Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 17+18 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nắm và thông hiểu được:

HS nắm rõ và thông hiểu các kiến thức:

- Nguyên nhân xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.

- Những nét lớn về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông

Nam Á.

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: Giúp HS thể hiện lòng căm thù đối với sự xâm lược của chủ nghĩa

thực dân ở các nước Đông Nam Á.

- Trách nhiệm: Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc

lập, tự do và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước trong khu vực.

- Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi.

- Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu

của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay.

b. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Những nét lớn về phong trào đấu tranh giải

phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á.

- Tìm hiểu lịch sử: Nguyên nhân xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước

Đông Nam Á và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á.

- Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX. Các tài liệu về các nước Đông

Nam Á.

2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 17+18 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 04/11/2020 (8A1) Tiết 17. Bài 11 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS nắm và thông hiểu được: HS nắm rõ và thông hiểu các kiến thức: - Nguyên nhân xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á. - Những nét lớn về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Giúp HS thể hiện lòng căm thù đối với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á. - Trách nhiệm: Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước trong khu vực. - Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi. - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: Những nét lớn về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. - Tìm hiểu lịch sử: Nguyên nhân xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. - Vận dụng KT- KN: Trình bày, phân tích, nhận xét các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX. Các tài liệu về các nước Đông Nam Á. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi? Tại sao nói cuộc CM Tân Hợi là cuộc CM không triệt để ? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Ở Châu Á, Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam tình hình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học. ngày hôm nay. * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản - GV dùng bản đồ Đông Nam Á giới thiệu vị trí địa lý. - HS quan sát. - Diện tích 4,5 triệu km2; dân số: 500 triệu người... - Vị trí địa lý, tầm quan trọng chiến lược, tài nguyên cà có một nền văn hoá lâu đời. H: Hãy nhận xét về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á ? - Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược quan trọng. HS: Một HS khác đọc phần tư liệu trong SGK, tr63. H: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa TB phương Tây? GV: Dùng lược đồ yêu cầu HS chỉ các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây: Anh -> Malaysia, Minama, Pháp -> Việt Nam, Lào, Campuchia, Mĩ -> Philippin, Hà Lan -> Inđô; Anh, Pháp chia nhau “khu vực ảnh hưởng” ở Xiêm. HS: Thực hành kĩ năng chỉ bản đồ xác định quá trình xâm lược Đông Nam Á của tư bản phương Tây. I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á * Nguyên nhân: - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên. - Chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu * Quá trình xâm lược: Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: - Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện ; - Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam- pu-chia ; - Tây Ban Nha và Mĩ chiếm Phi-líp-pin. - Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô- nê-xi-a. KT động não H: Nhận xét về các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? HS: Trả lời: GV: Như vậy, đến cuối TK XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, phụ thuộc của các đế quốc phương Tây. HS đọc SGK ? Đặc điểm chung nổi bật trong chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì? - GV; Tuỳ tình hình cụ thể của mỗi nước mà các nước thực dân phương Tây có chính sách cai trị và bóc lột khác nhau. Song điểm chung nổi bật là: + Chính trị: cai trị về chính trị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, đàn áp nhân dân. + Kinh tế: vơ vét bóc lột tài nguyên, kìm hãm sự phát triển kinh tế của thuộc địa. ? Thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào khi bị thực dân phương Tây xâm lược ? - Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. - GV: Sử dụng bản đồ Đông Nam Á, giới thiệu về vị trí địa lí của In-đô-nê-xi-a. ? Trình bày những nét cơ bản về phong trào đấu tranh của nhân dân In-đô-nê- xi-a. - Cuối thế kỷ XIX thực dân Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a => xã hội có nhiều biến đổi, xuất hiện các g/c mới: công nhân và tư sản, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc, các g/c đã tích cực tổ chức và tham gia các phong trào đấu tranh ,tiêu biểu là phong trào đấu tranh nông dân do Sa-min lãnh đạo - Đầu thế kỷ XX phong trào phát triển mạnh mẽ, nhiều tổ chức ra đời - Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. * Thực dân phương Tây đã tiến hành chính sách cai trị hà khắc: vơ vét tài nguyên của cải, dùng chính sách " chia để trị". * Cuối thế kỷ XIX - XX phong trào đấu tranh bảo vệ Tổ quốc phát triển. - In- đô- nê- xi- a: TK XIX - XX nhiều tổ chức yêu nước thành lập. + Năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản. - Phi-líp-pin: - GV: sử dụng bản đồ, xác định vị trí của Phi-líp-pin. Cung cấp thông tin. - 1571 thực dân Tây Ban Nha hoàn thành việc xâm lợc Phi-líp-pin --> nhân dân Phi-líp-pin liên tục tổ chức đấu tranh --> cuộc cách mạng 1896-1898 mới thành lập nớc cộng hoà Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mỹ thôn tính. --> nhân dân Phi-líp-pin lại tiếp tục đấu tranh. HS đọc SGK. ? Điểm lại những cuộc khởi nghĩa tiểu biểu ở Cam-pu-chia ? - H.s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr65. GV: Trong phong trào đấu tranh chống kẻ thù chung ba nước trên bán đảo Đông Dương đã có sự đoàn kết, phối hợp chiến đấu, đây là biểu hiện đầu tiên của liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương vì độc lập tự do của mỗi nước. ? Nhận xét chung về tình hình Đông Nam Á cuối XIX đầu XX? Diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ. HĐ cặp đôi 3p H: Nhận xét chung về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á? GV: Kết quả: Các phong trào đều thất bại. H: Theo em tại sao các phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á đều thất bại? - Lực lượng của xâm lược còn mạnh. - Chính quyền làm tay sai. - Thiếu tổ chức lãnh đạo, đoàn kết. H: Phong trào đấu tranh có ý nghĩa gì? - Ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. GV: Nhận xét, kết luận. + Cuộc cách mạng 1896- 1898, do g/c TS lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành được thắng lợi -> TL nước cộng hòa Phi -líp-Pin. -> Sau đó bị đế quốc Mỹ thôn tính . - Ở Cam-pu-chia: + Khởi nghĩa Ta keo (1863 – 1866). + KN Cra bê (1866 – 1867). * Nhận xét: - Phong trào giải phóng dân tộc liên tục nổ ra, chiến đấu anh dũng. - Lực lượng tham gia đông đảo là công nhân và nông dân. - Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn. * Ý nghĩa: Ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và trên thế giới. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ? Lập bảng niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á thế kỷ XIX- Đầu thế kỷ XX. Thời gian Tên các cuộc khởi nghĩa Kết quả * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ? Tường thuật diễn biến chính phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trên bản đồ? * HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm hiểu thêm tài liệu về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc các nước khu vực ĐNÁ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị tiết 18: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tìm hiểu nội dung: + Nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị. + Những biểu hiện của Nhật Bản chuyển sang CNĐQ. + Những chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản. Ngày dạy: Chiều 06/11/2020 (8A1) Tiết 18 - Bài 12 NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS nắm và thông hiểu được: - Trình bày được những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị. - Biết được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. - Nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản. 2. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa, những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội. - Chăm chỉ: HS chịu khó học tập, tìm hiểu nội dung bài học 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, tự học bài, tự trả lời câu hỏi. - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị. - Tìm hiểu lịch sử: Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX - Vận dụng KT- KN: Trình bày, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. - Chân dung Thiên Hoàng Minh Trị.Tranh ảnh về Nhật Bản đầu thế kỷ XX ở SGK. 2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu trước bài và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Trình bày 1 phút, chia nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa TB phương Tây? H: Nhận xét chung về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á? 3. Bài mới. * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài: Đứng trước nguy cơ xâm lược Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị, đưa nước này phát triển theo con đường tư bản rồi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản GV: Sử dụng “Lược đồ đế quốc NB cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. Giới thiệu vị trí địa lý, diện tích, chế độ chính trị. H: Tình hình Nhật Bản trước cuộc Duy Tân như thế nào? Nêu nhận xét? - Trước cuộc Duy Tân. Nhật Bản là một quốc gia phong kiến lạc hậu. - Các nước tư bản phương Tây tìm cách “mở cửa” Nhật Bản. H: Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã làm thế nào để bảo vệ nền độc lập dân tộc? - Năm 1868 vua Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách. GV: Giới thiệu vài nét về Thiên Hoàng Minh Trị. HĐN bàn: 5 phút (Phiếu học tập) H: Nêu các nội dung cuộc cải cách? - Về chính trị: ....... - Về kinh tế:............ - Về quân sự:.......... I. Cuộc duy Tân Minh Trị * Nội dung cải cách: - Nội dung cải cách: + Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông - Về giáo dục:............ Thảo luận nhóm bàn 3p ? Em có nhận xét về nội dung của các cải cách trên? -> Thực chất đây là cuộc CM tư sản. Vì đầu năm 1868 chế độ phong kiến Nhật Bản đã chấm dứt chính quyền đã chuyển sang tay quý tộc tư sản hoá đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị.-> Những cải cách “Âu hoá” mang tính chất tư sản rõ rệt - Cuộc cải cách còn nhiều hạn chế. Như- ng dù sao nó cũng đã mở đường cho CNTB phát triển đưa Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, giữ vững độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây ? Kết quả của những cải cách đó như thế nào? ? Tại sao nền kinh tế Nhật phát triển như thế nào? - Nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp ở Triều Tiên và Trung Quốc. - HS đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr68. ? Những biểu hiện của sự phát triển ? - Nhiều công ty độc quyền xuất hiện: + Mít- xưi + Mít- xu –bi- si. thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, + Chính trị, xã hội: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Quân sự: Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân, phát triển kinh tế quốc phòng. + Giáo dục: Thi hành chính sách GD bắt buộc, chú trọng nội dung KH-KT, cử HS ưu tú du học phương Tây. - Kết quả: Cuối XIX đầu XX Nhật bản thoát khỏi nguy cơ thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp. II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. - Kinh tế: Từ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX nền kinh tế Nhật phát triển. + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. + Nhiều công ti độc quyền xuất hiện. -GVgiới thiệu về công ty Mít-xưi(sgv/88) ? Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đường lối ngoại giao của Nhật có gì nổi bật. + Tìm mọi cách xoá bỏ những hiệp ước bất bình đẳng. + Thực hiện chính sách ngoại giao xâm l- ược bành trướng. + Tìm mọi cách áp đặt ách thống trị thực dân lên các nước láng giềng. ? Dựa vào lược đồ trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật ? GV treo lược đồ H 49/68. - Chiến tranh Nhật –Trung (1894-1895) - Chiến tranh Nhật-Nga (1904-1905) => Đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt. GV giải thích đặc điểm đế quốc Nhật. ? Những dấu hiệu nào chứng tỏ Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. - GV kết luận. - Ngoại giao: Thế kỷ XX Nhật đẩy mạnh xâm lược và bành trướng. => Đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt. III. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật bản. ( Không dạy) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ? Tình hình Nhật Bản nửa đầu TK XIX có điểm gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra cho nước này lựa chọn ra sao? Hãy liên hệ với tình hình chung của các nước trong khu vực (Châu Á) và Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử? * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ? Qúa trình chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ở Nhật có điểm gì giống với các nước tư bản Âu- Mĩ. * HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm hiểu thêm tài liệu về tình hình kinh tế, chính trị của Nhật Bản hiện nay. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài: Ôn tập + Nắm các kiến thức cơ bản của chương I, chương II, chương III.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_1718_nam_hoc_2020_2021_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan