Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 42: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hoàn cảnh dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX.

- Mục đích, nội dung chính của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối

thế kỉ XIX.

- Hạn chế, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của những đề nghị cải cách ở Việt Nam

vào nửa cuối thế kỉ XIX.

2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất:

- Hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước; nhân ái, chăm chỉ (Ham học,

chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã

hội và môi trường sống)

3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự lực, tự học, tự hoàn thiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tích cực, chủ động trao đổi, tương tác, chia

sẻ với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện, làm rõ điểm giống

và khác nhau về mục tiêu, cách tổ chức trong các cuộc cải cách cùng thời.

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 42: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/05/2020 Ngày giảng: 26/02/2019 (8A2,3) 30/5 (8A1) Tiết 42 - Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hoàn cảnh dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX. - Mục đích, nội dung chính của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. - Hạn chế, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: - Hình thành ở học sinh phẩm chất yêu nước; nhân ái, chăm chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống) 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tích cực, chủ động trao đổi, tương tác, chia sẻ với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện, làm rõ điểm giống và khác nhau về mục tiêu, cách tổ chức trong các cuộc cải cách cùng thời. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử + Nhận diện được nguyên nhân của các cuộc cải cách Duy Tân. Trình bày được nội dung, diễn biến và kết quả. + Tái hiện và trình bày được nội dung bài học dưới hình thức nói hoặc viết, trình bày - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: + Giải thích được các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; + Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của các cuộc cải cách Duy Tân - Đây là một hiện tượng mới của lịch sử Việt Nam, thể hiện khía cạnh của lòng yêu nước. - Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và lòng trân trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối TK XIX, muốn tạo ra thực lực chống giặc ngoại xâm. - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học + Rèn cho HS kỹ năng trình bày, nhận xét một vấn đề lịch sử. + Chỉ bản đồ. + Đánh giá về nội dung các cải cách Duy Tân và các nhân vật lịch sử. + Sau bài học rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. + Khắc sâu hình ảnh sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: yêu tự do, căm thù quân xâm lược. Biết ơn các sĩ phu yêu nước. + Kĩ năng sử dụng tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các tư liệu lịch sử mở rộng. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: KT ss: 8A1....... 8A2........ 8A3............... 2. Kiểm tra đầu giờ H: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trong cao trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bên cạnh các cuộc khởi nghĩa do văn thân sĩ phu lãnh đạo, các cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân còn có các hoạt động dân chủ hướng vào việc thay đổi tư duy của người dân do 1 bộ phận văn thân sĩ phu yêu nước thực hiện. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản HS: Theo dõi SGK ( 3 phút) H: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XIX ? H: Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra cuối TK XIX? - Nhà Nguyễn thực hiện những chính sách lạc hậu, bảo thủ về mọi mặt, nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra ở I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng. - Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ. -Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi. nhiều nơi. H :Em hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỷ XIX ? GV: Chỉ trên bản đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa. HS: Thực hành chỉ bản đồ. HS: Đọc thông tin. H : Các sĩ phu duy tân đề xướng cải cách trong hoàn cảnh nào ? GV: Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn. Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, các sĩ phu duy tân đã đề xướng cải cách để có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng mạnh của kẻ thù. GV: Cung cấp: GV: Trong bối cảnh bế tắc của chế độ PK Việt Nam, các sĩ phu đề xướng cải cách là rất dũng cảm và cách mạng, vì họ đã đi ngược với suy nghĩ và hành động của vua quan nhà Nguyễn để duy tân đất nước. H: Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỷ XIX và nội dung chính trong những đề xướng cải cách của họ ? GV: Giải thích thêm theo SGV /179. H: Em có suy nghĩ gì về những cải cách của các sĩ phu duy tân ? - Một số cải cách phù hợp và có thể thực hiện được. H: Đánh giá của em về tinh thần đổi mới của các sĩ phu, văn thân? - Dũng cảm, dám đương đầu với nguy hiểm vì nước. II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX * Bối cảnh: - Đất nước ngày càng nguy khốn. - Các sĩ phu đề xướng cải cách để tạo ra thực lực cho đất nước chống bọn xâm lược. * Nội dung cải cách duy tân: - Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội ... - Tiêu biểu: + Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ. + Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách, để chấn hưng dân khí khai thông dân trí và bảo vệ đất nước. III. Kết cục của các đề nghị cải cách GV: Cung cấp: H: Vì sao những cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX không được chấp nhận ? GV: Những cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. Chưa động chạm đến vấn đề giải quyết mâu thuẫn của xã hội Việt Nam: + Đó là mâu thuẫn giữa TD Pháp và nhân dân Việt Nam. H: Trào lưu Duy tân cuối thế kỷ XIX có ý nghĩa gì? GV: Tuy không được thực hiện, nhưng nó đã gây tiếng vang lớn trong xã hội. Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình. Chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. H : Vì sao những cải cách cuối thế kỷ XIX không thực hiện được mà đổi mới hiện nay của chúng ta lại đạt được những thành công rực rỡ ? - Những đổi mới của chúng ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước. Xã hội đã có miếng đất chính trị để tiếp thu nó: Đội ngũ trí thức đông đảo tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước chủ trương đổi mới, được dân ủng hộ với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. - Tất cả các đề nghị cải cách đều không được chấp nhận. - Cải cách duy tân còn lẻ tẻ, chưa xuất phát từ cơ sở trong nước, chưa giải quyết những vấn đề cơ bản của thời đại... - Nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trước hoàn cảnh. * Ý nghĩa: - Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình. - Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam. HOẠT ĐỘNG 3: Lập bảng niên biểu các cuộc cải cách Duy Tân. Giai đoạn Thời gian Lãnh đạo Hoạt động Kết quả Ý nghĩa HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: Đánh giá về những đóng góp của các sĩ phu yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp? HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo (Thực hiện ở nhà) * Bài tập 1: Đặc diểm xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX được thể hiện ở những nét chính nào dưới đây, theo em đặc điểm nào là cơ bản nhất? a. Chính sách nội trị, ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn quá lỗi thời, ngăn cản sự phát triển của đất nước. b. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ, PK ngày càng tăng, dẫn đến sự bùng nổ của nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. c. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với TD Pháp xâm lược ngày càng sâu sắc .(Đ) * Bài tập 2: Vào nửa sau thế kỷ XIX, đất nước ta trong tình cảnh rối ren. Hãy khoanh tròn vào nội dung câu em cho là đúng: a. TD Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược. b. Triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. c. Chính quyền PK nhà Nguyễn từ trung ương đến địa phương mục ruỗng. d. Kinh tế trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Làm nốt bài tập còn lại. - Chuẩn bị tiết 44: Làm bài tập lịch sử. - Xem lại các kiến thức cơ bản.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_42_trao_luu_cai_cach_duy_tan_o_vi.pdf
Giáo án liên quan