I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nắm rõ và thông hiểu các kiến thức:
- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 của thế kỉ XX.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: thấy được mặt trái của CNTB từ đó thêm yêu nước Việt Nam
XHCN.
- Chăm chỉ: học được tinh thần chăm chỉ, cần cù, chịu khó của nhân dân Liên
Xô khắc phục mọi khó khăn để khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, Tự học bài, tự trả lời
câu hỏi
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu
của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: khẳng định được những thành tựu to lớn trong
công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ năm 1945 đến đầu những năm 70 đã tạo
cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của chủ nghĩa đế
quốc. Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng cách mạng thế giới
- Tìm hiểu lịch sử: Tìm những tư liệu về Liên Xô.
- Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử
29 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 07/09/2020
Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Tiết 1 - Bài 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945
ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nắm rõ và thông hiểu các kiến thức:
- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 của thế kỉ XX.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: thấy được mặt trái của CNTB từ đó thêm yêu nước Việt Nam
XHCN.
- Chăm chỉ: học được tinh thần chăm chỉ, cần cù, chịu khó của nhân dân Liên
Xô khắc phục mọi khó khăn để khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, Tự học bài, tự trả lời
câu hỏi
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu
của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: khẳng định được những thành tựu to lớn trong
công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô từ năm 1945 đến đầu những năm 70 đã tạo
cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của chủ nghĩa đế
quốc. Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng cách mạng thế giới
- Tìm hiểu lịch sử: Tìm những tư liệu về Liên Xô.
- Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Máy chiếu, Bản đồ thế giới; Tranh ảnh về Liên Xô trong giai đoạn từ 1945 -
1970, phiếu học tập
2. HS: Đọc, nghiên cứu trước bài và trả lời các câu hỏi mục I SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, Thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Gv chiếu một số hình ảnh về Liên Xô ...
H: Trình bày những hiểu biết của em về Liên Xô qua các hình ảnh trên?
Gv giới thiệu bài: Sau Chiến tranh TG thứ hai, Liên Xô đã tiến hành khôi phục
kinh tế, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. Vậy từ năm 1945 đến
đầu những năm 70 của TK XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu nào về kinh tế và
khoa học-kĩ thuật? -> Bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
Gv: chiếu Slide 1
HS: Xác định vị trí của Liên Xô trên lược
đồ máy chiếu.
HS: Đọc phần chữ nhỏ (Tr 3-SGK)
? Trình bày hoàn cảnh của Liên Xô sau
chiến tranh thế giới thứ II ?
? Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên
Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
? Nêu những thành tựu chính của nhân dân
Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế,
hàn gắn vết thương chiến tranh?
GV: Minh họa:
+ Công nghiệp tăng 73%(KH tăng 48%).
+ Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và XD
+ Nông nghiệp vượt trước chiến tranh
(1932)
+ Đời sống của nhân dân được cải thiện.
? Việc Liên Xô chế tạo thành công bom
nguyên tử có ý nghĩa gì?
- Đánh dấu sự phát triển vượt bậc về
KHKT.
- Phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.
- Tạo sức mạnh cho lực lượng CNXH.
TLN bàn- 2phút: Nhờ đâu Liên Xô đạt
được kết quả như vậy?
+ Tâm lí, khí thế của người chiến thắng.
+ Do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị,
xã hội của Liên Xô.
GV: Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế,
Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật của CNXH với việc thực hiện các kế
I. Liên Xô.
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau
chiến tranh (1945 -1950)
+ Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá
hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1
710 thành phố, hơn
70 000 làng mạc bị phá hủy
+ Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn
thành thắng lợi KH 5 năm lần thứ tư
(1946-1950) trước thời hạn.
+ Công nghiệp tăng 73%, một số ngành
nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
+ Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công
bom nguyên tử.
2. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu
những năm 70 của thế kỷ XX)
hoạch dài hạn.
? Theo em thế nào là xây dựng cơ sở vật
chất và kinh tế ?
HS: Xây dựng phát triển công nghiệp, nông
nghiệp hiện đại , KHKT tiên tiến...
? Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì công cuộc
xây dựng CNXH ở Liên Xô ?
- Ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc xây
dựng cơ sở VCKT, làm giảm tốc độ của
công cuộc cuộc dựng CNXH.
GV: Cung cấp: Những thành tựu đạt được
của Liên Xô từ 1950-1970:
? Tại sao lại ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng?
HS: Là ngành CN chế tạo ra máy móc, khai
thác -> quan trọng.
? Nêu những kết quả mà Liên Xô đã đạt
được?
HS: Quan sát hình 1 sgk. "Vệ tinh nhân tạo
đầu tiên nặng 83,6 kg của loài người do
Liên Xô chế tạo.
GV: Cung cấp thêm 1 số thông tin về vệ
tinh nhân tạo và tàu vũ trụ phương Đông.
Người đầu tiên là: Gagarin, sau là G.Titốp,
A.Nicôlaiep, Valentina, Terescôva
- Trung Quốc là nước thứ 3 đưa người lên
vũ trụ: Người đầu tiên là Dương Lợi Vĩ.
TLN - 3 phút: Những thành tựu KHKT
mà Liên Xô đã đạt được có ý nghĩa ntn?
HS thảo luận- Báo cáo, nhận xét
GV chốt: Uy tín nâng cao trên trường quốc
tế.
GV: Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về sự
giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam.(KG)
GV: Cung cấp:
GV: Kết luận: Liên Xô là nước đầu tiên
+ Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế
hoạch dài hạn với phương hướng chính
là: phát triển kinh tế với ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến
bộ KH-KT, tăng cường sức mạnh quốc
phòng.
+ Kết quả:
- Sản xuất công nghiệp bình quân hằng
năm tăng 9,6%, là cường quốc công nghiệp
thứ 2 TG (sau Mỹ);
- Là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ
trụ của con người - năm 1957, phóng thành
công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu
“Phương Đông” đưa con người lần đầu tiên
bay vòng quanh Trái Đất.
+ Về đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy
trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với
các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải
chinh phục vũ trụ và phá vỡ thế độc quyền
về hạt nhân của Mĩ. Liên Xô trở thành chỗ
dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng
thế giới.
phóng của các dân tộc.
GV: Khái quát: Sự khủng hoảng củ Liên Xô
? Trước tình hình đó nhà nước Xô Viết
làm gì?
? Hậu quả của cuộc đảo chính ngày
19.8.1991?
HS:
- Nhiều nước cộng hoà đòi li khai.
- Tệ nạn xã hội tăng lên.
- Các thế lực chống đối ráo riết, kích động
quần chúng.
- Ngày 21/12/1991: 11 nước cộng hoà họp
đòi giải tán Liên Xô.
GV: Khái quát:
HS: Quan sát bản đồ các nước Đông Âu.
Gv: khái quát cuộc khủng hoảng ở Đông
Âu.
? Cuộc khủng hoảng đó dẫn đến những
hệ quả gì ?
GV: Quần chúng các nước biểu tình dồn
dập đòi cải cách đất nước, đòi đa nguyên về
chính trị, tiến hành tổng tuyển cử, chống
phá ĐCS
Hệ thống XHCN sụp đổ hầu hết ở các nước
Đông Âu.
? Nguyên nhân sụp đổ hệ thống chủ
nghĩa xã hội?
HS: Là do mô hình XHCN có nhiều khuyết
điểm, thiếu sót.
? Tại sao Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba
I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên
bang Xô Viết.
- 19/8/1991 cuộc đảo chính nhằm lật đổ
Goóc-ba-chốp không thành, gây hậu quả
nghiêm trọng. Đảng Cộng sản và Nhà
nước liên bang hầu như tê liệt.
- 21/12/1991, 11 nước cộng hòa li khai,
hình thành cộng đồng các quốc gia độc
lập (SNG).
- Tối 25/12/1991, Goóc-ba-chốp từ
chức Tổng thống, Liên Xô bị sụp đổ sau
74 năm tồn tại.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của
chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
( Đọc thêm)
* Hệ quả:
- Qua các cuộc tổng tuyển cử, các phe
đối lập thắng thế, giành được chính
quyền còn các Đảng Cộng sản đều thất
bại.
- Chính quyền mới ở các nước Đông Âu
đều tuyên bố từ bỏ CNXH, thực hiện đa
nguyên về chính trị và chuyển nền kinh
tế theo cơ chế thị trường với nhiều thành
phần sở hữu.
- Tên nước thay đổi, nói chung đều là
các nước cộng hòa.
- Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước
Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự tồn tại
của hệ thống XHCN (ngày 28 - 6 - 1991,
SEV ngừng hoạt động và ngày 1 - 7 -
1991, Tổ chức Vác-sa-va giải tán).
cũng trong tình trạng khủng hoảng
nhưng không bị sụp đổ?
HS: Trung Quốc, Việt Nam, Cuba cũng
trong tình trạng khủng hoảng nhưng không
bị sụp đổ vì:
- Xây dựng mô hình XHCN phù hợp với
điều kiện khách quan của nước mình.
- Là sự thất bại mô hình chưa khoa học.
-> Đây là những tổn thất hết sức nặng nề đối
với phong trào cách mạng thế giới và các lực
lượng dân chủ, tiến bộ ở các nước.
GV: Loài người trải qua những bước quanh
co nhưng cuối cùng nhất định sẽ tiến tới
CNXH, HCM: "không có lực lượng gì ngăn
cản được mặt trời mọc, không có lực lượng
gì ngăn trở được lịch sử loài người tiến lên,
cũng không có lực lượng gì ngăn trở được
CNXH phát triển".
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của TK XX, Liên Xô đã đạt được những
thành tựu to lớn nào về kinh tế và khoa học - kĩ thuật?
KT trình bày 1 phút: HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài hoặc đưa ra những thắc
mắc.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
TLN – 3 ph ( Phiếu học tập)
Những thành tựu Liên Xô đạt được có ý nghĩa như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
Sưu tầm, tìm hiểu thêm tư liệu về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc và chuẩn bị bài mới: Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải
phóng dân tộc và sựu tan rã của hệ thống thuộc địa. tìm hiểu các giai đoạn phát triển,
nhận xét mỗi giai đoạn.
---------------**********---------------
Ngày giảng: 15/09/2020 – 9CD
Tiết 2 – Bài 3
CHƯƠNG II
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA - TINH TỪ 1945 ĐẾN NAY
Tiết 3 - Bài 3
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức - Nắm rõ và thông hiểu các kiến thức:
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ
la-tinh từ sau chiến tranh TG thứ hai đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX.
- Biết được nét chính về phong trào giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh
từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX.
2. Phẩm chất
- Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ La - tinh và tình
đoàn kết hữu nghị giữa các nước trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân đã giành được những thắng lợi to
lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trách nhiệm: có ý thức đấu tranh giữ gìn và bảo về nền độc lập của Tổ quốc
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Đọc trước bài ở nhà, trả lời các câu hỏi trong sách
giáo khoa
- Năng lực giao tiếp, hợp tác:
+ Mạnh dạn chia sẻ ý kiến, trao đổi thảo luận.
+ Hợp tác có hiệu quả trong hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: trình bày, nhận xét, đánh giá
b. Năng lực đặc thù
* Năng lực khoa học
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết được một số nét chính về quá trình giành độc
lập ở các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh từ sau chiến tranh TG thứ hai đến giữa những năm
60 của thế kỷ XX.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập
của nhân dân Việt Nam trong năm 1945
- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: nhận xét, đánh giá sự kiện
lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học
- HS: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
- KT: HĐ nhóm, HĐ cá nhân, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ
thuật 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: không kiểm tra
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động: Sau chiến tranh thế giới thứ hai cao trào giải phóng dân
tộc diễn ra sôi nổi ở châu Á, Phi, và Mĩ La - tinh. Phong trào trải qua những giai đoạn
nào? Nội dung cụ thể của từng giai đoạn ra sao? Chúng ta vào tìm hiểu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
Gv chia lớp thành 3 dãy hoạt động nhóm
5 – 8 phút
Dãy 1: kể tên những nước giành được độc
lập từ năm 1945 đến những năm 60 của TK
XX?
Dãy 2: kể tên những nước giành được độc
lập từ những năm 60 đến những năm 70 của
TK XX?
Dãy 3: kể tên những nước giành được độc
lập từ năm những năm 70 đến những năm
90 của TK XX?
Gv đi từng giai đoạn
GV: Treo bản đồ lên bảng
GV: Sau CTTG thứ hai phong trào GPDT
ở các nước phát triển, đập tan hệ thống
thuộc địa của CNĐQ thành lập chính quyền
cách mạng ở các nước, đầu tiên ở khu vực
Đông Nam Á.
GV: cung cấp
H: Tại sao gọi là năm Châu Phi ?
GV: Giải thích cho học sinh hiểu. (SGK tài
liệu trang 25)
H: Gọi HS lên xác định vị trí của các nước
đó trên bản đồ.
HS: Xác định trên bản đồ.
GV: Cho đến giai đoạn này CNĐQ chỉ tồn
tại dưới hai hình thức.
+ Các nước thuộc địa Bồ Đào Nha
+ Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai
phần lớn ở miền nam Châu Phi.
GV: cung cấp
H: Kết quả, ý nghĩa của phong trào đấu
tranh ?
H: Xác định vị trí của 3 nước đó trên bản
đồ?
I. Giai đoạn từ 1945 đến giữa những
năm 60 của thế kỷ XX.
- Đông Nam Á : giành thắng lợi ở các
nước như In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt
Nam (2/9/1945) và Lào (12/10/1945).
- Châu Phi: Năm 1960 được gọi là
“Năm châu Phi” với 17 nước ở lục
địa này tuyên bố độc lập.
- Ngày 1/1/1959, cuộc cách mạng
nhân dân thắng lợi ở Cu Ba.
- Kết quả là tới giữa những năm 60 của
thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của
CNĐQ về cơ bản đã bị bị sụp đổ.
II. Giai đoạn từ giữa những năm
60 đến giữa những năm 70 của thế
kỷ XX.
- Đầu những năm 60 phong trào đấu
HS: Xác định trên bản đồ.
H: Ý nghĩa của phong trào đấu tranh dành
độc lập ở các nước Châu Phi?
H: Nội dung chính của giai đoạn này là gì?
GV: Giải thích chế độ phân biệt chủng tộc
A-pac-thai:
H: Ý nghĩa của phong trào đấu tranh?
GV: Kết luận:
- Phong trào GPDT diễn ra sôi nổi, mạnh
mẽ từ ĐNA đến Mĩ-la-tinh.
- Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
chủ yếu là công nhân, nông dân.
- Giai cấp lãnh đạo 1 số nước là công nhân
nhưng phần lớn là giai cấp tư sản dân tộc.
- Hình thức đa dạng: Biểu tình, bãi công,
đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ
một số nước Châu Phi giành độc lập
thoát khỏi ách thống trị của Bồ Đào
Nha như :
+ Ghi-nê-Bit-xao : 9.1974
+ Mô-dăm-bích : 6.1975
+ Ăng-gô-la : 11.1975
=> Ý nghĩa: Làm tan rã hệ thống
thuộc địa của Bồ Đào Nha, là một
thắng lợi quan trọng trong phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc.
III. Giai đoạn từ giữa những năm
70 đến giữa những năm 90 của thế
kỷ XX.
+ Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân
biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở
3 nước miền Nam châu Phi là: Rô-đê-
di-a, Tây Nam phi và Cộng hòa Nam
phi.
+ Sau nhiều năm đấu tranh ngoan
cường của người da đen, chế độ phân
biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ và người
da đen được quyền bầu cử và các
quyền tự do khác.
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV cho HS 1 phút nhắc lại nội dung cơ bản của bài học, đưa ra những thắc mắc
chưa hiểu.
Hoạt động 4: Vận dụng
Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, Mĩ La tinh giành thắng
lợi có ý nghĩa gì?
Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng phát triển ý tưởng sáng tạo
- Gv yêu cầu hs tìm hiểu cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của nhân dân Việt Nam trong
năm 1945
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Học bài cũ, nắm được các quốc gia tiêu biểu giành độc lập ở mỗi giai đoạn
- Soạn bài 4: Các nước Châu Á.
+ Nét nổi bật về chính trị, kinh tế các nước ở châu Á.
+ Sự ra đời, ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
+ Thành tựu, và ý nghĩa thành tựu ở Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa (từ
năm 1978 đến nay).
--------------*********---------------
Ngày giảng: 3/10/2020 – 9CD
Tiết 3- Bài 4
CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Nắm rõ và thông hiểu các kiến thức:
- Biết được tình hình chung các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được những nét nổi bật về tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn
phát triển.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: Giáo dục HS tinh thần đoàn kết quốc tế đặc biệt là đoàn kết các
nước trong khu vực để cùng hợp tác phát triển, xây dựng XH giàu đẹp, công bằng,
văn minh.
- Trách nhiệm: có ý thức đấu tranh giữ gìn và bảo về nền độc lập của Tổ quốc
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Độc lập suy nghĩ, tự học bài, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Mạnh dạn chia sẻ ý kiến, trao đổi thảo luận. Biết
chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy
hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết
yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Biết được tình hình chung các nước
châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai; những nét nổi bật về tình hình Trung Quốc
qua các giai đoạn phát triển.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập và phát triển
kinh tế của nhân dân châu Á sau năm 1945
- Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: nhận xét sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Máy chiếu.
2. HS: Soạn bài theo các câu hỏi đã được giao ở tiết trước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, kĩ thuật trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: không kiểm tra
3. Bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV: Chiếu bản đồ thế giới
HS: quan sát bản đồ xác định vị trí châu Á.
H: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về châu Á?
HSTL- Nhận xét, bổ sung
GV: Giới thiệu về diện tích, dân số, tài nguyên của Châu Á từ sau năm 1945:
Là vùng đông dân cư nhất TG bao gồm những nước, vùng lãnh thổ rộng lớn,
tài nguyên thiên nhiên phong phú. Cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước ở châu lục này
trở thành các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phải chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của
các nước đế quốc, thực dân.
GV dẫn dắt vào bài: Châu Á sau 1945 có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc.
Những thay đổi đó cụ thể như thế nào? Trung Quốc đã trải qua các giai đoạn và phát
triển ra sao-> Bài hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản
H: Nêu tình hình châu Á trước
CTTGT2?
- Đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề
của các nước đế quốc thực dân.
GV: Cung cấp:
GV: Chiếu h/a các nước giành được độc
lập
GV chiếu hình ảnh chiến tranh ở Đông
Nam Á, xung đột, khủng bố
H: Em có nhận xét gì về tình hình chính
trị của Châu Á sau năm 1945? (KG)
-Có nhiều thay đổi, không ổn định.
HS đọc SGK
* TLN bàn- 3 phút: Vì sao nhiều người dự
đoán: “Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”?
HS thảo luận- Đại diện báo cáo
GV chốt:
GV chiếu h/a các thành phố lớn, các khu
công nghiệp ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản
GV mở rộng: Từ nhiều thập niên qua
một số nước ở châu Á đã đạt được sự
tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu
biểu như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Xingapo...
+ Nhật Bản: trở thành cường quốc công
nghiệp và là một trong ba trung tâm kinh
tế tài chính của thế giới.
+ Hàn Quốc, Xingapo trở thành “con
rồng châu Á”
I. Tình hình chung
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao
trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á.
+ Tới cuối những năm 50, phần lớn các
nước châu Á đã giành được độc lập.
+ Sau đó, hầu như trong suốt nửa sau thế kỉ
XX, tình hình châu Á lại không ổn định
(chiến tranh ở khu vực Đông Nam Á và
Trung Đông; xung đột, li khai, khủng
bố,).
+ Một số nước châu Á đã đạt được sự
tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Ấn
Độ.
+ Ấn Độ: từ một nước phải nhập khẩu
lương thực đã tự túc được lương thực
cho hơn 1 tỉ người; Đang trở thành
cường quốc về công nghệ phần mềm,
công nghệ thông tin, hạt nhân, vũ trụ...
+ Trung Quốc: là một cường quốc phát
triển, có vị thế trên trường quốc tế...
-> Qua sự phát triển nhanh chóng đó,
một số người dự đoán rằng “Thế kỉ XXI
là thế kỉ cuả châu Á”.
GV chiếu bản đồ châu Á
H: Sử dụng bản đồ xác định vị trí và nêu
hiểu biết về Trung Quốc?
HS: TQ là một nước lớn Châu Á và trên
thế giới với diện tích rộng trên 9,5 triệu
km2, dân số gần 1,3 tỉ người.( 2002)
GV: Cung cấp:
GV chiếu ảnh Mao Trạch Đông
H: Bức ảnh trong SGK chụp Mao Trạch
Đông đang làm gì? Ông có vai trò như
thế nào đối với lịch sử phát triển của đất
nước Trung Hoa?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung, mở rộng thêm
H: Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như
thế nào?
HS: Quan sát H6
GV: Giới thiệu nước CH nhân dân
Trung Hoa sau ngày thành lập.
GV: Cung cấp:
H: Nội dung của đường lối đó là gì?
II. Trung Quốc
1. Sự ra đời của nước cộng hoà nhân
dân Trung Hoa
+ Ngày 01/10/1949, nước CHND Trung
Hoa ra đời.
- Ý nghĩa:
+ Kết thúc ách nô dịch của đế quốc và
hàng nghìn năm của CĐPK.
+ Đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập tự do.
+ Hệ thống XHCN được nối liền từ Châu
Âu sang Châu Á
2. Công cuộc cải cách mở cửa (1978
đến nay).
+ Tháng 12/1978, Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi
mới.
+ Chủ trương lấy phát triển kinh tế làm
trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa
nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một
quốc gia giàu mạnh, văn minh.
H: Những thành tựu đạt được của TQ
sau đường lối đổi mới 1978 như thế nào?
Nhận xét?
GV chiếu 1 số hình ảnh của Trung Quốc
cho thấy sự phát triển.
HS: Quan sát hình 7,8
H: Nhìn vào bức ảnh em hãy mô tả và
nhận xét về thành phố Thượng Hải?
- Thượng Hải được coi là một thành phố
lớn, có đầu mối giao thông và cửa khẩu
buôn bán với bên ngoài, là thành phố
công nghiệp lớn nhất ở Trung Quốc, nó
cùng với Bắc Kinh, Thiên Tân, Trùng
Khánh trở thành những thành phố trực
thuộc trung ương của Trung Quốc.
H: Nêu những chính sách đối ngoại của
Trung Quốc? Nhận xét?
GV chiếu hình ảnh quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam- Trung Quốc.
GV chiếu h/a tấm bản đồ phi lí về đường lưỡi
bò của Trung Quốc nuốt trọn biển Đông.
H: Em hãy nêu suy nghĩ về việc làm của
Trung Quốc ở biển Đông trong những
năm gần đây và nhiệm vụ của bản thân
trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước?
HSTL- Nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, kl:
Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi
đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa,
việc làm của Trung Quốc trái với Công
ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm
1982 và Luật pháp quốc tế. Chúng ta
phải cảnh giác, tỉnh táo, kiên quyết bảo
vệ chủ quyền biển đảo bằng cách kêu gọi
sự ủng hộ, đồng tình của bạn bè quốc tế,
yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật
pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền biển
đảo của Việt Nam cũng như các nước ở
khu vực biển Đông.
- Thành tựu:
+ Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt
tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
TB hằng năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập
khẩu tăng gấp 15 lần.
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
- Về đối ngoại, TQ đã cải thiện quan hệ
với nhiều nước, thu hồi chủ quyền đối với
Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).
Địa vị của Trung Quốc được nâng cao
trên trường quốc tế.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Những nét chung về tình hình châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Trình bày về sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa? Ý nghĩa?
- Nêu những thành tựu trong cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc 1978 - nay?
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Vẽ sơ đồ tư duy khai quát nội dung toàn bài.
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO
- Em có biết gì về tốc độ phát triển kinh tế của TQ hiện nay?
- Sưu tầm những thành tựu của TQ trong thời gian gần đây.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Học bài cũ, hoàn thành làm bài tập trong SGK.
- Đọc và tìm hiểu bài 5: Các nước Đông Nam Á
+ Tình hình về chính trị, đối ngoại của Đông Nam Á từ sau năm 1945.
+ Hoàn cảnh thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN.
Mối quan hệ của ba nước Đông Dương với ASEAN.
--------------********** ---------------------
Ngày giảng: 10/10/2020 – 9CD
Tiết 5 - Bài 5
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức - HS nắm vững:
- Biết được tình hình chung Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu,
nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.
2. Phẩm chất
- Yêu nước: thông qua bài giảng HS thấy tự hào về những thành tựu mà nhân
dân các nước Đông Nam Á đã đạt được, các nước Đông Nam Á cần củng cố và tăng
cường sự đoàn
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_tiet_1_den_7_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf