Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Diễn biến, kết quả trận Tối Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, tường thuật diễn biến.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS lòng yêu nước tự hào dân tộc.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,

năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng

hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,

II. Chuẩn bị bài

1. Giáo viên:

- Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Đông.

- Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang.

2. Học sinh:

- Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý SGK.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1.Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so

sánh, đánh giá.

2. Kĩ thuật:

- Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn 1424 - 1425?

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7/01/2020 Tiết 39: Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN 1418 - 1427 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Diễn biến, kết quả trận Tối Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, tường thuật diễn biến. 3. Thái độ - Giáo dục cho HS lòng yêu nước tự hào dân tộc. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, II. Chuẩn bị bài 1. Giáo viên: - Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Đông. - Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang. 2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý SGK. III. Phương pháp, kĩ thuật 1.Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so sánh, đánh giá. 2. Kĩ thuật: - Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn 1424 - 1425? 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động * Giới thiệu bài: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau nhiều năm chiến dấu gian khổ, trải qua bao nhiêu thử thách. Giai đoạn 1426 - 1427 là thời kì toàn thắng, diễn ra như thế nào chúng ta qua tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay HĐ 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung HS hoạt động cá nhân Giáo viên cung cấp kiến thức. Tháng 10/1426, dịch tăng thêm viện binh lên 10 vạn, sau khi tăng viện binh nhà Minh có âm mưu gì mới? Âm mưu muốn tiêu diệt quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động, Vương Thông liền mở cuộc phản công đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ. (Chương Mỹ - Hà Tây) Biết được âm mưu của địch ta có chủ trương đối phó như thế nào? Ta bố trí đặt phục binh ở Tốt Động - Chúc Đông Giáo viên giới thiệu về Tốt Động - Chúc Đông Giáo viên trình bày diễn biến trên lược đồ Với thắng lợi trên, chiến thắng Tốt Động - Chúc Đông có ý nghĩa như thế nào? Đập tan kế hoạch của địch, ta giữ thế chủ động. Sau thất bại trận Tốt Động - Chúc Đông địch có âm mưu gì mới..... Giáo viên cung cấp kiến thức. Nhận xét về số lượng quân tiếp viện lần này so với lần trước như thế nào? Đông gấp 3 lần, do hai tướng sừng sỏ lãnh đạo HSTL nhóm đôi 2p: Qua việc tăng thêm viện binh, tướng giỏi chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ nhà Minh không từ bỏ âm mưu xâm chiếm Đại Việt. Trước tình hình đó, bộ chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có chủ trương đối phó như thế nào? Tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng, để một lực lượng nhỏ vây thành Đông Quan. Vì sao ta tập trung quân tiêu diệt quân III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng 1. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Đông - Tháng 10/1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan - Ngày 7/11/1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ. - Biết trước được âm mưu của giặc, quân ta phục binh ở Tốt Động - Chúc Đông - Ta diệt 5 vạn tên, bắt sống 1 van => Đập tan kế hoạch của địch, ta giữ thế chủ động 2. Trận Chi Lăng - Xương Giang 10/1427 - Đầu 10-1427, 15 vạn viện binh được chia thành 2 đạo kéo vào nước ta Liễu Thăng mà không tập trung lực lượng giải phóng thành Đông Quan? Nếu ta tập trung lực lượng giải phóng thành Đông Quan thì quân Liễu Thăng kéo đế hỗ trợ ta sẽ găp nhiều khó khăn. HSTL nhóm đôi 2p: Tại sao ta chọn ải Chi Lăng làm nơi quyết chiến với địch? Có vị trí thuận lợi, hiểm yếu, Giáo viên trình bày diễn biến trên lược đồ Trận Chi Lăng- Xương Giang. Gọi học sinh lên trình bày lại diễn biến. HSTL nhóm đôi 3p: Qua trận đánh Chi Lăng- Xương Giang em hãy nêu cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn? - Chi Lăng - mai phục. - Xương Giang - tập trung lực lượng. - Mộc Thạnh - uy hiếp tinh thần Sau khi nghe tinh hai đạo quân bị bại trận thái độ của Vương Thông ở Đông Quan như thế nào? Khiếp đảm vội vàng xin hoà. được Lê Lợi chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan HSTL nhóm 4, 2p: Nhận xét của rem về cách kết thúc chiến tranh của Lê lợi? Thể hiện tính nhân đạo của người dân Đại Việt đồng thời đó củng cố lực lượng, đảm bảo mối hoà hiếu sau chiến tranh. - Ngày 8-10, Liễu Thăng bị phục kích và giết ở ải Chi Lăng, phó tướng là Lương Minh lên thay tiếp tục tiến xuống Xương Giang, bị nghĩa quân phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, tiêu diệt 3 vạn tên. Số còn lại tiến xuống Xương Giang co cụm giữa đồng, bị nghĩa quân tấn công từ nhiều hướng - Lê Lợi sai đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại của Mộc Thạnh. Mộc Thạnh hoảng hốt vội rút quân về nước - Ngày 10-12-1427, Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để an toàn rút quân về nước HĐ 3: Hoạt động luyện tập - So sánh lực lượng, âm mưu, kế hoach giữa ta và địch ở hai trận đánh: Tốt Động - Chúc Đông và Chi Lăng- Xương Giang HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Các địa danh Chi Lăng - Xương Giang, Tốt Động – Chúc Động thuộc tỉnh nào ? - Nhận xét cách đánh giặc của bộ chỉ huy ta ? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm tài liệu lịch sử về 2 trận đánh Chi Lăng - Xương Giang, Tốt Động – Chúc Động . - Vẽ chân dung Lê lợi (treo góc lớp) V. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa Soạn mục 3 cần nắm: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khái quát nội dung cơ bản của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua các giai đoạn. Ngày dạy: 11/01/2020 Tiết 40: Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN 1418 - 1427 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Nguyên nhân thắng lơi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa. Khái quát các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. Khái quát các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa. 3. Thái độ Giáo dục cho lòng yêu nước tự hào dân tộc. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, II. Chuẩn bị bài 1. Giáo viên: Các dẫn chứng cho nguyên nhân thắng lợi. 2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý SGK. III. Phương pháp, kĩ thuật 1.Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, Hd học sinh tự học, so sánh, đánh giá. 2. Kĩ thuật: - Chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang. 3. Bài mới: HĐ 1: Khởi động * Giới thiệu bài: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau nhiều năm chiến đấu gian khổ đã giành được thắng lợi. Vậy do đâu mà giánh thắng lợi ? HĐ 2: Hình thành kiến thức Hoạt động cña GV vµ HS Nội dung Giáo viên gọi học sinh đọc phần 3. HSHĐ cá nhân Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lại giành được thắng lợi? Yêu cầu học sinh phân tích từng nguyên nhân thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Yêu cầu học sinh phân tích từng ý nghĩa lịch sử. HSTL nhóm 3p: Đánh giá công lao của Lê Lợi, Nguyễn Trãi? HSHĐ cá nhân Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát diễn biến của cuộc khởi nghĩa qua các giai đoạn theo bảng. Học sinh làm vào vở. Gọi học sinh lên trình bày nội dung của mình. Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử - Nguyên nhân: + Sự ủng hộ của toàn dân. + Tinh thần chiến đấu dũng cảm. + Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu. - Ý nghĩa: + Đập tan âm mưu xâm lược, kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh. + Giành lại nên độc lập cho dân tộc. + Thể hiện lòng yêu nước tinh thần nhân đạo của nhân dân ta. 4. Khái quát các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. HĐ 3: Hoạt động luyện tập Chọn ý đúng khoanh tròn chữ cái đầu câu: - Nguyên nhân? A. Sự ủng hộ của toàn dân. B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm. C. Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu. D. Cả 3 ý trên - Ý nghĩa? A. Đập tan âm mưu xâm lược, kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh. B .Đập tan âm mưu xâm lược, kết thúc 18 năm đô hộ của giặc Minh. C. Đập tan âm mưu xâm lược, kết thúc 16 năm đô hộ của giặc Minh. HĐ 4: Hoạt động vận dụng - Đánh giá công lao của Lê Lợi, Nguyễn Trãi? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm tài liệu lịch sử viết về quá trình hoạt động của khởi nghĩa Lam Sơn. - Vẽ chân dung Nguyễn Trãi (treo góc lớp) V. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau Về nhà học bài theo nội dung 3, 4. Chuẩn bị bài mới cần nắm: Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ. Tổ chức quân đội, pháp luật Lê Sơ.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_3940_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf
Giáo án liên quan