I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Giúp học sinh nhớ lại, củng cố, khắc sâu một số kiến thức cơ bản phần lịch sử Việt Nam từ bài 19 đến bài 23.
2. Tư tưởng :Cố gắng học tập. Nghiêm túc và tự giác, chủ động, tích cực nắm kiến thức.
3. Kỹ năng : Khái quát , tổng hợp.
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
1. Giới thiệu bài mới: GV dẫn dắt HS vào tiết ôn tập.
2.Dạy – học bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 50: Ôn tập - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 50
ÔN TẬP
Ngày soạn: 6/3/2006
Ngày dạy: 8/3/2006
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Giúp học sinh nhớ lại, củng cố, khắc sâu một số kiến thức cơ bản phần lịch sử Việt Nam từ bài 19 đến bài 23.
2. Tư tưởng :Cố gắng học tập. Nghiêm túc và tự giác, chủ động, tích cực nắm kiến thức.
3. Kỹ năng : Khái quát , tổng hợp.
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
1. Giới thiệu bài mới: GV dẫn dắt HS vào tiết ôn tập.
2.Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung kiến thức cần đạt
-GV lần lượt nêu các câu hỏi.
-HS trả lời, hệ thống lại các kiến thức đã học.
1.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Kể tên các nhân vật lịch sử đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
2.Thuật lại diễn biến tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đến chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang?
3.Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn ?
4.Những thành tựu kinh tế , văn hoá, giáo dục thời Lê sơ? Vì sao văn hoá, giáo dục thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu rực rỡ như vậy?
5.Biểu hiện suy yếu của triều đình nhà Lê ở thế kỉ XVI? Hậu quả của sự suy yếu đó?
6.So sánh sự khác nhau về kinh tế nông nghiệp Đàng Trong – Đàng Ngoài? Nguyên nhân của sự khác nhau đó?
7. Sự phát triển của các nghề thủ công và buôn bán?
8.Tình hình tôn giáo, hoàn cảnh , ý nghĩa của sự ra đời của chữ Quốc ngữ ?
9. Thành tựu văn học, nghệ thuật dân gian. Vì sao văn học, nghệ thuật thế kỉ XVI – XVIII phát triển?
1/-Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra vào 7.2.1418 ( 2.1. Mậu Tuất).
-Người lãnh đạo: Lê Lợi.
-Nhân vật lịch sử: Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân
2/ Diễn biến tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn:
-1418 – 1423: Nghĩa quân hoạt động ở miến Tây Thanh Hoá, liên tục bị bao vây, truy quét; khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn chiến đấu quyết liệt
-1424: Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân từ Thanh Hoá vào Nghệ An- đất rộng, người đông để XD căn cứ, phát triển lực lượng. Chưa đầy một tháng, nghĩa quân đã giải phóng được phần lớn đất Nghệ An, Thanh Hoá
-1425: giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
-Tháng 9.1426: Tiến quân ra Bắc, mở rộng vùng giải phóng.
-Tháng 10.1426: Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.
-10.1427: Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang. Kết thúc chiến tranh.
3/Nguyên nhân thắng lợi:
-ND yêu nước, đoàn kết, chiến đấu dũng cảm.
-Khởi nghĩa được toàn dân ủng hộ.
-Sự lãnh đạo tài tình của BCH nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
* Ý nghĩa lịch sử:
-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh đối với đất nước ta.
-Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước, dân tộc – Thời Lê sơ
4.Những thành tựu kinh tế , văn hoá , giáo dục.
-Nguyên nhân:
+Đất nước hoà bình, độc lập.
+Nhà nước quan tâm, có phép trị nước đúng đắn.
+Đất nước có nhiều người tài.
+ND cần cù, sáng tạo, ham học hỏi, cónhiều đóng góp.
5.
-Biểu hiện suy yếu của triều đình nhà Lê ở thế kỉ XVI:
+ Vua quan ăn chơi xa xỉ,
+ Nội bộ lục đục, chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực.
+Quan lại bóc lột, nhũng nhiễu nhân dân, coi dân như cỏ rác.
-Hậu quả:
+Đời sống nhân dân cực khổ.
+Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
+Chiến tranh phong kiến( Nam – Bắc triều; Trịnh – Nguyễn)
+Đất nước bị chia cắt.
6.Tình hình kinh tế nông nghiệp:
-Đàng Trong: Phát triển.
-Đàng Ngoài : Trì trệ, suy thoái.
* Nguyên nhân:
-Chính quyền Lê-Trịnh không quan tâm tu sửa đê điều, làm thuỷ lợi à Đàng Ngoài trì trệ
-Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong tổ chức khai hoang, khuyến khích ND sản xuất, lập ấpàNông nghiệp Đàng Trong phát triển.
7.
-Nghề thủ công: phát triển, xuất hiện nhiều làng thủ công mới. HS kể tên.
-Buôn bán: Trong và ngoài nước đề phát triển.
+Xuất hiện nhiều chợ, đô thị mới.HS kể tên các đô thị mới.
+ Nhiều thương nhân châu Aâu , châu Á đến trao đổi , buôn bán ở Phố Hiến, Hội An
8.
-Tôn giáo: Xuất hiện tôn giáo mới : Thiên Chúa giáo.
-Chữ Quốc ngữ ra đời vào thế kỉ XVII à đánh dấu sự phát triển của VH DT.
9.
* Văn học :
-Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước: thơ Nôm,truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều; có nhiều truyện Nôm dài
-Văn học dân gian : phát triển với nhiều thể loại phong phú
* Nghệ thuật dân gian: Phát triển, với nhiều hình thức phong phú, độc đáo: Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật; điêu khắc gỗ phát triển ( Tượng Phật Bà nghìn tay, nghìn mắt).
*Nguyên nhân:
-ND cần cù, sáng tạo, lạc quan
-Nhu cầu cuộc sống
-Là vũ khí lên án sự áp bức bất công trong XHPK.
3.Hướng dẫn về nhà:
-Oân bài , học bài theo đề cương ôn tập trên.
-Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_50_on_tap_nguyen_thi_tuyen.doc