Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 38: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Lan

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

- Diễn biến chính cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng lược đồ tường thuật lại sự kiện lịch sử.

- Đánh giá kế hoạch của bộ chỉ huy nghĩa quân.

3. Thái độ

- Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường va lòng tự hào dân tộc

- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa

quân Lam Sơn.

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên

trong học tập.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo

b) Năng lực đặc thù

- NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử

vào cuộc sống

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 38: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2019-2020 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than Ngày soạn: 31/12/2019 Ngày dạy: 02/01/2020 Tiết 38 - Baì 19 CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427) II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC ( 1424-1426 ) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. - Diễn biến chính cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn. 2. Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ tường thuật lại sự kiện lịch sử. - Đánh giá kế hoạch của bộ chỉ huy nghĩa quân. 3. Thái độ - Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường va lòng tự hào dân tộc - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc. - Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo b) Năng lực đặc thù - NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. - Lược đồ tiến quân ra bắc của nghĩa quân Lam Sơn - Phiếu học tập, khung trọng tâm kiến thức... 2. Học sinh a) Trước giờ lên lớp: - Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c) Sau giờ lên lớp - Tiếp tục tập trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. Diễn biến chính cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn trong lược đồ sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích, tổng hợp... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não, công đoạn... Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2019-2020 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A5: ...../32; 7A6: ...../34 2. Kiểm tra bài cũ H: Trình bày những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trong những năm 1418-1423, nghĩa quân Lam Sơn gặp vô vàn khó khăn. Đứng trước những khó khăn đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã đề ra kế hoạch gì? Kết quả ra sao? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV- HS Kiến thức trọng tâm cần nắm - HS đọc thông tin SGK- trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi H: Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An? - Vì Nghệ An là vùng đất rộng người đông, địa hình hiểm trở lại xa trung tâm địch. H: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? - Rất đúng đắn, phù hợp với tình hình lúc đó. GV tường thuật diễn biến H: Em có nhận xét gì về khí thế cách mạng của nghĩa quân? - Như trúc chẻ ( trích Bình Ngô đại Cáo) Gv chỉ trên lược đồ vị trí của Tân Bình, Thuận Hóa. HS theo dõi SGK H: Trình bày diễn biến cuộc tấn công giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá? - HĐN bàn: Hoàn thầnh phiếu HT H: Ba đạo quân được Lê Lợi chia ra có nhiệm vụ như thế nào? H: Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân của Lê Lợi? 1. Giải phóng Nghệ An (1424), Tân Bình, Thuận Hóa a. Giải phóng Nghệ An - Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An. - Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12-10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và giành thắng lợi sau đó hạ thành Trà Lân. - Bằng kế nghi binh ta đã đánh thắng ở Khả Lưu, Bồ Ải. - Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá chưa đầy 1 tháng. b. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa - Tháng 8- 1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình và Thuận Hoá và giành thắng lợi. Vùng giả phóng kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. - Quân Minh còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm. 2. Tiến quân ra Bắc và mở rộng phạm vi hoạt động (năm 1426) - Tháng 9 - 1426, Lê Lợi chia làm 3 Đạo quân tiến quân ra Bắc: + Đạo thứ nhất: Tiến ra giải phóng Giáo án Lịch sử 7 Năm học 2019-2020 Phạm Thị Lan Trường THCS Phúc Than - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Các nhóm phân tích, nhận xét, bổ sung - GV phân tích đánh giá và chuẩn hoá kiến thức. - Gọi HS lên bảng trình bày trên lược đồ H: Kết quả của lần tấn công ra Bắc như thế nào? H: Việc nghĩa quân nhận được sự ủng hộ của nhân dân nói lên điều gì? - Đây là một cuộc chiến chính nghĩa, đấu tranh vì nhân dân miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. + Đạo thứ 2: Giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (Sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan. + Đạo thứ 3: Tiến thẳng về Đông Quan. - Quân ta được sự ủng hộ của nhân dân, giành nhiều trận thắng lớn. Địch cố thủ trong thành Đông Quan. -> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1424- cuối 1426 trên lược đồ. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1426 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Viết đoạn văn ngắn nêu vai trò, công lao của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị: Phần tiếp theo + Diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang. + Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_38_cuoc_khoi_nghia_lam_son_1418_1.pdf
Giáo án liên quan