Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 23: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những thành tựu, nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập

niên 20 của thế kỉ XX.

- Sự khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ. Nêu, nhận xét về nội dung chính

sách mới của Ph.Ru-dơ-ven

2. Phẩm chất

- Yêu nước: Thông qua bài, HS nhận rõ tinh thần đấu tranh chống áp bức

của giai cấp CN và ND trong xã hội tư bản. Từ đó, hình thành phẩm chất yêu

nước cho học sinh

- Nhân ái: Cảm thông, chia sẻ với giai cấp CN, ND Mĩ bị áp

- Trung thực: Trung thực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, hỗ

trợ, đánh giá nhận xét, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân, tuyên truyền tới gia đình

những người xung quanh về tội ác của CNTB và khơi dậy lòng yêu nước căm

thù giặc, có tư tưởng đấu tranh bảo vệ hòa bình.

- Chăm chỉ: tích cực trong học tập trên lớp, nghiên cứu bài học ở nhà, ghi

chép những kiến thức trọng tâm

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà

và tham gia học tập trên lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực trao đổi, chia sẻ, tương

tác, hỗ trợ, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong thực hiện nhiệm

vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận xét, đánh giá về CNTB và

phong trào đấu trach của giai cấp CN&ND chống CNTB

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 23: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Ngày soạn: 13/11/2020 Ngày dạy: 25/11/2020-8A2,5 Tiết 23 - Bài 18 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘCCHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những thành tựu, nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. - Sự khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ. Nêu, nhận xét về nội dung chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven 2. Phẩm chất - Yêu nước: Thông qua bài, HS nhận rõ tinh thần đấu tranh chống áp bức của giai cấp CN và ND trong xã hội tư bản. Từ đó, hình thành phẩm chất yêu nước cho học sinh - Nhân ái: Cảm thông, chia sẻ với giai cấp CN, ND Mĩ bị áp - Trung thực: Trung thực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, hỗ trợ, đánh giá nhận xét, báo cáo kết quả hoạt động nhóm. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân, tuyên truyền tới gia đình những người xung quanh về tội ác của CNTB và khơi dậy lòng yêu nước căm thù giặc, có tư tưởng đấu tranh bảo vệ hòa bình. - Chăm chỉ: tích cực trong học tập trên lớp, nghiên cứu bài học ở nhà, ghi chép những kiến thức trọng tâm 3. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà và tham gia học tập trên lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận xét, đánh giá về CNTB và phong trào đấu trach của giai cấp CN&ND chống CNTB. b. Năng lực đặc thù - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện về sự khôn ngoan, xảo quyệt của đế quốc Mĩ. Nhận thức đúng công cuộc đấu tranh chống áp bức của giai cấp CN và ND trong xã hội tư bản. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích, so sánh, nhận xét rút ra bài học lịch sử; miêu tả tranh ảnh. - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Biết nhận xét, đánh giá suy nghĩ của bản thân về sự khôn ngoan, xảo quyệt của CNTB và phong trào đấu tranh của giai cấp CN, ND Mĩ. Liện hệ, mở rộng với hiện tại. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo viên: Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than - Phiếu học tập, tài liệu tham khảo - Máy chiếu - Những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ. 2. Học sinh - Hoàn thành nhiệm vụ về nhà tiết trước - Đọc, nghiên cứu nội dung bài học III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp trực quan... 2. Kỹ thuật - Động não, tai chớp, công đoạn, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: KT sĩ số: 8A2: ...../......; 8A5: ....../...... 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với các nước tư bản? 3. Bài mới * HĐ1: KHỞI ĐỘNG Chúng ta đã biết, trong khoảng 20 năm, kể từ khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đến khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, các nước TB châu Âu có những bước thăng trầm khi đi lên ổn định (1924 1929); khi khủng hoảng trầm trọng (1929 - 1933) dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (Đức, Ý, Nhật). Còn ở nước Mĩ thì sao, chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. * HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV chiếu lược đồ nước Mĩ - HĐ cá nhân-KT động não viết - HS quan sát H65, 66/ máy chiếu: mô tả và cho biết hai bức ảnh trên phản ánh điều gì? HS: trả lời ra giấy - Báo cáo kết quả - GV cùng hs phân tích, nhận xét, bổ sung - Gv chuẩn hóa kiến thức -> Sự phát triển của ngành chế tạo ô tô, tạo sự phồn vinh của nền kinh tế Mĩ. Tác động của ngành chế tạo ô tô đến nền kinh tế Mĩ là rất lớn... - HĐ cá nhân (2’/ hoàn thành PHT): Đọc kênh chữ thấy được vị trí số 1 của I . Nước Mĩ trong thập niên 20 thế kỷ XX 1. Tình hình kinh tế Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Mĩ trong thế giới tư bản. - HĐN bàn (3’): Kinh tế Mĩ đạt được những thành tựu nào? ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ? HS: Cải tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây truyền; tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. GV: giải thích ngắn gọn nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ. HS HĐ cá nhân: quan sát H65,66,67/máy chiếu- KT tia chớp: ? Em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ? - Sự giàu có ở Mĩ chỉ nằm trong tay một số người giàu, đại bộ phận nhân dân lao động Mĩ sống trong tình trạng nghèo khổ. HS: theo dõi SGK - GV nhận xét kết luận và nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với phong trào công nhân Mĩ. HS HĐ cá nhân: quan sát H 68/máy chiếu-Kđộng não H: Bức tranh diễn tả sự kiện gì? ở đâu? vào thời gian nào?gánh nặng của cuộc khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào? HS: trả lời. GV: Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trên tổng thống Mĩ đã làm gì... HS đọc kênh chữ H: Hãy khái quát nội dung chính của Chính sách mới? - HĐN6 (5’) (KT công đoạn)/Hoàn thành phiếu HT 2. HS quan sát H 69/máy chiếu: Bức - Phát triển phồn vinh - Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. 2. Tình hình xã hội - Tồn tại nhiều bất công II. Nước Mĩ những năm 1929 - 1939 1. Khủng hoảng kinh tế, tài chính - Tháng 10/1929, Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế. Bắt đầu từ lĩnh vực tài chính-> công nghiệp->nông nghiệp - Hậu quả: Nền kinh tế, tài chính bị trấn động dữ dội. Nạn thất nghiệp, nạn đói tràn lan 2. Chính sách kinh tế mới * Nội dung(sgk) * Tác động: Cứu nguy cho nền kinh tế Mĩ, đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than tranh có ý nghĩa gí?Nêu nhận xét về chính sách mới? - HS trao đổi phiếu HT - Bổ sung cho nhóm bạn - Báo cáo kết quả - GV phân tích, nhận xét, đánh giá KQ hoạt động của HS - GV chuẩn hóa Kt cho HS GVKL: Hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát đời sống của đất nước, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực sản xuất. Có thể nói rằng không có lĩnh vực nào trong đời sống kinh tế mà những cải cách của Ru-dơ-ven không động chạm tới. * HĐ3: LUYỆN TẬP Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Năm 1928, so với tổng sản lượng công nghiệp thế giới, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm: A. 18%. B. 48%. C. 84%. D. 98%. Câu 2: Đâu là biện pháp Mĩ không dùng để phát triển kinh tế? A. Cải tiến kĩ thuật. B. Sản xuất dây chuyền. C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. D. Tăng cường gây chiến tranh xâm lược thuộc địa. Câu 3: Tổng thống Rudơven đã làm gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng? A. Tuyên chiến với Đức, Ý. B. Thực hiện chính sách mới. B. Tiến hành chiến tranh xâm lược với Mĩ Latinh. C. Xuất khẩu hàng hóa sang các nước Mĩ Latinh. Câu 4: Sau khi thực hiện chính sách mới, nền kinh tế Mĩ có những nét mới nào? A. Nền kinh tế do tư nhân Mĩ quản lý. B. Nền kinh tế phát triển theo quy luật thị trường. C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế. Bài 2: Điền các cụm từ thích hợp vào các đoạn bỏ trống trong đoạn tư liệu lịch sử dưới đây? Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Chính sách mới bao gồm...................................nhằm giải quyết .....................................phục hồi sự phát triển........................................................Chính phủ......................................... đã ban hành các đạo luật về........................công nghiệp,nông nghiệp và ngân hàng với những qui định chặt chẽ, đặt dưới.............................................. Nhà nước tư sản đã....................................................... trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ......................................, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định................................ (Phục hưng; sự kiểm soát của nhà nước; tăng cường vai trò của mình; Ru-dơ- ven; các biện pháp, nạn thất nghiệp; các ngành kinh tế-tái chính; người thất nghiệp; tình hình xã hội) * HĐ4: VẬN DỤNG Em hãy giải thích sự phát triển nhanh của nên kinh tế Mĩ? Nêu điểm giống và khác nhau trong biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế giữa Mĩ và Châu Âu? * HĐ5: TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG (Thực hiện ở nhà) - Hãy vẽ bản đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức của bài - Tìm hiểu mối quan hệ Việt - Mĩ từ 1995 đến nay.m nay. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài theo vở ghi và nghiên cứu thêm sgk - Hoàn thành bài tập GV giao về nhà - Chuẩn bị tiết 24: Làm bài tập Lịch sử + Ôn tập, hệ thống kiến thức phần lịch sử thế giới, từ bài 15-bài 18

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_23_nuoc_mi_giua_hai_cuoc_chien_tr.pdf
Giáo án liên quan