Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 1 đến 19 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

HS nhận biết và hiểu rõ được:

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.

- Nguyên nhân của cách mạng tư sản Anh.

- Ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

2. Phẩm chất :

- Giáo dục HS lòng khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công

- nông và các chiến sĩ CM từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm

của công dân với đất nước.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước nghĩa vụ

bảo vệ đất nước, có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cơ bản và mở rộng

liên quan đến nội dung bài học ; có ý thức tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập được

giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các nhiệm vụ học tập HS được rèn

luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, cùng thầy cô, bạn bè trao đổi, thống nhất ý kiến,

phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét các nội dung có liên quan.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS được đưa ra ý kiến cá nhân, tập thể để

thống nhất kết quả các nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực

tiễn và trên cơ sở đó đưa ra những cách làm mới của cá nhân, tập thể.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: HS nắm được nét chính về guyên nhân, diễn biến, kết

quả, ý nghĩa cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI; nguyên nhân, ý nghĩa của cách mạng

tư sản Anh thế kỉ XVII.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được kết quả, nguyên nhân thất

bại của các cuộc cách mạng.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được ý nghĩa của CM tư

sản Anh.

pdf83 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 1 đến 19 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng:7/9/2020 (8A) Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917) CHƯƠNG I: THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX) Tiết 1 - Bài 1 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nhận biết và hiểu rõ được: - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. - Nguyên nhân của cách mạng tư sản Anh. - Ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. 2. Phẩm chất : - Giáo dục HS lòng khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công - nông và các chiến sĩ CM từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của công dân với đất nước. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước nghĩa vụ bảo vệ đất nước, có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cơ bản và mở rộng liên quan đến nội dung bài học ; có ý thức tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các nhiệm vụ học tập HS được rèn luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, cùng thầy cô, bạn bè trao đổi, thống nhất ý kiến, phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét các nội dung có liên quan. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS được đưa ra ý kiến cá nhân, tập thể để thống nhất kết quả các nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn và trên cơ sở đó đưa ra những cách làm mới của cá nhân, tập thể. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: HS nắm được nét chính về guyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI; nguyên nhân, ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được kết quả, nguyên nhân thất bại của các cuộc cách mạng. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được ý nghĩa của CM tư sản Anh. II. CHUẨN BỊ 1. GV: 2 + Bản đồ thế giới. 2. HS: + Đọc, nghiên cứu trước bài và trả lời các câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Diễn giảng, thuyết trình, đàm thoại, cá nhân, nhóm, nêu và giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dung trực quan 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4, đọc tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV: Treo bản đồ thế giới. Yêu cầu HS thi xem ai xác định được vị trí nước Hà Lan và nước Anh nhanh nhất. GV: Đó là những nơi diễn ra những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.Vậy các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiều qua nội dung bài hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Hướng dẫn học sinh đọc thêm. GV: Gọi 1 HS đọc phần 1. GV: Yêu cầu HS về nhà đọc, tìm hiểu và nắm được các nội dung: - Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm sản xuất và buôn bán lớn. - Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế độ PK kìm hãm, chèn ép. Vì vậy mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế độ PK rất gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các I. Sự biến đổi kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI. 1. Một nền sản xuất mới ra đời.(Đọc thêm) 3 cuộc cách mạng tư sản. GV: Chỉ trên bản đồ vùng Nêđéclan có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh nhưng phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã ngăn chặn sự phát triển này. HS: Lên bảng xác định vùng Nêđéclan có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh nhưng phong kiến Tây Ban Nha thống trị. H: Tại sao cuộc cách mạng Hà Lan lại bùng nổ? GV: Tường thuật những sự kiện chính về diễn biến, kết quả cách mạng tư sản Nê- đé-lan. H: Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức nào? (KG) HS: Đấu tranh giải phóng dân tộc. H: Cách mạnh Hà Lan có ý nghĩa gì? HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) H:Vì sao cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới? (KG) HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV: Chốt: - Đánh đổ chế độ PK (ngoại bang). - Thành lập nước cộng hoà, xây dựng một 2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI. - Nguyên nhân: + Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-đéc-lan phát triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự phát triển này. + Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc. - Diễn biến: + Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền thực dân phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566. + Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê- đéc-len đã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan). + Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng kết thúc, Hà Lan được giải phóng. - Ý nghĩa: CM Hà lan là cuộc CM tư sản đầu tiên trên thế giới đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển. 4 xã hội mới tiến bộ hơn . GV: Chỉ trên bản đồ nước Anh những vùng kinh tế TB phát triển. GV:Yêu cầu HS đọc chữ nhỏ sgk. H: Các con số trong đó chứng tỏ điều gì? HS: CNTB ở Anh phát triển mạnh: Xuất hiện công trường thủ công, kinh tế hàng hoá phát triển, nhiều trung tâm thương mại, tài chính,... H: Kinh tế TBCN phát triển đem đến hệ quả gì? HS: Làm thay đổi thành phần xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc và tư sản, nông dân bị bần cùng hoá. GV: Nhận xét, chốt kiến thức: GV: Kể chuyện “rào đất cướp ruộng” ở Anh, đây là thời kỳ cừu ăn thịt người. H: Vì sao CNTB ở Anh phát triển mạnh mà nông dân vẫn bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống? (KG) HS:Nông dân bị cướp đoạt hết ruộng, bị bần cùng hoá. H: Nhận xét gì về vị trí của tầng lớp quý tộc mới trong xã hội Anh trước cách mạng? (KG) HS: Sự giàu có của tầng lớp quý tộc. Là tầng lớp có thế lực về kinh tế và địa vị về chính trị. GV: Cung cấp: II. Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII. 1. Sự phát triển CNTB ở Anh. - Nguyên nhân: + Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh. + Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì trở nên nghèo khổ. + Trong khi đó, chế độ PK tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con 5 GV: Điều đó dẫn đến những mâu thuẫn trong chính trong lòng xã hội Anh: Vua, địa chủ phong kiến >< quý tộc mới, tư sản và nhân dân lao động--> bùng nổ cách mạng ở Anh. GV: Hướng dẫn học sinh đọc thêm. GV: Yêu cầu HS về nhà đọc, tìm hiểu và nắm được các nội dung: - Diễn biến: (chia làm hai giai đoạn) Giai đoạn 1 (1642 - 1648) Giai đoạn 2 (1649 - 1688) HS: Tự đọc thông tin SGK. H: Cách mạng TS Anh thế kỉ XVII có ý nghĩa như thế nào? HS: Trả lời. GV: Chốt kiến thức. GV: Lưu ý: Cách mạng thành công là do quần chúng tham gia nhưng quyền lợi của nhân dân lại không được đáp ứng sau cách mạng, điều này nói lên bản chất của giai cấp tư sản. GV: Vấn đáp HS: Mục tiêu của cách mạng? Cách mạng đã đem lại quyền lợi cho ai? Ai là người lãnh đạo cách mạng? Ai là động lực của cách mạng? Cách mạng có triệt để không? (Qua đó HS hiểu được tính chất của cuộc cách mạng TS Anh thế kỷ XVII) GV: Chốt: đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm lật đổ chế độ PK chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất TBCN. 2. Tiến trình cách mạng (Đọc thêm) 3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng TS Anh thế kỉ XVII. - Cuộc cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. - Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn “ngôi vua”. Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì. 6 Thảo luận nhóm 4 (3p): Tại sao nói cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để? HS: Báo cáo kết quả GV: Nhận xét, khái quát. Lãnh đạo cách mạng là liên minh TS, quý tộc mới, nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xoá bỏ. Nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục bị chiếm, bị đẩy đến chỗ phá sản hoàn toàn. * HĐ3: LUYỆN TẬP HĐ cá nhân nêu ý nghĩa của CM tư sản Anh. * HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Vì sao nói Cách mạng Anh là cuộc cách mạng không triệt để? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Mỗi HS sưu tầm một tranh ảnh về đất nước Hà Lan hoặc nước Anh hiện nay, viết suy nghĩ về những điều em sưu tầm được. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU 5. Dặn dò : - Học bài cũ: + Trình bày ý nghĩa, hạn chế của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. - Đọc và chuẩn bị bài mới (Tiết 2 – mục III Nắm các nội dung: + Nguyên nhân của chiến tranh. + Xác định 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trên lược đồ H3 - SGK -Tr 7. + Kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh dành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. .............................................................................. Ngày giảng: 9/9/2020 (8B) Tiết 2 - Bài 1 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nhận biết và nắm rõ được: - Nguyên nhân của chiến tranh. - Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 2. Phẩm chất : 7 - Giáo dục HS lòng khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công - nông và các chiến sĩ CM từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của công dân với đất nước. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước nghĩa vụ bảo vệ đất nước, có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cơ bản và mở rộng liên quan đến nội dung bài học; có ý thức tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các nhiệm vụ học tập HS được rèn luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, cùng thầy cô, bạn bè trao đổi, thống nhất ý kiến, phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét các nội dung có liên quan. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS được đưa ra ý kiến cá nhân, tập thể để thống nhất kết quả các nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn và trên cơ sở đó đưa ra những cách làm mới của cá nhân, tập thể. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: HS nắm được nét chính về nguyên nhân của chiến tranh; kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được kết quả, nguyên nhân cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: + Bản đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. + Các tư liệu mở rộng liên quan đến nội dung bài học. 2. HS: Chuẩn bị trước các nội dung: + Nguyên nhân của chiến tranh. + Xác định 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trên lược đồ H3 - SGK -Tr 7. + Kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh dành ĐL của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Diễn giảng, thuyết trình, đàm thoại, cá nhân, nhóm, nêu và giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dung trực quan. 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4, đọc tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ H: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG H: Thi tiếp sức 3 dãy: Nêu hiểu biết về nước Mĩ ? 8 GV: Nước Mĩ mà các em hiểu biết chính là kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mĩ. Cuộc chiến tranh đó diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?=> Bài hôm nay * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản GV: Cung cấp: HS: Sử dụng bản đồ xác định vị trí 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, tiềm năng và quá trình xâm lược các thuộc địa. H: Tại sao thực dân Anh lại xâm lược Bắc Mĩ? HS: Vị trí: Nằm ven bờ Đại Tây Dương. Tiềm năng: Dồi dào. H: Vì sao có sự mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước chính quốc? (KG) HS: Thực dân Anh kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa. HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p)Tại sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa? (KG) HS: Muốn kinh tế thuộc địa gắn chặt và phụ thuộc vào chính quốc để dể bề cai trị. GV: Chốt kiến thức: H: Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân Anh nhằm mục đích gì? HS: Muốn thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển ở thuộc địa. H: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 1. Nguyên nhân của chiến tranh. - Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày càng nhiều. Đến thế kỉ XVIII, họ đã thiết lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây. - Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước... Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt. 9 chiến tranh? HS: Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh gay gắt GV: Khái quát: GV: Hướng dẫn học sinh đọc thêm. GV: Gọi 1 HS đọc phần 2. GV: Yêu cầu HS về nhà đọc, tìm hiểu và nắm được các nội dung: - Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng. - Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không đạt kết quả. - Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-giơ Oa- sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. - Ngày 4 -7 - 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. - Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa lại giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc. HS: Tự tìm hiểu thông tin. H: Kết quả to lớn nhất mà cuộc chiến tranh mang lại ở các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì? - Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho CNTB phát triển. 2. Diễn biến cuộc chiến tranh.(Đọc thêm) 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. - Kết quả: Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra 10 GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. H: Em hãy chỉ ra những điểm hạn chế của Hiến pháp năm 1787? (KG) HS: Nội dung chính của Hiến pháp 1787 có một sự hạn chế rất lớn đó là chỉ người da trắng và người có tài sản mới có quyền chính trị,... GV: Cung cấp: Thảo luận nhóm 4 (3p): Vì sao gọi cuộc chiến tranh giành độc lập này là cuộc cách mạng tư sản? HS: - Mục tiêu của cuộc chiến tranh này là giành độc lập. - Ngoài ra chiến tranh còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ -> Thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản. H: Tại sao nói đây là cuộc CMTS không triệt để? (KG) HS: Nhân dân lao động không được hưởng quyền lợi gì. GV: Nhận xét, khái quát. đời. Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng. - Ý nghĩa: + Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển. + Tuy nhiên, cũng như Cách mạng tư sản Anh, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì. * HĐ3: LUYỆN TẬP HĐ cá nhân nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. * HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Vì sao nói cuộc chiến tranh của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? 11 * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Mỗi HS sưu tầm một tranh ảnh về đất nước Mĩ hiện nay, viết suy nghĩ về những điều em sưu tầm được. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU 5. Dặn dò : - Học bài cũ: + Trình bày ý nghĩa, hạn chế của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. + Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. - Đọc và chuẩn bị bài mới các nội dung: + Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Pháp trước cách mạng. + Vai trò cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng của CM Pháp. + Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII. .............................................................................. Ngày giảng:14/9/2020 (8A) Tiết 3 - Bài 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 - 1794) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nắm và thông hiểu các kiến thức: - Nhận biết những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội, sơ lược về cuộc đấu tranh tư tưởng ở Pháp trước cách mạnh bùng nổ. - Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII. 2. Phẩm chất : - Giáo dục HS lòng khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân Pháp từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của công dân với đất nước, phê phán đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong xã hội. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trước nghĩa vụ bảo vệ đất nước, có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cơ bản và mở rộng liên quan đến nội dung bài học; tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các nhiệm vụ học tập HS được rèn luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, cùng thầy cô, bạn bè trao đổi, thống nhất ý kiến, phát biểu ý kiến, đánh giá, nhận xét các nội dung có liên quan. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS được đưa ra ý kiến cá nhân, tập thể để thống nhất kết quả các nội dung bài học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn và trên cơ sở đó đưa ra những cách làm mới của cá nhân, tập thể. b. Năng lực đặc thù: 12 - Năng lực tìm hiểu lịch sử: HS nắm được nét chính về những nét chính tình hình kinh tế, chính trị- xã hội, sơ lược về cuộc đấu tranh tư tưởng ở Pháp trước cách mạnh bùng nổ; nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Pháp. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được vai trò của các cuọc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. II. CHUẨN BỊ 1. GV: + Bản đồ TG; Tranh ảnh mô tả xã hội Pháp SGK. + Các tư liệu mở rộng liên quan đến nội dung bài học. 2. HS: Chuẩn bị trước các nội dung: + Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Pháp trước cách mạng. + Vai trò cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng của CM Pháp. + Nguyên nhân bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: - Diễn giảng, thuyết trình, đàm thoại, cá nhân, nhóm, nêu và giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dung trực quan. 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi, nhóm 4; đọc tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ H: Nêu, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mĩ. 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV: treo bản đồ TG HS: thi ai nhanh nhất xác định vị trí nước Pháp trên bản đồ và nêu hiểu biết về nước Pháp. GV: Cách mạng tư sản đã thành công ở một số nước và đang tiếp tục nổ ra, trong đó có nước Pháp đạt đến đỉnh cao. Vì sao cách mạng nổ ra và phát triển ở Pháp? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản HS: Đọc thông tin H: Tình hình nông nghiệp nước Pháp trước cách mạng có gì nổi bật? I. Nước Pháp trước cách mạng. 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. + Tình hình kinh tế: - Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất 13 GV: Cung cấp: H: Công nghiệp, thương nghiệp phát triển những bị kìm hãm dẫn đến hậu quả gì? HS: Mâu thuẫn giữa TS và CĐPK . HS: Chia sẻ nhóm đôi (2p) Nêu nhận xét về kinh tế Pháp trước CM? HS: Kinh tế Pháp kém phát triển. H: So sánh sự phát triển CNTB ở Anh và ở Pháp có gì khác nhau?(KG) HS: Anh: CNTB phát triển trong nông nghiệp. Pháp: CNTB phát triển trong công thương nghiệp. GV: Cung cấp: GV: GV hướng dẫn HS khai thác kênh hình “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” --> HS thấy được tình hình xã hội Pháp lúc bấy giờ, gồm 3 đẳng cấp . GV: Yêu cầu HS quan sát H.5 và rút ra nhận xét. HS: Nhân dân Pháp bị bóc lột nặng nề của Tăng lữ, quý tộc -> đời sống vô cùng cực khổ. - N2 lạc hậu (công cụ thô sơ, cuốc cùn, ruộng nứt nẻ, khô cạn, chuột.) GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp lên bảng và nêu vị trí quyền lợi của 3 đẳng cấp. H: Ba đẳng cấp có vai trò như thế nào trong xã hội Pháp? thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực. - Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng lại bị chế độ PK cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ. + Tình hình chính trị, xã hội. - Trước CM, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. - Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. 14 GV: Chốt kiến thức: HS: Tìm hiểu thông tin. H: Nêu một vài nét sơ lược về cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng? GV: Hướng dẫn HS xem H6, 7, 8 SGK + phần chữ nhỏ, rút ra quan điểm của các nhà tư tưởng và tác dụng của cuộc đấu tranh tư tưởng. H: Hãy rút ra nội dung chủ yếu từ tư tưởng Mông-te-ơ-xơ-ki; Rut-xô; Vôn-te? H: Qua 3 nội dung trên em hãy giải thích thế nào trào lưu triết học ánh sáng?(KG) HS: Là tiếng nói của giai cấp TS đấu tranh không khoan nhượng với CĐPK; đề xướng quyền tự do con người và đảm bảo quyền tự do. HS: Thảo luận nhóm 4(3p) Cuộc đấu tranh tư tưởng có vai trò như thế nào? GV: Trước khi CMTS Pháp bùng nổ, các nhà tư tưởng đã tiến hành đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng mở đường cho CM - Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó Đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất. - Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt. Nên dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến. 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. - Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te- xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô - Nội dung: Ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI. - Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ. 15 Pháp. ở Pháp, cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, sôi nổi. Họ đã xây dựng được trào lưu tư tưởng và lý luận xã hội của giai cấp tư sản. Với trào lưu tư tưởng này ở Pháp thế kỷ XVIII được gọi là “thế kỷ ánh sáng”. GV: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp thế kỷ XVIII đã làm cho mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản và nông dân gay gắt. Các nhà tư tưởng đã góp phần thúc đẩy cách mạng nổ ra. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_1_den_19_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf
Giáo án liên quan