Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 25 đến 41 - Trường THCS Hua Nà

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức:

- Nhận biết được những nét chung về tình hình Châu Âu trong những năm

1918 - 1929;

- Biết được những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 -

1939) và hậu quả của cuộc khủng hoảng

2. Tư tưởng

- Giúp HS thấy rõ sự phát triển phức tạp của CNTB và tính chất phản động

của chủ nghĩa phát xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chủ nghĩa phát xít,

bảo vệ hòa bình thế giới.

3. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ, sơ đồ.

- Trình bày, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.

4. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực chung: tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng

tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;.

b. Năng lực đặc thù: tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài

học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử

pdf69 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 25 đến 41 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: CHƯƠNG II CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) Tiết 25 - Bài 17 CHÂU ÂU GIỮA 2 CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - Nhận biết được những nét chung về tình hình Châu Âu trong những năm 1918 - 1929; - Biết được những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 - 1939) và hậu quả của cuộc khủng hoảng 2. Tư tưởng - Giúp HS thấy rõ sự phát triển phức tạp của CNTB và tính chất phản động của chủ nghĩa phát xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. 3. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ, sơ đồ. - Trình bày, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. 4. Năng lực, phẩm chất a. Năng lực chung: tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;... b. Năng lực đặc thù: tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. GV: máy chiếu, tài liệu 2. HS: Đọc sgk và trả lời các câu hỏi III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải thích, trực quan... 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của “Chính sách kinh tế mới? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Gv chiếu một số hình ảnh về châu Âu trong những năm 1918-1939: công nhân thất nghiệp, số liệu về kinh tế sa sút. - Qua những hình ảnh em có nhận định gì về tình hình châu Âu sau năm 1918? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản HS chú ý SGK H: Sau chiến tranh tình hình Châu Âu thay đổi như thế nào? GV: Dùng bản đồ châu Âu nêu một số quốc gia mới được thành lập: Áo, Balan; Tiệp Khắc; Nam Tư; Phần Lan; HĐN đôi- 2 phút: Vì sao sau chiến tranh các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế, bất ổn về chính trị? HS thảo luận- Báo cáo- Nhận xét lẫn nhau GV nhận xét- chốt: Hậu quả của CTTG GV: Cung cấp: GV: chiếu bảng số liệu trong sgk H: Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức? - Ngành than, thép phát triển nhanh chóng nhưng giữa các nước không đều, Đức vươn lên nhanh nhất. KT động não: H: Nhận xét chung về tình hình châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất? => Bị chiến tranh tàn phá nhưng dần ổn định về chính trị, phát triển nhanh chóng về kinh tế. GV: Yêu cầu HS về nhà đọc thêm tìm hiểu nội dung theo gợi ý: H: Diễn biến cao trào CM 1918-1923? H: Hoàn cảnh, sự thành lập và hoạt động của Quốc tế cộng sản? I. Châu Âu trong những năm 1918 - 1929 1. Những nét chung * 1918- 19233: - Một số quốc gia mới được thành lập: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan. - Cả nước thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế. - - Một cao trào cách mạng đã bùng nổ -> nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội. * 1924 – 1929: - Các nước tư bản châu Âu tạm thời ổn định 2. Cao trào CM 1918-1923. Quốc tế cộng sản thành lập (Đọc thêm) II. Châu Âu trong những năm 1929 - 1933. GVCC: GV: Gọi HS đọc SGK, quan sát sơ đồ H62 HĐN 4- 5 phút: Phiếu học tập - Nêu nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng? - Cuộc khủng hoảng để lại hậu quả gì? - Các nước tư bản khắc phục khủng hoảng bằng cách nào? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv chốt H: Em hiểu thế nào về bản chất của CN phát xít?(KG) HS: Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới. H: Vì sao CN phát xít lại thắng lợi ở Đức? HS: Đức là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt, bại trận trong CTTGI, khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giai cấp tư sản dung túng cho CN phát xít, phong trào cách mạng yếu không đẩy lùi được CN phát xít) GV kết luận: chủ nghĩa phát xít: Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 - Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. - Nguyên nhân: Do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận sản xuất ồ ạt, hàng hóa ế thừa, người dân không có tiền mua sắm. -> Khủng hoảng “thừa”. - Hậu quả: + Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp lan tràn, nhân dân lao động đói khổ + Tàn phá nặng nề nền kinh tế châu Âu và nền kinh tế thế giới. - Giải pháp: + Anh và Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội. + Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá bộ máy chính quyền, gây chiến tranh phân chia lại thế giới. -> Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức,Ý, Nhật HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Trình bày những nét chính của tình hình châu Âu 1918- 1929? - Em biết gì về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và hậu quả của nó? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Lập bảng thống kê kiến thức về những sự kiện nổi bật trong hai giai đoạn 1918-1929 và 1929-1933. HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với Việt Nam. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU * Học kĩ nội dung bài. * Chuẩn bị bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới + Tìm hiểu nội dung các tranh, ảnh trong bài. Đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. + Nước Mĩ trong những năm 1929-1939 Ngày soạn: 30/10/2019 Ngày giảng: 1/11: 8A,B Tiết 26 - Bài 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - HS nắm được tình hình kinh tế - xã hội nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỷ XX - Trình bày được tình hình nước Mỹ trong những năm 1929 - 1939: 2. Tư tưởng - Giúp học sinh nhận thức được bản chất của CNTB Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội nước Mĩ. - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản. 3. Kĩ năng - Biết sử dụng và khái thác tranh ảnh lịch sử về những vấn đề kinh tế - xã hội - Bước đầu biết so sánh, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. 4. Năng lực, phẩm chất a. Năng lực chung: tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;... b. Năng lực đặc thù: thực hành bộ môn, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: máy chiếu, tài liệu liên quan 2. Học sinh: Đọc sgk và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải thích, trực quan... 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, ... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và giải pháp thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản châu Âu? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Gv chiếu một số hình ảnh về nước Mĩ: Quốc kì, tượng nữ thần tự do, Trình bày những hiểu biết của em về nước Mĩ đầu thế kỉ XX? - Gv giới thiệu bài.... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản GV chiếu tranh ảnh H65, 66, yêu cầu HS: Quan sát và mô tả. H: Nêu tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? H: Tại sao Mĩ lại đạt được những sự phát triển đó?(KG) + Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân. + T¨ng c-êng ®é c«ng nh©n. + Bu«n b¸n vò khÝ. + §iÒu kiÖn tù nhiªn thuËn lîi,kh«ng I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. * Kinh tế: + Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới. + Năm 1928: Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép.. + Nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới. bÞ chiÕn tranh. GV: chiếu 3 bức tranh H65, 66, 67 hãy so sánh, nhận xét ngắn gọn về hình ảnh nước Mĩ? HS: Sự đối lập giữa 3 bức tranh. GV: Như vậy, sự giàu có ở nước Mĩ chỉ tập trung vào trong tay một số người giàu còn nhân dân lao động vẫn không được hưởng những thành tựu đó. TLN đôi- 2 phút: Qua những đánh giá trên em có thể rút ra nhận xét gì về xã hội nước Mĩ lúc bấy giờ? H: Theo em trong xã hội như vậy sẽ dẫn đến điều gì? HS: Mâu thuẫn giữa TS và VS gay gắt. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó Đảng cộng sản Mĩ được thành lập vào tháng 5 - 1921 và trở thành một lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ. H: Nhận xét chung về tình hình nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? HS: Đọc thông tin. H: Bước vào những năm 30 của thế kỉ XX ở Mĩ đã xảy ra hiện tượng gì? Trên các lĩnh vực nào? GV chiếu tranh ảnh: H68 yêu cầu HS mô tả, nhận xét. HS: Dòng người thất nghiệp nối dài trên đường phố là hậu quả của khủng hoảng. H: Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến những hậu quả gì? GV:Yêu cầu HS đọc dòng chữ nhỏ SGK. GV: Mô tả thêm: Nước Mĩ đã phải phá bỏ 124 tàu biển trên một triệu tấn, vứt bỏ 6,4 triệu con lợn ... * Xã hội: - Phân biệt giàu nghèo và phân biệt chủng tộc gay gắt. -> XH Mĩ tồn tại nhiều bất công - Phong trào công nhân phát triển. - T5.1921: Đảng cộng sản Mĩ thành lập. =>Kinh tế phát triển, xã hội nhiều bất công, phong trào công nhân phát triển mạnh. II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939 * Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ: - Diễn biến + Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy, bắt đầu từ tài chính-> công nghiệp, nông nghiệp. - Hậu quả: + Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, khoảng 75 % chủ trang trại bị phá sản. Hàng H: Trước những thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, chính phủ Mĩ đã làm gì? GV: Sử dụng tranh ảnh về Tổng thống Ru-dơ-ven giới thiệu. H: Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven? GV: Sử dụng tranh ảnh về H69. Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới. TLN- 3 phút: Em hãy nêu tác dụng của Chính sách mới? GVKL: Chính sách mới đã cứu nguy cho CNTB thoát khỏi khủng hoảng. Ru- dơ-ven là người cấp tiến, sáng suốt. Những cải cách của ông góp phần duy trì chế độ DCTS, không đi theo CNPX, đáp ứng những y/c của Xh và người lao động. chục triệu người thất nghiệp. + Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, đã dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước. * Chính sách mới của Ru-dơ-ven. - Năm 1932, Ru-đơ-ven đưa ra “Chính sách mới” - Nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. - Tác dụng: + Đưa Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng. + Duy trì được chế độ dân chủ tư sản. -> Chính sách mới đã cứu nguy cho CNTB và giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Tình hình nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX ? - Nêu nội dung của Chính sách mới của Ru-đơ-ven? Tác dụng? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Lí giải sự phát triển nhanh về kinh tế của Mĩ? - Từ sự phát triển đó, em thấy VN có thể học tập được những gì trong phát triển kinh tế đất nước? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tiếp tục tìm hiểu về tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những chuyển biến của Mĩ sau khi thực hiện “ chính sách mới”. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU GV HD HS về nhà ôn các bài đã học từ tiết 15 đến tiết 26 Chú trọng đến các kiến thức trọng tâm sau: - Cách mạng Tân Hợi năm 1911. - Cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868. - Chiến trnh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): Nguyên nhân, diễn biến, kết cục. - Cách mạng than Mười Nga năm 1917. - Nội dung, tác động của chính sách kinh tế NEP Ngày soạn: 3/11/2019 Ngày giảng: 5/11: 8A; 6/11: 8B Tiết 27: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Kiến thức trọng tâm các bài đã học từ tiết 15 đến tiết 26 Chú trọng đến các kiến thức trọng tâm sau: - Cách mạng Tân Hợi năm 1911. - Cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868. - Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): Nguyên nhân, diễn biến, kết cục. - Cách mạng than Mười Nga năm 1917. - Nội dung, tác động của chính sách kinh tế NEP. - Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng, nhận biết, giải quyết vấn đề, trình bày, nhận xét, tổng hợp, so sánh, tư duy, liên hệ thực tiễn 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS về ý thức phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình, học hỏi, tinh thần hợp tác cùng phát triển. 4. Định hướng năng lực : a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Giải quyết vấn đề, Nhận xét, tổng hợp II. CHUẨN BỊ : 1. GV: - Các dạng bài tập. - Phiếu học tập. 2. HS: - Ôn tập kiến thức trọng tâm các bài đã học từ tiết 15 đến tiết 26 - Sách bài tập lịch sử 8 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : * Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, Thuyết trình, Thảo luận nhóm. * Kĩ thuật : - Tổ chức các HĐ nhóm 4, cặp đôi - HĐ cá nhân. - KT công đoạn - KT trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Phiếu học tập 1: Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất? Hoạt động nhóm bàn- 5 phút: - HS thảo luận- đổi kết quả - GV đưa ra đáp án- HS chấm chéo lẫn nhau. 1. Tại sao chủ xưởng lại thích sử dụng lao động là phự nữ và trẻ em? A .Vì phụ nữ và trẻ em đông hơn, dễ mượn. B. Vì phụ nữ và trẻ em làm việc siêng năng hơn. C. Vì lương phụ nữ và trẻ em thấp hơn lương của đàn ông. D. Vì máy móc phát triển nên chỉ cần phụ nữ và trẻ em để điều khiển máy. 2. Cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi ở Nga vào thời gian nào? A. Tháng 1/1917. B. Tháng 2/1917. C. Tháng 3/1917. D. Tháng 4/1917. 3. Cách mạng tháng mười Nga nhằm lật đổ A. Chế độ Nga Hoàng. B. Chế độ Tư bản. C. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. D. Các xô viết đại biểu, công nhân, nông dân và binh lính. 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 thắng lợi, cục diện chính trị nước Nga có gì đặc biệt? A. Chưa thành lập được chính quyền. B. Tồn tại một chính quyền duy nhất. C. Hai chính quyền song song tồn tại. D. Ba chính quyền cùng được thành lập. 5. Xây dựng đất nước trong bối cảnh hết sức khó khăn, Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định thực hiện A. Sắc lệnh hòa bình. B. Sắc lệnh ruộng đất. C. Chính sách kinh tế mới. D. Chính sách cộng sản thời chiến. Phiếu học tập 2 : Bài tập 2: Điền đúng vào ô trống: Niên ðại Sự kiện Kết quả 2 – 1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi .................................... ........... .................................... Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập nước Xô viết, xóa bỏ chế độ bóc lột mở ra thời kỳ xây dựng CNXH 1918 -1920 ..................................... ..................................... 1924- 1929 ................................ Kinh tế tư bản phát triển nhanh, chính trị ổn định. ............... Khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng ra thế giới ....................................... 1933-1939 Các nước Tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế ....................................... ....................................... Hoạt động nhóm 4- 7 phút: HS thảo luận- Đại diện báo cáo GV: Nhận xét, đưa đáp án đúng (Bảng phụ) Niên đại Sự kiện Kết quả 2 - 1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi - Lật đổ chính quyền Nga Hoàng; 2 chính quyền song song tồn tại 10 - 1917 Cách mạng tháng 10 Nga Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập nhà nước Xô viết, xóa bỏ chế độ bóc lột mở ra thời kỳ xây dựng CNXH 1918 - 1920 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết Xây dựng hệ thống chính trị nhà nước mới, thực hiện chính sách cộng sản thời chiến, chiến thắng thù trong giặc ngoài 1924 - 1929 Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB Kinh tế tư bản phát triển nhanh, chính trị ổn định 1929 - 1933 Khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng ra thế giới Kinh tế thế giới giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp, bất ổn định 1933 - 1939 Các nước Tư bản tìm cách thoát khỏi khủng Đức - ý - Nhật phát xít hóa chế độ chính trị; Anh-Pháp-Mỹ cải cách KT – hoảng kinh tế CT. KT công đoạn: Thảo luận nhóm 6 – 5 phút Nhóm 1: Tại sao nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc CM? Nhóm 2: Ý nghĩa lịch sử của CM tháng Mười Nga năm 1917? Tại sao nói Cm tháng Mười Nga là “Mười ngày rung chuyển thế giới” Nhóm 3: Nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương. Nhóm 4: Trình bày kết cục, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)? Suy nghĩ của em về chiến tranh? Làm thế nào để chiến tranh thế giới thứ ba không xảy ra? HS: Các nhóm thảo luận, đổi kết quả lần lượt trong 4 nhóm- Bổ sung- Các nhóm dán kết quả lên bảng GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình 1 phút: Tiết Làm bài tập hôm nay em nắm được những nội dung cơ bản nào? Nội dung nào còn chưa rõ? GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: lớp chia thành 2 đội là đội Hoa ban trắng và đội Hoa ban đỏ. YC: viết các sự kiện tiêu biểu từ bài 10 đến bài 18 lên bảng trong thời gian 5p. Đội nào viết được nhiều đáp án đúng đôi đó sẽ giành phần thắng. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Em hãy phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa? - Em sẽ làm gì để bảo vệ hòa bình và phản đối chiến tranh? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV HD HS về nhà tự lập bảng thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học từ tiết 15 đến tiết 26 - Vẽ tranh phản đối chiến tranh. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuần bị bài: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới... + Đọc sgk và trả lời các câu hỏi: + Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. + Cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền diễn ra như thế nào. + So sánh giữa Nhật Bản và Mĩ trong những năm 1929 - 1933 Ngày soạn: 6/11/2019 Ngày giảng: 8/11: 8A,B CHƯƠNG III CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) Tiết 28 - Bài 19 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp HS nắm vững và thông hiểu các kiến thức: - HS nắm được tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Trình bày được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến Nhật Bản và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền. 2.Tư tưởng - HS nhận thức rõ: Bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật. - Giáo dục tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, căm thù những tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại. 3. Kĩ năng - Trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. - Kĩ năng sử dụng bản đồ. - Khai thác kênh hình. 4. Định hướng năng lực : a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử. II. CHUẨN BỊ : 1. GV: - Bản đồ châu Á - Phiếu học tập. 2. HS: Đọc sgk và trả lời các câu hỏi III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, Thuyết trình, Thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Tổ chức các HĐ nhóm, HĐ cá nhân, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động H : Nêu những hiểu biết của em về đất nước Nhật Bản ? HS nêu hiểu biết- Các HS khác bổ sung GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản HS: Đọc thông tin sgk. HS: Sử dụng bản đồ châu Á chỉ vị trí nước Nhật. H: Tình hình công nghiệp Nhật sau CTTGI? HĐN đôi- 2 phút: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó? + Nhật Bản không mất mát gì, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh ( sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến) + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật Bản tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. H: Trong khi đó tình hình nông nghiệp có biểu hiện gì? H: Năm 1923, ở Nhật có sự kiện gì ảnh hưởng đến kinh tế? - Gv HDHS quan sát ảnh thủ đô Tô-ki- ô sau trận động đất tháng 9-1923: - Em thấy gì qua bức ảnh trên? - Hậu quả của trận động đất ở Tô-ki-ô đối với Nhật Bản như thế nà? - Gv miêu tả: đây là cảnh đổ nát của thủ đô Tô-ki-ô sau trận động đất lớn xảy ra vào tháng 9/1923 gây ra những tổn thất nặng nề: khoảng 140 000 người chết hoặc mất tích. Thủ đô Tô- ki-ô hầu như bị sụp đổ hoàn toàn. Nhiều khu vực khác bị thiệt hại nặng. Công nghệp đóng tàu- một trong những ngành công nghệp quan trọng của Nhật Bản bị phá hủy một phần lớn, hàng tỉ đô la và tài sản bị tiêu tán. - Gv: Đến năm 1926, kinh tế được phục hồi (Sản lượng CN vượt mức trước I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất * Kinh tế - Công nghiệp: phát triển mạnh: sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất. - Nông nghiệp: Không phát triển, lạc hậu. chiến tranh, CN nặng phát triển mạnh) H: Tình hình Nhật sau năm 1927? Hậu quả? H: Nhận xét nền kinh tế Nhật từ 1918 - 1929? (KG) - Kinh tế chỉ phát triển trong vài năm đầu, bấp bênh, mất cân đối. Thảo luận nhóm- 4ph: So sánh kinh tế Nhật - Mỹ trong những năm 20 của TK XX? HS thảo luận- Các nhóm báo cáo- Nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét,kl: - Giống: Sau chiến tranh kinh tế đều phát triển. - Khác: Nhật khủng hoảng tài chính sớm 1927, trong khi Mỹ vẫn đang còn phát triển. Từ 1929 - 1933 kinh tế Mỹ mới bị khủng hoảng. H: Tình hình kinh tế có tác động như thế nào đến tình hình chính trị, xã hội NB? H: Kết quả của các phong trào đó là gì? H: Nhận xét về xã hội Nhật Bản sau chiến tranh? -> Chính trị, xã hội không ổn định GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. H: Nêu những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính ở Nhật Bản? H: Nhận xét về kinh tế Nhật Bản? HS: Kinh tế sa sút trầm trọng... GV: Cung cấp các biện pháp của Nhật * Tài chính: Năm 1927 khủng hoảng tài chính -> Chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của kinh tế Nhật Bản. * Chính trị- xã hội: - Giá cả thực phẩm, lúa gạo tăng cao - Đời sống nhân dân khó khăn - Năm 1918: phong trào chiếm kho gạo của quần chúng bùng nổ. - Phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi. - T7.1922: Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập và lãnh đạo phong trào công nhân. II. Nhật Bản trong những năm 1929- 1939 - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản (sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3). Bản trong công cuộc khôi phục kinh tế đất nước. H: Nhận xét về các biện pháp của Nhật Bản? (KG) - Chính sách phản động, hiếu chiến nhằm thống trị thế giới. GV: Hướng dẫn HS nắm bản tấu thỉnh của thủ tướng Lamaca trình Nhật Hoàng đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị Trung Quốc. TLN- 3 phút: Vì sao Nhật Bản lại xâm lược Trung Quốc đầu tiên? HS thảo luận- Báo cáo- Các nhóm tương tác GV nhận xét, kl: - Vì thị trường Trung Quốc rộng lớn. Giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào luôn là đối tượng mà NB muốn độc chiếm từ lâu. - Đặc biệt là vùng Đông Bắc- nơi tập trung 77% tổng số vốn đầu tư của Nhật vào TQ - Làm bàn đạp để tấn công các nước khác ở châu Á HS: Quan sát hình 71. Mô tả và nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản? GV: Cung cấp: H: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? Nhận xét của em về ý nghĩa phong trào đấu tranh đó? - HSTL- Nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, kl + Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng. + Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc, hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới. + Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít. + Nhân dân Nhật Bản đã tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Tình hì

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_25_den_41_truong_thcs_hua_na.pdf
Giáo án liên quan