Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 28+29 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức:

- HS nắm được những nét lớn của tình hình châu Á trong thời kì này; trình bày được

phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.

- Những sự kiện nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm

1918 – 1939.

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Có tinh thần đấu tranh đấu tranh giành độc lập.

- Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi.

- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu

của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.

b. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Những nét chung về độc lập dân tộc ở châu Á

năm 1939. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu.

- Tìm hiểu lịch sử: Những nét chung về độc lập dân tộc ở châu Á năm 1939

- Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Các tư liệu về châu Á từ năm 1918 đến 1939.

- Lược đồ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á

- Phiếu học tập.

2. Học sinh: Liên hệ về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước ở châu Á ngày nay

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đặt vấn đề; Thuyết trình, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, kĩ thuậtđộng não, chia nhóm

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 28+29 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9/12/2020 (8A1) Tiết 28. Bài 20 PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - HS nắm được những nét lớn của tình hình châu Á trong thời kì này; trình bày được phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước. - Những sự kiện nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có tinh thần đấu tranh đấu tranh giành độc lập. - Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi. - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: Những nét chung về độc lập dân tộc ở châu Á năm 1939. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu. - Tìm hiểu lịch sử: Những nét chung về độc lập dân tộc ở châu Á năm 1939 - Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Các tư liệu về châu Á từ năm 1918 đến 1939. - Lược đồ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á - Phiếu học tập. 2. Học sinh: Liên hệ về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước ở châu Á ngày nay III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đặt vấn đề; Thuyết trình, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, kĩ thuậtđộng não, chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tình hình kinh tế, xã hội Nhật trong những năm 1918 – 1929 và so sánh với Mĩ. 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV treo bản đồ châu Á cho HS nêu những hiểu biết của mình về châu Á (vị trí địa lí, tài nguyên khoáng sản, tình hình chính trị). * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức cơ bản I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á. 1. Những nét chung: GV: Gọi HS lên xác định châu Á trên bản đồ TG. HS: Quan sát và xác định trên màn hình và nêu nhận xét về vị trí địa lí của châu Á. GV: Cung cấp: HS: Sử dụng bản đồ châu Á chỉ các nước có phong trào đấu tranh phát triển mạnh. H: Vì sao phong trào giải phóng dân tộc châu Á giai đoạn này lại phát triển mạnh? HS: Thảo luận nhóm bàn (1p). Nổ ra mạnh dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. HS: Quan sát chân dung M. Gan-đi. GV: Giới thiệu vai trò nhân vật lịch sử M. Gan-đi.. H: Nhận xét về phong trào đấu tranh của các nước Châu Á? HS: Nhận xét. H: Hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? HS: Đảng cộng sản lần lượt ra đời ở các nước. HS thảo luận nhóm 5 p Trên phiếu học tập số 1 STT Thời gian Các phong trào CM Trung Quốc 1 4/5/1919 2 7/1921 3 1926-1927 4 1927-1937 5 7/1937 H: Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939 có ý nghĩa như thế nào? HS: Làm lung lay chế độ phong kiến đồng thời chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa đế quốc. GV: Nhận xét, khái quát. * Sau chiến tranh thế giới, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á dâng cao mạnh mẽ và lan rộng khắp khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.) * Điểm mới: giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh. Các Đảng cộng sản thành lập lãnh đạo phong trào cách mạng. II. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu 1. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939. 2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á ? Nhận xét về phong trào cách mạng ở Đông Dương? + Phong trào diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức. + Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là đảng cộng sản Đông Dương) được thành lập và lãnh đạo cách mạng. + Bước đầu có sự liện minh của 3 nước chống đế quốc. HS đọc phần chữ in nhỏ sgk tr 102. ? Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi- a diễn ra như thế nào? GV: Cho HS xem ảnh của Xu-các-nô lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi- a. GV: Năm 1940 phát xít Nhật tiến vào Đông Dương và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật. * Ở Đông Dương: Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp tiến hành dưới nhiều hình thức với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân. - Ở Lào: khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm. - Ở Cam-pu-chia: phong trào yêu nước cuardo nhà sư A-cha Hem đứng đầu (1930-1935). - Ở Việt Nam: từ sau những năm 30 phong trào chống Pháp phát triển mạnh. * Tại khu vực hải đảo diễn ra nhiều phong trào chống thực dân: - In-đô-nê-xi-a: khởi nghĩa ở đảo Gia -va và Xu-ma-tơ-ra. - Kết quả: chưa giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định. HĐ 3: Luyện tập Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh của các nước châu Á trong những năm 1918 – 1939 và liên hệ với Việt Nam trong thời kì này? HHĐ 4: Vận dụng Tìm hiểu về tình hình phát triển chung của các nước châu Á ngày nay. Em thấy mình cần phải làm gì để đóng góp cho sự phát triển của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV HD HS về nhà tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa các nước châu Á và Việt Nam hiện nay. Quan điểm của em về vấn đề biển Đông và những nhìn nhận của em đối với Trung Quốc V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị tiết 29: Đọc và nghiên cứu SGK bài 21. + Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. + Dựa vào H75 giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước? + So sánh với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (giống và khác nhau). Ngày dạy: 11/12/2020 (8A1) CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) Tiết 29 - Bài 21 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). - Diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). 2. Phẩm chất: - Yêu nước: phản đối chiến tranh,bảo vệ hòa bình - Trách nhiệm: Có tinh thần kiên cường bất khuất của nhân loại chống CN phát xít, bảo vệ hoà bình. - Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi. - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945). - Tìm hiểu lịch sử: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). - Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai; - Lược đồ Đức đánh chiếm châu Âu; Tranh, ảnh tư liệu. 2. Học sinh: Liên hệ về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước ở châu Á ngày nay III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm 2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, kĩ thuật động não, chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? H: Nhận xét tình hình chung ở các nước khu vực Đông Nam Á? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Thế giới đã trải qua hai cuộc chiến tranh mang tầm cỡ thế giới, chúng ta đã tìm hiểu về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, vậy cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khi nào và nguyên nhân nổ ra chiến tranh là do đâu, chiến tranh để lại những hậu quả khốc liệt thế nào? * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản HS đọc mục I GV: treo sơ đồ: - Anh, Pháp, Mĩ - Đức, Ý, Nhật -> Liên xô H: Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? HĐN đôi 3p HS đổi phiếu Nhận xét, bổ sung, báo cáo. GV kết luận. GV: phân tích vì sao cả hai khối đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Đọc mục II, phần 1 HS: quan sát tranh 75 H: Tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước? HS: Trả lời - nhận xét. GV: miêu tả và kết luận. Chính thái độ nhượng bộ thoả hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động tấn công các nước châu Âu trước vì chưa đủ sức đánh Liên Xô. H. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ 2? HĐN 4 5p GV phát phiếu - Mặt trận Tây Âu:............... - Mặt trận Xô - Đức:............. - Mặt trận châu Á:................ - Ở Bắc Phi:........................ HS Đổi chéo nhận xét đánh giá phiếu của bạn Các nhóm báo cáo. Gv nhận xét. GV: gọi HS trình bày lại sự kiện trên bản đồ. GV: nhận xét và kết luận. GV trình bày diễn biến kết hợp lược đồ. HĐ động não 1p H: Em có nhận xét gì về tình hình chiến I. Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt. - Thế giới hình thành hai khối đối địch nhau và đều thù địch với Liên Xô. II. Những diến biến chính. 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1/9 /1939 đến đầu 1943) - Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh tuyên chiến với Đức: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. - Mặt trận Tây Âu: Bằng "chiến thuật chớp nhoáng" Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu. - Mặt trận Xô - Đức: 22/6/1941 Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. - Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương: ngày 7.12.1941, Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng (Ha Oai). - Ở Bắc Phi: 9.1940 I-ta-li-a tấn công Ai Cập. HĐ 3: Luyện tập H. Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự ở giai đoạn 1? Chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới, diễn ra trên khắp các mặt trận. HHĐ 4: Vận dụng Em thấy mình cần phải làm gì để đóng góp cho sự ổn định hòa bình trên thế giới? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV HD HS về nhà tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa các nước trên thế giới hiện nay Quan điểm của em về vấn đề phát triển, ổn định, hòa bình trên thế giới. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU GV HD HS về nhà học bài theo nội dung đã học và liên hệ thực tế. - Chuẩn bị tiết 30: Đọc và nghiên cứu SGK bài 21. + Vì sao Mĩ lại ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong khi đó Nhật đã bị Hồng quân Liên Xô đánh bại? + Qua các hình 77, 78,79 phát biểu suy nghĩ của mình về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại. + So sánh với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (giống và khác nhau). sự ở giai đoạn 1? HS: nhận xét. GVKL: chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới, diễn ra trên khắp các mặt trận. HS: quan sát h77, 78 và cho biết hai bức ảnh đó nói lên điều gì? (Tội ác man rợ của chủ nghĩa phát xít ...). + H77 là hình ảnh hoang tàn của thủ đô Luân Đôn sau khi bị ném bom. + H78 là cảnh tượng bọn phát xít Đức dựng giá treo cổ bằng cách bắc một thanh gỗ lên hai cây Bạch Dương, rồi đóng chín giá treo cổ, treo cổ chín người dân Liên Xô, trong đó có cả chiến sĩ Hồng quân. Hành động của chúng vừa để khủng bố, vừa để răn đe những ai dám chống lại chúng. Hàng loạt trại tập trung được lập lên, tàn sát những chiến sĩ cộng sản và những người dân Nga vô tội. H: Nhân dân thế giới phải làm gì trước tội ác man rợ của chủ nghĩa phát xít? GV: mở rộng: trong giai đoạn này phong trào độc lập dân tộc ở các nước đang diễn ra mạnh mẽ nhưng trước nguy cơ tội ác của chủ nghĩa phát xít, nhiệm vụ cách mạng ở mỗi nước tạm gác khẩu hiệu giành độc lập dân tộc để đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít... * Tháng 1.1942 Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập trên toàn thế giới.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_2829_nam_hoc_2020_2021_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan