I. Mụ tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học ở chương II, III
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ, bảng thống kê
- Trình bày diễn biến trên lược đồ
3. Tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: soạn bài, Hệ thống câu hỏi ôn tập
2. Học sinh:
Xem lại nội dung kiến thức đã học
+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần.
+ Diễn biến trận chiến sông Bạch Đằng 1288
+ Hoàn thiện bảng niên biểu lịch sử 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên.
III.Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học
sinh tự học, so sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 29/11/2019
Tiết 34. LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I. Mụ tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học ở chương II, III
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ, bảng thống kê
- Trình bày diễn biến trên lược đồ
3. Tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: soạn bài, Hệ thống câu hỏi ôn tập
2. Học sinh:
Xem lại nội dung kiến thức đã học
+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần.
+ Diễn biến trận chiến sông Bạch Đằng 1288
+ Hoàn thiện bảng niên biểu lịch sử 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên.
III.Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học
sinh tự học, so sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: KT trong quá trình làm bài tập
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Gv giới thiệu nhà Trần. Kể tên vị anh hùng tiêu biểu nhà Trần .
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của gv hs Nội dung
HSHĐ cá nhân
GV yêu cầu hs lên vẽ sơ đồ bộ máy
nhà nước thời Trần và trình bày và
nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà
nước thời Trần.
HS lên bảng vẽ - rút ra nhận xét
Bài tập 1: Tổ chức bộ máy nhà nước thời
Trần
( sơ đồ cuối bài soạn)
- Bộ máy quan lại thời Trần cũng giống
thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ
trung ương tập quyền, gồm 3 cấp:
+ Cấp triều đình
+ Cấp trung gian gồm lộ, phủ, huyện, châu
+ Cấp cơ sở là xã.
- Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng
HSHĐ cá nhân
GV yêu cầu hs lên bảng trình bày diễn
biến trận Bạch Đằng trên lược đồ
gọi 1- 2 hs lên trình bày
GV nhận xét bổ sung
HSHĐ nhóm
GV lập bảng thống kê trên bảng
GV chia lớp 3 nhóm thảo luận 5p
các nhóm lên điền sự kiện cho phù
hợp với mốc thời gian trong bảng
thống kê
hoàng.
- Đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử
viện, Thái y viện, Hà đê sứ, Khuyến nông
sứ, Đồn điền sứ...
- Cả nước chia lại thành 12 lộ.
- Các quý tộc họ Trần được phong vương
hầu và ban thái ấp.
* Nhận xét:
- Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành
chính thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ
hơn thời Lý.
- Chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn
thời Lý.
Bài tập 2: Diễn biến trận chiến sông
Bạch Đằng 1288
- Cuối tháng 1-1288, Thoát Hoan vào thành
Thăng Long trống vắng, lâm vào tình thế
khó khăn, bị động. Thoát Hoan quyết định
rút quân về Vạn Kiếp rồi rút về nước theo
hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công trên cả hai
mặt trận thuỷ, bộ.
+ Đường thủy: Tháng 4-1288, đoàn thuyền
của Ô Mã Nhi đã lọt vào trận địa cọc ngầm
của ta trên sông Bạch Đằng, cuộc chiến đấu
ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Đường bộ: Ta liên tục chặn đánh đội
quân rút chạy của Thoát Hoan.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân
Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
Bài tập 3: Hoàn thiện bảng niên biểu lịch
sử 3 lần kháng chiến chống Mông
Nguyên
Thời gian sự kiện lịch sự
1/1258
1283
1/1285
12/1287
1/1288
4/1288
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
Bài tập 1:
a. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần.
b. Nhận xét bộ máy.
Bài tập 2:
Ai là người 3 lần lãnh đạo cuộc k/c chống quân Mông-Nguyên?
a. Trần Khánh Dư
b. Trần Thánh Tông
c. C. Trần Quốc Tuấn
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Kể tên 1 số vị anh hùng thời Trần.
- Nhận xét của em về Trần Quốc Tuấn. Tại sao ông được coi là bậc thiên tài quân sự.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tài liệu lịch sử viết về thời Trần.
- Vẽ chân dung Trần Quốc Tuấn ( treo góc sáng tạo cuối lớp)
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau
- Tìm hiểu trước ls Phương Đông, phương Tây
- Cuộc k/c chống quân Mông Nguyên.
Ngày giảng: 30/11/2019
Tiết 35. ÔN TẬP
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân, tên các cuộc phát kiến địa lý lớn ở châu Âu và ý nghĩa của các phát
kiến địa lý.
- Những nét chính về cơ sở kinh tế -xã hội của chế độ phong kiến ở phương Đông và
phương Tây.
- Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên: soạn bài, Hệ thống câu hỏi ôn tập, lược đồ.
2. Học sinh:
Xem lại nội dung kiến thức đã học
+ Nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến ở phương Đông và phương
Tây
+ Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba
(1287-1288).
III.Phương pháp, kĩ thuật
1.Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học
sinh tự học, so sánh, đánh giá.
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: KT trong quá trình làm ôn tập
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Gv giới thiệu bài
HĐ 2: Hình thành kiến thức
Hình thức tổ chức Nội dung
HSHD cá nhân
GV nêu câu hỏi hs ôn tập
HSHD cá nhân
GV hướng dẫn hs trình
bày diễn biến trên lược đồ
HS lên bảng trình bày
GV hướng dẫn hs làm đề
cương trình bày diễn biễn
vào vở
Câu 1: Trình bày nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội
của chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây
- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất
nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ
công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông
thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho
nông dân hay nông nô sản xuất.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân
lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông
nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và
nông nô bằng địa tô.
- Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây từ thế kỉ XI, công
thương nghiệp phát triển.
Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1287-1288).
- Cuối tháng 12 - 1287, quân Nguyên tiến vào nước ta.
+ Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới
đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp.
+ Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường
biển tiến vào sông Bạch Đằng rồi về Vạn Kiếp.
- Quân ta thực hiện Vườn không nhà trống ở kinh
thành Thăng Long
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai
phục, đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn
Hổ.
- Cuối tháng 1-1288, Thoát Hoan vào thành Thăng
Long trống vắng, lâm vào tình thế khó khăn, bị động.
Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp rồi rút
về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công trên cả hai mặt trận
thuỷ, bộ.
+ Đường thủy: Tháng 4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã
Nhi đã lọt vào trận địa cọc ngầm của ta trên sông Bạch
Đằng, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt
sống.
HS thảo luận nhóm 4
(5p)
HS trình bày, gv nhận xét.
+ Đường bộ: Ta liên tục chặn đánh đội quân rút chạy
của Thoát Hoan.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã
kết thúc thắng lợi vẻ vang.
Câu 3: Nhận xét vê cách đánh giặc của nhà Trần
trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông
- Nguyên?
Cách đánh giặc của nhà Trần thể hiện chiến lược, chiến
thuật đúng đắn và độc đáo, sáng tạo.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn:
+ Lúc đầu tránh đối mặt với thế giặc mạnh.
+ Chủ động vừa đánh chặn giặc vừa rút lui để bảo
toàn lực lượng.
+ Chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc.
- Độc đáo, sáng tạo:
+ Thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống
+ Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương của địch.
+ Chủ động bố trí trận địa cọc ngầm ở sông Bạch
Đằng để tiêu diệt địch.
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
Bài tập 1:
Trình bày nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến ở phương Đông và
phương Tây?
Bài tập 2:
Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba
(1287-1288).
HĐ 4: Hoạt động vận dụng
- Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa
(phương Tây). Giải thích vì sao gọi là “đóng kín”?
- Sông Bạch Đằng thuộc tỉnh nào ngày nay. ( Ranh giới Hải Phòng- Quảng Ninh)
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm tranh ảnh về trận chiến trên sông Bạch Đằng.( Thời: Ngô Quyền, Lê Hoàn,
Trần Hưng Đạo)
- Vẽ trận địa cọc ngầm trên cửa sông Bạch Đằng ( treo góc sáng tạo cuối lớp)
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau
- Ôn tập, học thuộc chuẩn bị thi học kì.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tuan_16_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf