Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 24 đến 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tình hình chung các nước tư bản trong những năm 1918 - 1939.

- Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 - 1933).

2. Kỹ năng

- HS có kỹ năng tư duy lôgic, khả năng nhận thức lịch sử; sử dụng biểu đồ, bản

đồ.

3. Thái độ

- Nhận thức được sự phát triển phức tạp của CNTB.

- Tinh thần đấu trang anh dũng của giai cấp vô sản và nhân dân Châu Âu chống

lại sự áp bức bóc lột của CNTB.

4. Định hướng các năng lực

- Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp

- Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ châu Âu sau CTTG I; biểu đồ so sánh lượng thép của Anh

và Liên Xô; tranh, ảnh và tài liệu để minh họa cho cao trào cách mạng 1918 -

1923 ở Đức. Phiếu học tập, tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp

2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, động não, viết sáng tạo

pdf17 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 24 đến 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2019 Ngày giảng: 28/10/2019 (8A1,2,3) Tiết 24 - Bài 16 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh biết được: - Nội dung, kết quả chính sách kinh tế mới. - Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 - 1941). 2. Kỹ năng - HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác nội dung tranh ảnh LS. 3. Thái độ - HS nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt của chế độ XHCN. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phiếu học tập, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và chuẩn bị các nội dung. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, động não, viết sáng tạo IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: H:Đảng Bôn- sê- vích đã làm gì trong những năm đầu sau CM tháng Mười để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả CM? 3. Bài mới: HĐ1: Khởi động Sau khi ổn định tình hình, bào vệ thành quả CM, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH vậy công việc xây dựng CNXH ở Liên Xô diễn ra như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay. HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản - HS quan sát H58 SGK và cho biết bức áp phích trên nói lên điều gì? GV gợi ý: hình ảnh những người công nhân, nông dân, chiến sĩ tay búa tay rìu thể hiện quyết tâm gì? HS trả lời. GV phân tích và kết luận. I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925) + Nước Nga bị tàn phá nặng nề: đói rét, bệnh tật, nhà máy công xưởng bị tàn phá ...là hình ảnh kiệt quệ của nước Nga sau chiến tranh. + Quyết tâm của nhân dân và chính phủ: tuyên chiến với hậu quả chiến tranh khắc phục và phát triển kinh tế đất nước. H: Trước tình hình đó chính quyền Xô Viết đã làm gì? HĐ nhóm đôi -2’: Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới? HS trả lời - NX. HĐ cá nhân – động não: Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế mới? H: Chính sách kinh tế mới có tác dụng như thế nào đến xã hội nước Nga? GV: kết luận: Đây là chính sách tiến bộ phù hợp với mục tiêu lớn nhất là đẩy mạnh sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa, giải quyết vấn đề lương thực, bước đầu phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lê-nin đã chỉ rõ: "Thực chất của chính sách kinh tế mới ...là sự liên minh của giai cấp vô sản với nông dân, là sự liên minh giữa đội tiên phong của giai cấp vô sản với quảng đại quần chúng nông dân" GV: cung cấp thông tin về sự thành lập Liên bang Xô Viết. HS đọc nội dung SGK. GV: nhấn mạnh: muốn xây dựng * Chính sách kinh tế mới - Tháng 3. 1921 Đảng Bôn- sê- vích thực hiện chính sách kinh tế mới. * Nội dung: + Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực. + Thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp vừa và nhỏ. - Chính sách kinh tế đã đạt được kết quả tốt đẹp: Nông nghiệp và các nghành kinh tế khác được phục hồi, phát triển. đời sống nhân dân được cải thiện. - 12/1922 Liên bang CHXH Xô Viết được thành lập. II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) CNXH trước hết Liên Xô phải độc lập về kinh tế, phải tự trang bị máy móc, thiết bị cần thiết cho nền kinh tế và củng cố quốc phòng. H: Nhân dân Liên Xô xây dựng CNXH trong hoàn cảnh nào? - Sau khi khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. - Luôn bị đe dọa trước sự tấn công về quân sự của các thế lực thù địch. HĐN 4- t/g 4’: Liên Xô đã thực hiện những kế hoạch nào trong quá trình xây dựng CNXH? GV: hướng dẫn HS quan sát h59, 60 và gợi ý bằng các câu hỏi để HS khai thác nội dung. HS TL -NX H: Nhà máy thủy điện xây dựng và đưa vào hoạt động nói lên điều gì về nền công nghiệp của Liên Xô? Nhà máy hoạt động có tác động như thế nào tới các lĩnh vực khác? H: Máy kéo được sử dụng trong nông trang phản ánh điều gì? nó có vai trò và tác dụng gì đến đời sống kinh tế và năng suất lao động của xã hội? GV: đọc tư liệu về phong trào thi đua Xta-kha-tốp ở mỏ than Đô-nhét- xcơ, khai thác được 102 tấn than/ ca gấp 14 lần định mức, lập kỉ lục về năng suất khai thác than. H: Quá trình XD-CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì? * Công cuộc xây dựng CNXH: - Các kế hoạch 5 năm lần I (1928 - 1932) và lần II (1933 - 1937) được hoàn thành trước thời hạn. * Thành tựu. + Kinh tế công-nông nghiệp phát triển mạnh, đưa Liên Xô từ 1 nước nông nghiệp trở thành 1 nước công nghiệp đứng đầu Châu Âu và đứng thứ 2/ thế giới sau Mĩ. + Văn hóa - GD: thanh toán nạn mù HĐ cá nhân – KT viết sáng tạo 3’: Em nhận xét về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giai đoạn (1925 - 1941)? GV: Từ tháng 6/1941 trước sự xâm lược của phát xít Đức nhân dân Liên xô phải ngừng việt thực hiện kế hoạch lần ba. chữ, phát triển hệ thống giáo dục - KH, văn hóa nghệ thuật đạt nhiều thành tựu. + Xã hội: xóa bỏ chế độ người bóc lột người. HĐ 3: Luyện tập GV: Khái quát kiến thức cơ bản. Sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền Xô Viết đưa nước Nga đứng vững, bảo vệ chính quyền, tiến hành cuộc XD CNXH và đạt nhiều thành tựu. ? Trình bày chính sách KT mới và thành tựu đạt được của Liên Xô? HĐ 4: Vận dụng 1. Viết một đoạn văn ngắn chừng 10 dòng nêu suy nghĩ của em về những thành tựu của ND Liên Xô ? 2. Vẽ sơ đồ tư duy về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1. Chúng ta học hỏi được gì từ công cuộc XD đất nước của ND Liên Xô? 2. Trong thời đại hiện nay, chúng ta phải làm gì để góp phần XD đất nước? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiết 25: "Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới" - Đọc trước bài. Tìm hiểu các nội dung: + Tình hình chung của Châu Âu những năm 1918 - 1929. BỔ SUNG ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày soạn: 28/10/2019 Ngày giảng: 31/10/2019 (8A3) 01/11/(8A2) 02/11(8A1) CHƯƠNG II: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) Tiết 25 - Bài 17 CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tình hình chung các nước tư bản trong những năm 1918 - 1939. - Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 - 1933). 2. Kỹ năng - HS có kỹ năng tư duy lôgic, khả năng nhận thức lịch sử; sử dụng biểu đồ, bản đồ. 3. Thái độ - Nhận thức được sự phát triển phức tạp của CNTB. - Tinh thần đấu trang anh dũng của giai cấp vô sản và nhân dân Châu Âu chống lại sự áp bức bóc lột của CNTB. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ châu Âu sau CTTG I; biểu đồ so sánh lượng thép của Anh và Liên Xô; tranh, ảnh và tài liệu để minh họa cho cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở Đức. Phiếu học tập, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, động não, viết sáng tạo IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ H: Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến tình hình nước Nga? 3. Bài mới HĐ1: Khởi động Năm 1918, chiến tranh thế giới I kết thúc. 21 năm sau (1939) một cuộc chiến tranh nữa lại nổ ra, mà lò lửa của nó vẫn ở Châu Âu. Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, tình hình châu Âu như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản I. Tình hình châu Âu trong những năm 1918 - 1929 GV: cung cấp thông tin về tình hình châu Âu sau chiến tranh thế giới. HS: đọc kênh H: Sau CT TGt1, châu Âu có thay đổi gì? Nhóm đôi 2’ H: Em có nhận xét gì về tình hình châu Âu giai đoạn 1918 - 1923? GV: treo bảng thống kê. HS quan sát. H: Nhận xét về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức? Qua đó hãy so sánh tình hình châu Âu giai đoạn 1924 - 1929 với giai đoạn 1918 - 1923? HS: nhận xét. GV: kết luận: sự ổn định của chủ nghĩa tư bản diễn ra không đều. Nếu nước Mĩ bắt đầu ổn định sớm hơn (1922) và đạt được sự phát triển đặc biệt nhanh chóng, năm 1928 sản lượng công nghiệp của Mĩ cao hơn mức trước chiến tranh 70%,thì nước Anh mãi đến 1926 mới ổn định và sự ổn định diễn ra chậm chạp. GV: gợi ý HS nhớ lại kiến thức bài 13, 15. H:Vì sao cao trào cách mạng bùng nổ ở châu Âu vào những năm 1918 - 1923? HS: trả lời.GV: kết luận HS đọc kênh chữ. H: Cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới? Tại sao lại gọi là cuộc khủng hoảng "thừa"?(Nhóm 4- 3’) HS: theo dõi trả lời, NX. 1. Những nét chung - Sau chiến tranh thế giới I châu Âu có nhiều biến bổi. + Xuất hiện 1 số quốc gia mới. + Năm 1918 - 1923 các nước tư bản châu Âu đều suy sụp về kinh tế; khủng hoảng về chính trị (cao trào cách mạng bùng nổ điển hình là Đức và Hung-ga- ri.) -> giai đoạn không ổn định. + Năm 1924 - 1929 các nước tư bản châu Âu tạm thời ổn định, sản xuất công nghiệp tăng nhanh. II. Châu Âu những năm 1929 - 1939 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó - Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hóa ế thừa, người dân không có tiền mua. GVKL: gọi là khủng hoảng "thừa" vì đây là tình trạng hàng hóa ế thừa. cung vượt cầu (hàng hóa vượt sức mua). H: Các nước tư bản đã tìm những biện pháp nào để thoát khỏi sự khủng hoảng? GV: treo sơ đồ. H: Nhận xét về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929-1931? - Sơ đồ thể hiện hai chiều hướng trái ngược nhau trong nền sản xuất của Anh -TBCN và Liên Xô - XHCN trong những năm 1929- 1931. - GVKL: Tác động của khủng hoảng kinh tế đối với thế giới tư bản chủ nghĩa... GV: cung cấp thông tin về các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. GV: Phân tích quá trình phát xít hóa ở Đức. H: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức? (Nhóm đôi -2’) - Đức là quê hương của quân phiệt Phổ bị bại trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, bị khủng hoảng nghiêm trọng trong những năm 1929-1933 -> giai cấp tư sản cầm quyền dung túng cho CNPX; phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi CNPX. Vì vậy CNPX thắng lợi ở Đức. GV: Nhấn mạnh: chủ nghĩa phát xít Đức có nghĩa là "chiến tranh", tính chất phản động. GV: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Kĩ thuật công đoạn. * Hậu quả: sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, người lao động đói khổ. * Con đường các nước tư bản thoát khỏi khủng hoảng. - Cải cách kinh tế xã hội (Anh, Pháp). - Phát xít hóa chế độ thống trị, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới (Đức, I-ta-li-a, Nhật). HS thảo luận nhóm (3p), đổi phiếu chéo H:Vì sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất? GV: nhận xét kết luận. + Lớn nhất vì ảnh hưởng lan rộng đến tất cả các nước tư bản, thuộc địa và phụ thuộc. + Kéo dài nhất: 5 năm. + Gây thiệt hại nặng nề nhất vì những thiệt hại do khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội là không thể tính được. * GV khái quát: trong những năm 1918-1939 châu Âu đã trải qua 3 giai đoạn: 5 năm (1918-1923): khủng hoảng. 5 năm (1924-1929): ổn định. 10 năm (1929-1939): đại khủng hoảng. HĐ 3: Luyện tập - GV khái quát nội dung cơ bản của bài; ? Trình bày tình hình châu Âu 1918-1939? ? Đại khủng hoảng kinh tế dẫn đến những hậu quả như thế nào? -> nguy cơ chủ nghĩa phát xít đe dọa hòa bình thế giới. Nhân dân thế giới thành lập mặt trận nhân dân dưới sự lãnh đạo của quốc tế cộng sản chống chủ nghĩa phát xít. HĐ 4: Vận dụng 1.Viết một đoạn văn ngắn chừng 5-7 dòng nêu suy nghĩ của em về những hậu quả của khủng hoảng kt ? 2. Vẽ sơ đồ TD nội dung về tình hình châu Âu và cuộc k/h KT. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1. Chúng ta rút ra bài học gì từ cuộc k/h kT? 2. Trong thời đại hiện nay, chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ TG hòa bình, tránh nguy cơ phát xít? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài theo vở ghi, kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiết 26: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh. - Đọc trước bài. Tìm hiếu các nội dung: + So sánh các kênh hình 65, 66, 67 và rút ra nhận xét. + Những thành tựu, nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. - Sự khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ. Nêu, nhận xét về nội dung chính sách mới của Ph.ru-dơ-ven. BỔ SUNG ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày soạn: 29/10/2019 Ngày giảng: /11/2019 (8A ) 0 /11 (8A ) 0 /11 (8A ) Tiết 26 - Bài 18 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘCCHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những thành tựu, nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. - Sự khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ. Nêu, nhận xét về nội dung chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven 2. Kỹ năng - HS có kĩ năng tư duy, so sánh rút ra bài học lịch sử; miêu tả tranh ảnh. 3. Thái độ - Học sinh nhận rõ bản chất của đế quốc Mĩ là khôn ngoan, xảo quyệt. - Nhận thức đúng công cuộc đấu tranh chống áp bức của giai cấp CN và ND trong xã hội tư bản. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ; Phiếu học tập, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, động não, viết sáng tạo IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ H: Trình bày nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với các nước tư bản? 3. Bài mới HĐ1: Khởi động Chúng ta đã biết, trong khoảng 20 năm, kể từ khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đến khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, các nước TB châu Âu có những bước thăng trầm khi đi lên ổn định (1924 1929); khi khủng hoảng trầm trọng (1929 - 1933) dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (Đức, Ý, Nhật). Còn ở nước Mĩ thì sao, chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. 1.Những thành tựu, nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? 2.Sự khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ. Nêu, nhận xét về nội dung chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven 3. Bài học rút ra từ tình hình nước Mĩ? HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: cho HS quan sát H65, 66; yêu cầu HS mô tả và cho biết hai bức ảnh trên phản ánh điều gì? HS: trả lời, GV nhận xét và kết luận. - Sự phát triển của ngành chế tạo ô tô, tạo sự phồn vinh của nền kinh tế Mĩ. Tác động của ngành chế tạo ô tô đến nền kinh tế Mĩ là rất lớn... HS: đọc kênh chữ thấy được vị trí số 1 của Mĩ trong thế giới tư bản. H: Kinh tế Mĩ đạt được những thành tựu nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ? Nhóm bàn 4’- Trao đổi phiếu- NX HS: Cải tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây truyền; tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. GV: giải thích ngắn gọn nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ. HS: quan sát H65, 66. H: Em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ? - Sự giàu có ở Mĩ chỉ nằm trong tay một số người giàu, đại bộ phận nhân dân lao động Mĩ sống trong tình trạng I . Nước Mĩ trong thập niên 20 thế kỷ XX * Thành tựu: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh; trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. nghèo khổ. HS: theo dõi SGK H: Đảng cộng sản Mĩ thành lập trong hoàn cảnh nào?- HS TL -NX GV nhận xét kết luận và nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với phong trào công nhân Mĩ. GV: cung cấp thông tin về tình hình nước Mĩ lâm vào khủng hoảng. HS: quan sát H 68. H: Bức tranh diễn tả sự kiện gì? ở đâu? vào thời gian nào? gánh nặng của cuộc khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào? HS: trả lời. GV: Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trên tổng thống Mĩ đã làm gì... HS đọc kênh chữ HĐ nhóm đôi -2’: Hãy khái quát nội dung chính của Chính sách mới? GV nhấn mạnh: Ru-dơ-ven khẳng định chính sách của ông là phải cứu trợ nạn thất nghiệp, nghèo đói, lập lại sự cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp; tiến hành kiểm tra chặt chẽ các họat động của ngân hàng. Chính quyền của ông chi 16 tỉ đôla cứu trợ trực tiếp cho người thất nghiệp... HS quan sát H 69 H: Nêu nhận xét về chính sách mới? HS trao đổi theo bàn (4 phút). HS trả lời, nhận xét. II. Nước Mĩ những năm 1929 - 1939 1. Khủng hoảng kinh tế, tài chính - Tháng 10/1929, Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế, tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội. - Hậu quả: Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp, thương mại bị phá sản. Nạn thất nghiệp tràn lan -> nghèo đói. Mâu thuẫn xã hội gay gắt, dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước. 2. Chính sách kinh tế mới - Năm 1932, Ph.Ru-dơ-ven thực hiện Chính sách kinh tế mới. - Nội dung + Các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng. + Giải quyết nạn thất nghiệp phục hồi và phát triển các nghành kinh tế, tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. - Tác động: chính sách mới đã giải quyết được những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi GVKL: Hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát đời sống của đất nước, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực sản xuất. Có thể nói rằng không có lĩnh vực nào trong đời sống kinh tế mà những cải cách của Ru-dơ-ven không động chạm tới. khủng hoảng. HĐ 3: Luyện tập - GV khái quát nội dung cơ bản của bài; H: Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1939? ( Tác động kịp thời của chính sách mới của Ru-dơ-ven đã nâng cao vai trò kiểm soát của nhà nước...). HĐ 4: Vận dụng 1.Viết một đoạn văn ngắn chừng 5-7 dòng nêu suy nghĩ của em về những tác động cảu CS KT mới đối với KT Mĩ ? 2. Vẽ sơ đồ TD nội dung về tình hình nước Mĩ sau CT: thành tựu, nguyên nhân... HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo 1. Chúng ta rút ra bài học gì từ chính sách PT KT của nước Mĩ? 2. Trong thời đại hiện nay, chúng ta phải làm gì để góp phần phát triển kinh tế? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài, làm bài tập trong SBT. - Chuẩn bị tiết 27: Làm bài tập lịch sử. - Xem lại các kiến thức cơ bản từ tiết 15 đến tiế 26. BỔ SUNG ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ngày soạn: 30/10/2019 Ngày giảng: 0 /11/2019 (8A )0 /11 (8A ) Tiết 27: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp HS nắm và thông hiểu được: - Những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới từ tiết 15 đến tiết 26. 2. Tư tưởng - Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội. 3. Kỹ năng - Biết trình bày, phân tích các sự kiện cơ bản của bài. - Khai thác kênh hình, nhận xét, đánh giá nhân vật lịch sử. - Sử dụng bản đồ. 4. Định hướng các năng lực - Năng lực chung: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác và giao tiếp - Năng lực đặc thù: NL ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu HT 2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1.Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: HĐ nhóm, khăn trải bàn, động não, viết sáng tạo IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ Kiểm tra 15 phút Câu 1 (7 điểm): Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của tư bản phương Tây ? Trình bày tóm tắt quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của tư bản phương Tây ? Câu 2 (3 điểm): Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á từ giữ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Câu Nội dung Điểm Câu 1 (7,0điểm) * Nguyên nhân: Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên. Chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu * Tóm tắt quá trình xâm lược: - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: + Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện. + Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. + Tây Ban Nha và Mĩ chiếm Phi-líp-pin. + Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. + Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa 2 1,5 0,5 0,5 0,5 0,5 của tư bản phương Tây. 1,5 Câu 2 (3,0điểm) * Nhận xét: - Phong trào giải phóng dân tộc liên tục nổ ra, chiến đấu anh dũng. - Lực lượng tham gia đông đảo là công nhân và nông dân. - Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn. 1 1 1 3. Bài mới HĐ1: Khởi động Chúng ta đã học xong chương III, chương I của phần lịch sử thế giới hiện đại hôm nay chúng ta tiến hành tiết làm bài tập lịch sử để nắm cơ kiến thức cơ bản của chương. HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt đông của GV - HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực kĩ thuật khăn trải bàn. Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ). HS: Thảo luận, đổi chéo nhau. GV: Nhận xét-> chốt kiến thức qua bảng phụ. Bài tập 1: Lập niên biểu về cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tên nước Thời gian Các cuộc đấu tranh tiêu biểu Kết quả In-đô-nê-xia Phi-lip-pin Cam-pu-chia Lào Việt Nam Miến Điện H:Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Đông Nam Á ? - Phong trào phát triển liên tục rộng khắp. - Thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. - Đấu tranh dưới nhiều hình thức, chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Đều thất bại. Bài 2: Điền những từ còn trống về dữ liệu cần thiết về chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918. 1. Số người chết........ 2. Số người bị thương.... 3. Số tiền chi phi cho chiến tranh.... 4. Phe thất bại.... 5. Tính chất của chiến tranh.... 6. Sự kiện nổi bật nhất trong thời gian chiến tranh.... Bài 3: Lập niên biểu về sự kiện chính của cách mạng Nga từ tháng Hai đến tháng Mười năm 1917. Thời gian Sự kiện Kết quả, Ý nghĩa Ngày 23/2/1917 Ngày 27/2/1917 Ngày 24/10/1917 Ngày 25/2/1917 H: Vì sao ở nước Nga 1917 lại có hai cuộc cách mạng? H: Nêu ý nghĩa của cách mạng tháng Mười? GV: Nhấn mạnh về cuộc cách mạng tháng Mười. GV: Kết luận. - Cuộc cách mạng tháng hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng đã dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song và tồn tại. Đó là cuộc CM dân chủ tư sản. - Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô Viết. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. * Đối với nước Nga. - Làm thay đổi vận mệnh của đất nước và số phận con người ở Nga. - Đưa những người lao động lên nắm chính quyền. - Thiếp lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. * Đối

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_24_den_27_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan