Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 11: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sự xâm lược, chính sách thống trị của Anh đối với Ấn Độ.

+ Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay.

+ Các phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

2. Phẩm chất

Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp:

- Yêu nước: Bồi dưỡng, giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo

của thực dân Anh đã gây ra cho nhân dân Ấn Độ.

- Nhân ái: Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn

Độ chống chủ nghĩa đế quốc.

- Chăm chỉ: Học sinh có ý thức tự giác trọng thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả hoạt động.

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau

trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết khai thác kênh chữ, kênh hình phát

hiện những vấn đề mới.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thấy được những phong trào đấu tranh chống thực

dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích tình hình, đặc điểm, những

điểm nổi bật của Ấn Độ trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh

- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: HS biết phân tích các sự kiện

lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, lập sổ tay học tập về các phong

trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 11: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 8 Năm học 2020-2021 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Ngày soạn: 11/10/2020 Ngày dạy: 13/10/2020-8A25 Chương III: CHÂU Á THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XX Tiết 11- Bài 9 ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sự xâm lược, chính sách thống trị của Anh đối với Ấn Độ. + Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay. + Các phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ. 2. Phẩm chất Hình thành và giáo dục cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: - Yêu nước: Bồi dưỡng, giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đã gây ra cho nhân dân Ấn Độ. - Nhân ái: Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. - Chăm chỉ: Học sinh có ý thức tự giác trọng thực hiện nhiệm vụ học tập - Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả hoạt động. 3. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: tự đọc và nghiên cứu bài, tranh ảnh, tài liệu liên quan - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết khai thác kênh chữ, kênh hình phát hiện những vấn đề mới. b. Năng lực đặc thù - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thấy được những phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích tình hình, đặc điểm, những điểm nổi bật của Ấn Độ trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: HS biết phân tích các sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, lập sổ tay học tập về các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nghiên cứu nội dung bài học. - Tài liệu, hình ảnh, lược đồ liên quan đến các đế quốc - Bảng phụ - Phiếu học tập - Máy chiểu vật thể 2. Học sinh - Hoàn thành nhiệm vụ về nhà tiết trước - Đọc, nghiên cứu nội dung bài học III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp trực quan... 2. Kỹ thuật - Động não, công đoạn... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: KT sĩ số: 8A2: ...../......; 8A5: ....../...... 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới * HĐ1: KHỞI ĐỘNG - Gv sử dụng máy chiếu vật thể - HĐ cá nhân-Kỹ thuật động não viết ? Đây là hình ảnh em bé thuộc đất nước nào?( Ấn Độ) Em biết gì về ĐN Ấn Độ ngày nay? Hs trả lời theo hiểu biết của mình. GV dẫn dắt vào bài mới: cũng như các nước châu Á khác , Đn Ấn Độ vào các thế kỉ XVIII- XIX cũng chịu sự xâm lược và thống trị của các ĐQ phương Tây ( Anh) . Nhân dân Ấn Độ đã anh dũng đấu tranh để giành lại độc lâp. Vậy nhân dân Ấn Độ đã bị thực dân Anh xâm lược và họ đã đấu tranh giành độc lập ntn bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều đó. * HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS HĐ cá nhân đọc nội dung mục I (3’) - GV khái quát kiến thức cơ bản. - Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập: I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh (Đọc thêm) II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ 1. Khởi nghĩa Xi-pay + N1,2: Nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-pay? Nhận xét về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Xi-pay? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay? + N3,4: Sự phân hoá của đảng Quốc Đại chứng tỏ điều gì? H: Sự ra đời của Đảng Quốc Đại có ý nghĩa gì? H: Các phong trào có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ ? GV: phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái “cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu thì kiên quyết chống thực dân Anh. - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, - HS: báo cáo, thảo luận, phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chuẩn hoá kiến thức * Nguyên nhân - Do chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh. - Binh lính Xi-pay bị sỹ quan Anh đối xử tàn bạo * Diễn biến: - 1857 Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền bắc và một phần Trung Ấn. - 1859 Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại. * Ý nghĩa: - Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. 2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX * Đảng Quốc đại (1885) - Đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc - Phân hóa thành hai phái: “Ôn hòa” và “Cấp tiến” * Một số phong trào khác: - 7-1905, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra rầm rộ. - Tháng 6 - 1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc, đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh mới. - Tháng 7 - 1908, công nhân Bom-bay bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy để chống quân Anh. * Kết quả: các phong trào đều thất bại nhưng nó đặt cơ sở cho sự thắng lợi sau này * HĐ3: LUYỆN TẬP - Vì sao các phong trào đều thất bại? -> Có hai nguyên nhân: Phong trào diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự đoàn kết H: Các phong trào có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ ? - Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. * HĐ4: VẬN DỤNG (Thực hiện ở nhà) - Hoàn thành bảng niên biểu sau: Thời gian Nội dung sự kiện 1857-1859 Cuộc khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ 1875-1885 Đảng Quốc Đại thành lập 1905 Nhân dân AADD rầm rộ biểu tình chống chính sách “chia để trị” của TDA đối với Ben-gan 7/1908 - Công nhân Bom-bay bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy để chống quân Anh. - Nhận xét về các phong trào? -> Các phong trào diễn ra sôi nổi. Diễn ra liên tục, mạnh mẽ với nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia (binh lính, TS, CN)-> nhân dân Ấn Độ > nhưng đều thất bại. * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO (Thực hiện ở nhà) - So sánh đường lối đấu tranh giữa hai phái “Ôn hoà” và “Cấp tiến” trong đảng Quôc đại ÂĐ Phái “Ôn hoà” Phái “Cấp tiến” - Chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh cải cách Phản đối thái độ thoả hiệp của phái “Ôn hoà”, đồi phải có thái độ kiên quyết chống Anh, giành độc lập dân chủ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài cũ - Hoàn thành các bài tập Gv giao - Đọc và soạn bài mới: Trung Quốc giữa thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX + Vì sao các nước đế quốc lại xâm chiếm TQ + Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc + Tìm hiểu đôi nét về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân. Diễn biến cách mạng Tân Hợi ( lược đồ SGK), kết quả và hạn chế của CM PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP 1 1. Khởi nghĩa Xi – pay (1857 – 1859) 1. Nguyên nhân: 2. Diễn biến: Khởi nghĩa bắt đầu từ Mi-rút ................................................ .. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 3. Kết quả: 4. Ý nghĩa: PHIẾU HỌC TẬP 2 2. Đảng Quốc đại 1. Năm thành lập: ...................................................................................................................................... 2. Mục tiêu: .............................................................................................................................. ...................................................................................................... 3. Hành động (phân hóa như thế nào): ................................. PHIẾU HỌC TẬP 3 3. Một số phong trào khác 1. Năm 1905: .... .. ........................................................................................................................... 2. Tháng 7 – 1908: ............. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... 3. Kết quả: ..........................................................................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_11_an_do_the_ki_xviii_dau_the_ki.pdf
Giáo án liên quan