Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 49+50 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức : HS nắm được

- Diễn biến, kết quả cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá

những cống hiến của phong trào Tây Sơn.

2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm

chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà

trường, xã hội và môi trường sống)

3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ, tương tác,

hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và

làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết

kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nắm được diễn biến, kết quả cuộc tiến quân của

Quang Trung đại phá quân Thanh. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong

trào Tây Sơn. Đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá những cống hiến của

phong trào Tây Sơn.

- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu về diễn biến, kết

quả cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh. Nguyên nhân thắng lợi, ý

nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá những cống hiến của phong trào Tây

Sơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 49+50 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/5/2020 Ngày giảng: 01/6/2020 Tiết 49. Bài 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : HS nắm được - Diễn biến, kết quả cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh. - Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống) 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nắm được diễn biến, kết quả cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn. - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu về diễn biến, kết quả cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: TLTK. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày tiến trình Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà? ? Ý nghĩa của việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV: Sau khi xây dựng xong chính quyền Đàng Ngoài, Nguyễn Huệ vào Nam.Tình hình Bắc Hà ra sao? Lê Chiêu Thống có những hành động nào? Quang Trung đại phá quân Thanh như thế nào? Hoạt động của GV&HS Nội dung GV cung cấp thông tin HS: Đọc SGK H: Tại sao lúc này ông mới lên ngôi hoàng đế? - Không muốn người đời hiểu nhầm ông muốn cướp ngôi nhà Lê. H: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi có ý nghĩa gì? - Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc, khẳng định chủ quyền của dân tộc và cho quân Thanh biết nước ta đó có chủ quyền. H: Vì sao Quang Trung lại quyết định đánh địch vào tết Kỷ Dậu? GV trình bày diễn biến trên lược đồ H: Chiến thắng ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào? - Đây là vị trí quan trọng nhất của địch ở phía Nam Thăng Long. H: Kết quả của cuộc đại phá quân Thanh? H: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn? 2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) - Tháng 12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế. Lấy niên hiệu là Quang Trung rồi lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi ông cho tuyển thêm quân. - Từ Tam Điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo: + Đạo 1 do Quang Trung chỉ huy tiến về Thăng Long. + Đạo 2 và 3 vào Tây Nam Thăng Long. + Đạo 4 tiến ra Hải Dương. + Đạo 5 lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. - Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt địch ở đồn tiền tiêu. - Sáng mồng 5 Tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi quân Thanh bỏ chạy. - Cùng lúc đó đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. - Tôn Sĩ Nghị cùng một số võ quan vượt sông Hồng chạy về Gia Lâm. - Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào Thăng Long. * Kết quả : Trong 5 ngày Quang Trung đó quét sạch 29 vạn quân Thanh. 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn * Nguyên nhân thắng lợi : - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột, tinh thần yêu nước đoàn kết và hi H: Ý nghĩa lịch sử của phong trào? sinh cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. * Ý nghĩa : - Thắng lợi của phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia. - Thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Xiêm và Thanh: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Trình bày diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà) Lập bảng thống kê hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ 1771 – 1789? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Đánh giá nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài : Ôn tập chương IV, V - Ôn lại kiến thức: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn + Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1527) + Phong trào Tây Sơn Ngày soạn: 01/6/2020 Ngày giảng: 03/6/2020 Tiết 50 ÔN TẬP CHƯƠNG IV, V I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hệ thống, khắc sâu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII. - Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào. - Công lao của Quang Trung đối với đất nước. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống) 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nắm được tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII. Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn. - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII. Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: TLTK. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV: Để củng cố nội dung kiến thức đã học chương IV và V. Hôm nay chúng ta học tiết ôn tập. Giai đoạn Sự kiện chính Diễn biến Kết quả 1418- 1423 Thời kì đầu ở miền Tây Thanh Hóa - Đầu năm 1416, Lê Lợi tổ chức hội thề Lũng Nhai. - 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. - Từ năm 1418 đến 1424, nghĩa quân Hoạt động của GV và HS Nội dung GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống kiến thức theo mẫu. 1. Các sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn. Đánh giá công lao của Lê lợi và Nguyễn Trãi. ba lần rút lên núi Chí Linh. 1424- 1426 Giải phóng Nghệ An - Nguyễn Chích đề ra kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An. - Ngày 12-10-1424, tập kích đồn Đa Căng, hạ thành Trà Lân, đánh Khả Lưu, Nghệ An. - Tiến đánh Diễn Châu, Thanh Hóa - Giành thắng lợi. - Giải phóng Nghệ An, Thanh Hóa Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa - Tháng 8-1425, nghĩa quân từ Nghệ An tiến vào Tân Bình và Thuận Hóa. - Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. T9 /1426 Tiến quân ra Bắc - Tháng 9-1426, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy nghĩa quân tiến ra Bắc. - Nhiều trận giành thắng lợi, cuộc chiến sang thế chủ động. Cuối năm 1426 Trận Tốt Động- Chúc Động - 10-1426, quân Minh tiến vào nước ta, tân công Cao Bộ. - Ta đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Quân Giặc lọt vào trận địa. Quân giặc thất trận, tướng giặc bị giết tại trận. Tháng 10- 1427 Trận Chi Lăng- Xương Giang - Đầu tháng 10 - l427, l5 vạn viện binh địch chia làm hai đạo từ Trung Quốc kéo sang. - Quân Minh rút về nước, ta giành thắng lợi hoàn toàn. GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống kiến thức theo mẫu. 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Lĩnh vực Các đặc điểm nổi bật Kinh tế Thế kỉ XVI Thế kỉ XVIII Nông nghiệp - Đàng Ngoài: trì trệ, bị kìm hãm. - Đàng Trong có những bước phát triểt, khai hoang, lập làng. - Đầu thế kỉ XVII ruộng đất bị địa chủ cường hào chiếm, sản xuất đình đốn. - Cuối thế kỉ XVIII QT ban “chiếu khuyến nông”, mùa màng no đủ. Thủ công nghiệp Xuất hiện nhiều làng nghề, nhiều nghề thủ công Nghề thủ công được khôi phục. Thương nghiệp - Xuất hiện chợ, phố xá, đô thị. - Buôn bán với nước ngoài được mở rộng nhưng sau có phần hạn - Giảm thuế, mở cửa ải thông chợ búa. ? Trình bày nội dung bộ luật Hồng Đức? ? Tình hình giáo dục và khoa cử? HĐ nhóm trên phiếu học tập ? Lập bảng thống kê hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ 1771 – 1789? ? Trình bày nguyên 3. Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) * Nội dung bộ luật Hồng Đức: - Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. - Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. - Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bảo vệ người phụ nữ. * Tình hình giáo dục và khoa cử - Dựng lại Quốc tử giám ở kinh đô, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi, cho tất cả mọi người được dự thi. - Ở các đạo, phủ có trường công. Nội dung thi cử là Nho giáo, Nho giáo chiếm độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. - Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. 3. Phong trào nông dân Tây Sơn Lập bảng thống kê hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ 1771 – 1789 Thời gian Sự kiện Năm 1771 Lập căn cứ khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1773 Hạ thành Quy Nhơn. Năm 1774 Kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Năm 1777 Bắt, giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong. Năm 1785 Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. Năm 1786 Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngoài đế, tiến quân ra Bắc. Năm 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh. 4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung. - Nguyên nhân thắng lợi: chế. Văn hóa Văn học – nghệ thuật - Văn học và nghệ thuật dân gian phát triển mạnh. - Quang Trung ban “chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm. nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? ? Đánh giá nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung? + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. - Ý nghĩa lịch sử: + Phong trào Tây Sơn thắng lợi đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia sau này. + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ. - Đánh giá nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung: Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung hết sức tài tình: hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động. Vì vậy Nguyễn Huệ - Quang Trung được đánh giá là nhà thiên tài quân sự. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (Kết hợp HĐ 2) HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà) Lập bảng thống kê hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ 1771 – 1789? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Đánh giá nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Chuẩn bị: Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức chương IV và V, giờ sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_4950_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan