Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 45+46 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Những điểm mới về tư tưởng, tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII.

- Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân

châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi về tài nguyên. Chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ

nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ.

- Điểm mới về văn học và nghệ thuật dân gian.

2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm

chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà

trường, xã hội và môi trường sống)

3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ, tương tác,

hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và

làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết

kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nắm được các điểm mới về tư tưởng, tôn giáo ở

nước ta thế kỉ XVI- XVIII. Điểm mới về văn học và nghệ thuật dân gian.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá về tư tưởng, tôn

giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII. Điểm mới về văn học và nghệ thuật dân gian.

- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu về tư tưởng, tôn

giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII. Điểm mới về văn học và nghệ thuật dân gian.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 45+46 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng: 7A2: 18/5/2020 Tiết 45 - Bài 23 KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI – XVIII (Tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Những điểm mới về tư tưởng, tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII. - Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi về tài nguyên. Chữ quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ. - Điểm mới về văn học và nghệ thuật dân gian. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống) 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nắm được các điểm mới về tư tưởng, tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII. Điểm mới về văn học và nghệ thuật dân gian. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, đánh giá về tư tưởng, tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII. Điểm mới về văn học và nghệ thuật dân gian. - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu về tư tưởng, tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII. Điểm mới về văn học và nghệ thuật dân gian. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: TLTK. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Sự khác nhau về tình hình nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài? Nguyên nhân sự khác nhau đó? - Đàng Ngoài kém phát triển. Đàng Trong phát triển mạnh. 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Mặc dù tình hình kinh tế không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với người phương Tây được mở rộng. Vậy tình hình văn hoá có gì mới bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV- HS Nội dung HS đọc phần 1 GV cho HS tự nghiên cứu SGK từ trang 113-116( 5 phút) HD hoạt động nhóm 4 - Lập bảng thống kê thành tựu văn hóa theo các nội dung : + Tôn giáo + Chữ quốc ngữ + Văn học + Nghệ thuật dân gian - Thời gian HĐ : 10 phút - HD sau hoạt động nhóm 4 + Các nhóm trao đổi phiếu bài tập + Hoàn thiện nội dung thiếu + Đại diện các nhóm trình bày kết quả, bổ sung hoàn thiện phiếu HS quan sát H 53. Có những hình thức sinh hoạt văn hóa nào? GV cung cấp thêm. HS đọc câu ca dao, tìm thêm những câu ca dao khác. GV liên hệ việc tổ chức các lễ hội ngày nay ở nước ta. H: Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta. H: Thái độ của chính quyền đối với Đạo Thiên Chúa? GV: Cung cấp thông tin về Đạo Thiên chúa. H: Tại sao các Chúa tìm mọi cách cấm đạo nhưng đạo Thiên Chúa vẫn phát triển? HS đọc SGK H: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Ưu điểm của nó là gì? GV: Nhấn mạnh vai trò của A-lêc- II. Văn hóa 1. Tôn giáo * Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo - Nho giáo: Vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi và phát triển. - Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước. * Thiên Chúa Giáo - Từ năm 1533,các giáo sĩ theo thuyền buôn đến truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII- XVIII, hoạt động ngày càng tăng. . - Các chúa Trịnh- Nguyễn nhiều lần ngăn cấm nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền đạo. 2. Sự ra đời chữ quốc ngữ - Hoàn cảnh: Thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt (nhằm mục đích truyền Đạo) -> Sáng tạo ra chữ quốc ngữ. xăng đơ Rôt. H: Vì sao trong một thời gian dài chữ quốc ngữ không được sử dụng? - Vì giai cấp phong kiến không sử dụng. H: Theo em chữ quốc ngữ đóng vai trò như thế nào trong quá trình phát triển văn hoá Việt Nam. H: Văn học giai đoạn này bao gồm mấy bộ phận. Kể tên những thành tựu văn học nổi bật? - 2 bộ phận: Văn học bác học và văn học dân gian. HS đọc SGK H: Em có nhận xét gì về văn học dân gian thời kì này (thể loại, nội dung)? GV kể một vài truyện dân gian cho HS nghe. H: Nghệ thuật dân gian gồm mấy loại hình? GV cho HS giới thiệu một số trò chơi dân gian của địa phương. - Ưu điểm: Đây là thứ chữ viết dễ phổ biến, tiện lợi và khoa học. 3. Văn học và nghệ thuật dân gian * Văn học: - Văn học chữ Nôm rất phát triển. + Nội dung: Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công của xã hội... + Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ. * Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, bên cạnh truyện Nôm còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn... * Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc, nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Trình bày khái quát những nét chính về văn hóa HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà) - Trưng bày kết quả thống kê những thành tựu văn hóa tiêu biểu HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Nhận xét, đánh giá những thành tựu văn hóa tiêu biểu V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Chuẩn bị bài 25: Phong trào Tây Sơn + Cho biết khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào? Ai lãnh đạo? Địa bàn hoạt động? + Tìm ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của PT Tây Sơn Ngày soạn: 19/5/2020 Ngày giảng: 7A2: 21/5/2020 Tiết 46 - Bài 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Sự mục nát của chính quyền hộ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, từ đó dẫn tới phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. - Bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn: Anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống) 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thiết kế và tổ chức hoạt động, tư duy độc lập b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nắm được n. nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: N. nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn. - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: TLTK. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề, PP nhóm, trực quan.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ? Ưu điểm chữ Quốc ngữ? * Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Đàng trong tuy kinh tế ổn định hơn Đàng Ngoài song nửa sau thế kỉ XVIII việc mua bán quan tước, lấn chiếm ruộng đất đã làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy phong trào nông dân nổ ra mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào nhân dân Tây Sơn. Hoạt động của GV- HS Nội dung HS đọc SGK. H: Nêu những biểu hiện chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào mục nát và suy yếu? GV cung cấp thêm: - Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725) cho xây dựng nhiều chùa chiền. - Trong gia đình qúy tộc thường nuôi các đội hát nhạc. - Trương Phúc Loan: Hàng năm lính nộp cho ông 5 gánh dây mây để thay xâu tiền đã mục nát. Mỗi lần nước lụt, đem phơi tiền sáng chói một góc sân. H: Sự mục nát của chính quyền dẫn đến hậu quả gì? H: Tình hình đó sẽ dẫn đến hậu quả gì? GV giảng qua về cuộc khởi nghĩa của chàng Lía. HS đọc SGK HĐcá nhân H: Theo em, nguyên nhân nào trực tiếp dẫn đến khởi nghĩa Tây Sơn? Dùng lược đồ phóng to căn cứ Tây Sơn và trình bày diễn biến trên lược đồ. H: Tại sao Tây sơn thượng đạo được chọn làm nơi xây dựng căn cứ? H: Tại sao lại chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo? - Mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng...... Liên hệ với việc lựa chọn nơi xây dựng căn cứ của các cuộc khởi nghĩa khác H: Tại sao cuộc khởi nghĩa nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân? - Do khẩu hiệu và hành động của nghĩa quân phù hợp lòng dân. 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII. - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. - Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. - Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế. 2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ * Nguyên nhân: Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù giặc sâu sắc, hiểu được nguyện vọng của nhân dân nên đã phát động cuộc khởi nghĩa. * Diễn biến chính: - Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ vùng lên Tây Sơn thượng đạo lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa. - Nghĩa quân được nhân dân ủng hộ, lực lượng ngày càng lớn mạnh, đánh xuống vùng hạ đạo (Bình Định) mở rộng xuống đồng bằng. - Đi đến đâu nghĩa quân cũng lấy của người giàu chia cho người nghèo, các tầng lớp tham gia ngày càng đông. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Nêu nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà) - Hoàn thiện bảng lập niên biểu về diễn biến chính của phong trào Tây Sơn HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Công lao của anh em nhà Tây Sơn V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và chuẩn bị bài mới “ II. Khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ nhà Nguyễn...” - Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_4546_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan