra theo xu
hướng nào?
Các nhóm báo cáo- Nhận xét
GV nhận xét- chốt:
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh
tế, văn hóa, xã hội.
III. Chiến tranh lạnh (Đọc thêm)
IV. Thế giới sau “Chiến tranh
lạnh”
- Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong
quan hệ quốc tế.
- Một trật tự thế giới mới đang hình
thành theo chiều hướng đa cực, đa trung
tâm.
- Dưới tác động của cách mạng khoa
học công nghệ, hầu hết các nước đều
điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy
kinh tế làm trọng điểm.
- Nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra các
GV: Kết luận: xu thế chung của thế
giới khi loài người bước vào thế kỉ
XXI là hoà bình, ổn định và hợp tác
phát triển. Đó vừa là thời cơ vừa là
thách thức đối với các dân tộc.
HĐ nhóm đôi- 3 phút: Tại sao nói
hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển
vừa là thời cơ vừa là thách thức của
các nước khi bước vào TK XXI?
HS thảo luận- Báo cáo, nhận xét, bổ
sung
GV nhận xét, kl
KT động não
H: Nhiệm vụ to lớn của nhân dân ta
hiện nay là gì?
cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với
những hậu quả nghiêm trọng
Xu thế chung của thế giới ngày nay là
hòa bình ổn định và hợp tác phát triển
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Nêu nhiệm vụ, vai trò của tổ chức Liên hợp quốc?
- Nêu nhng xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?
- Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì?
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu hoạt động của Liên hợp quốc hiện nay; mối quan hệ giữa Việt
Nam và tổ chức này.
- Tìm hiểu những tổ chức của LHQ có mặt tại Việt Nam và hoạt động của
những tổ chức này ?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
Chuẩn bị bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng
khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trả lời câu hỏi :
+ Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật: bao gồm
mấy lĩnh vực? Nêu các thành tựu cơ bản của từng lĩnh vực?
+ Ý nghĩa, tác động của cách mạng KH - KT đối với cuộc sống con người.
+ Làm thế nào để hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng
KHKT?
Ngày soạn: 31/10/2019
Ngày giảng: 2/11: 9A,B
CHƯƠNG V
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Tiết 13 - Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức:
- Biết được những thành tựu chủ yếu của CM khoa học-kĩ thuật.
- Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của CM khoa
học-kĩ thuật.
2. Tư tưởng:
- Thông qua những kiến thức trong bài HS cần xác định rõ ý chí vươn lên
không ngừng, cố gắng phấn đấu không mệt mỏi đi tiếp thu những thành tựu
KH – KT.
3. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho HS phương pháp trình bày, đánh giá, liên hệ những kiến thức
đã học với thực tế.
- Khai thác kênh hình.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút
ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập
2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi GV giao về chuẩn bị.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích,
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu những xu hướng phát triển của thế giới ngày nay?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Gv chiếu một số hình ảnh về cuộc sống hiện nay của con người với
nhiều trang thiết bị hiện đại ...
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
H: Cách mạng KH - KT lần thứ 2
của loài ngưười bắt đầu từ năm nào?
Từ những năm 40 của thế kỉ XX
GV: Khởi nguồn tại nước Mĩ
H: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời
cuộc CMKHKT sau chiến tranh thế
giới thứ hai ?
- Tài nguyên thiên nhiên ngày càng
cạn kiệt
- Nhu cầu vật chất và tinh thần của
con người ngày càng cao
* TLN- 5 phút:
1. Nêu những thành tựu chính của
cuộc cách mạng KHKT?
2. Kể tên những đồ dùng ở gia đình
em là sản phẩm của cuộc cách mạng
KHKT?
HS thảo luận- Báo cáo, bổ sung
GV nhận xét, bổ sung- GV hướng dẫn
HS phân tích từng thành tựu cơ bản:
H: Trong lĩnh vực khoa học cơ bản
con người đã đạt được những thành
tựu chủ yếu nào ?
HS đọc phần chữ in nhỏ
HĐN đôi- 2 phút: Những thành tựu
này có tác dụng gì ?
- GV chiếu H24, giới thiệu: T3-1997,
cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp
sinh sản vô tính. Đây là một thành tựu
KH lớn cho thấy được khả năng phi
thường của trí tuệ con người những
cũng gây lo ngại về xã hội và đạo
đức.
- Chiếu h/a bản đồ gen người- giới
I. Những thành tựu chính
* Thành tựu
- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: có
nhiều phát minh lớn về Toán học, Vật
lí, Hóa học và Sinh học (cừu đô-li ra
đời bằng phương pháp sinh sản vô tính,
bản đồ gen người,...).
thiệu: T6.2000 bản đồ gen người
được công bố. T4.2003 được hoàn
chỉnh. Theo đó con người có 35-40
nghìn gen, đã giải mã được 99%. Với
thành tựu này trong tương lai có thể
chữa được các bệnh nan y: ung thư,
tiểu đường
Gv: Là những phát minh to lớn,
những bước nhảy vọt của con người.
Tạo cơ sở lí thuyết cho các khoa học
khác
Các thành tựu còn lại GV yêu cầu HS
thuyết trình qua phần chuẩn bị bài ở
nhà- Mỗi nhóm thuyết trình 1 lĩnh
vực- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV HD HS chốt lại
GV: Các nhà khoa học còn tạo ra
những Rôbốt “người máy” đảm nhận
những công việc con người không
đảm nhận được: Lặn sâu xuống đáy
biển, làm trong các nhà máy điện
nguyên tử.
HĐ cá nhân:
H: Những thành tựu về công cụ sản
xuất mới có tác dụng gì?-> giải phóng
sức lao động của con người
GV: Cung cấp:
GV chiếu H25
HS: Quan sát H25, mô tả.
Hình ảnh những ngôi nhà sử dụng
năng lượng xanh( năng lượng mặt
trời) ở NB
GV: Cung cấp thêm tư liệu kênh hình.
-> Thay thế cho những nguồn năng
lượng đang ngày càng cạn kiệt.
GVCC:
- Công cụ sản xuất mới như: máy tính
điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự
động,..
- Nguồn năng lượng mới hết sức phong
phú như: năng lượng nguyên tử, năng
lượng mặt trời, năng lượng gió,...
- Những vật liệu mới như: pôlime (chất
dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ,
siêu dẫn, siêu cứng,...
- Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”
H: Liên hệ thực tế nêu VD? (KG)
GV: Cung cấp:
HS: Đọc phần chữ nhỏ
H: Trong cuộc cách mạng xanh con
người đã áp dụng những biện pháp
gì? H: Cuộc CM xanh trong nông
nghiệp có ý nghĩa ntn?
HS: Tạo ra giống lúa mới, con giống
mới năng suất cao.
- Giải quyết được vấn đề lương thực
cho nhiều quốc gia.
Ở Mĩ năm 1945 một người lao động
nuôi được 14,6 người
H: Liên hệ thực tế nêu VD? (KG)
GV: Cung cấp:
H: Những thành tựu đó có ý nghĩa gì?
-> Tiết kiệm được thời gian, chi phí,
nâng cao đời sống con người...
H: Nêu những thành tựu trong lĩnh
vực du hành vũ trụ
- 1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên
phóng vào trái đất; 1961, con người
đã bay vào vũ trụ; 1969, con người đã
đặt chân lên mặt trăng
HS: Quan sát H 26 sgk( 51)
Ngày 20/7/1969 lần đầu tiên nước Mĩ
đưa con người lên mặt trăng ở đó 21
giờ 36 phút, anh đang quan sát chụp
các bức ảnh để gửi về trái đất
H: Những phát minh đó có ý nghĩa
gì?
HS: Đánh dấu bước ngoặt trong việc
chinh phục mặt trăng của loài người
trong nông nghiệp: Cơ khí hóa, điện
khí hóa ... lai tạo giống.
- Những tiến bộ thần kì trong giao
thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy
bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ
cao,...
- Những thành tựu kì diệu trong lĩnh
vực du hành vũ trụ.
thực hiện được giấc mơ từ cổ xưa của
con người là đi bộ trên mặt trăng
HĐN- 3 phút: Nhận xét chung về các
thành tựu trên?
Thành tựu kì diệu trên mọi lĩnh vực, có vai
trò quan trọng đối với đời sống con người
GV khái quát lại những thành tựu bằng sơ
đồ tư duy.
HS: Đọc mục 2 trang 51
KT động não:
H: Ý nghĩa của cuộc CMKHKT ?
HS: Liên hệ thực tế phân tích ý nghĩa.
GV: Cuộc CM KH - KT lần thứ hai
đã đưa con người sang nền “Văn
minh hậu CN” hay còn gọi là “Văn
minh trí tuệ” như: tin học điện tử...
GV chiếu
GV chiếu H/a tác động tiêu cực của
CMKHKT
H: Cuộc CMKHKT gây lên những
hậu quả ntn?
HĐN- 3 phút: Theo em, chúng ta có
thể làm gì để hạn chế những tác động
tiêu cực của cuộc CMKHKT?
- Gọi một số hs nêu giải pháp
- Gv nhận xét, chốt kiến thức:
- Sử dụng thành tựu khoa học- kĩ
thuật đúng mục đích...
- Triệt để tuân thủ những quy trình
khoa học công nghệ
II. Ý nghĩa của cuộc CM khoa học
kĩ thuật
+ Ý nghĩa, tác động tích cực:
- Đánh dấu mốc son chói lọi trong
lịch sử văn minh của nhân loại
- Mang lại những đổi thay to lớn
trong cuộc sống của con người.
- Cho phép thực hiện những bước nhảy
vọt về sản xuất và năng suất lao động,
nâng cao mức sống và chất lượng cuộc
sống của con người.
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu
dân cư lao động trong nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ.
+ Hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con
người tạo ra):
- Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt;
- Khai thác cạn kiệt tài nguyên
- Hủy diệt và làm ô nhiễm môi trường
sinh thái;
- Những tai nạn lao động và giao thông;
các loại dịch, bệnh mới,...
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Cho HS chơi trò chơi ghép hình (Máy chiếu)
- Nêu tác động tích cực và tiêu cực của cuộc CMKHKT?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Em thấy ở Việt Nam đã ứng dụng những thành tựu nào của cuộc CM KH-
KT?
- Trong thời đại cách mạng KH-KT ngày nay, là học sinh em có suy nghĩ gì
để có thể phục vụ đất nước?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tiếp tục sưu tầm những thành tựu khoa học- kĩ thuật mà thế giới cũng như
Việt Nam đã đạt được trong thời gian gần đây.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn tập những nội dung đã học
- Chuẩn bị bài “Tổng kết lịch sử thế giới từ 1945 đến nay.”
+ Thống kê những nội dung chính của lịch sử thế giới sau 1945: gồm mấy nội
dung chính, nêu tên.
+ Tìm hiểu về những xu thế phát triển của thế giới hiện nay.
+ Lấy vài ví dụ về xu thế phát triển của Việt Nam
Ngày soạn: 7/11/2019
Ngày giảng: 9/11: 9A
Tiết 14- Bài 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI
TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nội dung chính của lịch sử TG hiện đại từ sau 1945 đến nay.
- Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay.
2. Tư tưởng:
- Giúp HS thấy được khái quát toàn cảnh của TG trong nửa sau TK XX với
những diễn biến phức và đấu tranh gay gắt quyết liệt một bên là lực lượng
XHCN độc lập DT > < ĐQCN và các thế lực phản động.
3. Kỹ năng:
- Tổng hợp, trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút
ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập
2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi GV giao về chuẩn bị.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích,
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV giới thiệu: Lịch sử thế giới sau năm 1945 đến nay diễn ra với nhiều sự
kiện to lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ. Đặc biệt bao trùm cả giai
đoạn lịch sử này là thế giới chia làm hai phe. Trong giai đoạn này, cuộc đấu
tranh của lực lượng XHCN, dân chủ, tiến bộ là hoà bình, độc lập dân tộc và
tiến bộ xã hội. Vậy những nội dung chính của LS thế giới sau 1945 đến nay là
gì? Các xu thế của thế giới ngày nay ra sao?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hoạt động nhóm- 7 phút: (Bảng
phụ)
Phiếu học tập: Vẽ sơ đồ tư duy khái
quát những nội dung chính của lịch sử
thế giới sau 1945? Nêu một số nét cơ
bản của mỗi nội dung?
HS thảo luận- Vẽ sơ đồ tư duy trên
bảng phụ
- Các nhóm treo kết quả lên bảng- đại
diện trình bày, nhận xét
- Gv chiếu sơ đồ tư duy những nội
dung chính của Lịch sử thế giới hiện
đại.
GV chiếu sơ đồ HDHS phân tích từng
nội dung, vấn đáp HS, chốt kiến thức:
GV chiếu hình ảnh: sự thành lập nước
CHND Trung Hoa, CM Cu-ba giành
thắng lợi, chủ nghĩa A-pac- thai bị xóa
bỏ
H: Phong trào giải phóng dân tộc ở
Châu Á, Phi, Mĩ La- tinh đã giành đ-
ược thắng lợi to lớn ntn?
Nhận xét? (KG)
GV chiếu h/a sự phát triển của một số
nền kinh tế: Trung Quốc, Đông Nam Á
I. Những nội dung lịch sử thế giới
từ sau năm 1945 đến nay.
1. Liên Xô và các nước Đông Âu
- Sau năm 1945, XHCN đã trở thành
một hệ thống trên thế giới- là một
lực lượng hùng mạnh, có ảnh hưởng
to lớn đối với quá trình phát triển
của TG.
- Do phạm phải nhiều sai lầm, hệ
thống XHCN đã tan rã vào những
năm 1989-1991
2. Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các
châu Á, Phi, Mĩ La tinh phát triển
mạnh mẽ và giành được những thắng
lợi to lớn.
+ Hệ thống thuộc địa của CNĐQ đã
sụp đổ
+ Hơn một trăm quốc gia độc lập ra
đời ngày càng giữ vai trò quan trọng
trên trường quốc tế.
+ Nhiều nước thu được những thành
tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã
hội.
y/c HS nhận xét.
H: Sau chiến tranh thế giới thứ II các
nước Mỹ, Nhật, Tây Âu, phát triển
nhanh chóng về kinh tế ntn?
H: Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay
như thế nào?
- TG chấm dứt CT lạnh 1989 xu thế
của TG ngày nay chuyển từ “đối đầu”
sang “đối thoại”.
GV chiếu h/a về chuyến thăm lẫn nhau
của nguyên thủ các nước.
H: Trong bối cảnh thế giới hiện nay
nhân dân ta cần phải làm gì để đưa đất
nước phát triển? (KG)
Tích cực góp phần xây dựng nền hoà
bình ổn định ở khu vực trước hêt là
giữ vững ổn định chính trị trong nước,
tập trung sức lực đẩy mạnh sản xuất
phát triển KT và XH, tích cực hội
nhập quốc tế, thực hiện đối ngoại đa
phương.
H: Những thành tựu điển hình của
cuộc cách mạng KH - KT?
GV chiếu h/a 1 số thành tựu của cuộc
CMKHKT- HS nêu những thành tựu
GV chiếu h/a các vũ khí hủy diệt, nạn
ô nhiễm môi trường- HS nhận xét
3. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu
- Các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây
Âu phát triển nhanh chóng về kinh
tế. - Mĩ vươn lên thành nước TB giàu
mạnh nhất, đứng đầu hệ thống
TBCN - Xu thế liên kết khu vực về
kinh tế- chính trị ngày càng phổ biến
(điển hình là Liên minh châu Âu-
EU)
4. Quan hệ quốc tế
- Xác lập trật tự thế giới 2 cực do Mĩ
và Liên Xô đứng đầu, luôn trong tình
trạng đối đầu căng thẳng.
- Từ sau 1989, thế giới chuyển dần
sang xu thế hoà hoãn và đối thoại.
5. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật
- Cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật có những tiến bộ phi thường
đạt nhiều thành tựu kỳ diệu trong
mọi lĩnh vực.
- CMKHKT đã và sẽ đưa lại những
hệ quả nhiều mặt không lường hết
được đối với loài người và mỗi quốc
gia, dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Nội dung chủ yếu của lịch sử TG hiện đại từ 1945 đến nay?
Thảo luận nhóm 4- 3 phút: Vì sao nói: “Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát
triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các nước khi bước vào thế kỉ XXI”
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Chế độ XHCN ở Liên Xô và câc nước Đông Âu tan rã có ảnh hưởng như thế
nào đến Việt Nam?
- Những xu thế của thế giới ngày nay đã đặt ra cho nước ta những cơ hội và
thách thức gì?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Lập niên biểu những sự kiện lớn của LSTG hiện đại từ 1945 đến nay
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn tập những nội dung đã học
- Chuẩn bị bài mới - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Nguyên nhân, mục đích, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai của thực dân Pháp?
+ Những thủ đoạn về chính trị, văn hoá, giáo dục của pháp? Mục đích của
những thủ đoạn này?
+ Tình hình phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới
thứ nhất ntn? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp?
Ngày soạn: 9/11/2019
Ngày giảng: 11/11: 9A; 12/11: 9B
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930
Tiết 15 - Bài 14
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS nắm được:
- Nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Biết được những nét chính về chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của TD
Pháp.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc, xảo
quyệt của TD Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao
động dưới chế độ thực dân phong kiến.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát lược đồ, trình bày, nhận xét, phân tích, đánh giá
sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ
b. Năng lực đặc thù: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút
ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Lược đồ nguồn lợi của TB Pháp ở VN.
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK .
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, miêu tả, giải thích,
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV giới thiệu: Sau chiến tranh TG lần thứ nhất, TD Pháp đã tiến hành chương
trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, ở Việt Nam, tấn công quy mô và toàn
diện nước ta, biến nước ta thành thị trường hàng hoá kế thừa và thị trường đầu
tư TB có lợi cho chúng. Với chương trình khai thác lần này, XH và văn hoá
giáo dục biến đổi sâu sắc.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Cung cấp kiến thức:
H: Vì sao ngay sau chiến tranh TG thứ
nhất kết thúc, TD Pháp đẩy mạnh
chương trình khai thác lần thứ hai ở ĐD
nói chung, ở VN nói riêng?
HSTL- Nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, kl:
Do bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh
TG thứ nhất, Pháp tăng cường bóc lột
nhân dân lao động ở chính quốc và
thuộc địa để bù đắp thiệt hại trong chiến
tranh
GV: Mở rộng: Sau CTTG lần thứ nhất
Pháp là con nợ lớn của Mĩ. Năm 1920 số
nợ lên tới 300 tỉ Prăng, sau CM T10 Nga
Pháp mất thị trường đầu tư lớn nhất ở
Châu Âu là Nga.
TLN bàn -5 phút: Thực dân Pháp đẩy
mạnh chương trình khai thác thuộc địa
lần thứ hai tập trung vào những nguồn
lợi kinh tế nào?
HS: Thảo luận- Báo cáo- Nhận xét, bổ
I. Chương trình khai thác thuộc
địa lần thứ hai của Pháp.
* Nguyên nhân:
- Để bù đắp những thiệt hại do
chiến tranh gây ra.
* Chính sách khai thác của Pháp:
sung.
GV nhận xét KL: Nông nghiệp, CN,
thương nghiệp, GTVT và ngân hàng
HS: Sử dụng lược đồ xác định các
nguồn lợi khai
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_tiet_12_den_24_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf