Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 37: Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân tích được khi TDP nổ súng xâm lược, triều đình bạc nhược chống trả yếu

ớt và đã ký điều ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp.

- Chứng minh được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay

từ đầu chúng xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh Miền Đông, 3 tỉnh miền Tây quần chúng

nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của TDP.

- Liệt kê các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp

của nhân dân Nam Kì.

2. Tư tưởng:

- Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo quyết tâm đứng lên

kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.

- Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy

sinh cho độc lập dân tộc.

3. Kỹ năng:

- Hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng bản đồ, nhận xét và phân tích những tranh

ảnh phục vụ cho bài học.

4- Định hướng năng lực:

- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 85 trong SGK. Đưa ra nhận

xét về quân Pháp tấn công chiếm 3 tỉnh mền Đông Nam Kì.

- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Gíao án, tranh ảnh trong SGK.

- Các tư liệu về sự xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta.

- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời

các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.

- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với đất

nước ta.

- Tập thuyết trình trước lớp.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 37: Cuộc kháng chiến từ 1858 đến 1873 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 09/01/2020 Tiết 37 - Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 ĐẾN 1873 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phân tích được khi TDP nổ súng xâm lược, triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt và đã ký điều ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. - Chứng minh được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ đầu chúng xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh Miền Đông, 3 tỉnh miền Tây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của TDP. - Liệt kê các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì. 2. Tư tưởng: - Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. - Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc. 3. Kỹ năng: - Hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng bản đồ, nhận xét và phân tích những tranh ảnh phục vụ cho bài học. 4- Định hướng năng lực: - Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 85 trong SGK. Đưa ra nhận xét về quân Pháp tấn công chiếm 3 tỉnh mền Đông Nam Kì. - Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Gíao án, tranh ảnh trong SGK. - Các tư liệu về sự xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta. - Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. 2. Học sinh: - Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với đất nước ta. - Tập thuyết trình trước lớp. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề động não, kĩ thuật mãnh ghép. 2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? - Em hày trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862? 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Pháp xâm lược Việt Nam về phía nhân dân ta vẫn quyết tâm chiến đấu chống giặc đến cùng, mặc cho Triều Nguyễn từng bước đầu hàng kí điều ước vói Pháp. Nhân dân ta đứng lên đấu tranh như thế nào? Muốn biết ta đi vào phần II Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1873 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức ❖ GV: Dùng bản đồ Việt Nam,cho HS xác định địa danh nổ ra phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở ĐN và 3 tỉnh Miền Đông nam kỳ ❖ Em hãy cho biết thái độ của nhân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng? - HS đọc SGK và tìm ý trả lời. - GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội dung cần lưu ý. ❖ Sau khi thất bại ở Đà Nẵng,TDP kéo vào Gia Định, Phong trào kháng chiến ở Gia Định ra sao? - HS đọc SGK và tìm ý trả lời. ? Em biết gì về cuộc khởi nghĩa Trương Định? Hs đọc mục 2 sgk. ❖ Em hãy cho biết tình hình nước ta sau điều ước ngày 5-6-1862? - Thảo luận nhóm 4 (5 phút) - HS thực hiện và nêu kết quả. - GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội dung cần lưu ý. ❖ Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì như thế nào? ❖ Sau 3 tỉnh Miền Tây nam kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân lục tỉnh Nam kì ra sao? - HS Hoạt động nhóm đôi 3 phút trả lời cho câu hỏi - Học sinh thực hiện 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì. - Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp. - Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861). - Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại. 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây. + Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây: - Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh... - Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn... + Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: - Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh... - Hs + GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội dung cần lưu ý. - Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông... HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập * Hoạt động cả lớp: ? Nhìn vào lược đồ H.86 em hãy trình bày những nét chính về phong trào kháng Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì? ? Em hãy đọc một đoạn thơ kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu em biết? - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo. - HS nộp sản phẩm cho GV. - GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng + Kết quả: Thất bại. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng - TDP nổ súng xâm lược, Triều đình bạc nhược chống trả yếu ớt và đã ký điều ước cắt 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp. - Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ đầu chúng xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh Miền Đông, 3 tỉnh Miền Tây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của TDP V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU: - Về nhà học bài theo hệ thống tìm hiểu trên lớp và câu hỏi trong SGK. - Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài 25 theo hệ thống câu hỏi trong SGK. - Các nhóm chuẩn bị theo gợi ý sau: + Sơ lược về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. + Âm mưu, diễn biến chính cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp (1783). + Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ nhất. Nội dung và hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất. - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi: Câu hỏi: Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì theo thứ tự sau: hoàn cảnh, số lượng, qui mô, kết quả. - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có. + Hoàn cảnh: Cuộc kháng chiến ngày càng khó khăn vì thái độ bạc nhược, cấu kết với giặc của triều đình Huế để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. + Số lượng người tham gia: Đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là nông dân. + Qui mô: Rộng khắp cả 6 tỉnh Nam Kì.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_37_cuoc_khang_chien_tu_1858_den_1.pdf
Giáo án liên quan